Kinh nghiệm học bài nhanh thuộc cho các sĩ tử

Đối với học sinh cuối cấp, việc học thuộc lòng càng khó khăn hơn vì họ gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian. Vậy có cách nào mau chóng thuộc bài mà không khiến ta nhàm chán?



Bạn hãy cùng tham khảo một số phương pháp đơn giản sau đây nhé!

Không gian và thời gian hợp lý


Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học.

Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ.

Thời gian: Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h - 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn.

Tinh thần thoải mái:

Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi!

Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào.

Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn. Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao. Hiệu quả lắm đấy!

Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé!


Không nên quan trọng độ dài nội dung

Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông…

Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được. Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn.

Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt.


Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan

Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng.

* Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.

* Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu.

* Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được.

* Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…)

* Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần.

Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau:

* Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi.

* Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian.

* Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.

* Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách.

* Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi.

* Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.


Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được.


Những điều cần nhớ

Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn.

Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết!

Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ!

Điều nên tránh

Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì nguy!

Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi  thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa!

Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!


Khám phá ra được "bí kíp", hẳn bạn sẽ không còn chán nản mệt mỏi trước những trang Sử dài ngoằn hay những bài Địa khô khan.

Cốt lõi vấn đề không phải nằm ở chỗ "tại sao học hoài
không thuộc", mà là "liệu thời điểm này có đủ lý tưởng cho việc học bài hay không". Nói một cách đơn giản, ngoài việc tập trung học, bạn còn cần những điều kiện khác nữa. Hãy bắt đầu từ những việc tưởng chừng như "không liên quan" ấy.


Chia vụn thời gian

Lật giở quyển tập, bạn thấy có 15 trang cần học, nhưng bạn chỉ có đúng hai giờ đồng hồ. Thế là bạn cho rằng mình không thể "
nhét nổi vào đầu" => bạn nản chí => bạn học nhưng bị chi phối => bạn không thuộc => bạn không muốn học thuộc
nữa.
Do đó, nếu được giáo viên giao 7 bài, thì thay vì ngồi học một lượt, hãy cắt nhỏ kiến thức và nhấm nháp từng chút, theo kiểu "mưa dầm thấm lâu".top9xy.wap.sh. Không ràng buộc về thời gian sẽ khiến bạn thêm hào hứng và ít khi nào muốn từ bỏ.


Học qua loa - học lướt - học kĩ

Ban đầu, hãy đọc toàn bộ nội dung cần học, nắm ý chính.
Tiếp đến, với mỗi ý lớn, hãy suy nghĩ vấn đề theo cách riêng.
Sau đó bắt đầu học từng chi tiết, lúc này bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với khả năng tiếp thu của mình. Đơn giản, bạn đã học 2 lần trước đó.


Liên tưởng, tập trung

Với mỗi ý, hãy tự mường tượng ra nội dung và diễn đạt theo cách riêng. Tuy nhiên, đừng quá "suy diễn" để tránh việc sa đà.
Khi học thì tạm thời dẹp bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, tránh tất cả những thứ có thể "cám dỗ":Máy tính điện thoại, mp3...', dĩ nhiên đôi khi cần máy tính để hỗ trợ việc học tập khi cần, nhưng đừng sa đà mất tập trung vào cái khác nhé, vì thường đang tiện trên máy nên bạn hay chểnh mảng lắm, và nghe nhạc thì bạn có thể nghe nhạc không lời, sẽ tăng hiệu quả đấy, giúp hoạt động cả bán cầu não phải)


Học có động lực!

Ví dụ, hãy đề ra mục tiêu sẽ xung phong trả bài và "ẵm gọn" điểm 10.
Hoặc bạn hãy cá cược với ai đó. Nếu bạn học bài thuộc không vấp chữ nào, bạn sẽ được ăn kem chẳng hạn. Vừa thú vị, vừa có ích.
o0o
Thử áp dụng những cách "học lạ" này xem, kết quả cải thiện rõ rệt trong một thời gian ngắn đấy! Quan trọng là sự kiên trì và ý thức phấn đấu của bạn

Dù là học sinh phổ thông hay sinh viên đại học, chúng mình cũng đều phải “nhớ” bài, bằng cách này hay cách khác. Bài vở lu bù, nhiều quá, làm sao mà nhớ được đây? Một vài mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn nhớ bài nhanh mà lâu hơn đấy!

Trước hết phải hiểu!

Đó là yêu cầu tiên quyết đấy Bạn ơi. Học phải hiểu thì mới nhanh và nhớ lâu được. Muốn hiểu thì phải làm gì nhỉ? Bạn cần nắm được bản chất vấn đề. Chỉ cần hiểu vấn đề nói gì thôi nhé! Chưa cần nhớ vội đâu! Các bài trong sách thường được tóm tắt ngắn gọn và rất dễ hiểu, Teens chỉ cần đọc thật kĩ sách là ra luôn ấy mà. ^^

Chỗ nào chưa hiểu thì phải… ngẫm nghĩ nhé! Nếu nghĩ mãi mà vẫn “tắc” thì có thể hỏi bạn bè, rồi hỏi thầy cô. Khi chiếm lĩnh cảm giác “hiểu” vấn đề, chúng mình sẽ thấy thú vị cực kì đấy!

Tóm tắt các ý chính.


Đầu tiên phải nhớ được tên bài (tựa đề ấy), điều này là tất nhiên rồi đúng không? Tốt nhất Bạn nhớ được thứ tự từng bài trong sách, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn ấy!

Hiểu rồi thì hãy gạch đầu dòng các ý chính nhé! Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn nhé! Chỉ cần vài ba từ thật ngắn gọn thôi là ổn lắm rồi!

Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy! Không tin ư? Chúng mình làm thử luôn nhé!

Nhớ có giấy và bút!

Luôn sẵn sàng giấy bút! Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy! Bạn có thể dùng các tờ A4 rời, để sau này mình còn tập hợp lại thành quyển, tiện cho ôn bài kiểm tra và ôn thi biết mấy nhỉ!

Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy nhé. Nếu bạn nào cẩn thận có thể để cách các ý chính ra và chúng mình sẽ điền ý nhỏ hơn trong đó.

Đánh dấu bằng bút high light cũng là hình thức trực quan sinh động phục vụ việc ghi nhớ kiến thức đấy Bạn ạ!

Nhẩm bài!

Đây là cách phổ biến nhất của học trò! Tiết kiệm khá nhiều thời gian và cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học nhé. Nhiều bạn nhẩm bài hay nghĩ ngợi mông lung, mãi mới quay về được bài học đấy ^^. Nửa tiếng nhẩm bài thì có đến 10 phút “suy tư” rùi! Very Happy

Khi nhẩm, chỗ nào quên, Bạn cố nhớ nhé, nếu chịu thì mới mở vở ra xem! Hãy nhẩm lần lượt cho đến hết bài!

Đọc to lên cũng là một cách hay để học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên to nhưng phải “sâu”, tức là Teens phải đọc thuộc và suy ngẫm, chứ đừng học vẹt. tongue

Học theo nhóm

Chà, hãy huy động cả gia đình nào Bạn ! Nhưng nhớ là mọi người rỗi rãi để giúp mình nhé, không nên làm ảnh hưởng đến người khác, nếu mọi người đang rất bận. Ai cũng có thể sẵn sàng giúp bạn. Bố, mẹ, anh, chị, em này… Hãy nhờ mọi người soát bài học thuộc sau khi bạn đã học. Giống như khi bạn lên bảng trả lời cô giáo ấy!

Hãy yêu cầu mọi người chỉ định phần bất kì để mình trả lời. Như thế, vừa luyện sự nhuần nhuyễn, vừa luyện phản xạ. Nhiều bạn chỉ đọc lần lượt từ đầu đến cuối được thôi, còn khi hỏi ngay vào “khúc giữa” hay “khúc cuối” là chịu!

Các phương pháp ghi nhớ tốt để học bài mau thuộc


Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Qua các chương trước chúng tôi đã trình bày một số phương pháp để giúp bạn trong việc học bài sao cho mau thuộc. Trong chương này xin hướng dẫn bạn đi sâu vào chi tiết hơn khi thực hiện các phương pháp ấy.

1. Ghi thành dàn bài:

Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao.

- Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3...

- Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.

- Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.

- Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.

2. Nhẩm trong óc:

Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

- Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.

- Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

- Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn:

- Trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.

- Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.

- Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán - Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề... bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.

Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v...

Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài.

Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học.

- Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác.

- Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v...

3. Ghi ra giấy:


Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem.

Nhưng phải ghi bằng cách nào?

Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.

Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.

Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.

Để thuộc bài dễ hơn…


Đối với học sinh cuối cấp, việc học thuộc lòng thật khó khăn hơn vì họ gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian.

Các môn học thuộc lòng luôn là trở ngại với phần lớn các bạn có độ tập trung thấp. Đối với học sinh cuối cấp, việc học thuộc lòng càng khó khăn hơn vì họ gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian. Vậy có cách nào mau chóng thuộc bài mà không khiến ta nhàm chán?
Bạn hãy cùng tham khảo một số phương pháp đơn giản sau đây nhé!
Không gian và thời gian hợp lý
Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học.
Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ.
Thời gian: Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h - 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn.
Không nên quan trọng độ dài nội dung
Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ!”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông…
Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được. Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà!”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn.
Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt.
Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan
Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng.
* Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.
* Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu.
* Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được.
* Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…)
* Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần.
Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau:
* Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi.
* Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian.
* Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.
* Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách.
* Nếu cảm thấy đau đầu hoặc nhét chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi.
* Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.
Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được.


Thời gian nào giúp bạn tiếp thu bài nhanh nhất


Không phải thời gian nào bạn cũng có tốc độ tiếp thu bài như nhau. Ðêm khác với ngày, sáng khác với chiều và xế khác với trưa v.v...

Vậy muốn xác định thời gian tiếp thu bài nhanh nhất là thời gian nào, bạn hãy áp dụng những phương pháp sau đây:



1. Nhẩm lại bài trước khi lên giường ngủ:

Trong ngày học các môn và đêm trước khi rời bàn học để lên giường ngủ, bạn nên xem lại bài cho ngày mai. Bạn nhớ ghi các môn bài mà bạn biết sáng ngày mai lên lớp bạn sẽ trả. Bạn lên giừơng trước giờ qui định ngủ ít nhất là một tiếng. Ví dụ bạn ngủ lúc 10 giờ thì lên giường 9 giờ. Phòng ngủ chỉ nên để ánh sáng lờ mờ, giúp tiềm thức bạn không bị động.

- Bạn bắt đầu hệ thống lại bài, từng môn, từng phần, thật chắc chắn nếu có chỗ nào quên sót bạn cần có đèn bấm lôi ngay mẫu giấy đã ghi ra xem lại cho chính xác.

Rồi bạn tiếp tục ôn lại môn khác. Bạn cũng làm lại như trên, trong tư thế nằm trong bóng đêm. Lần lượt như vậy cho đến hết các môn bài, cho đến lúc bạn thiếp đi. Trong giấc ngủ bạn sẽ không quên các điều đã học nó khắc sâu vào tâm não bạn và khó mà xóa nổi. Hình thức này giúp trí óc bạn làm việc linh hoạt, như con bò nhai lại cỏ sau những giờ phút nghỉ ngơi. Bạn cũng vậy nếu muốn bộ óc tinh nhuệ học bài mau thuộc thì hãy biết nhớ lại bài trước khi đi vào giấc ngủ đêm.

2. Thời gian giúp bạn tiếp thu bài nhanh nhất:

Qua kinh nghiệm thì thời gian đó là lúc sáng sớm khoảng 4-5 giờ trở đi. Vào giờ đó, bầu không khí còn tĩnh lặng, tâm hồn thanh thản sẽ giúp bạn dễ tập trung hơn.

Bước đầu rất có thể bạn khó thức dậy vào thời gian này. Nhưng việc gì cũng vậy, bạn chịu khó tập, chỉ mấy hôm liền sau đó bạn quen ngay. Khi thức dậy, việc đầu tiên làm vệ sinh cá nhân xong bạn nên tập vài động tác thể dục. Phần này nam cũng như nữ cũng cần phải thực hiện. Bạn tập thể dụng là để bảo vệ và duy trì sức khỏe. Có sức khỏe bạn mới có thể học tập tốt được.

- Sau đó bạn nghe trong người khỏe khoắn hết cơn buồn ngủ, bấy giờ là lúc bạn ngồi vào bàn học. Như hồi trước khi !ên giường ngủ, bạn đã ôn lại bài ngay trên giường. Vậy bây giờ chắc chắn óc bạn đang còn nhớ các môn bài đó, bài mà bạn phải trả khi lên lớp vào sáng nay.

Ví dụ: Bài sáng nay có các môn như: Sinh - Sử Toán. Bạn có tất cả là 3 môn, mà ba môn học này bạn đã học suốt chiều hôm qua theo thời gian nhất định mà bạn đã vạch ra là:

1g - 2g : bạn học môn Sử.

2g - 4g : bạn học và làm Toán.


Sau đó là bạn nghỉ giải lao 30 phút.

4g30 - 6g: bạn học môn Sinh.

Ngoài ra, bạn còn có một khoảng thời gian học về đêm từ 7g - 9g. Hai giờ này giúp bạn củng cố lại các phần bài bạn chưa thuộc kỹ, chưa nắm bắt. Thời gian này bạn hệ thống bài một cách chắc chắn hơn. Và trước khi lên giường ngủ, bạn còn có một giờ nữa để nhẩm lại bài. Bây giờ trước mặt bạn, các môn bài được học thuộc làu và bài tập toán của hôm nay cũng đã giải quyết xong. Tuy nhiên, bạn cũng nên ngồi lại trước chồng vở, nhưng đừng mở sách, bạn tự lần lượt ôn lại từng môn xem bạn đã nắm chắc kiến thức cơ bản một cách nằm lòng chưa? Phần nào quên - bạn mở sách - và phải giải quyết ngay tại chỗ. Môn nào cũng thế vì đây là giờ học quyết định cuối cùng trước khi bạn đến lớp. Sau cùng bạn cũng nên mở bài tập toán ra, rà xét lại lần cuối xem các phần bài tập bạn làm có chính xác chưa. Có chỗ nào thiếu sót không? Lo mà chỉnh đốn ngay nếu có.

Thời gian buổi sáng này của bạn phải nói là thời gian ôn tập thì đúng hơn. Bạn ôn lại lần cuối cho chắc chắn trước giờ lên lớp. Còn một vấn đề nữa là cần dành một ít thời gian để xem trước phần bài mới. Bạn nên xem trước để "làm quen" với nó. Ðể đến lúc thầy cô giảng bài ở lớp bạn sẽ mau chóng nắm bắt. Nói một cách là bạn sẽ tiếp thu mau lẹ hơn. Nhất là bộ môn toán là bạn cần phải chuẩn bị bài mới trước, nếu bạn không muốn gặp tình trạng lúng túng ngỡ ngàng, khi thầy cô đặt vấn đề bài mới với bạn.

Nói tóm lại: Thời gian mà bạn tiếp thu bài mau thuộc nhất là thời gian từ 4g - 6g buổi sáng. Bạn nên tận dụng giờ học này và nên thập thói quen tốt đó trong suốt đời học sinh của bạn. Chắc chắn bạn sẽ không lùi bước trong việc học.

Có thắc mắc rằng vậy thì giờ nghỉ quá ít ỏi liệu có đủ sức khỏe để học tập không? Ban ngày bạn dành thời gian nghỉ trưa một giờ, và 6 giờ của đêm để ngủ. Bạn ngủ với giấc ngủ thật sâu, không mộng mị là đủ đem lại sức khỏe cho bạn. Không phải ngủ nhiều mới có sức khỏe tốt đâu.

Làm việc ăn uống, ngủ nghỉ điều hoà thì sức khỏe mới bảo đảm vững chắc. Bạn cứ hãy thực hiện đi sẽ thấy không hề giảm sút sức khỏe được. Tuy nhiên ngày chủ nhật bạn nên dành thời gian giải trí nhiều, để tăng cường cho bộ não những mới lạ và tạo điều kiện tốt cho sức khỏe như chơi thể thao, đi tham quan... tùy năng khiếu và sở thích mà bạn tự tìm cho mình những trò chơi và những việc giải trí phù hợp và lành mạnh.


Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng du học
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Úc
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Nhật Bản
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng VEF
Kinh nghiệm học Anh văn giao tiếp cực kì hiệu quả
Kinh nghiệm học và thi TOEIC


(st)