Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà an toàn. Những lưu ý khi bạn chuẩn bị mua nhà, đất cho gia đình mình
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------***--------
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
(V/v Mua bán nhà, đất)
Hôm nay, ngày …tháng … năm 20…. tại ……………. …………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………..
TP Hà Nội, chúng tôi gồm có:
I. Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):
Ông (Bà): ………………………………………………………………………………..................
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………...
II. Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):
Họ và tên chủ hộ:………………………………………………………………………..................
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………...
Các thành viên của hộ gia đình bên bán (bên B):
Ông (Bà): ………………………………………………………………………………..................
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………...
Ông (Bà): ………………………………………………………………………………..................
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………...
III. Cùng người làm chứng:
1.Ông(Bà): ……………………………………………………………………………..................
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………...
2.Ông(Bà): ……………………………………………………………………………..................
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………...
IV. Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1:TÀI SẢN ĐẶT CỌC
Bên A đặt cọc cho bên B bằng tiền mặt với số tiền là:………… ………………………………….
Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………..
ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC
Thời hạn đặt cọc là: …………………….…, kể từ ngày …… tháng ………. năm 2010
ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC
1.Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết mua đất của bên B tại ………………...........................
……………………………………………………………………………………………………...
Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết sẽ bán đất thuộc sở hữu hợp pháp và không có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến mảnh đất mà bên B giao bán cho bên A tại : ……………………………..
…………………………….……………………….. với diện tích là ………….. .m2
giá bán là ………………………………………………….………………………………………..
2. Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A, bên A cam kết sẽ trả ………………………………………...................................................…………………
khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng Nhà Nước, ……………………. ….
……………………………………………………………………………………………………..
sẽ được bên A thanh toán nốt khi bên B giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên B cam kết sẽ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên A và bên B ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng Nhà Nước. Bên B có nghĩa vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật (đối với thuế đất, thuế chuyển nhượng bên B sẽ là người thanh toán mà bên A không phải trả bất cứ khoản phí nào) .
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giao số tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận ngay khi ký hợp đồng đặt cọc;
b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;
2. Bên A có các quyền sau đây:
a) Nhận lại số tiền đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc đạt được);
b) Nhận lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);
ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trả lại số tiền đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);
b) Trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên A trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);
c) Bên B có nghĩa vụ dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khi giao đất để trả lại mặt bằng đất thổ cư cho bên A.
2. Bên B có các quyền sau đây:
Sở hữu số tiền đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được).
ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; nếu mảnh đất trên thuộc diện quy hoạch không giao dịch được thì bên B phải hoàn trả lại 100% số tiền mà bên A đã giao cho bên B . Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp của Việt Nam.
ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
3. Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu trong điều 1 từ bên A
ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.
3. Hợp đồng có hiệu lực từ: …………………………………………………………….………….
Hợp đồng Đặt Cọc bao gồm 03 trang được chia làm bốn bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản.
Hà nội,ngày …tháng ..… năm 20…..
Bên A (Ký, ghi rõ họ tên) |
Bên B (Ký, ghi rõ họ tên) |
Người làm chứng (Ký, ghi rõ họ tên) |
Người làm chứng (Ký, ghi rõ họ tên) |
Về việc tiến hành đặt cọc
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền, hoặc kim khí quý, đá quý, hoặc vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự và phải được lập thành văn bản .
Pháp luật không có quy định hợp đồng đặt cọc phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, nếu các bên có nhu cầu công chứng, chứng thực thì việc này là được phép thực hiện.
Về trách nhiệm của người môi giới bất động sản
Khoản 2, Điều 49, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 quy đinh tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản có nghĩa vụ cung cấp thông tin về bất động sản được đưa vào kinh doanh và chịu trách nhiệm về những thông tin do mình cung cấp và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra .
Để ràng buộc trách nhiệm của bên môi giới và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Chúng tôi khuyên bạn cần lập thành văn bản quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của bên môi giới.
Các lưu ý khi mua bán nhà đất
Giao dịch nhà đất tuy rất đơn giản nhưng cũng rất phức tạp và rất dễ phát sinh tranh chấp. Do vậy Khi giao dịch ai cũng muốn đảm bảo an toàn cho mình nhưng đôi khi do sự cẩn thận quá mức do không am hiểu qui trình thủ tục chuyển nhượng cũng như các vấn đề khác đã làm cho các bên mua bán không giao dịch được..
1) Các bước tiến hành giao dịch
- Bên bán rao bán nhà đất, bên mua xem và quyết định lựa chọn
- Hai bên tiến hành đàm phán về giá cả, phương thức thanh toán, thủ tục pháp lý, thời hạn giao nhà, đất và giấy tờ...
- Ký kết hợp đồng mua bán và giao nhận tiền đặt cọc
- Tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng, thanh toán theo thoả thuận và thanh lý hợp đồng
2) các nội dung trong hợp đồng chuyển nhượng nhà đất:
Thực tế việc chuyển nhượng nhà đất hiện nay tồn tại đồng thời 02 loại hợp đồng. Một là hợp đồng mua bán giữa hai bên có thể có người làm chứng (gọi tắt là hợp đồng giấy tay). Hai là hợp đồng mua bán có chứng nhận của công chứng nhà nước. Thực tế hợp đồng giấy tay là hợp đồng chính thức giữa hai bên giao dịch bao gồm đầy đủ và chi tiết các nội dung liên quan đến việc chuyển nhượng. Ngược lại hợp đồng được công chứng nhà nước chứng nhận chỉ mang tính khái quát, chung chung và chỉ là cơ sở để tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng đối với các cơ quan quản lý trực tiếp.
+ chi tiết các nội dung trong hợp đồng chuyển nhượng thường gặp
- số tiền đặt cọc: là số tiền dùng để đảm bảo cho hợp đồng giữa hai bên được tiến hành theo đúng thoả thuận bảo vệ quyền lợi cho bên còn lại trong trường hợp bên kia đơn phương chấm dứt hợp đồng, thông thường mức tiền đặt cọc là 10% giá trị thực tế hợp đồng và bên nào chấm dứt hợp đồng phải chịu đền bù cho bên kia số tiền tương đương với số tiền đặt cọc.
- thuế và phí chuyển nhượng:
+ mức thuế người bán phải nộp cho nhà nước là 4% giá trị chuyển quyền sử dụng đất theo đơn giá quy định
+ mức thuế người mua phải nộp là 1% giá trị nhà và đất theo đơn giá quy định
phí chuyển nhượng thông thường gồm: lệ phí công chứng, lệ phí trước bạ sang tên ... nhưng giá trị không đáng kể
trên thực tế hai bên mua bán có thể tự thương lượng về phần thuế và phí phải nộp nhà nước sao cho thuận lợi nhất
- phương thức thanh toán và các bước làm thủ tục chuyển nhượng: hai nội dung này có liên quan mật thiết, thủ tục chuyển nhượng là cơ sở cho quá trình thanh toán
+ thông thường thủ tục chuyển nhượng trải qua các bước chính sau
đặt cọc - công chứng hợp đồng chuyển nhượng (tại công chứng nhà nước theo quy định) - nộp thuế chuyển quyền, sang tên trước bạ (phòng tài nguyên môi trường UBND quận có tài sản toạ lạc). Phương thức thanh toán cũng theo trình tự như vậy tuỳ theo thoả thuận về số tiền giao nhận, hình thức giao nhận ...
(thông thường để đảm bảo cho giao dịch được thuận tiện thì nên tiến hành các bước sau:
- tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng và giao nhận tiền đặt cọc
- ngay sau khi ra công chứng hợp đồng chuyển nhượng bên bán giao nhà và đầy đủ giấy tờ cần thiết để bên mua tự sang tên trước bạ, đồng thời bên mua giao toàn bộ số tiền còn lại
- trường hợp hai bên cùng chịu thuế hoặc bên bán chưa giao nhà ngay thì bên mua có thể để lại một số tiền để bên bán có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện hợp đồng mua bán và sau khi hoàn tất các thủ tục còn lại bên mua sẽ giao đủ số tiền như đã thoả thuận
* các nội dung trong hợp đồng dựa trên sự thoả thuận giữa hai bên giao dịch, thông thường cũng có những điều chỉnh sau khi ký kết hợp đồng và hợp đồng chỉ bị huỷ bỏ khi một trong hai bên không có khả năng thực hiện sau khi đã được gia hạn.
3) Phát sinh tranh chấp: sau đây là một số trường hợp phát sinh tranh chấp thường gặp:
- Bên bán không bảo đảm thời gian công chứng, giao nhà... do các rủi ro khách quan chủ yếu là tài sản đó bị tranh chấp hoặc thủ tục thừa kế không hợp pháp. Tranh chấp này rất khó giải quyết vì nguyên nhân khách quan do vậy nên tránh trường hợp này bằng cách tìm hiểu kỹ tình hình pháp lý của bất động sản đó. Xem xét có bao nhiêu người cùng sở hữu nó, có tranh chấp hay không.
- Một trong hai bên cố tình không thực hiện hợp đồng, nếu bên mua không thực hiện coi như đã mất tiền cọc nhưng nếu bên bán chấm dứt hợp đồng nếu muốn bồi thường bên mua phải khởi kiện tại toà mất rất nhiều công sức, do vậy cần xem xét tư cách đạo đức của người bán…
(St)
Hướng dẫn thủ tục mua nhà cho Việt kiều
Phong thủy cho nhà chung cư
Nhừng điều kiêng kỵ khi xây nhà
Bí quyết mua nhà nhanh phát tài nhất dành cho các bạn