Kinh nghiệm chụp bằng Nikon D90
Cách chọn ống kính cho máy ảnh kinh nghiệm của dân chuyên nghiệp
Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm đi câu cá biển. Đồ nghề cần chuẩn bị và Những thông tin hữu ích nếu bạn muốn có những trải nghiệm thú vị khi đi bển và trở thành một tay câu thuần thục
Thú câu cá đêm ở cảng biển
"Cái cảm giác cá cắn cần rùng rùng dưới nước, mình vừa giỡn, vừa dụ để kéo lên bờ là sướng nhất. Ăn con cá do mình săn cũng không có gì khoái bằng", ông Hồ Anh Tuấn, 59 tuổi, nói về thú câu cá đêm của mình.
Mặt trời vừa khuất đèo Hải Vân, gần hai chục thợ câu mang theo đồ nghề gồm cần, máy tời cước, lưỡi, mồi… tiến về phía cầu cảng Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng) bắt đầu chuyến câu đêm. Có người cầu kỳ chế "bình lọc khí" bằng môtơ chạy pin để giữ những con mồi (cá tôm nhỏ) luôn tươi sống; hay gắn thêm đèn nhỏ lên đầu cần, buộc vào vài chuông nhỏ khiến nó phát ra âm thanh khi có lực tác động.
Mỗi thợ câu tìm một góc để thả mồi, mắt không rời phía đầu cần để đợi cá cắn câu. Ảnh: Nguyễn Đông |
Soạn ba cần câu lắp vào máy tời, ông Tuấn bảo nhà ở phường Thanh Bình (Hải Châu), sau cả ngày phụ vợ bán hàng tạp hóa, ông lại xách cần sang cầu cảng. Đi câu cho vui nhưng ông Tuấn sắm gần 20 cần, mỗi chiếc giá trung bình 2 triệu đồng. "Ngốn cả đống tiền cho cần cầu, bà xã không cản nhưng nói đùa rằng ông đi câu nhớ mang cần về", ông Tuấn chia sẻ.
Mắc con tôm rảo còn nhảy tanh tách vào lưỡi câu, ông Tuấn hướng dẫn: "Mỗi loại cá thường dùng một loại cần, lưỡi và con mồi. Như cá hồng thì dùng mồi tôm sống, hay thịt cá nục nhỏ thái lát mỏng để câu cá hanh". Vung tay tung mồi câu xuống nước chừng 5 m, gác phần có máy tời cước lên thành cầu cảng, mắt ông Tuấn không rời đầu cần nơi có chiếc phao gắn điện sáng. Mỗi cần câu đặt cách nhau chừng vài mét để tránh khi cá cắn mồi kéo rê dư��i nước sẽ quấn vào các dây câu khác.
Hướng mắt về phía thành phố ven biển lấp lánh ánh điện, cần thủ Nguyễn Long Vân (45 tuổi, Công ty Điện lực Đà Nẵng) bảo hiếm nơi đâu vừa đi câu vừa có cảm giác khoan khoái như ở cảng biển này. Cứ tan việc ở công ty, ông lại phóng xe máy gần 5 km đi câu đêm. "Câu đêm hên xui là chính, chứ ít có người sát cá", ông Vân nói.
Cách mắc cũng như mồi câu khá phong phú, có thể là tôm cá nhỏ còn sống hay dùng mồi câu bằng bột để dụ cá. Ảnh: Nguyễn Đông |
Chiếc chuông nhỏ gắn tạm trên cần câu của ông Vân lắc mạnh. Biết cá cắn mồi, ông cầm nhẹ máy tời, kéo cước lên. "Con này nhỏ, chứ gặp cá lớn là nó vùng vẫy có cảm giác giật rừng rừng ở tay", ông Vân giải thích. Bằng những động tác chậm rãi đầy thận trọng, cần thủ này nhấc con cá nhỏ chừng bốn đầu ngón tay lên khỏi mặt nước, một tay giữ cần, tay còn lại dùng chiếc vợt lưới nhỏ đưa cá lên bờ.
Tìm một góc câu ngay sát bờ kè, anh Linh (36 tuổi, ở quận Sơn Trà) nói câu đêm giúp giải khuây và quan trọng hơn là… trốn nhậu. Không có tiền sắm đồ nghề, song biết anh mê câu cá nên bạn bè mua cần tặng. "Làm việc cho một công ty cao su trên địa bàn, hôm nào làm ca sáng là tối đến tôi lại vác cần đi câu đến 23h đêm mới về nhà. Nhiều hôm vợ không nói gì, nhưng khi có chuyện buồn là càm ràm dữ lắm. Nghe miết thành quen, nhưng vợ vẫn thích mình đi câu hơn là đi nhậu", người đàn ông có 15 năm đi câu thật thà.
Anh Linh cho biết, ngày trước nhiều người thường ra các bãi đá ở khu vực Bãi Bụt để câu. Nhưng nơi vắng vẻ cũng lắm hiểm nguy, sợ bị nhóm thanh niên quấy rối, hay trộm vặt nên gần đây hầu hết cần thủ chọn cầu cảng. Muốn có một vé câu ở đây phải làm thẻ qua cửa bảo vệ. Người câu nhiều nhưng mỗi người chọn một loại cá để buông câu nên không sợ "đụng hàng".
"Chiến lợi phẩm" của ông Vân sau một đêm đi câu chỉ là con cá nhỏ nhưng ông vẫn vui vẻ. Ảnh: Nguyễn Đông |
Theo các cần thủ, câu đêm ít ai nghĩ đến chuyện kiếm được nhiều cá mang bán. Cá thường theo nước, nhiều hôm trúng luồng thì được nhiều, nhưng có khi cả tuần cũng không nổi một con. Kinh nghiệm của họ là khi trời mưa, nước mát, cá cắn câu nhiều, bởi thế cánh thợ chẳng dại gì ở nhà.
"Cái cảm giác cá cắn cần rùng rùng dưới nước, mình vừa giỡn, vừa dụ cá dính câu để kéo lên bờ là sướng nhất", ông Tuấn bộc bạch và cho hay nhiều cá nhỏ hám ăn, mải ngậm mồi câu đến khi bị kéo lên bờ vẫn chưa chịu nhả. Những lúc đó hầu hết cánh thợ câu đều thả cá xuống, ráng đợi khi cá lớn mới bắt.
Theo ông Tuấn, nhiều người thuê thuyền đi câu ngoài biển mới bắt được cá lớn, còn thợ câu ở cảng biển này thường bắt được con nhỏ. "Tôi mới câu được con cá hồng nặng 3 kg. Có hôm trúng thì bắt được gần chục con tầm hơn 1 kg. Câu được cá lớn, anh em không mang bán mà đem về hấp, hay nướng cho vợ con ăn. Đôi khi cánh thợ câu rủ nhau đến nhà lai rai vài lon bia với cá biển. Không gì khoái bằng ăn con cá do chính tay mình săn được", ông tâm sự.
Hướng dẫn chuẫn bị đi câu biển
Đầu tiên phải là cần, đi câu mà không có cần thì còn nói chuyện gì nữa. Theo kinh nghiệm của em, nên có ít nhất là 2 bộ cần
1. Cần câu rạng dùng để câu đáy, dài cỡ 1.80 - 2.40m , ngắn hơn thì khó dòng cá và mất sức, dài quá thì sẽ vướng víu vì tàu khá chật, chịu được chì đến 1kg. Cần nên là cần cắm 2 khúc bằng graphite (cần fibre gặp cá to lên cá sẽ rất mệt vì không có độ nảy), đại loại thế này:
Đi với cần rạng nếu có thể thì trang bị 1 máy ngang chịu được lực kéo (drag) lớn 1 tý, cỡ 10 - 15kg để có dính hàng khủng thì đỡ tiếc. Ví dụ như con Shimano Ocea Jigger 3000PG có max drag 7kg thì chỉ trị được mấy em loanh quanh 15kg trở lại, đụng em nào đầu 2 thì potay.com. Shimano Ocea Jigger 5000P có max drag 15kg thế này:
Cần khủng, máy khủng mà dây lởm thì cũng bằng thừa. Ghe đến điểm cá lớn hay dùng thẻo 80 – 100 nên dây trục cũng phải tương ứng để tránh mất cả chì lẫn chài. Theo em thì nên sử dụng dây dù chịu tải ngon lành 1 chút cho máy ngang. Em đang xài dây Berkley Whiplash Pro, đường kính 0.28mm, chịu tải 45kg (100lb) cho câu đáy.
2. 01 cần dài cỡ 3.3 - 4.2m , dịu dùng để câu nổi, , cây này không yêu cầu cao, miễn là dịu và có độ bật tốt để đảm bảo không bị chùng cước hoặc đứt cước vì những cú nước rút thoát thân tốc độ cao của thu hoặc nhồng.
Đi với cần này nên là 1 cái máy đứng có tốc độ thu dây cao để quen tay đua với cá cho nhanh, rủng rỉnh thì làm quả máy chịu nước biển như Shimano Stella SW 10.000PG, không thì như em làm con Finnor 9500. Mồi thu dòng ra vị trí câu đã cỡ 70-80m, 1 em thu tầm 10kg rít phát đầu cũng đi toi cỡ 50m cước nữa, gặp hàng khủng thì còn xa hơn, nên máy câu nổi tối thiểu cũng phải chứa được cỡ 200m cước trở lên cho chắc.
Vì tốc độ xuất phát cực cao của cá nổi như thu hoặc nhồng, hoặc những cú "santo" gỡ lưỡi của bè trang, nên theo em nên dùng cước nylon có độ đàn hồi cao để tránh đứt cước hoặc gãy lưỡi khi cá chạy.
Teklon Gold 0.55mm, chịu tải 31.5kg cho máy nổi.
Kinh nghiệm câu cá Tráp biển
Kinh nghiệm câu cá Tráp ở vùng biển quanh vịnh Hạ Long: Cá Tráp là 1 loài cá rất phổ biển dọc bờ biển VN, phổ biến nhất là cá Tráp đen và cá Tráp vàng và tráp xuôi, chúng thường sinh sống và kiếm ăn ở tầng đáy. Cần câu cá Cháp có thể theo 2 loại: dùng cần Iso trong câu ghềnh và loại cần ngắn câu thuyền.
khi đi câu cá Tráp chúng ta nên mang theo mồi nhử . Mồi nhử có rất nhiều loại : loại có sẵn đóng túi của trung quốc hoạc của nhật , loại mồi nhử tự chế biến . theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì cá Tráp rất là thích ăn cua, ốc và nhuyễn thể , chúng đánh hơi rất tinh về mùi của những loại thức ăn này, vì vậy để giẩm thiểu chi phí và đem lại hieu quả cao khi đi câu thì chúng ta nên mua những loại như : vỏ tôm, vỏ nghẹ, moi,..... rồi xay nhỏ để làm mồi nhử . dùng mồi nhử lại nào thì dùng mồi câu bằng loại đo.
thả câu cá tráp và những loại cá khác nói chung là vào lúc thủy triều nên . lúc thủy triều ngừng lên cũng chính là lúc cá tráp ngừng ăn . chúng ta thả mồi nhử nơi dầu chỗ nước lên và thả mồi chỗ cuối nước chảy . vị trí thả mồi cách chỗ nước chảy xa hay gần là tùy thuộc vào lưu tốc của nước lúc đó.
cá Tráp thường đi ăn theo đàn vì thế khi thấy cá cắn chúng ta tiếp tục thả mồ nhử xuống để giữ đàn cá lại . kéo cá lên bờ cẩn thận tránh làm đứt cước vì nếu xểnh thì rất dễ bị tan đàn .
Kinh nghiệm câu cá thu:
Đồ nghề câu cá Thu của các câu thủ rất phong phú và đa dạng, mỗi người mỗi kiểu. Nhìn vào đồ nghề sẽ nhận biết được ai là người mới đi câu biển, ai là người dạn dày kinh nghiệm, ai là người câu vì niềm đam mê, ai là thợ câu “cơm gạo” (từ dành để nói đến những người câu cá vì mục đích cơm áo cho gia đình).
Những người mới đi câu, đồ nghề họ mang theo thường là một đến hai cây cần thật to, khỏe, ngắn gọn với máy câu rất lớn. Họ thả mồi xuống nước và chờ đợi, loại cá nào cắn câu thì tùy. Họ câu với tiêu chí “cho biết” rồi từ từ sắm sửa dần.
Người câu lâu năm, trong bộ đồ nghề câu biển nhất định phải có bộ câu cá Thu, đặc biệt là thời điểm từ tháng giêng đến hết tháng ba Âm Lịch - mùa cá Thu ở Côn Đảo.
Theo anh Cường, một người rất mê câu biển, cần câu cá Thu có chút khác biệt so với cần câu các loại cá khác. Cần câu cá Thu có chiều dài lý tưởng từ 2,7m – 3m do cá thu khi bị dính lưỡi câu thường chạy với tốc độ chóng mặt, câu với cần dài, khi dong cá vào gần tàu ,sẽ dễ điều khiển hơn cần ngắn. Cần nên có action hơi dẻo một chút. Máy câu thì phải có ổ chứa dây chứa được tối thiểu 300m dây nylon có đường kính từ 0.45-0.50m.
Lưỡi câu cá Thu chuẩn có size 20 hoặc 25. Nên chọn loại lưỡi chất lượng tốt, có độ “đóng”cá tốt để ít bị sẩy cá. Một thẻo câu cá Thu thường có 3 lưỡi câu. Hiện nay các câu thủ vẫn dùng dây cáp (loại dây kim loại như sợi dây đàn) để cột thẻo câu. Từ lưỡi câu thứ nhất đến khoen xoay buộc vào dây trục là một đoạn dây cáp dài 50cm và khoảng cách giữa các lưỡi câu còn lại từ 4-5 cm cũng được nối với dây cáp.
Các thủy thủ giúp câu thủ làm thẻo câu cá Thu |
Hỏi kinh nghiệm săn cá Thu, anh Cường cười bảo, hiện nay các câu thủ đi câu giải trí chỉ câu theo hai kiểu: Một là câu neo tàu tại chỗ với mồi sống, hai là kéo mồi theo tàu đang chạy (người nước ngoài gọi là câu Trolling). Trong câu neo, người câu có thể sử dụng kinh nghiệm của mình để câu sao cho hiệu quả nhưng trong kiểu câu trolling thì phải phụ thuộc hoàn toàn vào người lái tàu, cũng là thuyền trưởng của tàu câu.
Câu neo: Tàu được neo ở khu vực các chân rạn. Neo đuôi tàu cách rạn khoảng 40 mét, để khi thả mồi, mồi sẽ lướt qua rạn đá. Cá Thu bơi ngược nước lao tới ăn mồi. Mồi câu thường là Mực hay cá Ngân còn sống. Nếu nước chảy thì lợi dụng dòng chảy để đưa mồi ra xa. Nếu nước không chảy thì tận dụng sức gió. Kiểu câu này có dùng phao, khoảng cách từ con mồi đến phao khoảng 8 sải (tương đương 15m). Người câu thả mồi, xả dây ra khoảng 100m và gác cần chờ đợi.
Câu neo với phao bong bóng |
Câu kéo mồi theo tàu chạy, tàu chạy với tốc độ 2-3 hải lý một giờ. Các thuyền trưởng có kinh nghiệm thường cho tàu chạy theo hướng ngược dòng nước chảy, men theo các dãy đá ngầm. Người câu kéo theo một lúc 4-5 mồi (mồi thật hoặc mồi giả) theo kiểu so le, khoảng cách giữa các mồi từ 80-140 mét.
Kéo mồi theo tàu đang chạy (người nước ngoài gọi là câu Trolling) |
Anh Cường cũng cho rằng đi câu cá Thu có nhiều điều rất thú vị. Ngoài việc cá Thu là một loại cá giàu dinh dưỡng ( khi mang về, bà xã cũng sẽ vui hơn và sẽ dễ dàng cho qua cái “tội” bỏ nhà đi mấy ngày liền) thì cá Thu là loài cá có khả năng kích thích mọi giác quan của người đi câu.
Thật vậy, có thể ví von Cá Thu là loại “sát thủ đại dương” vì tính hung bạo của chúng khi săn mồi. Khi chúng nhìn thấy con mồi trong tầm mắt, chúng lao tới và táp con mồi với tốc độ lên đến 100km/h. Thân thể chúng như một chiếc ngư lôi được cấu kết vững chắc bởi những thớ thịt rắn chắc, miệng chiếm gần hơn phân nửa chiều dài đầu với hàm răng sắc như dao. Cách chúng ăn mồi cũng rất tàn bạo: Từ dưới con mồi, con cá Thu phóng lên táp đứt đuôi con mồi để con mồi không kịp tìm hướng trốn chạy, rồi ngay sau đó nó mới quay lại ngoạm phần đầu. Khi gặp kẻ thù hoặc mắc câu, chúng chạy với tốc độ 100km/h. Cá Thu cũng là loài rất tinh khôn, nhiều trường hợp cá Thu trốn thoát được trong những tình huống rất hy hữu. Các nhà nghiên cứu về loài cá này đã lý giải rằng cá Thu có một khả năng rất đặc biệt là khi chúng gặp nguy hiểm hay sợ hãi, cơ thể chúng tiết ra một lớp dịch nhờn làm cho lớp da trở nên trơn nhớt giúp trốn thoát kẻ thù rất nhanh.
Từ hàng trăm năm nay, Cá Thu lớn luôn là loài được các tay câu cá thể thao theo đuổi. Có thể do chính bản chất săn mồi đơn độc của chúng nên ít khi nào các tay câu bắt được nguyên đàn. Nó cũng là loài cá “thoắt ẩn, thoắt hiện” . Chúng có thể đang bị đưa vào “tròng”, lại bỗng chốc biến mất không dấu vết. Những tay câu trứ danh trên thế giới phải tốn rất nhiều công sức, vận dụng mọi chiến thuật, mọi kỹ thuật và kinh nghiệm để khắc trị được loài cá hung hãn này. Vậy nên ai ra biển cũng chuẩn bị sẵn sàng một tư thế đón đầu cá Thu.
(St)
Cách chọn cần câu cá để câu được nhiều nhất
Cách chọn cần câu máy tốt và chuyên nghiệp nhất
Cách chọn điểm câu sông thú vị nhất
Ra lồng bè câu cá dò
Trở thành triệu phú nhờ câu được cá ngừ nặng gần 200kg