Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Vienna là thủ đô của nước Cộng hòa Áo. Hiện nay, đây là thành phố lớn nhất nước Áo, cũng là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của đất nước này. Thành phố lịch sử này đã được tổ chức UNESCO phong tặng danh hiệu Di sản thế giới. Để chuyến đi được vui và thuận lời mời bạn tham khảo Kinh nghiệm du lịch Vienna dưới đây
Wien
Đến
Xe buýt: Vienna hiện không có trạm xe buýt trung tâm và xe buýt nội địa Bundesbuses đến và khởi hành từ nhiều địa điểm khác nhau, phụ thuộc vào nơi đến. Nhiều đường phía Nam đến từ Südtiroler Platz. Dịch vụ Eurolines Bratislava có trạm dừng ở đây.
Xe ô tô và xe máy: Tất cả các công ty cho thuê xe tên tuổi đều có đại diện ở Vienna.
Avis (587 6241; www.avis.at; 10, Laaer-Berg-Strasse 43; 7am-6pm Mon-Fri, 8am-2pm Sat, 8am-1pm Sun)
Denzeldrive (0501 054190; www.denzeldrive.at; 15, Europlatz (Westbahnhof); 8am-5pm Mon-Fri, 8am-1pm Sat).
Europcar (714 67 17; www.europcar.at; 01, Schubertring 9; 7.30am-6pm Mon-Fri, 8am-1pm Sat, 8am-noon Sun)
Hertz (512 86 77; www.hertz.at; 01, Kärntner Ring 17; 7.30am-6pm Mon-Fri, 9am-4pm Sat & Sun)
LaudaMotion (0900 240 120; www.laudamotion.com; 15, Europlatz; 9am-6pm Mon-Fri, 9am-noon Sat, 4-6pm Sun)
Xe lửa: Vienna có hệ thống đường sắt hiện đại kết nối với châu Âu và toàn bộ nước Áo. Không phải tất cả các địa điểm đều có dịch vụ tại một trạm xe lửa, và lịch hoạt động. Những trạm xe lửa còn lại trừ Meidling có tủ khóa, chỗ thu đổi ngoại tệ, ngân hàng và nơi ăn uống, mua sản phẩm phục vụ cho hành trình của bạn.
Xe lửa đến phía Tây và phía Bắc khởi hành từ Westbahnhof. Xe lửa hàng giờ có chuyến đến Salzburg, và 4 chuyến đến Munich. Bảy ngày có chuyến xe lửa thẳng đến Zurich, những chuyến xe lửa thường xuyên đi thẳng đến Frankfurt, xe lửa một đêm đến Berlin.
MAK design Shop
Hàng không: Vienna là trung tâm chính của các sân bay quốc tế. Có những chuyến bay thường xuyên đến Graz, Klagenfurt, Salzburg và Linz với Austrian Airlines từ Vienna, Innsbruck ở Tyrol là một nơi thường sử dụng hàng không nhanh hơn xe lửa. Đặt vé sớm sẽ có chuyến bay giá rẻ.
Đi lại xung quanh
Giao thông công cộng
Vienna là một trong những thành phố có hệ thống giao thông công cộng tiên tiến nhất châu Âu. Có thẻ sử dụng cho cả xe lửa, xe điện, xe buýt và hệ thống xe điện ngầm U-Bahn và xe lửa địa phương S-Bahn. Phục vụ thường xuyên, hiếm khi phải đợi quá 10 phút.
Các phương tiện giao thông công cộng bắt đầu hoạt động từ 5 – 6 giờ sáng. Xe buýt và xe điện ngừng hoạt động vào 11 – 12 giờ đêm. Có hệ thống xe buýt chạy trong thành phố từ 12.30 sáng đến 5 giờ sáng. Schwedenplatz, Schottentor và Oper là điểm khởi đầu của nhiều dịch vụ.
Bản đồ vận chuyển được đăng tải ở tất cả các trạm U-Bahn và nhiều xe trạm dừng xe buýt và xe điện. Bản đồ miễn phí và sách thông tin đều có tại Wiener Linien, nằm ở trạm U-Bahn thứ 9. Các văn phòng thông tin Karlsplatz, Stephansplatz và Westbahnhof mở cửa từ 6h30 sáng đến 6h30 chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8g30 sáng đến 4h chiều thứ Bảy và Chủ Nhật. Erdberg, Floridsdorf, Landstrasse, Philadelphiabrücke, Praterstern và Schottentor đóng cửa vào cuối tuần.
Xe đạp: Với hệ thống đường dành cho xe đạp hơn 700km, Vienna là một thành phố thích hợp đi xe đạp trong những ngày nắng ấm. Xe đạp có thể thuê từ Pedal Power hay Vienna City Bike. Có thể sử dụng thẻ thanh toán MasterCard hay Visa nhưng tốt nhất nên mua thẻ xe đạp trong thành phố
ĐI những đâu
Bảo tàng Kunsthistorisches (Bảo tàng Mỹ thuật): Một trong những bảo tàng mỹ thuật lớn nhất thế giới, như Louvre, những người thật sự đam mê mỹ thuật đều mong muốn được đến đây tham quan. Ở đây có triển lãm bộ sưu tập nghệ thuật đẳng cấp quốc tế của Habsburgs, như Raphael, Titian, Caravaggio, Bosch, và Brueghel. Trong bảo tàng này có cả khu bán thức ăn và quán cà phê. Bảo tàng còn có cả bộ sưu tập cổ điển của nghệ thuật Ai Cập, Hy Lạp và Roman. Bộ sưu tập tiền đồng và huy chương cũng đáng để thưởng lãm.
Schatzkammer (Bảo vật Hoàng gia) – Nằm ở Neue Hofburg, Schatzkammer là nơi nhất định phải đến tham quan tại Vienna. Nơi đây chứa bộ sưu tập đá quý, vương miện và các món đồ quý giá khác của Habsburgs. Tại đây có 20 phòng chứa bảo vật vô giá, thể hiện rõ uy quyền và sự giàu sang trong thời kỳ Habsburgs.
Neue Hofburg (Tân Hoàng cung) – là khu vực mới và rộng nhất của Hoàng cung. Nơi đây có Bảo tàng Dân tộc học và ba chi nhánh của Bảo tàng Mỹ thuật. Bảo tàng Ephesus chứa mỹ thuật cổ điển từ Asia Minor. Bộ sưu tập các nhạc cụ âm nhạc và đá quý trong Tân Hoàng cung tuyệt đẹp và là bộ sưu tập lớn thứ hai trên thế giới.
Belvedere, Prinz Eugen-Straße 27 – Mở cửa hàng ngày từ 10h sáng đến 6h chiều. Đây là cung điện mùa hè của Hoàng tử Eugene của Savoy, Belvedere nằm bên ngoài tường thành của thành phố này. Hoàng cung này có hai phần, phần trên cao và dưới thấp sau này trở thành Nhà triển lãm cố định của nước Áo. Oberes Belvedere trên cao chứa nghệ thuật Áo và quốc tế đương đại từ hai thập kỷ qua. Nghệ thuật Vienna từ đầu thế kỷ 20 cũng được giới thiệu trong bộ sưu tập “Vienna trong khoảng 1900 và Nghệ thuật Cổ điển Hiện đại”.
Bảo tàng đồ nội thất Vienna – Bộ sưu tập đồ nội thất Hoàng gia. Bảo tàng chứa bộ sưu tập nội thất lớn nhất thế giới. Triển lãm tất cả đồ nội thất của những Hoàng đế nước Áo kể từ Charles VI, nội thất bởi Thonet Brothers, Jugendstil và Phong trào đổi mới của người Vienna.
MAK– Bảo tàng nghệ thuật đương đại Áo và Mỹ thuật ứng dụng. Vào cửa miễn phí ngày thứ Bảy, đóng cửa ngày thứ Hai. Bảo tàng có MAK Design Shop và bộ sưu tập của sinh viên. Triển lãm bao gồm nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc đương đại.
Hundertwasserhaus – là quần thể khu căn hộ rất thú vị nằm ở phía Đông trạm Wien Mitte U-Bahn khoảng 5-10 phút.
Museumsquartier (Khu phố bảo tàng) – Là một khu phố văn hóa mới của Vienna kể từ năm 2001. Dù có nhiều bảo tàng và viện văn hóa nằm ở đây, nhưng nơi đây không chỉ là nơi dành cho nghệ thuật. Ở đây còn là khu đô thị và nhiều người thích đến đây dùng cà phê hay chơi trò bóng gỗ trên những thảm cỏ dài. Bảo tàng Leopold và MUMOK nằm ở đây.
Tân Hoàng cung
Bảo tàng Bệnh lý và giải phẫu Quốc gia – Mở cửa ngày thứ Tư từ 3h chiều đến 6h chiều và thứ Năm từ 8h sáng đến 11h sáng. Bạn sẽ tìm thấy các công vụ bảo quản tràn dịch não, khuôn sáp dành cho người bị bỏng, các thiết bị y học cổ….
Bảo tàng Khoa học – Đây là bảo tàng được tôn tạo lại gần Lâu đài Schoenbrunn triển lãm máy móc, thiết bị giao thông, điện tử…Bảo tàng rất lớn, phải mất ít nhất 2 giờ để đi xung quanh.
Bảo tàng Lịch sử tự nhiên: Là một bản sao của bảo tàng Kunsthistorisches, triển lãm nhiều loại khoáng chất, đá hóa thạch, xương động vật….
Bảo tàng Âm nhạc - Haus der Musik. Bảo tàng mới tu sửa này là một nơi đặc biệt, bao gồm lịch sử của Vienne Philharmonic Orchestra, lịch sử của thành phố âm nhạc Vienna với các tên tuổi lớn như Mozart, Haydn, Beethoven, Mahler, Schubert…
Albertina – từng là một lâu đài, ngày nay được biết đến như một không gian triển lãm lớn nhất ở Vienna, với chủ đề chính là nghệ thuật hiện đại truyền thống.
Bảo tàng Liechtenstein – Bộ sưu tập cá nhân của Hoàng tử Liechtenstein, triển lãm tại nơi từng là dinh thự của ông ở Vienna. Bảo tàng chứa bộ sưu tập tranh vẽ Baroque và một phần Rubens.
Gemäldegalerie (Phòng tranh của Học viện Mỹ thuật) – Một phòng tranh trực thuộc Học viện Mỹ thuật, nơi đây Hitler đã đăng ký vào trước khi quyết định chuyển sang chính trị.
Bảo tàng Freud – Bảo tàng nhỏ này là nơi Freud thực tập phân tích tâm lý hầu như cả cuộc đời. Tuy nhiên, bộ sưu tập giới hạn đa số các tài liệu về nhiều thứ liên quan đến cuộc sống của Freud.
Kiến trúc Catholic ở Vienna |
Bảo tàng Vienna– Bảo tàng lịch sự của Vienna, chia nhiều chia nhánh, chi nhánh chính ở Karlsplatz.
Bảo tàng Lịch sử Quân đội – Một bảo tàng lớn nằm gần trạm xe điện phía Nam, trưng bày vũ khí và bản đồ quân sự từ nhiều thời kỳ khác nhau.
Bảo tàng Do thái – Một bảo tàng tư liệu về cuộc sống của người Do Thái ở Áo, trong đó có Zweig, Freud, Herzl, Mahler, và Schoenberg. Nằm trong Bảo tàng là một giáo đường Do Thái nằm dưới lòng đất tại Judenplatz và Stadttempel, giáo đường Do Thái lịch sử duy nhất còn lại ở Vienna sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Bảo tàng Phim ảnh - Ở đây còn là rạp chiếu phim chuyên chiếu các phim đặc biệt.
Nhà của Mozart - Domgasse 5 – Nằm ở phía Đông Thánh đường, mở cửa hàng ngày từ 10h sáng đến 7h tối. Đây là nơi ở của nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất nước Áo, Wolfgang Amadeus Mozart và cũng là chi nhánh của Bảo tàng Vienna.
Schloss Schönbrunn |
Schloss Schönbrunn – Được tặng danh hiệu Di Sản thế giới của UNESCO năm 1996, cách trung tâm thành phố không xa. Tại đây còn có hoa viên, sở thú cổ nhất thế giới do chồng của Maria Theresa xây dựng năm 1752. Cung điện này còn là nơi họp mặt của John F. Kennedy và Nikita Khruschchev trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. The Palace Park có nhiều điểm tham quan như Hoa viên Privy, một mê cung rất đẹp.
Lâu đài Hofburg – Là một quần thể lâu đài rộng lớn với các tòa nhà có từ hàng trăm năm và là nơi ở của các Hoàng đế Hofburg cho đến năm 1918. Nơi đây lúc đầu là một tòa lâu đài Trung cổ, được tái trang trí và thiết kế theo lệnh của Habsburgs. Palace Stables và Amalia’s Wing được xây dựng vào thế kỷ 16, Imperial Chancery Wing, Court Library, và Spanish Riding School xây dựng vào thế kỷ 18.
Karlskirche, Kreuzherrengasse 2 – Thánh đường Baroque lớn nhất phía Bắc dãy Alps, do kiến trúc sư nổi tiếng Bernhard Fischer von Erlach thiết kế.
Kapuzinerkirche, 1010 Wien, Tegetthoffstraße 2. Nổi tiếng là lăng mộ của dòng họ hoàng gia Habsburg.
Jesuitenkirche, 1010 Wien Dr-Ignaz-Seipel-Platz 1 – Là một trong những nơi có nội thất Baroque tinh vi nhất châu Âu.
Nhà thờ Augustinian Friars. Đối diện với tượng điêu khắc ở trung tâm quảng trường, lối vào nhỏ và dễ dàng không nhận biết, bằng bên tường phía tay trái của quảng trường.
Schatzkammer |
Stephansdom – Thánh đường thánh Stephen. Là một thánh đường theo phong cách nghệ thuật chắp vá, nhưng nổi bật nhất là Gothic. Không còn cấu trúc nào từ phiên bản gốc còn giữ lại được – Cả hai khu cũ nhất là Giant Gate (Riesentor) từ thế kỷ 13 và Tháp Heathens (Heidentürme), theo kiểu kiến trúc Roman. Nơi đây còn là nơi treo chiếc chuông lớn nhất Pummerin.
Votivkirche, 1090 Wien, Rooseveltplatz 8 – Một trong những địa danh kiến trúc và tôn giáo Neo-Gothic quan trọng nhất thế giới, xây dựng giữa năm 1856 và 1879.
Nhà thờ Wotruba – Một nhà thờ lập thể xinh đẹp nằm trên đỉnh đồi nhìn xuống khu rừng.
Kirche am Steinhof – Một nhà thờ đặc biệt xây dựng bởi kiến trúc sư bậc thầy của Vienna là Otto Wagner. Nó nằm trong bệnh viện tâm thần trên ngọn đồi gần khu rừng nhìn xuống Vienna. Rất đẹp
Mua sắm giá cả
Tiền tệ
Ngân hàng và các văn phòng thu đổi ngoại tệ nằm xung quanh thành phố, nhưng nên so sánh tỷ giá trước đi đổi tiền. Khắp nơi đều có ATMs, trong đó có cả trạm xe lửa và sân bay, nhưng ban đêm thì đóng cửa.
Mua sắm
Hundertwasserhaus |
Chợ trời Naschmarkt, mở cửa mỗi thứ Bảy hàng tuần từ 6h sáng đến 4h chiều. Nơi đây bán tất cả các mặt hàng mà bạn cần từ hàng điện tử đến những món đồ gia dụng nhỏ.
Mariahilfer Straße – Đại lộ mua sắm lớn nhất ở Vienna, có nhiều loại cửa hàng, có nhiều cửa hàng bán các nhãn hiệu quốc tế.
Kohlmarkt – Con đường nhỏ kết nối giữa Graben và Michaelerplatz với đa số là các cửa hàng cao cấp.
Dorotheum – Nơi đấu giá chính ở Áo, triển lãm tất cả các loại đồ nội thất, nghệ thuật, trang sức…
Cần biết khi du lịch Vienna
Phần lớn du khách đến Vienna (Áo) vào tháng 12, vì đây là thời điểm đẹp nhất trong năm của thủ đô âm nhạc này. Mùa đông phong cảnh tuyệt đẹp nhưng có nhiều tuyết rơi, do vậy du khách nên mặc quần áo ấm.
Hệ thống giao thông ở Vienna rất thuận lợi. Du khách có thể đón tàu điện ngầm ở bất cứ đâu để đến những điểm tham quan chỉ mất vài phút. Trẻ em dưới 14 tuổi khi đi xe buýt, tàu điện ngầm, taxi vào những ngày lễ, nghỉ hè và chủ nhật, sẽ được miễn phí, nhưng nhớ mang theo giấy tờ chứng minh. Bạn cũng có thể thuê xe đạp dạo quanh thành phố. Với chiếc xe đạp, bạn có thể vừa di chuyển dễ dàng vừa ngắm được phong cảnh. Vienna có rất nhiều điểm cho thuê xe đạp, nếu bạn chỉ dùng xe đạp trong vòng 1 tiếng đồng hồ thì không phải trả tiền.
Vienna có rất nhiều máy rút tiền ATM nhanh chóng, tiện lợi. Mỗi dãy phố ở Vienna đều có máy ATM. Bạn chỉ nên đổi tiền ở ngân hàng, đừng đổi tiền ở sân bay, trạm xe lửa hoặc các chỗ đổi tiền trong thành phố vì tỷ giá rất thấp. Đồng euro được sử dụng phổ biến ở Vienna.
Ở Vienna có rất nhiều cửa hàng bán quà lưu niệm. Bạn có thể mang về nhà rất nhiều thứ từ Vienna như rượu, cà phê, gốm sứ, vật trang hoàng nhà cửa... Nổi tiếng nhất ở Vienna là chợ Christmas với rất nhiều hàng hóa bán hạ giá. Tại đây, bạn sẽ được thưởng thức thứ rượu cay, nóng rất đặc trưng của Vienna.
Một số điều cần ghi nhớ khi đặt chân đến Vienna: Dao không dùng để cắt loại bánh có nhân. Thay vào đó, bạn hãy dùng nĩa. Khi được người dân bản xứ mời đi ăn, bạn đừng nhắc tới công việc trừ khi chính chủ nhà gợi chuyện. Một nguyên tắc chung ở Vienna nói riêng và Áo nói chung là ai mời thì người đó trả tiền.
Du lịch Vienna tiết kiệm
Cũng như những thành phố Châu Âu khác, Vienna tuy xinh đẹp nhưng lại vô cùng đắt đỏ. Là quê hương của những thiên tài âm nhạc như Mozart, Beethoven và dòng họ Strauss nổi tiếng, Vienna là điêm đến lý tưởng cho những tâm hồn yêu nghệ thuật và sáng tạo. Bạn sẽ không phải mất cả gia tài để đến đây đâu nhé, chỉ cần biết một vài mẹo nhỏ thôi.
Chuẩn bị đi
Nếu bạn muốn biết một chút về thành phố trong lần đầu tiên tến, hãy chọn tour đi bộ miễn phí. Bạn chỉ phải trả một ít tiền cho hướng dẫn viên mà vừa được dạo quanh thành phố, vừa có thể làm quen với những người đi cùng chuyến đi nữa.
Văn phòng du lịch Vienna nằm ở Am Albertinaplatz 1, và mở cửa xuyên suốt trong tuần. Ở đây có khá nhiều sổ tay du lịch về nhiều địa điểm khác nhau, chọn cho mình một vài quyển nhé. Bạn cũng có thể hỏi nhân viên ở đây về các sự kiện đang được tổ chức trong thành phố.
Nếu bạn là sinh viên, hãy làm sẵn thẻ sinh viên quốc tế (ISIC) trước khi đi nhé, bạn có thể tiết kiệm được đến phân nửa tiền ở một số điểm du lịch đấy.
Các buổi hòa nhạc
Bạn nên đến xem một buổi nhạc kịch nếu có dịp đến Vienna, cho dù có được ngồi ở hàng ghế tốt hay không. Ở Staatsoper có bán cả vé đứng, nhưng bạn phải đến sớm 90 phút và xếp hàng mua vé, đôi khi bạn còn không mua được. Nhưng ghế thông thường có thể tiêu tốn của bạn mất €10 đến €30, trong khi bạn chỉ mất có €3.50 nếu đứng xem cả buổi biểu diễn. Hãy chọn một chỗ trên “Parterre” (tầng) nếu có thể nhé.
Vienna nổi tiếng với món bánh Sacher-Torte, một loại bánh sô-cô-la gồm nhiều lớp được làm từ ruột bánh mì. Giữa các lớp bánh là mứt mơ, đôi khi còn có hạt nhục đậu khấu, việt quất hoặc hạnh nhân. Café Sacher là nơi duy nhất trong thành phố làm món bánh này đúng theo công thức truyền thống, cà phê của quán cũng đặc biệt ngon. Tuy nhiên giá ở đây không rẻ, bạn mất khoảng €6 cho một phần bánh, hơi đắt nhưng rất đáng tiền.
Được đặt chân đến Châu Âu một lần là mơ ước của bất cứ ai. Trong tiết trời se lạnh của mùa đông nước Áo, một tách cà phê nóng và món bánh sô-cô-la vị ngọt nhẹ thực sự là một trải nghiệm khó quên.
Có dịp đến thủ đô của nước Áo nhất định bạn phải đi uống cà phê. Quán cà phê ở Vienna là một trong những truyền thống văn hóa độc đáo hiếm thấy trên thế giới...
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhiều quán cà phê ở Vienna đã là nơi lui tới của giới văn nghệ sĩ và khoa học gia. Nhiều nhà văn đã sáng tác ngay trong quán cà phê, tạo nên dòng văn học mà ngày nay người ta gọi là "dòng văn học cà phê" và những nhà văn đó được gọi là "nhà văn quán cà phê".
Vienna nguyên thủy
Vào quán có thể gọi một ly "Kleiner Brauner", một ly nâu nhỏ, là loại cà phê đậm đặc tương tự như espresso có thêm kem sữa hoặc dùng thử một ly "Melange" pha nửa cà phê nửa sữa. Món uống "đặc sản" trong quán cà phê Vienna là "Einspänner", một ly cà phê đen lớn, có kem sữa và rắc đường mịn như bột ở phía trên.
Ly cà phê sẽ được mang ra trên một cái khay bằng bạc có thêm một ly nước lọc, trên đó có một cái thìa, người phục vụ không hề chào mời dùng thêm bánh ngọt nhưng anh ta sẽ có mặt khi bạn cần thêm một ly nước hoặc khi bạn vừa thốt lên một câu "Xin lỗi!" lịch sự.
Có thể ngồi hằng giờ trong một quán cà phê ở Vienna để đọc báo dưới ánh sáng vàng của những chiếc đèn treo trên trần, trong tiếng lách cách của bàn bida, tiếng rì rầm nho nhỏ của những người khách, tiếng kêu xì xì của những chiếc máy pha cà phê và trong mùi hương kín đáo của cà phê, thuốc lá và nước hoa.
Một quán cà phê Vienna nguyên thủy phải như vậy, nơi lui tới của những người "cần xã hội để cô đơn", nơi của những người "phải giết thời gian để đừng bị nó giết chết" như nhà văn, dịch giả Alfred Polgar (1873-1955) đã từng nói. Bàn về quán cà phê Central trong quận 1 của Vienna, ông cũng đã từng nói rằng đó là "một thế giới quan mà nội dung thầm kín nhất là không nhìn ra thế giới".
Tinh hoa Vienna
Thật ra thì người ta có thể nhìn được nhiều thứ trong quán Central đã được phục hồi. Gần như không một quán cà phê nào khác ở Vienna lại lộng lẫy hơn: trần vòm nhọn cao có bích họa trang trí, cột bằng đá hoa cương, đèn treo sang trọng, băng ghế được bọc vải hồng với nhiều đường nét trang trí, góc ngồi nhỏ với những cửa sổ để quan sát và ở cửa ra vào là bức tượng của nhà văn Peter Altenberg (1859-1919) - người khai địa chỉ của quán cà phê này làm địa chỉ cư ngụ chính thức - bằng giấy bồi.
Cuối thế kỷ 19, khoảng thời gian được gọi là fin de siècle, cà phê Central là nơi gặp gỡ của giới tinh hoa Vienna. Ở đây có đến 250 tờ báo bằng 22 thứ tiếng. Karl Kraus (1874-1936), một trong những nhà văn và nhà báo người Áo nổi tiếng nhất của thế kỷ 20, đã có ý tưởng cho nhiều tiểu luận sắc bén tại đây, nhà văn Franz Kafka (1883-1924) đã thảo luận về triết học cùng người bạn của ông là nhà văn Max Brod (1884-1968) và Leon Trotsky cũng là một người khách đánh cờ quen thuộc, nhưng dưới tên trong khai sinh của ông.
Tượng nhà văn Peter Altenberg trong cà phê Central
cà phê Central Ảnh: Corbis
Tất cả những cái đó đã qua lâu lắm rồi, giới văn sĩ thời nay đã chuyển sang quán cà phê Bräunerhof (số 2 Stallburggasse trong quận 1), nơi nhà văn Thomas Bernhard (1931-1989) đã là khách quen thuộc. Đến cà phê Central ngày nay chủ yếu là khách du lịch. Họ gọi to "à" và "ồ" rồi bấm máy ảnh số và chăm chú lật những quyển sách hướng dẫn du lịch thay vì đọc báo.
Số phận quán cà phê Griensteidl ở tại Michaelerplatz đối diện với cung điện hoàng đế cũng vậy. Đây là nơi nhà văn người Áo-Do Thái Theodor Herzl (1860-1904) phác thảo tác phẩm Nhà nước Do Thái nổi tiếng. "Cà phê hoang tưởng" là tên gọi châm biếm thời đó cho cái quán cà phê của nghệ sĩ này, nơi lui tới của Arthur Schnitzler (1862-1931) và Hugo von Hofmannsthal (1874-1929), những nhà văn đại diện cho Viennaer Moderne - phong trào văn học hiện đại Vienna, cũng như của các nhà soạn nhạc Hugo Wolf (1860-1903) và Arnold Schönberg (1874-1951).
Khi quán cà phê Griensteidl cổ xưa trong dinh Dietrichstei bị giật sập năm 1897, nhà văn Karl Kraus đã than vãn rằng: "Nền văn học của chúng ta đang đối mặt với một thời kỳ vô gia cư, dòng chỉ sản xuất thơ văn đã bị cắt đứt một cách tàn nhẫn". Nói rồi ông, cũng như nhiều người khác, "dọn nhà" sang quán Central. Bây giờ vào quán Griensteidl mới tái khai trương năm 1990, nhiều du khách đã bị bàn ghế trông có vẻ cũ kỹ đánh lừa. Quán cà phê Museum (số 6 Friedrichstraße thuộc quận 1) cũng vậy.
Khai trương năm 1899, quán này đã là nơi lui tới thường xuyên của các nhà văn Franz Werfel (1890-1945), Robert Musil (1880-1942), Hermann Broch (1886-1951), Georg Trakl (1887-1914) và Elias Canetti (1905-1994), của họa sĩ Gustav Klimt (1862-1918) và nhiều nghệ sĩ khác thuộc nhóm Ly khai Vienna, là nhóm đã tạo một phong cách riêng biệt của tân nghệ thuật. Quán được xây lại năm 1930, thời gian gần đây trang trí bên trong đã được phục hồi theo phiên bản nguyên thủy của kiến trúc sư Adolf Loos (1870-1933) nổi tiếng.
Chỉ có điều là thời nay đường nét đơn giản của kiến trúc sư Loos không còn mang tính cách mạng nhiều như ngày xưa nữa, thời mà Hoàng đế Franz Josef đã phải cho đóng ván che kín những cánh cửa sổ của cung điện nhìn xuống Michaelerplatz để không phải nhìn thấy một ngôi nhà do kiến trúc sư Loos xây. Những người khách quen của cà phê Museum thường hay nhớ đến trang bị nội thất mang tính viễn tưởng thời thập niên 1930 của nhà thiết kế và kiến trúc sư Josef Zotti (1882-1953), cả những chiếc ghế ngồi không thoải mái và người phục vụ bẳn tính đến mức đã trở thành huyền thoại nữa.
Chúng đã được mang vào viện bảo tàng năm 2003. Ít ra thì có thể tham quan bàn ghế trong Viện bảo tàng Hofmobilien và người phục vụ cáu gắt thì cũng có ở nhiều nơi khác.
Nhà Loss, ngôi nhà gây sốc ngay trong trung tâm Vienna. Hoàng đế Franz Joseph đã cho đóng ván che kín những cửa sổ của cung điện nhìn ra ngôi nhà này và từ đấy cho đến cuối đời không bao giờ
dùng lối vào cung điện ở Michaelerplatz nữa để không phải nhìn thấy "căn nhà kinh tởm" này.
Nhưng nguyên bản còn lại ở đâu? Người hoài cổ nên đến Diglas (số 10 đường Wollzeile quận 1), nơi còn có những món đồ ngọt tuyệt diệu nhất của Vienna. Trong cà phê Sperl (số 11 Gumpendorfer Straße thuộc quận 6), cũng đã là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ thuộc nhóm Ly khai Vienna, gần như tất cả đều như cũ, và việc cấm sử dụng điện thoại di động cũng mang lại sự yên tịnh dễ chịu. Thay vào đó người ta có thể lướt web không dây: truyền thống và hiện đại không nhất thiết phải cắn nhau. Cũng cổ xưa tuyệt vời như vậy là cà phê Eiles ở số 2, Josefstädterstraße trong quận 8.
Đứng hàng đầu trong số các quán cà phê huyền thoại của Vienna vẫn là Hawelka. Năm 1958 nhà thơ, nhà văn H. C. Artmann (1921-2000) đã gọi cái quán tối tăm đầy khói thuốc lá trong ngõ mang tên Dorotheergasse (quận 1) là "quán cà phê đẹp nhất". Lúc đó, Hawelka đã có gần 20 năm và được nhiều văn nghệ sĩ ưa thích vì chưa từng sửa chữa lần nào. Và đến tận ngày nay, tất cả đều như ngày xưa với băng ghế đỏ, bàn đá hoa cương, khay mạ nickel...
Quán cà phê Hawelka
Bà Josefine Hawelka đã khéo léo sắp xếp khách ngồi để cho nhiều con tim cô đơn tìm đến với nhau. Cùng với chồng là Leopold Hawelka dẫn dắt quán cà phê suốt 66 năm trời, lúc bà qua đời năm 2005, tất cả các tờ báo tại Vienna đều đồng loạt đăng tin này trên trang nhất: Một phần lịch sử văn hóa Vienna đã mất. Cho đến ngày nay, ông chủ quán Leopold vẫn ngồi chào khách đến ngay tại lối ra vào, dù ông đã gần 100 tuổi.
Hiện người cháu Amir đang tiếp tục làm loại bánh Buchteln huyền thoại của cố bà chủ Josefine, cũng là người sẽ tiếp nhận quán cà phê này. Tức là du khách vẫn có thể tiếp tục đến đây để tìm "người khỏa thân trong Hawelka", cho đến nay hình tượng này chỉ có trong bài hát Jo, schau năm 1976 của Georg Danzer (1946-2007) mà thôi.
Kinh nghiệm du lịch Venice (Italia)
Kinh nghiệm du lịch bụi Châu Âu
Kinh nghiệm du lịch Italia
Kinh nghiệm du lịch Amsterdam
Kinh nghiệm du lịch Roma (Italia)
Kinh nghiệm du lịch Bồ Đào Nha
Kinh nghiệm du lịch Las Vegas
(st)