Kinh nghiệm đi du lịch khi có con nhỏ

Dù chỉ vài tháng tuổi hay lớn hơn, em bé của bạn đều có thể theo cả nhà đi du lịch. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị tốt và thiếu kinh nghiệm xử lý thì chuyến đi có thể khiến bạn rất mệt mỏi thay vì được thư giãn. Kinh nghiệm đi du lịch khi có con nhỏ dưới đây sẽ là gợi ý hay cho bạn


Đừng lo, bạn hãy mang theo các bé và để các bé học hỏi thật nhiều trong các chuyến du lịch gia đình.

Người ta vẫn thường nói rằng, phụ nữ mà có con thì không thể đi du lịch hoặc đi chơi xa được nữa. Nhưng điều đấy hoàn toàn không đúng sự thật vì ngày nay, có rất nhiều phụ nữ có con mà vẫn sắp xếp được việc tận hưởng kỳ nghỉ hàng năm ở những địa điểm du lịch khác nhau, dù xa hay gần. Dù con bạn còn nhỏ và phải công nhận là đi du lịch với các bé cũng gặp chút khó khăn nhưng trong thực tế, bạn cũng sẽ nhận được nhiều điều thú vị. Các bé có thể học hỏi rất nhiều từ việc đi du lịch khắp nơi trên thế giới và khám phá những vùng đất mới. Các chuyến đi sẽ cho các bé tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau và những quan điểm mới lạ quá. Sau đây là một số lời khuyên cho các ông bố bà mẹ:

1. Nếu con bạn còn quá nhỏ thì cố gắng đừng mang các bé theo. Bạn hãy chờ bé cho đến khi bé ít nhất 5 tuổi thì mới cho bé tham gia các chuyến du lịch. Ở độ tuổi này các bé có thể đi bộ, nói chuyện và sẽ ngoan ngoãn ngồi trên máy bay.

2. Bạn nhớ tìm thật nhiều niềm vui và các sự kiện thú vị ở địa điểm mà bạn đang đi du lịch. Rất nhiều địa điểm có các khu dành nghỉ dưỡng dành cho trẻ em và các khách sạn thân thiện với các bé. Khách sạn Hydro ở Thụy Sĩ là một trong những khách sạn như vậy và rất nhiều các khách sạn có chương trình cho các bé ở khắp thế giới.

3. Nếu các bé đủ lớn thì bạn hãy giới hạn chi tiêu cho các bé. Nếu các bé muốn mua thứ gì đó và nhất định đòi mang về nhà bạn hãy thiết lập quy tắc chi tiêu cho các bé khi đi du lịch. Điều này giúp các bé có một số quyền tự do và cho phép các bé tự mua quà lưu niệm ý nghĩa mang về nhà làm kỷ niệm.


4. Bạn phải chắc chắn rằng con bạn luôn trong tầm ngắm của bạn mọi lúc mọi nơi. Một số cha mẹ sử dụng dây an toàn với các bé trong sân bay và các khu vực lớn, nhưng có thể họ sẽ hơi lúng túng. Chỉ cần bạn chắc chắn các bé luôn ở trong tầm nhìn và các bé thiếu niên được cầm điện thoại di động gọi đi.

5. Bạn không nên chọn nhà hàng là nơi cho các bé ăn. Bạn hãy chọn nơi nào thân thiện, đơn giản với các bé. Không có đứa trẻ nào thích bị bắt ăn ở những nhà hàng đông nghẹt, chờ đợi từng món, không được chạy nhảy mà lại còn phải mặc những bộ quần áo lịch sự khiến chúng thiếu năng động cả.


6. Hãy thêm chương trình khám phá các bảo tàng ở bất cứ nơi nào bạn đi. Ở đó có những bài học quý giá về thế giới xung quanh các bé, và đó là cơ hội tuyệt vời để con bạn học hỏi thêm nhiều điều trong chuyến du lịch. Bọn trẻ thậm chí vẫn không biết mình vừa có thêm những kiến thức mới.

7. Đương nhiên, bạn đừng bao giờ bỏ qua những bãi biển gần đó, hãy để các bé khám phá chúng. Hãy vui vẻ và khuyến khích các bé đi tìm những vỏ sò độc đáo, ăn một bữa ăn ngoài trời trên bãi biển hoặc dạy các bé lướt sóng.


8. Bạn hãy cùng các bé chụp thật nhiều hình ảnh. Đó sẽ là những ký ức tuyệt vời cho con bạn trong tương lai, và là một cách tuyệt vời để các con bạn lưu giữ làm kỷ niệm trong một vài năm.

9. Bạn hãy tìm những địa điểm ăn uống vui vẻ, năng động. Một số nhà hàng cho phép bạn chơi đùa với thức ăn hoặc nhận nấu thức ăn cho riêng bạn. Đó là một cách sáng tạo để giúp cho con bạn giải trí và đưa ra nhiều ý tưởng.


10. Nguyên tắc quan trọng nhất khi du lịch với trẻ em hãy kết hợp cả thư giãn và chi tiêu cho riêng bạn nữa. Nhiều khách sạn có dịch vụ giữ trẻ và bạn có thể tận hưởng dịch vụ spa thư giãn hoặc ăn bữa tối riêng với chồng hoặc vợ của bạn. Bạn hãy cân nhắc thời gian dành riêng cho mình nếu không muốn bị stress trước khi trở về cuộc sống bận rộn hàng ngày.

Những kinh nghiệm cho bé đi du lịch


Dù chỉ vài tháng tuổi hay lớn hơn, em bé của bạn đều có thể theo cả nhà đi du lịch. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị tốt và thiếu kinh nghiệm xử lý thì chuyến đi có thể khiến bạn rất mệt mỏi thay vì được thư giãn.

Đây là một vài mẹo nhỏ và một số kinh nghiệm xin chia sẻ với các mẹ. Chúc các mẹ và gia đình có một kỳ nghỉ thật vui vẻ và hạnh phúc.

Chọn điểm đến có khu vui chơi cho trẻ em

Trước hết, nên đặt phòng khách sạn ở nơi có dịch vụ trông trẻ và phòng sinh hoạt chung của trẻ. Ở nước ngoài, các resort, khách sạn thường tổ chức những hoạt động giải trí, ngoại khóa cho trẻ đủ lứa tuổi như lớp học nhảy cơ bản, múa tập thể, vẽ, chơi cờ, học ngôn ngữ địa phương... Tại Việt Nam, hiện nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp đã có dịch vụ trông giữ trẻ đạt chuẩn để bố mẹ có thể thoải mái hưởng những giây phút riêng tư bên nhau.

Chọn du lịch hoặc nghỉ dưỡng ở nơi có khu vui chơi, công viên giải trí để cả nhà cùng chơi. Những điểm đến có khu trưng bày hải dương học quy mô lớn cũng rất hấp dẫn với trẻ. Đặc biệt, đừng quên đặt phòng ở khách sạn có hồ bơi, hố cát... bởi trẻ có thể chơi với nước, với cát hàng giờ không chán, trong khi bố mẹ ngồi đọc sách hoặc nhàn tản canh chừng bên cạnh.

Phương tiện di chuyển

Nếu đi máy bay, khi cất cánh và hạ cánh hãy cho bé uống nước hoặc sữa để bé không bị ù tai. Nhớ để một số áo quần trong túi xách tay để thay nếu bé nôn trớ. Nên mang theo địu hoặc xe đẩy du lịch. Với những bé lớn hơn hai tuổi, làm một cái card nhỏ có ghi số điện thoại liên lạc của ba mẹ đeo vào cổ tay hoặc cho vào túi bé để phòng khi bé đi lạc.

Ăn uống

Đừng quá căng thẳng chuyện ăn uống của bé vì nó sẽ làm cả nhà mệt và mất vui. Nếu bé còn nhỏ, uống sữa thì nên mua loại túi uống sữa dùng một lần. Bé lớn thì cho ăn cháo ăn liền, trái cây đóng hộp, nước trái cây, súp hoặc cháo ở các tiệc buffet. Mang theo cháo ăn liền với ruốc thịt, ruốc cá… đóng hộp, bánh quy, phô mai, sữa tuỳ theo sở thích của bé. Có thể mang theo máy xay cầm tay gọn nhẹ để xay thức ăn bỏ vào cháo trắng cho bé. Cho bé ăn bổ sung thêm chuối, táo nghiền, khoai tây nghiền. Bé trên một tuổi đã có thể uống sữa nước hộp thì cứ cho bé uống bù những bữa kém ăn. Nên cho bé ăn theo nhu cầu và tận dụng tối đa những thứ có sẵn thay vì cố nấu nướng lỉnh kỉnh.

Sức khỏe

Chuẩn bị một túi nhỏ đựng các thứ lặt vặt cần thiết: Kem chống hăm, khăn giấy ướt, dầu chống muỗi, kem chống nắng, kem thoa côn trùng đốt, thuốc hạ sốt, miếng dán hạ sốt, thuốc ho, tiêu chảy, oresol, kháng sinh bé thường dùng… và số điện thoại của bác sĩ quen.

Vui chơi

Nếu đi biển nhớ mang theo phao, đồ bơi, kính mát và đồ chơi xúc cát. Vài món đồ chơi gọn nhẹ như giấy bút vẽ, sách… để bé chơi khi ngồi trên tàu hoặc máy bay.

Ngủ

Khi đi chơi thì không cần bảo đảm giờ giấc nghiêm ngặt như ở nhà nhưng đừng cho bé ngủ quá khuya. Các bé nhỏ khi mệt hãy để bé ngủ ngay trong địu hoặc xe đẩy.

Hành lý nào tiện nhất?

Nên để trẻ chọn vài món đồ chơi hoặc đồ dùng yêu thích, ví dụ con gấu bông để gối đầu, vài cuốn sách... nhưng phải hạn chế số lượng và kích thước, tránh cồng kềnh, nặng nề.

Hành lý cả gia đình cần gọn gàng, nặng vừa phải để dễ di chuyển, mang vác. Chỉ mang đủ chứ không thừa, ưu tiên những đồ dùng cần thiết bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Địu vải hoặc nôi xách tay, bình sữa, một chiếc máy xay để chế biến thức ăn tại chỗ là những thứ không thể quên nếu có trẻ sơ sinh. Xe đẩy nhỏ gập cho trẻ 2-5 tuổi để đỡ phải cõng, bế trẻ...

 Cuối cùng bạn nên chia nhỏ đồ đạc để phân công từng người mang vác hợp lý. Để tập cho trẻ thói quen tự lập, nên để trẻ tự mang hành lý của chính mình.




Chia sẻ Kinh nghiệm đi du lịch khi có con nhỏ 



Gia đình mình vừa có chuyến du lịch Singapore 6 ngày 5 đêm, đi xong thì rút được 1 số kinh nghiệm xin chia sẻ cùng các mẹ có con nhỏ. Poc đi lần này là khoảng 16 tháng tuổi, là độ tuổi vẫn còn khá vất vả trong việc ăn uống, đi lại trong 1 chuyến du lịch dài ngày như vậy.

Đầu tiên đó là phải tạo niềm tin cho ông bà ở nhà với việc mình sẽ có đủ sức khỏe + sự chuẩn bị chu đáo nhất cho cháu của ông bà. Tiếp đó là vượt qua 1 số lời bàn ra tán vô kiểu như: nó còn bé thế, đi cũng có biết gì đâu? Với mình thì mình nghĩ với ai đã từng cho con đi du lịch về sẽ thấy bản thân mình, chồng và con mình đều có những thay đổi tích cực sau những trải nghiệm mới mẻ mà cả gia đình đã cùng có với nhau trong chuyến du lịch đó.

Khâu phải chuẩn bị đầu tiên đó là đặt vé máy bay và book hotel. Vé máy bay thì mình hay đặt ở Jetstar còn book hotel thì trên Agoda. Nói chung khi con còn nhỏ thì khâu này là dễ gặp rủi ro nhất vì book vé thì thường phải mua trước ít nhất cũng phải 1-2 tháng, có khi cả nửa năm, mà chuyện con sốt bệnh có thể đến vô cùng bất ngờ. Kinh nghiệm của mình về vấn đề này là ko có kinh nghiệm gì hết ngoại trừ việc sau khi book xong thì ngày nào cũng khấn vái ông bà thương đến hôm đi chơi ông con ko dở chứng :”> Nên nhớ việc book vé cũng phải đồng thời với việc xin nghỉ phép ở cty nữa nhé.

Đến khâu chuẩn bị đồ đạc. Mình thì làm hẵn 1 file excel, trong 1 tuần, nghĩ ra thứ gì là mở ra điền vô ngay sợ quên. Chủ yếu là bỉm, sữa, thức ăn và thuốc cho con. Mình chỉ tập trung nói về khâu thức ăn thôi vì có lẽ đây là cái mọi người quan tâm nhiều nhất. Thức ăn thì mình chuẩn bị như sau:

- Sữa: nếu bé vẫn bú sữa bột thì làm phép tính rồi mang theo lượng sữa bột cần dùng. Poc thì đã chuyển hẵn sang sữa tươi nên rất vất vả hơn trong việc mang gần chục lít sữa sang. Ở đâu cũng có bán sữa tươi hết nhưng mình sợ đổi sữa đột ngột, con bị rối loạn tiêu hóa thì thôi rồi nên phải cố. Nên mang theo nhiều hơn số lượng mình tính 1 chút, đề phòng bé chơi vận động nhiều mệt bú nhiều hơn ở nhà.

- Thức ăn: Cháo ăn liền Vifon loại có gói thịt bên trong, trút hạt cháo khô ra 1 lon sạch, bỏ hết gói nêm, giữ lại gói thịt mang theo. Bột lạt Gerber yến mạch. Chà bông. Ruốc cá hồi. Gói gia vị nêm, rắc cơm của Nhật. Để đỡ lích kích, mình dùng ly Avent via cup để chứa cháo/bột khô, chia làm 3 cữ 3 ly, đến giờ ăn, chỉ cần cho nước sôi vào khuấy đều lên là cho ăn luôn. Ăn xong thì mình lấy nắp đậy lại luôn, xong tối mang về hotel rửa. Để thay đổi vị, 1 ly chỉ toàn cháo sấy, 1 ly toàn bột Gerber, 1 ly thì trộn 2 loại lại với nhau (tinh bột). Xong cho 3 vị rắc cơm khác nhau vào 3 ly (rong biển, rau). Đạm thì sẽ thay đổi gói thịt, hoặc chà bông hoặc ruốc cá hồi. Lưu ý là ruốc cá hồi phải bảo quản mát chứ ko thì sẽ dễ thiu. Chuẩn bị là chuẩn bị vậy thôi chứ khi đến quán ăn, nếu có cháo thì gọi cho Poc, ko thì đạm rau sẽ được bổ sung bằng thức ăn tươi có trong khẩu phần của người lớn. Nói chung, đi du lịch, đừng quá quan tâm đến việc ăn uống dinh dưỡng như ở nhà. Con chỉ có vài ngày vui chơi khám phá, còn cả đống ngày ở nhà để bồi bổ mà. Poc thì chơi mệt nên bú mỗi ngày 1 lít sữa, nhiều hơn cả ở nhà. Ăn thì vẫn ngày 3 cữ, dù ít hơn ở nhà nhưng chỉ thế thôi là mình đã cực kỳ mãn nguyện trong chuyến đi này rồi.

- Bánh ăn chơi: cái này thì cực kỳ quan trọng và ko thể thiếu. Mình mua bánh Gerber trái cây, bánh Yogourt khô và bánh quy. Trộn đều 3 loại, mỗi ngày mang theo 1 ít. Cứ lúc nào con đói hoặc quấy mà đang lu bu hoặc chưa đến nơi ăn kịp, hoặc mè nheo bỏ bữa luôn thì mang ra cho con ăn tạm.

Vài lưu ý chung:
- Nên có dây dắt bé để vừa cho bé đi bộ vận động khám phá, vừa kiểm soát và giúp bé lấy thăng bằng khi sắp té.
- Nên chuẩn bị xe đẩy du lịch loại có thể ngã ra được cho bé ngủ, mấy loại 1 tư thế khá bất tiện khi đi du lịch bụi như vầy. Xe loại ngã ra được thấp nhất cũng 5-7 kg, lưu ý là sẽ bị tính vô hành lý gửi.
- Nên chuẩn bị ít nhất 2 đôi giày cho bé, mang theo mỗi ngày.
- Do có con nhỏ nên thường sẽ được mang 1 ít sữa lên máy bay, tranh thủ 1 bình nước nữa nếu đi Jetstar nhé :”>
- Mỗi sáng cho Poc mặc luôn bỉm thay cho bô, xi cho con. Đi 6 hôm, Poc ị 4 lần đều vào sáng sớm hoặc chiều tối khi về đến hotel, may ghê gớm nhỉ
- Mang theo quạt tay hoặc quạt mút mềm, con nóng thì có ngay mà dùng.
- Chép 1 ít nhạc tủ của con vô di động, sang đó mở ra cho con dễ ngủ.
- Nhớ mang theo dụng cụ rửa bình sữa.
- Nhớ check xem hotel có ấm điện nấu nước ko hãy book vì rất cần để trụng bình sữa + pha thức ăn cho con tại hotel.




Kinh nghiệm cho bé đi du lịch nước ngoài
Kinh nghiệm du lịch Phuket
Kinh nghiệm du lịch Cần Giờ
Kinh nghiệm du lịch bụi Phuket Thái Lan
Kinh nghiệm du lịch Campuchia
Kinh nghiệm du lịch Mũi Né 2013 để có kì nghỉ vui .



(st)