Kinh nghiệm đi làm thêm của sinh viên

Kinh nghiệm đi làm thêm của sinh viên: Đó là những cái “được” rất dễ nhận ra của việc sinh viên đi làm thêm, nhưng còn những cái “mất” thì sao?


Những lợi ích của việc đi làm thêm
Đối với các bạn sinh viên hiện nay thì việc đi làm part-time đã không còn là một điều lạ lẫm. Bởi đa số các trường đại học đều đào tạo theo hình thức tín chỉ, thì các bạn sinh viên hoàn toàn có thể chủ động trong việc sắp xếp thời khóa biểu của mình một cách hợp lí mà vẫn dành ra được thời gian để đi làm thêm.
Oanh (Học viện báo chí và tuyên truyền) hào hứng nói: "Đối với dân báo chí tương lai như chúng tớ thì ngoài việc học tập ra, đa số đều chọn giải pháp làm cộng tác viên cho các báo mạng, báo in, tạp chí hoặc làm biên tập cho một số website. Bởi lẽ các công việc như vậy giúp ích rất nhiều cho nghề nghiệp sau này. Hơn nữa hàng tháng cũng có thêm một thu nhập không nhỏ trang trải cho cuộc sống sinh viên.”
 


 
Cô bạn cũng bật mí thêm: "Hiện giờ tớ cũng đang là một phóng viên một trang báo in dành cho giới trẻ khá nổi tiếng, thế nên tiền sinh hoạt hàng tháng tớ rất ít khi phải xin thêm bố mẹ”.
Còn Hương (sinh viên năm 3 Viện đại học mở) cho biết: ”Tớ là nhân viên phục vụ tại một nhà hàng Pháp ở khu vực phố cổ cũng được hơn một năm rồi. Việc phải tiếp xúc thường xuyên với khách nước ngoài đã rèn luyện cho tớ những kỹ năng quan trọng trong việc phát âm, giao tiếp bằng tiếng Anh. Vì thế nên điểm thi vấn đáp môn tiếng Anh của tớ được cải thiện lên trông thấy..

Ngoài ra sự chuyên nghiệp trong cách làm việc và quản lý ở nhà hàng đã tích lũy cho tớ được rất nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho chuyên ngành quản trị du lịch khách sạn tớ đang theo học.”


Hương đứng ngoài cùng phía bên phải chụp tại nhà hàng nơi bạn ấy làm thêm.


Mang lại rất nhiều lợi ích 


Nhất là trong thời buổi “bão giá leo thang” hiện nay, thì thu nhập do đi làm part-time đem lại sẽ giúp các bạn trang trải được một phần chi phí trong sinh hoạt hàng ngày.
Hơn nữa, khi đã học đại học, thì thời gian rảnh rỗi sẽ nhiều hơn, đi làm thêm tức là chúng mình đã tận dụng được một khoảng thời gian “chết” không nhỏ.
Không chỉ có thế, nó còn góp phần hoàn thiện rất nhiều những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như sự tự lập, sự nhanh nhẹn, nhạy bén, thích ứng được với nhiều môi trường làm việc.
Và quan trọng nhất, nó còn dạy cho các bạn sinh viên những kiến thức mà không phải trường đại học nào cũng đem lại được, đó là kinh nghiệm chuyên ngành thực tế và quan trọng hơn là còn hiểu được giá trị của một đồng tiền.
Đó là những cái “được” rất dễ nhận ra của việc sinh viên đi làm part-time, nhưng còn những cái “mất” thì sao?

Được đi làm thêm hay không?

Câu trả lời của đa số các bậc phụ huynh sẽ là :"Không!". Vì sao? Vì :"Các con đang tuổi ăn học, được bố mẹ lo lắng đầy đủ, tại sao phải đi làm thêm?" (Bác Hạnh, nội trợ), "Có bố mẹ nào lại muốn con mình còn nhỏ mà phải đi kiếm tiền chứ? Hơn nữa đi làm sẽ ảnh hưởng tới việc học" (Cô Nga, giáo viên)... Đấy! Các bậc phụ huynh cũng có nhiều nhiều nhiều lí do chính đáng không cho phép teen đi làm thêm! Vậy teen phải thuyết phục như thế nào đây? 

Công việc ở tiệm trà sữa.
"Để được đi làm tớ đã phải thuyết phục bố mẹ rất nhiều, hứa sẽ không làm ảnh hưởng đến việc học tập, đưa ra những lợi ích của việc đi làm, dẫn bố mẹ tới nơi làm việc xem có an toàn không, cũng may bố mẹ tớ tâm lý nên giờ ok rồi!" (Ngân, 17t, làm việc ở một tiệm trà sữa), "Ban đầu tớ phải giấu bố mẹ việc đi làm thêm, một thời gian sau bố mẹ cũng biết nhưng không cấm nữa vì thấy việc học của tớ vẫn tốt và tớ đã tự lập hơn, cư xử người lớn hơn!" (Hoàng,16t, bán mũ bảo hiểm)
Teen chúng mình luôn mong bố mẹ tâm lý hơn một chút, biết được việc đi làm thêm sớm sẽ có nhiều lợi ích chứ không hoàn toàn sai. Thay vì càng cấm teen càng muốn làm, thì tại sao bố mẹ không ủng hộ và hướng dẫn con chọn công việc phù hợp và an toàn nhất? 


 
Tìm được một công việc part-time phù hợp, khó hay dễ?




Làm nhân viên bán mĩ phẩm.

Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự may mắn của bạn! Sau khi đã có quyết định đi làm thêm, các teen bắt đầu lên kế hoạch tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng của mình, mức lương hợp lí, tiện đi lại, và quan trọng nhất là giờ làm không trùng với giờ học. 
Các bạn có thể tìm kiếm việc làm trên báo, các trang web, hoặc hỏi trực tiếp những nơi có treo thông báo tuyển nhân viên. Bạn nào khá may mắn có thể tìm được việc thông qua những người thân quen. Sẽ rất khó xin việc cho các teen bởi rất ít nơi tuyển nhân viên là đối tượng học sinh, dưới 18 tuổi. 
Các bạn nhớ hỏi kĩ yêu cầu tuổi tác của nơi làm việc nhé! Điều kiện tuổi tác là đầu tiên, sau đó chú ý tới thời gian làm việc (full time, part time, bao nhiêu giờ một ca,...). Có công việc rất phù hợp với khả năng của teen, lương rất ổn, nhưng lại trùng vào giờ học, tiếc hùi hụi! Có việc part-time vào thời gian hợp lí, nhưng lương không cao và địa điểm lại không tiện đi lại,... Haiz, khó quá nhỉ!?
 

Những công việc part-time nào teen có thể làm được?
Đây là một số gợi ý hay teen có thể tham khảo lựa chọn nha! Nhất là trong hè sắp tới này đó!
- Nhân viên bán hàng lưu niệm, shop thời trang, phục vụ quán cafe, đồ ăn nhanh,... Trả lương theo ca hoặc theo tháng. Mức lương từ 100k -> 200k/ca, 1tr5 -> 3tr/ tháng.
- Phát tờ rơi (hơi cực cho các bạn nữ, phải ra nắng nhìu nè!). Trả lương theo ca, nhưng không cao lắm. 
- Làm PB, PG, người mẫu ảnh teen (dành cho teen có ngoại hình khá một chút nha!). Lương cũng cao lắm nha, từ 200k-> 800k/ca (hoặc ngày) đó! 
- Làm cộng tác viên quảng cáo cho các hãng mỹ phẩm (cái này thì khỏi sợ bị bắt buộc về thời gian nhá!). Teen hưởng lương theo phần trăm hoa hồng mỗi sản phẩm bán được, 20% -> 40%.
- Cộng tác vỉên cho báo nè! 
- Làm mẫu cho các học viên trang điểm + làm tóc (teen girls only nhá, hehe). Mức lương có thể dao động từ 30k ~> 100k/ca (1 -> 3 tiếng) tùy nơi.
- Bạn nào khéo tay có thể làm đồ handmade bán nhé!
 

Hãy cảnh giác với các chiêu lừa đảo!


Phương Anh với công việc part time tại cửa hàng quà lưu niệm.


 
Gần đây có nhiều thông tin về các chiêu lừa đảo “việc làm thêm” với các mánh khóe mà teen rất dễ bị mắc lừa. Các bạn có thể đọc được trên báo, trên mạng rất nhiều mẩu tin tuyển dụng khá hấp dẫn: công việc dễ làm, part-time, phù hợp với học sinh, lương cao như gấp dán phong bì, nhặt bóng tennis, giao thư v.v…Hãy cẩn thận! Đã có rất nhiều người mắc bẫy. 
Khi đến công ty, văn phòng đó xin việc, họ được yêu cầu phải đóng các khoản tiền khoảng vài trăm ngàn gọi là “lệ phí”, tiền dụng cụ, tiền đồng phục, thẻ nhân viên, v.v… sau đó, khi đi làm, bạn sẽ bị công ty dùng đủ chiêu thức để làm khó bạn, buộc bạn phải nản chí mà bỏ việc, không nhận được lương mà mất oan một số tiền! (Teen có thể search thêm thông tin trên Google: “lừa đảo việc làm”)

Tốt nhất khi đi xin việc làm, các bạn nên rủ thêm nhiều bạn bè, cả nam lẫn nữ cùng đi, để tránh xảy ra chuyện không hay nhé!
Trước khi bắt đầu công việc, bạn nên hỏi kỹ về lương, giờ làm việc và những công việc phải làm một cách cẩn thận đó!
Những khó khăn và những bài học đầu đời

“Mới đầu đi làm, chưa quen việc nên mình bị chủ nhắc nhở nhìu, cũng thấy tủi thân lắm, nhưng giờ thì ổn rồi!”Phương Anh (16t, làm part-time tại cửa hàng lưu niệm). “Mình cũng trở nên bận bịu hơn, đi làm ca 3 tiếng vào buổi sáng, chiều đi học, tối học thêm hay ở nhà học bài, ít có thời gian đi chơi hơn, nhưng mình nghĩ như thế này cũng ổn!”
Còn Ngân (17t, làm việc tại tiệm trà sữa) chia sẻ: “Nhiều lúc khách đông, không kịp phục vụ, bị khách “khiếu nại” miết. Mới đầu có lần luống cuống, làm bể đồ, phải làm lại và phải đền nữa, hix hix, giờ thì có kinh nghiệm rồi!”,…

Nhưng chính những khó khăn đó mà teen trưởng thành, chững chạc và tự lập hơn rất nhiều! Hơn nữa, cầm những đồng lương do chính mình làm ra, teen sẽ biết quý trọng đồng tiền mà biết tiết kiệm cũng như trân trọng công sức của bố mẹ hơn! Chúc các bạn có thể tìm được một công việc phù hợp cho
 

(St)

Những công việc làm thêm kiếm ra tiền cho chị em phụ nữ
Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm
Cách ứng xử ngày đầu tiên đi làm được lòng đồng nghiệp
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc lần đầu cực hữu ích