Cách chăm sóc hoa mai ra hoa tuyệt đẹp bằng kinh nghiệm chuẩn
Kinh nghiệm xin việc ở Singapore
Kinh nghiệm đi Bar an toàn mà tiết kiệm
Kinh nghiệm chụp bằng Nikon D90. Những kinh nghiệm hay cho dân chơi ảnh tham khảo nhé
CÁC NÚT TRÊN MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ NIKON D90
Phía trên, bên phải máy ảnh là màn ảnh phụ LCD rất tiện dùng ( Canon cũng có màn ảnh này) Nút bấm exposure compensation là nút BÙ SÁNG.Bạn sẽ dùng nút này khi điều kiện ánh sáng tối quá, hoặc sáng quá. Nikon D90 có độ nhạy tối thiểu là 200 ISO. Bạn đừng lăn tăn nhiều về ISO tối thiểu của máy ảnh, bởi vì khác với máy phim độ nhạy sáng được chế tạo theo loại phim; còn ở máy KTS thì độ nhạy tối ưu chỉ có một thông số đối với cảm biến ( sensor ), các ISO khác nhau là sự khuyếch đại tín hiệu điện áp thu được từ sensor ở các mức khác nhau mà thôi. Mỗi cảm biến lại có một mức cảm thụ ánh sáng tối ưu. Điều này thì các nhà sản xuất giữ bí mật. Dùng nút BÙ SÁNG bạn có thể coi như giảm ISO xuống dưới mức tối thiểu
Ngay phía dưới nút BÙ SÁNG là nút chọn kiểu chụp ảnh ( Chụp liên tiếp, chụp hẹn giờ 10 giây, hoặc 2 giây, chụp liên tiếp cực nhanh, hay thong thả ...) hình ảnh nó vẽ cái mặt đồng hồ và các tấm ảnh chồng lên nhau.... Khi bấm nút này, kết quả hiển thị ở cột sát cạnh phải của màn hình nhỏ. Hiện nay trên máy hiện chữ S tức là chụp single shoot tức chụp phát một. Bạn cứ nhấn nút CHỌN KIỂU và xoay bánh răng chọn ( bánh răng trước không được thì chọn bánh răng sau nhé, tôi cũng thế, chẳng mấy khi nhớ hết đâu) sẽ lần lượt hiện lên các ký hiệu thể hiện chụp hẹn giờ ( với mặt đồng hồ ) chụp liên tiếp , chụp liện tiếp chậm ( chữ L), nhanh ( H)
Dưới đó nữa là nút AF nút này để chọn kiểu auto focus tức là lấy nét tự động. Có kiểu lấy nét tự động 1 lần, cho chụp ảnh đối tượng tĩnh.Có lại lấy nét liên tục khi đối tượng dich chuyển nhanh, liên tục. Hiện nay trên máy đang hiện chữ AF - A là chế độ lấy nét tự động một lần ( khi bạn bấm 1/2 cò chụp) ( xem hình dưới)
Trên cùng nút tròn sáng bóng mạ niken là cò chụp. Có một gờ nhô ra với rãnh ở giữa là công tắc bật tắt máy ảnh. ( Có hướng dẫn off ( tắt) và on ( mở ) ). nếu bạn kéo quá đi một chút sau khi bật máy, màn hình phụ sẽ sáng lên, chức năng này dùng khi trời tối màn hình nhìn không rõ. Không dùng ban ngày vì sẽ hao pin.
Ngang hàng với nút BÙ SÁNG, ở phia bên trái, là nút chọn kiểu đo sáng: có các kiểu đo sáng khác nhau: Đo sáng ma trận ( Máy đo trung bình toàn khung hình), đo sáng trung tâm ( chỉ đo sáng ở trung tâm khuôn hình ), các kiểu đo sáng điểm ( chọn điểm để đo sáng), rất cần khi ta chụp phong cảnh không sợ chỗ sáng chỗ tối, hoặc chụp chân dung người ngược sáng không sợ bị mặt đen xì, mà cảnh phía sau lại rõ nét. Nút này cũng là phím nóng để format thẻ nhớ! ( xem trên hình ảnh )
Thấp xuống một chút; phía đằng trước ( mặt trước) giữa khe, là nút Fn dùng để chọn chương trình đã lập sẵn cho máy: Tốc độ, khẩu độ vv đối với dân chuyên nghiệp. Dưới sâu hơn một chút, ít người để ý, bên dưới cả ống kính là nút bấm kiểm tra độ sâu của trường ảnh. Nút này ta nên biết, chứ cũng không mấy khi dùng, nếu bạn đã nắm được tính năng của ống kính mình đang dùng rồi. Chỉ các bậc lão luyện trong nghề mới đôi khi dùng, và dùng được hiệu quả thôi.
Phía sau máy ảnh, choán toàn bộ là màn hình chính của máy ảnh. Màn hình này cho phép ta xem lại ảnh ngay sau khi chụp, hiện lên ảnh khoảng 2 giây, hoăc hơn, tùy theo ta đặt. Hiển thị các thông tin chụp ảnh, nếu ta nhấn nút INFO ( nút dưới cùng bên phải). Trên đó là nút khóa AF. Trên nữa là ĐĨA ĐIỀU KHIỂN CHÍNH. Ta dùng đĩa này để chọn như một con chỏ máy vi tính vậy các tính năng trên màn hình, chọn file ảnh hiển thi ( khi bấm nút XEM LẠI ẢNH ). Trên nữa ( trên ĐĨA ĐIỀU KHIỂN CHÍNH ) là nút LIVE VIEW dùng khi ghi hình HD, hoặc chụp ngắm ảnh sống qua màn hình lớn như các máy KTS compac, rất tiện cho những người mới làm quen máy DSLR, đổi lại, làm tốc độ chụp của máy sẽ chậm đi một chút đấy, vì khi đó máy sẽ mất thời gian thu gương lật lên, hạ xuống và thu lên. Nhưng nếu chụp cảnh pháo hoa, thì nên dùng nó. CÁCH SỬ DỤNG: bấm nút LIVE VIEW ( ký hiệu Lv) khi đó màn hình LCD sau máy sẽ sáng lên, bạn có thể chụp như một máy tự động bình thường, ngắm chụp qua màn hình. Nếu bạn bấm nút OK thì máy sẽ hiểu là bạn quay video ( độ phân giải HD ) ). Nhưng ngay từ đầu làm quen không nên dùng chức năng ngắm chụp qua màn hình. Chức năng này chỉ tiện khi mình nhờ một người ít biết về máy ảnh chụp ảnh hộ cho mình thôi. Còn quay video thì chỉ được tối đa mỗi đoạn quay là 5 phút thôi đấy nhé.Trên cao hơn là nút AE- L; AF- L là nút khóa đo sáng, khóa lấy nét, tức là bạn đã lấy nét và đo sáng ưng ý, bấm nút này, và bấm nửa cò chụp. cứ tự do xoay hướng ống kính để bố cục ảnh rồi chụp, không sợ mất nét hay sai điểm đo sáng.Bên phải nút này, là bánh răng chọn lớn, đối diện mặt máy bên kia là bánh răng chọn bé. Khi đã nhấn một nút chức năg nào đó, ta chọn bằng cách xoay các bánh răng này ( 1 trong 2 chiếc thôi nhé). Trên cao hơn, chệch sang bên phải kính ngắm là bánh răng chỉnh kính ngắm tùy theo mắt của bạn ( có người viễn, có người cận, chỉnh nút này thì khi ngắm quá kính ngắm mọi thứ đều trở nên rõ ràng)
Đối diện bên kia, cạnh trái của máy, là một nút có hình cái thùng rác, là nút hủy ảnh. Bên trên đỉnh máy phia trên nút đó là ĐĨA CHỌN CÔNG VIỆC. Bạn dùng đĩa này để chọn chụp ảnh các chế độ: chụp tự động ( A) hoàn toàn, hay chụp tự động tốc độ, chụp tự động độ mở ống kính..., một số công việc chụp đặc biệt như chân dung, phong cảnh, pháo hoa ... đều là chụp tự động)
Dưới nút THÙNG RÁC ( HỦY ẢNH) là nút có hình tam giác quay đỉnh sang trái, như thông lệ, là nút XEM ẢNH ĐÃ CHUP TRONG THẺ NHỚ. Khi dùng nút này, bạn xem lại ảnh và có thể biên tập: cắt, xoay, chỉnh đúng sáng đúng màu ( dùng chức năng D- lighting của máy ảnh (1)), hoặc xóa. Bạn có thể xem phóng to nhờ nút cuối cùng của cạnh máy (*)( ở dưới cùng, bên trái hình chiếc kính lúp) để phóng to hình, nhưng chỉ có thể xem một bộ phận của ảnh thôi đấy, và không có nút làm bé đi sau khi phóng to, đây là điểm Nikon kém Canon. Cái nút phóng to ấy (*) là nút có chữ QUAL , còn dùng để lựa chon chất lượng ảnh ( Qualyti mà ) Bấm nút đó , xoay bánh xe để chọn chất lượng ảnh: Cao 12Mb, trung bình 8 MB, ảnh định dạng JPG hay ảnh RAW. Tôi thì thích thiết lập trong Menu hơn.
Dưới nút XEM LẠI ẢNH ĐÃ CHỤP là nút MENU ( thực đơn ) giúp ta bấm chọn các chức năng sâu hơn của máy, hoặc chỉnh một lần cho mãi mãi chức năng này. ( Giống Canon)
Trên cùng, chỗ cao nhất là đèn flass đèn này có thể tự động bật mở nếu bạn chọn chế độ auto flass, hoặc trong chế độ chụp A ( tự động hoàn toàn). Có một nút ở cạnh bên trái, khi nhấn đèn flass sẽ bật lên. ( Đèn này gọi là đèn cóc trên máy). Trên đỉnh đèn, khi gập đèn xuống có một khe để gắn đèn flass ngoài ( Máy Nikon chỉ gắn được đèn ni kon)
Dưới nút MENU là nút WB tức là nút chỉnh CÂN BẰNG TRẮNG. Nôm na cân bằng trắng là khi chụp trong điều kiện ánh sáng khác nhau, màu sắc của đối tượng không còn thật nữa, ví như màu trắng của tờ giấy trắng trở nên vàng khè dưới ánh đèn dầu chẳng hạn, nút chỉnh này là làm nhiệm vụ đó làm cho màu trắng trở nên trắng thật. ( Sở dĩ chọn mầu trắng, vì nó dễ chuẩn nhất, và mầu trắng cũng là mầu tổng hợp của ba màu: Đỏ, Lục, Lam là ba mầu cơ bản, trên sensor của máy ảnh cũng có ba loại phần tử cảm nhận ba loại ánh sáng màu này, mà tổng hợp thành mầu thực tế của ảnh). Thông thường, lúc mới dùng máy ảnh lần đầu, nên đặt chế độ Cân bằng trắng WB tự động , trong hình trên, trong dòng cuối cùng của màn LCD phụ trên đỉnh máy, WB đang hiển thị chữ A nghĩa là tự động. Quen máy rồi, ta vừa nhấn nút WB vừa xoay đĩa chọn ở mặt sau máy để chọn các hình thức Cân bằng trắng: Chụp lúc trời nắng ( hình mặt trời ), chụp lúc trời nhiều mây ( hình đám mây) , chụp trong điều kiện đèn dây tóc ( hình bóng đèn tròn), chụp trong điều kiện ánh sáng đèn huỳnh quang ( hình chiếc đèn ống dài ) v v
Trong hình trên: màn hình phụ đang hiển thị: Tốc độ chụp chọn là 1/15 giây, khẩu độ f:2 ( Cái ống kính này là loại nhanh F1.4), tình trạng pin : còn khoảng 50% ( hình chiếc pin chỉ còn đen một nửa ), chụp phát một ( S), đo sáng ma trận ( toàn khung hình), tự động lấy nét tĩnh ( một lần ), Cân bằng trắng WB tự động
Trên ĐĨA CHỌN KIỂU CÔNG VIỆC ( EXPOSURE MODE SELECTOR - chọn kiểu phơi sáng)
P - sau khi đã chọn độ nhạy sáng ISO, máy tự động hoàn toàn tốc độ và khẩu độ
S - bạn chon khẩu độ, máy tự động chọn tốc độ speed
A - Bạn chọn tốc độ, máy tự động chọn khẩu độ giúp bạn appeture
M- chất lượng ảnh chỉ phụ thuộc vào chính bạn, ban phải chỉnh tay hoàn toàn, từ tốc độ, khẩu độ, và độ nhạy sáng, chỉ nên dùng khi chụp ảnh RAW ( 2) , vì sau này bạn có thể chỉnh lại bằng phần mềm nếu chọn sai
Auto - Bạn chụp như một máy ngắm chụp compac bình thường, miễn lăn tăn
Các ký hiệu khác chỉ các chế độ chụp: đêm, thể thao ( hình người chạy), chụp cận cảnh makro ( hình cành hai lá một hoa) chân dung ( hình đầu người đội mũ rộng vành) vv
Bây giờ thì bạn đã thấy nút bật đèn flass cóc trên máy chưa? cái nút có hình tia chớp điện đó
Bạn có thể bấm giữ nút này, sau đó xoay bánh răng chọn để chon đồng bộ đèn và máy, để đèn bù sáng nhiều hay ít nữa.
Bên dưới cái biển tên máy D90 là nút nhô ra như một cái gờ hình bán nguyệt là nút bấm để tháo ống kính. Bên dưới nút đó là nút chuyển chế độ AF ( lấy nét tự động) và M lấy nét bằng tay trên vòng xoay tinh chỉnh của ống kính. Trên ống kính cũng có hai chế độ này. Như vậy, để lấy nét tự động, nhât thiết bạn phải chuyển sang chế độ AF cả trên thân máy ( Body) và trên thân ống kính. Khi mà hình chụp có nhiều chi tiết rắc rối, máy không biết bạn đinh chụp nét thứ gì, hoặc khi nguồn sáng quá yếu, thì nên chuyển sang lấy nét bằng tay. Cả trên máy, và trên ống kính đều nên chuyển sang chế độ M ( manuel )
Trên hình này, thông số chụp được thể hiện rõ trên cả hai màn hình: Tốc độ chụp 1/60 giây, khẩu độ ống kính f:4, chế độ chụp tự động ( bạn để ý đĩa chọn kiểu công việc EXPOSURE MODE SELECTOR, đang để chế độ auto. tình trạng pin, còn đầy, ISO ( độ nhạy sáng ; tự động ), đo sáng toàn khung hình, cân bằng trắng WB tự động, chế độ lấy nét tự động một lần, thẻ nhớ còn chụp được 272 kiểu nữa, Kiểu chụp phát một ( S = Single Shoot )
Nút Fn chọn chương trình đã đặt: Programmable function button
Nút Depth of preview ( Xem chiều sâu trường ảnh )
Đèn hỗ trợ lấy nét ( công nghệ độc quyền sáng chế của nikon) ANNOYING LIGHT
Bổ sung, Tôi quên mất một nút trên mặt máy phía trước: NÚT BKT
Các bạn đã từng xem những bức ảnh mà cảnh quan trông như trên thiên đường, ảnh HDR đó. Nôm na là một loại ảnh mà trong đó các chi tiết đều sống động như trong mắt người vậy. Khi nhân nút này, máy sẽ tự động chụp ba ảnh: đúng sáng, thừa sáng một chút, thiếu sáng một chút, ba ảnh này tổng hợp lại, ta được bức ảnh HDR. Đó là chức năng của nút BKT. Đối với máy ảnh Canon ta phải chọn chức năng này trong Menu.
Những người chụp ảnh nhiều thì khuyên: Forget this button - Hãy quên nút này đi! bởi vì ảnh HDR chỉ có thể xem được một vài bức, trông nó hơi lập dị và siêu thực.
Tôi không nghĩ Nikon thiết kế thừa điều gì, nhưng tôi rất ít dùng đến nút AF -lock, nút Fn, nút Xem độ sâu trường ảnh, và nút BKT.
Bây giờ thì tôi đã cùng bạn đi vòng một vòng quanh chiếc máy ảnh cũ mà mới này rồi, các máy ảnh của Nikon đều bố trí các nút bấm theo kiểu này,có thay đổi cũng rất ít. Tôi viết bài này cũng là cho mình nữa mà! Vì còn rất bỡ ngỡ với máy nikon đó. Mong là một đoạn thông tin cần thiết cho các bạn mới cầm máy NIKON!
Các bạn giỏi tiếng Anh sẽ nên vào trang web này nhé, sẽ rất hữu ích đó. ( KenRokwell.com )
Cuối cùng, xin chú ý một điểm là: Tất cả các nút bạn đã bấm cho hiển thị trên màn ảnh, đều dùng hai bánh xe chọn, quay theo hai chiều ngược nhau để điều chỉnh thông số cho vừa với ý mình.
Chụp ảnh 3D với hai chiếc Nikon D90
|
Chup anh 3D voi hai chiec.. |
Điều quan trọng nhất khi thực hiện là khoảng cách giữa hai ống kính phải gần tương đương với khoảng cách giữa hai mắt người.
Các bức ảnh với hiệu ứng 3D chụp bằng hai chiếc DSLR của Nikon sẽ được hai nhiếp ảnh gia Alex Fry và Jamie Nimmo "trình làng" tại triễn lãm ảnh 3D với tên gọi "Stereo Portrait Project" tại Sydney, Australia vào ngày 27/5 tới đây.
Thiết bị dùng để chụp các bức ảnh này là hai chiếc camera D90 của Nikon, giá đỡ bằng gỗ, đèn flash Nikon SB-900, dây bấm và các phần mềm chuyên dụng khác. Hai chiếc DSLR được đặt đứng gần nhau nhằm mục đích giúp khoảng cách giữa hai ống kính của chúng gần tương tự so với mắt của người.
Ngoài việc phải thu hẹp khoảng cách hai ống kính, người chụp cũng cần sử dụng một dây bấm kéo dài được kết nối với cả hai máy ảnh để đảm bảo thời điểm chụp của hai máy là tương đương. Bộ RF Trigger cũng giúp đánh đèn flash ngay tại thời điểm chụp cho cả hai máy. Độ sai lệch giữa các thời điểm thao tác mà hai nhiếp ảnh gia áp dụng cho hệ thống của mình chỉ vào khoảng 1/160 giây.
Khoảng cách giữa ống kính hai máy phải gần tương đương với khoảng cách hai mắt người. Hệ thống này khá đơn giản với các thiết bị được đặt trên một giá đỡ bằng gỗ.
Thử quay phim bằng Nikon D90
Mặc dù có thể quay phim nhưng D90 trước hết vẫn là một máy ảnh số nên không có nhiều tính năng hỗ trợ quay video hấp dẫn như ở các handycam đang được bày bán ngoài thị trường, ngoại trừ khả năng cho hình ảnh độ nét cao.
D90 là chiếc DSLR dòng trung cấp mới nhất của hãng Nikon. Nó có đủ những tính năng cần có của một chiếc máy ảnh tầm dưới 1.000 USD, như cảm biến 12,3 Megapixel, khả năng chụp thiếu sáng tốt như người anh kế tiếp (chiếc D300). D90 có thể chụp liên tiếp với tốc độ 4,5 hình/giây và thiết lập ISO lên tới 3.200. D90 còn có màn hình LCD sáng, lớn tới 3 inch, cảm biến rung rũ bụi, chất lượng vỏ máy và thế cầm tuyệt vời. Tuy nhiên, điểm làm cho chiếc máy này nổi bật lại không nằm ở khả năng chụp ảnh. Nó là máy ảnh số ống kính rời đầu tiên hỗ trợ quay video độ phân giải cao.
Nikon D90 trước hết là một chiếc máy DSLR đáng mơ ước. Ảnh: Dpreview. |
Mặc dù có thể quay phim, nhưng D90 trước hết vẫn là một máy ảnh số. Chính xác là một chiếc máy ảnh DSRL tầm trung rất hấp dẫn, chứ không phải là một chiếc máy quay phim.
Nikon chỉ trang bị cho D90 một số tính năng quay video cơ bản, nên khả năng ghi hình còn nhiều hạn chế. Trước hết là thiếu âm thanh stereo, không có khe cắm micro, không được trang bị zoom điện - khả năng mà máy quay nào cũng có (mặc dù tốc độ khác nhau). D90 cũng chẳng mang màn hình xoay đa hướng, hay cả những tính năng, thiết lập cần thiết khác cho việc quay phim.
Ưu điểm lớn nhất của chiếc máy quay DSLR này so với digicam là sử dụng được vô khối ống kinh, kể cả những cái mà không mấy ai biết tới trong công nghệ phim nhựa và phim truyền hình.
Khi quay phim, bạn không thể chỉnh được phơi sáng hay tốc độ trập. |
Những người đã sử dụng qua máy ảnh DSLR sẽ tò mò, không biết D90 khi quay phim sẽ ra sao vì với máy ảnh số ống kính rời khi chụp bạn còn chỉnh phơi sáng hay tốc độ trập được... Một điểm đáng lưu ý là khi vào chế độ ghi hình, bạn sẽ không thể nào chỉnh được tốc độ trập, khẩu độ hay cả ISO. Thực tế là chuyển qua chế độ tự động hoàn toàn và chỉ có mỗi một chức năng hoạt động là tùy chỉnh độ phơi sáng mà thôi.
Chuyển qua chế độ quay phim chẳng khác nào để máy chụp ở chế độ tự động, với chế độ ISO tự động được kích hoạt. Phần lớn các thiết lập hiện tại của máy ảnh ở chế độ chụp sẽ không còn ý nghĩa nữa. Những cái có thể chỉnh được là lấy nét, chỉnh tiêu cự và zoom bằng tay, ngoài ra, một số tùy chỉnh khác như cân bằng trắng (white balance), tăng nét (sharpening), tông sáng (tone curves)… cũng có thể cài đặt được trước khi quay.
Việc bố trí các tùy chỉnh rất hài hòa. Ảnh: Dpreview. |
Việc bố trí các tùy chỉnh của D90 tương đối hài hòa. Không như những chiếc DSLR cỡ nhỏ, D90 không bỏ đi màn hình LCD ở mặt trên của máy nên rất dễ can thiệp để điều chỉnh các thông số.
Để điều chỉnh cân bằng trắng, bạn bấm giữ nút dưới phải và xoay bánh xe phía sau. Nếu chọn điều chỉnh trực tiếp độ "K" (màu nhiệt) thì dùng bánh xe phía trước để chọn. Vì những tùy chỉnh này có thể làm ngay ở chế độ Live View nên tác động của việc tùy chỉnh nhìn thấy được ngay.
Bởi D90 không có màn hình LCD linh hoạt và ống ngắm quang sẽ tối om khi đang quay phim, nên quay bằng D90 sẽ rất "ngượng nghịu". Cầm máy ảnh này mà vươn ra chụp đã là một chuyện, giữ nó liên tục để quay với tư thế như vậy chẳng khác nào tự "bỏ" thêm ít rung và giật hình vào cảnh quay luôn. Với D90 hoặc những chiếc DSLR vừa quay chụp không có màn hình linh động hoặc ống ngắm điện tử thì người dùng nên đặt lên chân máy thật vững để quay.
D90 không có màn hình LCD linh hoạt nên ống ngắm quang sẽ tối om khi quay phim. Ảnh: Engadget. |
D90 sử dụng cùng một loại pin với D300 và các máy Nikon DSLR đương thời. Nếu chỉ chụp hình thì một lần sạc cũng đủ cho hàng trăm kiểu ảnh. Nhưng khi sử dụng chế độ Live Video thì pin bị tiêu tốn một cách đáng kể, và quay phim còn tốn hơn nữa, bởi vừa phải nuôi Live View vừa phải ghi dữ liệu liên tục vào thẻ. Và nếu sử dụng ống kính chống rung thường xuyên thì pin là cả một vấn đề.
Với một lần xạc đầy, chỉ 20 phút quay phim với ống kính chống rung là đèn báo đã nháy đỏ. Vì vậy khi sử dụng D90 cần chuẩn bị sẵn vài cục pin cho chắc.
(St)
Kinh nghiệm chụp ảnh dslr để có những hình ảnh cực đẹp
Kinh nghiệm chụp ảnh "tự sướng" cực lừa tình
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy du lịch đẹp như máy cơ
Kinh nghiệm chụp ảnh mưa cực độc đáo và sáng tạo
Kinh nghiệm chụp ảnh biển đẹp mê hồn và vô cùng sáng tạo
Kinh nghiệm chụp ảnh với đèn flash để hình ảnh vẫn sống động ...