Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm học đàn organ cho bé thông mình ngay từ nhỏ. Vì trẻ em được học đàn sẽ có chỉ số thông minh cao hơn so với những trẻ không được học đàn. Khoa học đã chứng minh.
Thính giác của trẻ em phát triển nhanh giữa khoảng 4 - 6 tuổi, việc tiếp xúc với nhạc cụ sớm có thể giúp trẻ cảm nhận tốt về âm nhạc cũng như tác động về mặt hình thành nhân cách. Chọn mua và cho trẻ chơi đàn organ cũng là một cách chọn lựa tốt để giáo dục trẻ.
Hiện nay với cuộc sống ngày được cải thiện thì việc mua cho con bạn một cây đàn organ quả là không có gì khó khăn. Quan trọng là cách chọn đàn cho trẻ vì thị trường đàn organ hiện nay rất phong phú, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Kawai, Casio, Yamaha, Roland.... Nhưng theo một số người dạy nhạc cũng như các phụ huynh từng cho con em học đàn organ, không nên quá tập trung vào thương hiệu khi chọn đàn cho trẻ. Nên chọn những cây đàn có chức năng phù hợp, để trẻ tập làm quen với những tính năng trên đàn organ. Nếu cha mẹ có điều kiện thì nên chọn cho trẻ những cây đàn tốt, nếu chọn loại đàn quá đơn giản sẽ không tạo hứng thú cho trẻ khi học tập cũng như những lúc chơi đàn. Theo nhiều người hiểu biết về đàn organ điện tử, phần đông họ có nhận định chung, có 2 loại đàn được phụ huynh chuộng mua hơn cả, đó làYamaha và Casio.
Đặt ra nhu cầu muốn mua cây đàn cho em bé 4 tuổi bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc, người bán sẽ tư vấn cho bạn mua loại nào để phù hợp với nhu cầu vừa học, vừa chơi của bé. Thông thường người bán cũng không lòe khách hàng, giới thiệu những loại đàn quá cao cấp, không cần thiết với bé bắt đầu học đàn bởi họ biết phụ huynh sẽ không bao giờ chi cho những cây đàn giá 7 - 10 triệu đồng, vừa phí phạm và vừa không cần thiết với nhu cầu thực tế. Người bán sẽ giới thiệu những cây đàn vừa phải, giá dao động 3 - 4 triệu đồng, thậm chí có những loại Casio giá trên 2 triệu đồng, tất nhiên đàn chỉ có một số chức năng đơn giản quá sẽ gây nhàm chán khi bé học đàn. Đàn Yamaha PSR VN300được xem là phù hợp với bé bắt đầu học đàn vì có tích hợp sẵn các bài hát quen thuộc tiếng Việt, giúp bé cảm thụ âm nhạc tốt hơn, giá từ 3,7 đến 4 triệu đồng, tùy theo nơi bán. Còn rất nhiều model đàn Yamaha khác như PSR E223 giá khoảng 2,9 triệu đồng, PSR E423 giá khoảng 5,7 triệu,PSR E233 và PSR E333 là những model mới tung ra thị trường, giá cả cũng không cao chỉ khoảng từ 3,5 - 4,5 triệu đồng. Còn đối với đàn Casio, một số loại vừa tầm với việc bắt đầu học của trẻ như Casio CTK2100 khoảng 2,7 triệu đồng; Casio LK270 khoảng 5,4 triệu thuộc loại bán chạy trong số các model organ dành cho trẻ, vì có chức năng dạy cho trẻ tập đánh đàn, phím có cảm ứng đèn, có tích hợp sẵn khoảng hơn 100 bài hát tiếng Việt và tiếng Anh để trẻ tập đệm theo...
Khi đã mua đàn cho trẻ, không nên mua đàn cũ. Tuy rẻ hơn 20-30% nhưng các loại đàn cũ hay bị trục trặc như liệt phím, hỏng phần mềm hoặc các phím chức năng, rất khó hình thành nơi trẻ ý thức bảo vệ đàn ở bước đầu học và tập chơi. Hy vọng với một số chia sẻ kinh nghiệm như trên các phụ huynh sẽ chọn cho con mình một cây đàn phù hợp.
Đôi nét cơ bản khi chơi đàn organ
Bạn làm gì khi có một cây đàn organ….
1. Chọn Tiết tấu đệm (Yamaha gọi là Style, Casio gọi là Rythm):Trước tiên các bạn hãy xem số của điệu ở trên màn hình của đàn, bấm nút Style (Rythm) rồi bấm số trên bảng số (hoặc dùng vòng quay, hoặc dùng dấu cộng (+) hoặc trừ (-) để chọn.
2. Chọn Âm sắc ( tiếng nhạc cụ) – Yamaha gọi là Voice, Casio gọi là Tone): Trước tiên các bạn hãy xem số của Voice (tone) ở trên màn hình của đàn, bấm nút Voice (hoặc Tone) và bấm số trên bảng số (hoặc dùng vòng quay, hoặc dùng dấu cộng (+) hoặc trừ (-) để chọn.
3. Chọn tốc độ nhanh chậm (Tempo): Các bạn bấm nút tempo sau đó bấm dấu + (tăng) và – (giảm) trên bảng số hoặc quay vòng quay để chọn. Các bạn nhớ quan sát trên màn hình hiển thị để chọn đúng tốc độ. Thông thường thì cách làm như trên. Nhưng cũng có những loại đàn nút tempo tách riêng khỏi bảng số.
4. Chọn chế độ đệm cho tay trái: Thông thường cả Yamaha và Casio đều cho chúng ta lựa chọn 1 trong 2 chế độ bàn phím như sau:
4.1 Chơi toàn bàn phím như đàn Piano cơ: Đây là chế độ mặc định khi ta bật đàn lên.
4.2: Chế độ đệm nhạc tự động (ACCOMPANIMENT) dùng cho tay trái. Ta khởi động chế độ đệm tự động bằng cách bấm nút ACMP : On/ Off. Sau đó ta chọn một trong các kiểu đệm như sau:
- Single:Chế độ đệm ngón đơn dành cho các cháu mới tập. VD: chỉ cần bấm hợp âm Đô trưởng (C) bằng một nốt đô bên tay trái.
- Fingered: Chế độ đệm tay trái bằng cách bấm hợp âm từ 3 ngón trở lên dành cho những cháu đã học lâu hơn. VD: Để bấm hợp âm Đô trưởng (C) các cháu phải bấm đủ cả 3 nốt (Đô, Mi, Sol) ở tay trái.
- Full key: Chế độ bấm hợp âm toàn bàn phím ở bất kỳ vị trí nào (chỉ sử dụng cho kiểu bấm ngón kép).
- Fingered on Bass: Bấm hợp âm trên với âm Bass tay trái (ít dùng)
5. Ghi nhớ Style (Rhythm, Tiết tấu), Voice (Âm sắc, Tone), Tempo (Tốc độ) vào bộ nhớ (Registration Memory – Bank tiếng): Mục đích của chức năng này giúp một người đang trong quá trình chơi đàn, đồng thời có thể chuyển đổi các thông số trên một cách thuận tiện, nhanh gọn bằng cách bấm vào bộ nhớ 1 nút (One Touch) mà không cần phải bấm điều chỉnh nhiều nút khác nhau. Thông thường những dòng đàn thấp của cả Yamaha và Casio đều có thể ghi được 4 vị trí trên một Bank tiếng (có những loại chỉ có 2 vị trí như PSR295 của Yamaha). Những đàn hiện đại có đời từ PSR1000 của Yamaha trở lên có thể ghi cùng lúc 8 nhạc cụ trên 1 bank tiếng. Có nghĩa các bạn có thể biểu diễn tác phẩm như một dàn nhạc chuyên nghiệp thực thụ .Cách ghi nhớ thông thường: Sau khi đã chọn xong tất cả các thông số về Style (Rymth), Tempo, Transpose (đổi giọng), Voice (Tone) các bạn bấm nút Memory giữ lại và bấm tiếp vào vị trí 1 trên bank tiếng, làm tương tự với các vị trí khác (2,3,4). Thông thường bank tiếng nằm ngay giữa và dưới màn hình. Ngoài ra các bạn cũng nên bật chức năng Freeze (khóa cứng bank tiếng) nếu trong bài của các cháu chỉ dùng 1 điệu, 1 tốc độ, 1 giọng. Hãy bỏ chức năng này để ghi cụ thể từng vị trí 1,2,3,4 với từng thông số Style (Rymth), Tempo, Transpose (đổi giọng), Voice (Tone) khi chơi những bài phức tạp có nhiều trường đoạn khác nhau như Người Hà Nội, Du kích sông Thao, Đường chúng ta đi v.v… Các bạn nên lưu ý động tác ghi nhớ vào bank tiếng sẽ là thao tác sau cùng của việc chỉnh đàn ! Tiếp tục bật nút Sync Start, khi thấy đèn báo trên màn hình nhấp nháy là ta đã có thể chơi được.
Việc chọn Voice, Style, Tempo, kiểu đệm tay trái tùy theo từng bài, và theo ý đồ của các thầy cô giáo, nên các bạn có thể đề nghị các thầy cô ghi cụ thể vào vở học, vào từng bài để học viên căn cứ vào đó điều chỉnh các thông số cần thiết cho việc chơi tác phẩm âm nhạc trên đàn Organ.
5. Chỉnh các hiệu ứng âm thanh (Voice effect)
- Touch Reponser: Đây là chế độ “Phím sống”. Theo quan điểm của tôi chế độ này nên bật thường xuyên trong tất cả mọi trường hợp để ngón tay quen chơi với sự tinh tế nhất. Chế độ này đặc biệt hiệu quả khi chơi các tác phẩm Piano.
- Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc được chơi. Tuy vậy các bạn không nên sử dụng chế độ này vì việc ngân vang không chủ động, mà nên sử dụng Pedal vang mua rời cắm ở mặt sau của đàn và sử dụng bằng chân để tạo hiệu quả âm thanh vang tốt hơn, chủ động như khi chơi trên đàn Piano thật.
- Dual Voice (trên Casio là chế độ tiếng Layer): Đây là chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau. Tuỳ tính chất của từng bài, từng đoạn mà chọn cho phù hợp để tạo hiệu quả âm thanh cao nhất, độc đáo, hấp dẫn người nghe. Khi có kinh nghiệm trong việc cân chỉnh âm thanh, sẽ tạo ra nhiều tiếng như đàn bầu, sáo nhị v.v… từ các nhạc cụ phương Tây.
- SlitVoice: Đây là chế độ chia bàn phím, khi chế độ này bật, bàn phím của đàn sẽ được chia làm 2 phần riêng biệt với 2 loại tiếng nhạc cụ (Voice) khác nhau.
- Harmony: Đây là chế độ tạo hoà âm (có thể làm tiếng đàn “dày” hơn với việc đàn sẽ tạo thêm một số nốt ở các quãng khác, hoặc chơi tremolo v.v….)
Phương pháp học đàn organ hiệu quả
Organ, trong âm nhạc, một dụng cụ bàn phím, điều hành bởi bàn tay và bàn chân của người chơi, trong đó áp lực không khí trong quá trình chơi nhac phát ra thông qua một loạt các đường ống được sắp xếp một cách có tổ chức.
Trung tâm âm nhạc Hà Nội Gottalent QC xin giới thiệu đến các bạn một trong vài quy tắc khi học chơi đàn organ trong chương trình học đàn organ của chúng tôi.
Thường thì nhiều bạn ít chú ý đến điều này. Đa phần ngồi vào đàn là hỳ hục đánh cho bằng được mà không đọc nhẩm giai điệu của bài trước khi tập và tập luôn 2 tay dẫn đến việc không tập đúng, nhiều ngày thành quen.Tất nhiên sau 1 khoảng thời gian nhất định thì sẽ đánh được.
Cách học đàn thông thường :
- Trước khi tập vào bài mới, bạn cần đọc tổng quát cả bài đó là việc nhẩm + đập nhịp nhiều lượt giai điệu của bài, chú ý quan sát hóa biểu (khóa Sol- khóa Fa- dấu hóa -chỉ số nhịp,… ), tập nhìn kỹ các note nhạc nó nằm như thế nào(rất tốt cho việc luyện trí nhớ cũng như khả năng thị tấu của bạn).
- Khi ngồi vào tập đàn, bạn cần có 15 đến 20 phút chạy luyện ngón 2 tay (HANON), chạy gam Rải hay chạy 1 sacle(âm giai) nào đó.
- Nguyên tắc tập từ chậm đến nhanh và đúng nhịp. Mắt luôn luôn nhìn bản nhạc, tai nghe, chân dậm nhịp.
Bạn cần chia bài nhỏ ra làm nhiều đoạn, nhiều câu nhạc ngắn để tập cho dễ nhớ, dễ thuộc. Khi luyện tập, bạn cần chú ý ngón tay, dấu hóa, trường độ, dấu lặng… để không bị tập nhầm, tập sai sau này sửa lại rất mất thời gian.
Hoc dan Organ thường có 2 dạng: Đó là đánh 2 tay 2 khóa nhạc theo kiểu piano và dạng dùng phần đệm hòa âm tự động của đàn.
Ngồi đúng tư thế khi học đàn Organ
1. Đánh 2 tay rất khó vì vậy bạn phải tập riêng từng tay 1.Bạn nên chia nhỏ từng câu, từng đoạn để tập riêng.Chú ý đến ngón tay, các ký hiệu trên bản nhạc (luyến, ngắt,..).
Giai đoạn hoàn thiện bản nhạc rất quan trọng.Thường thì hay sai về trường độ(chỗ nhanh – chậm).Bạn cần ghép dần từng đoạn nhạc với nhịp trống của đàn (bạn chọn tiết tấu sao cho phù hợp với từng loại bài). Khi bạn cảm nhận bài tập đã khá hơn rồi, bạn bắt đầu xử lý sắc thái to nhỏ… theo các ký hiệu trong bài.
Lưu ý bạn phải vừa đánh phím đàn vừa Nhẩm giai điệu cho dễ thuộc.Chỗ nào khó thì “cắt” nó ra và tập riêng nhiều lần.Đến khi ổn tất cả mọi câu, đoạn thì bạn hãy ghép cả bài.
Tập riêng từng tay khi học đàn organ
2. Dùng phần đệm hòa âm tự động của đàn.
Tay trái: Bạn nhấn hợp âm(tiếng piano) đồng thời bạn Nhẩm giai điệu của tay phải.Sau giai đoạn này bạn mở điệu nên và ráp tay phải vô (tempo chậm rồi tăng từ từ đến đúng quy định của bài như quy tắc ở trên).
Tay phải thì bạn tập giống như trên.(Sau khi đã thành thạo và ghép với nhịp trống ok rùi thì bạn chuyển qua tập tay trái).
Lưu ý khi bạn nhấn các hợp âm đệm tay trái không nhất thiết phải bấm các hợp âm gốc, cần chuyển đổi các thể đảo của hợp âm để ngón tay trái không phải nhảy xa.
Điều quan trọng nữa:Khi bạn nhấn hợp âm ở tay trái (chơi hoàn thiện bản nhạc) bạn không nên giữ hợp âm mà nên bấm đệm ngắt để rồi sau đó bấm chuyển đổi sang các hợp âm khác được nhanh hơn và do tay trái còn phải thao tác xử lý bấm các nút dồn trống tự động (Fill) hoặc còn phải bấm đổi tiếng (voice)…
Trong quá trình tập luyện, các bạn cần lưu ý đến nhịp phách của từng bài, ở mỗi ô nhịp đều có phách mạnh, phách yếu. Khi tập bạn nên nhấn rõ vào phách mạnh (nhẹ ở phách yếu) nhấn rõ vào các nốt có đảo phách. Với các nét chạy nhanh (móc kép) hoặc chùm 3 nên nhấn rõ vào các nốt đầu của mỗi chùm móc kép hoặc nốt đầu của mỗi chùm 3 để khi ghép với nhịp trống sẽ dễ dàng hơn.
Một trong những nhạc cụ thú vị và hấp dẫn nhất để chơi là đàn organ. Có rất nhiều biến thể của công cụ này: từ điện tử tiêu chuẩn, Church Organ tinh tế hơn, Organ Orchestral hoặc Theatre Pipe Organ. Học đàn organ có thể có vẻ khó khăn nhưng cũng cực kỳ bổ ích, như sự đa dạng âm nhạc, nó có
Học đàn organ đầy thách thức để chơi một cách chính xác, và có rất nhiều cách để chơi nó một cách chính xác, cả trong tiết mục phổ biến và cổ điển. Tuy nhiên, nếu bạn có một kỹ thuật bàn phím tốt để bắt đầu, bạn có thể di chuyển bàn phím và bàn đạp một cách dễ dàng hơn nhiều. Đàn organ, hoặc ít nhất 1 phần của đàn organ, không phải là thực sự là nơi để học đọc nhạc hoặc chơi như một bàn phím. Bạn sẽ nhận được những kiến thức này trên đàn piano.
Tìm một giáo viên và bạn có thể gọi ngay tới Hà Nội Gottalent đăng ký một lớp hoc dan organ. Nhiều trường đại học có chương trình đại học trong cơ quan ứng dụng, và lý thuyết âm nhạc nói chung. Bạn cũng có thể kiểm tra định kỳ liên quan đến organ cho giáo viên.
Có một số cuốn sách tuyệt vời có thể giúp bạn có được tốc độ nhanh chóng về chơi bàn phím. Một trong những cuốn tốt nhất được gọi là "How to Play the Organ, Despite Years of Lessons". Nó giúp bạn có được tốc độ với màn biểu diễn bàn phím đơn giản.
Mua một đôi giày cho việc chơi organ. Bạn có thể mua chúng trực tuyến cho khoảng 60 đô la. Bàn đạp là một khía cạnh độc đáo của đàn organ, và có giày dép tốt sẽ giúp bạn phát triển những kỹ thuật hiệu quả
Mua một cuốn sách giới thiệu organ cao cấp. Có rất nhiều trên thị trường, vì vậy hãy chắc chắn để có được lời đề nghị từ giáo viên hoặc bạn học.
Thực tế! Chỉ có một cách để tìm hiểu bất kỳ nhạc cụ. Càng thực hành nhiều, bạn càng có nhiều cơ hôi để hiểu sâu về nó và đạt được những kết quả tốt hơn.
Kỹ thuật đạp: Các cơ quan tiêu chuẩn có 32 ghi chú. Một số có 30, hoặc thậm chí ít hơn. Có gót của bạn với nhau để 1/5 ở tất cả các lần (tiết kiệm cho các bài tập hoặc đoạn nhất định). Đầu gối của bạn nên được chạm đến một quãng tám và thậm chí kéo nhau thêm chi của Ban đạp. Chơi trên bên trong của bàn chân của bạn, có nghĩa là quay mắt cá chân của bạn. Cách tốt nhất để làm điều này là nói chuyện với một giáo viên organ những người có thể chỉ cho bạn cách để thực hiện nó.
Một số kinh nghiệm cho người học đàn organ
Đây là phương pháp dạy và học đàn organ một cách chính quy có hệ thống có tính khoa học và sư phạm được tham khảo từ cuốn sách Hướng dẫn dạy và học đàn organ của nhạc sĩ Xuân Tứ. Những kinh nghiệm và kiến thức này có thể áp dụng cho các đối tượng học và d
1. Học đàn Organ có phương pháp
- Cần đúng tư thế khi chơi đàn từ chân, người, tay, bàn tay, ngón tay, ngón bấm phải đúng như chỉ dẫn không làm tùy tiện.
- Tập từ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh.
- Tạo được niềm hứng thú say mê.
- Học mỗi đợt 45 phút, giải lao 15 phút rỗi hãy học tiếp.
- Mỗi giáo án hàng ngày lên lớp nên có nhiều phần song song như hệ thống Gam, bài luyện kỹ thuật, bài kỹ thuật, tác phẩm... Nhất là thời gian sau vỡ lòng từ 3-6 tháng. Mỗi khi luyện tập mỗi kỹ thuật hoặc tác phẩm mới, hoc viên phải chia thời gian làm 2 quá trình học đàn organ.
a. Luyện tập thì tấu từng bè (hoặc sau này đã giỏi thì luyện tập thị tấu 2 bè) 2-3 lần.
b. Luyện kỹ năng chi tiết, chia nhỏ từng đoạn của tác phẩm để luyện trí nhớ âm nhạc, sau đó nối tiếp các câu trước đã học lại một cách liên tục từ chậm đến nhanh.
Học đàn organ theo phương pháp khoa học
2. Học đàn Organ có hệ thống
- Học từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp, mỗi ngày có một ít điều mới lạ cần học.
- Học những điều yêu thích đã quen biết, nhưng cần học những bài và cả những điều chưa quen, chưa hiểu, chưa thích để học được cái đa dạng trong âm nhạc.
Học đàn organ từ dễ đến khó, học có hệ thống
3. Học đàn Organ với niềm hứng thú say mê - Đó là yếu tố quyết định quan trọng cho sự thành đạt.
Hãy tìm tòi sáng tạo với cây đàn Organ điện tử - kết tinh của những thành tựu khoa học tiên tiến, thật phong phú đa dạng mà lịch sử phát triển nhạc cụ từ xưa đến nay chưa từng có. Trên một cây đàn thông dụng đã có hàng trăm âm sắc của các loại nhạc cụ trên thế giới và hàng trăm tiết nhịp của mọi dân tộc ở mọi miền trên thế giới.
Các bạn hãy tìm hiểu và sáng tạo trong bài học của mình. Sách vở và bản nhạc chỉ tạo cho người sử dụng những yếu tố cơ bản. Còn mỗi giáo viên mỗi học viên hoc dan organ cần sáng tạo thêm một bước mới dựa vào bài học và tác phẩm thật sinh động, có hồn theo cách của mỗi người.
Muốn làm được điều này đó là sự say mê học hỏi quyết định.
Kinh nghiệm học đàn guitar
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Úc
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng du học
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Úc
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Nhật Bản
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng VEF
Kinh nghiệm học Anh văn giao tiếp cực kì hiệu quả
Kinh nghiệm học và thi TOEIC
(st)