Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm học khối A cực hay cho các sĩ tử. Cùng tham khảo những cách học hay dưới đây để đạt điểm cao nhất trong kì thi sắp tới nhé
Áp lực cho việc thi đại học và khối lượng kiến thức mà học sinh phải tiếp thu và nắm vững để có thể vượt qua kì thi đại hoc là không nhỏ. Vì vậy để chúng ta thu được một cách tốt nhất những kiến thức thì không gì khác hơn là việc tạo cho thể chất và đầu óc ở trạng thái tốt nhất. Chủ đề này tôi muốn nói đến các cách giúp Học sinh để có thể học tốt hơn
- Ai cũng có sở trường riêng và cách học riêng, nhưng để nhanh nhớ, lâu quên thì có một cách là chúng ta tạo niềm hứng thú trong học tập ( giống như học bài hát xuyên tạc hồi bé). Vậy phải làm thế nào đây:
+ Tự tạo cho mình niềm thích thú bằng cách trả vờ, suy nghĩ và cảm nhận của chúng ta phụ thuộc vào cảm giác. Vậy hãy cứ vờ nghĩ là mình thích đi. ( giống như việc nhiều người nếu biết đấy là thịt chuột sẽ không dám ăn hoặc vừa ăn xong mà người ta bảo thịt chuột sẽ tự nôn ra ngay) Đấy là về mặt cảm giác.
+ liên tưởng những gì mình học với thực tế gần gũi sẽ giúp mình thấy hào hứng khi phát hiện ra điều gì đó
+ Tạo tâm trạng vui vẻ trước khi bắt đầu ngồi vào học
- Khắc phục những cơn buồn ngủ khó tránh khỏi.
+ Đứng dậy đi vòng quanh ra hít thở sâu những chỗ không khí thoáng và trong lành tạo không khí thoáng xunh quanh bàn học
+ Ánh sáng đủ để tránh hiện tượng buồn ngủ vì cơn buồn ngủ bị tác động lớn bởi ánh sáng, cũng như những nghiên cứu gần đây cho thấy, hưng phấn và năng suất làm việc của con người cao hơn vào mùa nhiều ánh sáng hoặc tại những công sở có hệ thống ánh sáng tốt
+ Bấm huyệt nhân trung ( huyệt này nằm ở duới mũi và ở giữa môi) tập vài động tác thể dục nhẹ giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn
- Giảm áp lực tâm lý
+ Nghe nhạc và với mỗi người có một cách riêng thích hợp, bố trí thời gian học hợp lý khoa học. Tránh hiện tượng nhồi nhét dẫn đến chán nản.
- Giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh
+ thời gian từ 11h-1hsáng là lúc cơ thể tạo ra chất phục hồi cho da, rất quan trọng với các bạn nữ nếu không muốn bị già nhanh hay nổi mụn. Vì vậy trong khoảng thời gian này ít nhất các bạn nên giành 1 tiếng cho việc ngủ
+ Việc học luôn làm bạn mệt mỏi vì đến 60% năng lượng cơ thể bị tiêu tốn bởi trí não. Khoảng thời gian từ 4-6hsáng là lúc cơ thể tiết ra chất kháng khuẩn và phục hồi cơ thể. Trong thời gian này bạn cũng nên ngủ ít nhất một tiếng. Vậy nên cách học ngủ tối rồi dậy sớm từ sáng học đến lúc đi học không thực sự thích hợp, vì không phải ai cũng quen được và có thể trạng tốt.
+ Với mỗi người có một nhịp sinh học riêng, có người làm việc tốt nhất vào sáng, người làm việc tốt nhất buổi tối , người lại buổi chiều. Nhưng nhìn chung cơ thể làm việc tốt dần từ 8-9h sáng rồi sau đó lại bắt đầu hạ từ gần 12h trưa. Cho đến khoảng 1 h thì xuống thấp, nên bạn cố gắng tranh thủ ngủ khoảng 15-30 phút. Còn nếu ngủ được thật sau thì chỉ cần 5 phút là toàn bộ mệt mỏi sẽ tan biến. Và khả năng làm việc lại tăng trở lại
- Cách học
+ Bạn nên thử các cách học với những môn cụ thể sao cho thích hợp. Bạn đừng nghĩ rằng cách học từ trước tới nay là tốt nhất cho dù kết quả học tập của bạn có tốt.
+ Tạo sự ganh đua trong lớp sẽ giúp bạn có mục tiêu phấn đấu tốt hơn
Khối lượng kiến thức thi đại học cũng rất nhiều, nếu không chu��n bị kỹ từ trước và có sự tích lũy thì bạn sẽ cảm thấy lo lắng rất nhiều. Theo mình thì: mục tiêu -> kế hoạch -> hành động -> thành công.
-Mục tiêu: bạn ước mơ tương lai mình sẽ làm gì? Một nhà giáo, nhà khoa học, kỹ sư hay bác sĩ...rồi sẽ chọn cho mình một trường theo sở thích và khả năng. Thời hạn đăng ký dự thi cũng gần hết. Mạnh dạn đặt bút ghi tên trường mình sẽ học sau này nhưng nhớ cân nhắc giữa sở thích với thực lực hiện tại của bạn...Đôi khi còn lưu ý đến xu thế phát triển của các ngành (xem sách báo thời sự thư giản để nắm rõ)
- Kế hoạch và hành động : người ta bảo "ước mơ thì 10%, kế hoạch thì 20%, còn 70% phải là quyết tâm và hành động".
Nhưng kế hoạch và hành động thế nào đây khi mà thời gian không còn nhiều nữa. Vậy bạn phải tự trả lời cho mình những câu hỏi sau:
1. Bạn đang ở đâu?
2. Bạn đang làm gì?
3. Bạn sẽ đi đâu và về đâu?
Trả lời câu hỏi 1 sẽ xác định kiến thức thực tại của mình. Không quá khó. Vì chỉ có mình mới biết được thực lực của chính mình.
Trả lời câu 2 bạn sẽ biết mình thực hiện có đúng không trong bối cảnh thời gian, không gian, khả năng và mục tiêu sắp tới.
Trả lời câu 1 và 2 là bạn sẽ biết được mình sẽ về đâu...
Để ôn tập và làm bài thi môn Toán hiệu quả
Đặc thù của môn Toán là phải tính toán nhiều, chính vì thế khi ôn tập cần phải có hệ thống và phân phối thời gian hợp lý. Nguyên tắc của việc làm bài thi môn Toán là dễ làm trước, khó làm sau, tránh việc mất nhiều thời gian cho một câu hỏi khó.
Về cách ôn tập môn Toán, thầy Phạm Văn Quốc - giáo viên Toán Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN - ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: Cần ôn đủ các chủ đề chính theo sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm nay, mặc dù trọng tâm là lớp 12 nhưng với môn Toán, nhiều kiến thức cũ liên quan vẫn luôn sử dụng. Nắm được cấu trúc đề thi, tham khảo các đề thi năm trước để biết dạng cũng như biết cách hỏi các kiến thực liên quan. Khi bắt đầu ôn tập nên học theo từng chủ đề, có kế hoạch phân phối thời gian đến lúc thi cho hợp lý.
Một cách khá hiệu quả để dễ nhớ công thức, hiểu và nắm chắc là làm nhiều bài tập về vấn đề đó, kể cả các bài tưởng chừng là dễ. Nhiều bài toán ta có thể biết cách giải nhưng khi giải cụ thể, ở mỗi bước ta vẫn cần kỹ năng và kinh nghiệm để xử lý hợp lý.
Thí sinh trao đổi sau khi dự thi môn Toán, khối A, kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2012.
Khi đã ôn các chủ chủ đề thì việc giải và tham khảo đáp án các đề thi những năm trước, hoặc tham khảo thêm các sách khác, cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng, tính toán. Sau mỗi lẫn tự giải nên so sánh đáp số và phương pháp của đáp án, qua đó ta có thể biết những chỗ hay sai, những chỗ chưa hay, hoặc học hỏi cách cách giải mới. Khi có vấn đề mới thì nên tự giải lại để hiểu kỹ hơn. Trong quá trình ôn có thể học theo nhóm để bổ sung kiến thức cho nhau.
Cách làm bài hiệu quả
Theo thầy Quốc, một số lỗi có thể xảy ra khi làm bài thi môn Toán đó là bài toán khảo sát hàm số thiếu bước, bài toán có căn, phân thức, logarit, quên đặt điều kiện và thử lại. Tích phân thì khi đổi biến nhớ đổi cả cân. Một số bài toán phương trình, hệ phương trình, phương trìhh lượng giác có điều kiện nên thử cẩn thận. Các bài hình học không gian thì có thể tưởng tượng sai dẫn đến vẽ sai hình, hình giải tích thì nhầm trong tính toán.
Nhìn chung các lỗi này hoàn toàn khắc phục được khi ôn tập, trong quá trình tự giải và so sánh đáp án. Chình vì thế việc tập trung giải nhiều bài toán là để lúc thi không còn sai nữa.
Khi bắt đầu cầm đề thi, nên xem lướt qua tất cả các bài, phán đoán sơ bộ bài dễ bài khó, những bài ta chưa biết rõ ràng, những bài đã biết phương pháp… Sau đó viết vắn tắt các ý tưởng để giải một số bài toàn vì lúc này đầu óc minh mẫn và ít bị ảnh hưởng của cách nghĩ các bài toán khác, sau này xem lại khi cần.
Nên bắt đầu làm bằng những bài toán dễ, quen thuộc. Giải được những bài toàn này sẽ cổ vũ tinh thần cho các bài sau. Sau đó mới dần giải bài khó hơn, nên trách các bài tính toán phức tạp làm mất nhiều thời gian. Chú ý là không nhất thiết phải giải theo trình tự các câu hoặc trình tự các ý nhỏ trong một câu.
Trong quá trình làm bài thi nên phân bố thời gian hợp lý, không dành quá nhiều thời gian vào 1 bài, vì thời gian có hạn nên luôn tận dụng đối đa có thể, viết nhanh (đặc biệt trong lúc nháp) cũng là một lợi thế. Luôn giữ bình tĩnh, quyết tâm cao dù chỉ còn ít phút, nhiều trường hợp thí sinh làm thêm được ở những phút cuối cùng. Nếu làm bài xong cần rà soát cẩn thận, thử đáp số kỹ càng và không nên nộp bài sớm.
Khi bắt đầu làm bài cụ thể: Cần chú ý đọc kỹ đề, chỉ cần sơ sẩy một chút cũng có thể làm sai cả bài. Cố gằng nhận dạng và chọn phương án tốt nhất, tránh những phương án nặng về tính toán phức tạp vì chúng rất dễ nhầm lẫn và mất nhiều thời gian. Nếu chẳng may gặp khó khăn trong tính toán, cần bình tĩnh và rà soát lại quy trình giải hoặc cách giải. Trình bày cần rõ ràng, sạch sẽ, đầy đủ các bước, các bước quan trọng cần viết rõ vì khi chấm theo biểu điểm đến 0,25. Cần luôn chú ý đến đặt điều kiện bài toán, thử lại khi làm xong và nên viết kết luận của bài toán. Không nên quá trau chuốt trong trình bày và cũng không làm tắt. Các bài mà đã quen thì vừa viết vừa giải, nháp các phép tính khi cần.
Bí quyết ôn và làm bài thi môn Vật lý
Trong khi các đề thi tự luận thường tập trung vào vấn đề lớn, trọng tâm, có tính hệ thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập, khai thác tất cả chi tiết của bài học trong sách giáo khoa, những điều mà đề thi tự luận rất ít hoặc không đề cập đến. Do vậy học sinh không nên bỏ qua bất kỳ một "tiểu tiết" nào trong sách giáo khoa.
Phải nắm chính xác các định luật Vật lý, các định nghĩa, công thức. Hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ kiến thức Vật lý cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt công thức, hằng số Vật lý thường gặp.
Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả
Khi làm xong các phép tính, cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không. Hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học.
Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị
Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng Vật lý xảy ra theo quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị ở mọi nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông có lẽ chưa được tốt lắm! Bạn hãy luyện tập với loại bài tập này nhiều hơn.
Chú ý đến các hiện tượng Vật lý và ứng dụng trong thực tế
Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn. Muốn không bị nhầm lẫn, điều quan trọng là phải hiểu bản chất các hiện tượng. Đối với chương trình mới, học sinh phải chú trọng đến bài thí nghiệm thực hành, đọc và tìm hiểu nội dung liên quan thuộc chương cuối cùng từ vĩ mô đến vi mô.
Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất thời gian tính toán. Môn Vật lý có rất nhiều công thức. Vì vậy việc học thuộc là điều khá khó khăn. Vì vậy để học thuộc được tất cả công thức đó học sinh phải hiểu được bản chất của từng công thức, và gắn nó với thực tế.
Trong phần bài tập học sinh thường tưởng mình nắm chắc các phần cơ, điện, nhưng thực ra những phần đó là khó nhất trong tất các phần của môn Vật lý. Vì vậy, một kinh nghiệm "xương máu" là không bao giờ được chủ quan trong bất kỳ phần thi nào, đặc biệt là phần mình tưởng chừng như nắm vững nhất.
Ăn điểm ở các phần khó
Đối với các các phần Sóng cơ, Sóng điện từ, Quang lý thường bị học sinh coi là khó. Nhưng thực ra việc giải quyết các bài tập trong phần này sẽ rất dễ nếu bạn nắm vững lý thuyết. Để nhớ lâu và hiểu sâu lý thuyết, bạn phải phải ghi chép, hiểu bản chất, không được học "học vẹt" và phải bám sát vào cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT.
Để làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học.
Để làm tốt bài thi môn Hóa học, các bạn cần lưu ý: Đặc điểm chung của đề thi trắc nghiệm môn Hóa học là phạm vi ra đề rất rộng. Đối với những nội dung cụ thể để làm bài trắc nghiệm các bạn cần phải nắm vững trọng tâm từng bài, nhận ra sự liên hệ kiến thức giữa các bài để trả lời những câu hỏi loại tổng hợp. Và biết cách giải toán, để có thể giải nhanh, gọn, chọn ra phương án đúng: Cần thuộc công thức tính số mol, cân bằng phương trình để xác định tỷ lệ số mol các chất đề bài cho và hỏi. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi của các dạng bài tập sẽ được ra trong đề thi trắc nghiệm môn Hóa học.
Một mẹo nhỏ giúp cho các bạn tìm được nhanh và chính xác phương án đúng trong câu trắc nghiệm môn Hóa học đó chính là: cần nhớ các khái niệm, tính chất và biết cách vận dụng từng trường hợp cụ thể vào bài tập để chọn phương án đúng. Khi nhận đề thi điều đầu tiên các bạn cần đọc thật kỹ từng câu từng chữ nhằm tránh bị sai sót, đồng thời nắm chắc nội dung mà đề thi yêu cầu cần trả lời. Đặc biệt cần chú ý tới các từ có ý phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”… Ngoài ra, trong quá trình lựa chọn phương án đúng, nếu các bạn thấy mình xác định được phương án đúng thì cũng hãy đọc hết tất cả các phương án được cho đã rồi hãy quyết định chọn. Điều này sẽ tránh sai sót và khẳng định thêm chắc chắn cho phương án bạn đã chọn là đúng.
CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC (2010).
(Nguồn Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD&ĐT)
* Đề thi tốt nghiệp THPT:
I. Phần chung cho tất cả thí sinh 32 câu:
- Este, lipit: 2 câu.
- Cacbonhidrat: 1 câu.
- Amin, Amino Axit, Protein: 3 câu.
- Polime, vật liệu polime: 1 câu.
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá hữu cơ: 6 câu.
- Đại cương về kim loại: 3 câu.
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 6 câu.
- Sắt, Crom; các hợp chất của chúng: 3 câu.
- Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu.
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ: 6 câu.
II: Phần riêng.
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần A hoặc B
A- Theo chương trình Chuẩn (8 câu):
- Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp, Cacbonhidrat: 2 câu.
- Amin, Amino Axit, Protein, Polime, vật liệu polime: 2 câu.
- Đại cương về kim loại; Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 2 câu.
- Sắt, Crom; các hợp chất của chúng. Phân biệt một số chất vô cơ; Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 2 câu.
B- Theo chương trình Nâng cao (8 câu):
- Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp, Cacbonhidrat: 2 câu.
- Amin, Amino Axit, Protein, Polime, vật liệu polime: 2 câu.
- Đại cương về kim loại; Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 2 câu.
- Sắt, Crom; các hợp chất của chúng. Phân biệt một số chất vô cơ; Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 2 câu.
* Đề thi tốt nghiệp THPT- Giáo dục thường xuyên: 40 câu.
- Este, lipit: 3.
- Cacbonhidrat: 2
- Amin, Amino Axit, Protein: 4.
- Polime, vật liệu polime:2
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá hữu cơ: 6.
- Đại cương về kim loại: 4.
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 7.
- Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, thiếc; các hợp chất của chúng: 4.
- Phân biệt một số chất vô cơ: 1.
- Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ: 6.
* Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
I- Phần chung dành cho tất cả thí sinh (40 câu).
- Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2.
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2.
- Sự điện li: 1.
- Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; các hợp chất của chúng: 3.
- Đại cương về kim loại: 2.
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5.
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6.
- Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon: 2.
- Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: 2
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2
- Este, lipit: 2
- Amin, amino axit, protein: 3
- Cacbonhidrat: 1
- Polime, vật liệu polime: 1.
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6
II- Phần riêng:
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A- Theo chương trình Chuẩn (10 câu):
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2
- Đại cương về kim loại:1
- Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2
- Phân biệt chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1
- Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu
- Amin, amino axit, protein: 1.
B- Theo chương trình nâng cao (10 câu):
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2
- Đại cương về kim loại: 1
- Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2
- Phân biệt chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1
- Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu
- Amin, amino axit, protein: 1.
Trước mắt, các bạn hãy học thật kỹ môn Hóa vô cơ để làm tốt bài thi học kỳ II. Sau đó, sẽ tiếp tục ôn lại môn Hóa hữu cơ và các môn khác để thi tốt nghiệp và thi ĐH - CĐ.
Chúc các bạn đạt kết quả tốt cho những kỳ thi sắp tới.
Kinh nghiệm luyện thi đại học khối A
Làm thế nào để ôn thi cho hiệu quả ??? Chúng ta thường thấy các thủ khoa trên tivi hoặc các thầy cô giáo vẫn hay nó với chúng ta rằng, để đạt được kết quả cao trong kỳ thi đại học chỉ cần làm, nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là đủ rồi hoặc cứ cố gắng làm nhiều đề là quen, làm thật nhiều càng tốt….. Nếu như vậy thì thật ra rất chung chung và không phải với mỗi môn học nó đều đúng. Có những môn học nếu chỉ học nguyên sách giáo khoa thì rất khó có thể thi đại học với kết quả cao được, hoặc việc làm càng nhiều đề càng tốt không phải đã là hay, trừ khi bạn rất trâu bò, cày mỗi ngày 4-5 tiếng.
Như vậy ở đây thì học như thế nào ??? Đầu tiên mình xin nêu ra một số điểm chung mà trong quá trình ôn thi các bạn nên chú ý
- Thứ nhất : Không nên đi học thêm quá nhiều. Tất nhiên là học sinh cuối cấp việc học thêm đóng vai trò giúp các bạn cũng cố, nắm bắt thêm kiến thức. Tuy nhiên nếu bạn học quá nhiều thì lại không tốt, bởi vì các bạn sẽ không có thời gian tiêu hóa những kiến thức mà mình đã học, học tới đâu thì quên tới đó. Chính vì vậy khi học thêm bạn nên nhớ một điều ra bạn cần phải có những thời gian rỗi để tiêu hóa, hiểu được những kiến thức mà mình đã học
- Thứ hai : Việc giải càng nhiều đề càng tốt không quan trọng bằng việc bạn nên xem và làm đi làm lại những đề cũ. Thật vậy, thời gian này rất căng thẳng và mình đảm bảo rằng các bạn học sẽ rất nhanh quên, việc làm thêm các đề mới chẳng có ý nghĩa gì cả khi cứ làm thì lại quên. Thay vào đó bạn nên làm đi làm lại, xem đi xem lại những cái đề cũ mình đã làm, phân tích đề xem mình hay sai ở đâu, cứ vài ngày lại bỏ đề đó ra làm thử lại xem có nhớ hết không. Đó mới là quan trọng. Kiến thức thi đại học thực chất không quá nhiều, nhưng vấn đề là ở chỗ bạn học sẽ không thể nhớ hết
- Thứ ba : Trên mạng có rất nhiều đề tham khảo, nhưng đề bạn nên tham khảo chính là đề của bộ giáo dục và đào tạo, những đề thi những năm trước. Những đề đó mới có những cấu trúc chuẩn được. Chứ những đề thi thử, kể cả của những trường danh tiếng nhiều khi có nhiều cái quá khó, có cái lại quá dễ, có nhiều câu không phù hợp.
- Thứ tư : Nhớ mẹo làm trắc nghiệm. Đề thi trắc nghiệm của bộ giáo dục và đào tạo ra luôn luôn có đáp án là : 25% đáp án A, 25% đáp án B, 25% đáp án C, 25% đáp án D. Nghĩa là môn Lý và Hóa có 60 câu ( Nhưng bạn chỉ có thể được đánh 50 câu, vì 10 câu là câu lựa chọn ) sẽ có 15 câu đáp án A, 15 câu đáp án B, 15 câu đáp án C, 15 câu đáp án D. Cái này mã đề nào cũng thế nên bạn có thể căn cứ vào đó để đánh bừa và ước lượng đáp án. Ví dụ lúc cuối muốn đánh bừa thì bạn thấy số đáp án nào ít nhất thì đánh bừa hết đáp án đó. Nếu bạn nào thi tiếng anh thì rất dễ, vì tiếng anh có 80 câu và bạn được khoanh hết cả 80 câu đó, và sẽ có 20 câu đáp án A, 20 câu đáp án B, 20 câu đáp án C, 20 câu đáp án D. Nên nhớ là quy luật này luôn đúng đối với các đề được bộ giáo dục ra nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm
Sau đây mình xin đi vào từng môn cụ thể
1.Toán
Tài liệu : về bộ môn này thì ý kiến cho rằng chỉ cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, sách bài tập thôi là hoàn toàn đúng. Thực tế bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập có rất nhiều bài khó, nhưng hay bị người ta coi thường, hoặc đã xem rồi những quên mất. Vấn đề của người học lại được lặp lại là hay quên. Chính vì vậy đối với bộ môn toán, nếu chỉ cần được 8 điểm thì bạn chỉ cần làm đi làm lại những chuyên đề hay thi ( đồ thị hàm số, giải phương trình, tích phân,… ) trong sách giáo khoa và sách bài tập, làm đi làm lại cho tới khi nào không quên thì thôi, như thế là ok. Bạn không cần quá nhiều sách tham khảo ( lưu ý là điều này không đúng đối với 2 bộ môn Lý và Hóa )
Luyện đề : Môn Toán này có đặc điểm khác với những môn trắc nghiệm nên việc các bạn luyện nhiều đề cũng sẽ không có nhiều tác dụng bằng việc các bạn nên phân tích đề thi của bộ giáo dục vào chia thành từng chuyên đề một để ôn. Việc học theo từng chuyên đề sẽ có tác dụng rất quan trọng. Việc tập giải đề đơn giản chỉ là để làm quen với cấu trúc đề thôi. Về cấu trúc đề thi môn toán hay ra vào phần nào thì các bạn sẽ được tham khảo ở bài viết sau
2. Lý
Bạn nên nhớ một điều rằng môn Vật Lý thi trắc nghiệm với thi tự luận sẽ rất khác nhau. Thi trắc nghiệm sẽ không thể có những bài tập khó, những bài biến đổi lằng nhằng mà chỉ có những bài tập đơn thuần, không quá khó, công thức biến đổi cũng không quá phức tạp. Nhiều người cứ bảo ôn trắc nghiệm trên cơ sở nắm chắc tự luận, cái đó là không đúng trong môn Lý.
Tài liệu : Bạn nên ôn luôn dựa theo đề thi nhưng chủ yếu là đề thi các năm. Sưu tập đề và cả đáp án giải chi tiết nữa, có nhiều cuốn sách có đáp án giải chi tiết của những đề thi, đặc biệt là giải chi tiết những đề thi của những năm trước. Bạn học xong chương nào thì lấy đề ra tìm những câu chương đó giải luôn, không làm được thì xem đáp án rồi suy ra dần. Nên nhớ là cứ ôn theo đề và làm đi làm lại. Làm một đề nào đó, một thời gian sau lại lấy ra làm lại.
Nên nhớ rằng bạn không nên ôn bài tập tự luận. Chỉ nên ôn theo các đề như mình nói ở trên, nhưng nhớ phải có đáp án giải chi tiết đấy nhé. Đặc điểm của môn Lý là phần lý thuyết nhiều khi hỏi hơi khó chịu, nghĩa là ngòai việc bắt người học phải hiểu ra, nhiều câu lý thuyết nó còn bắt bẻ câu chữ nữa. Nên khi học nếu có thời gian thì mình học thuộc sách giáo khoa cũng được. Còn phần bài tập thì rải rác các chương nhưng chủ yếu là tập trung vào phần giao động và phần hạt nhân là nhiều nhất
3.Hóa
Với môn Hóa thì lại khác, thi tự luận và thi trắc nghiệm sẽ không khác nhau là mấy. Có nghĩa là thời gian đầu bạn nên ôn tự luận trước để hiểu rõ, nắm chắc kiến thức.
Bạn nên mua một số quyển bài tập tự luận, hoặc những đề thi tự luận nào đó để luyện tập làm. Không làm được thì xem giải. Đặc điểm của bộ môn hóa là người học chỉ cần chăm là học được không cần IQ phải cao. Bởi vì môn hóa bài tập lặp đi lặp lại khá nhiều. Bạn chịu khó kiên trì luyện bài tập tự luận một thời gian chắc chắn bạn sẽ thấy kiến thức rất chắc chắn. Chỉ cần làm theo công thức làm, không làm được thì xem giải rồi làm tiếp. Cứ kiên trì như vậy là ok
Sau quãng thời gian luyện tự luận sẽ là quá trình giải đề, tất nhiên là giải càng nhiều càng tốt, tuy nhiên vẫn nên nhớ hai điều là nên bám sát vào đề thi đại học những năm trước hơn là các đề thi thử và nên làm đi làm lại đề thay vì làm quá nhiều
Trên đây là những ý kiến, kinh nghiệm được tổng hợp từ trong việc ôn thi đại học khối A. Chúng tôi rất mong bài viết này sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc giúp các sỹ tử ôn thi thành công^^
Khối A: đọc kỹ sách giáo khoa, làm nhiều bài tập
Bạn Nguyễn Trường Thịnh - thủ khoa ĐH Khoa học tự nhiên ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2011 - chia sẻ với bạn đọc TTO kinh nghiệm học thi của mình.
Bắt đầu ôn luyện, mình chia quá trình ôn tập thành hai giai đoạn. Đầu tiên là ôn tập kiến thức với mục tiêu chủ yếu là đọc kỹ sách giáo khoa và ôn theo từng chương, từng phần học.
|
Nguyễn Trường Thịnh - thủ khoa Trường ĐH Khoa học tự nhiên ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2011 - Ảnh nhân vật cung cấp |
Ôn xong chương nào phải nắm vững kiến thức chương đó, sau đó bước sang giai đoạn giải đề thi thử. Giai đoạn này là điều kiện để thực hành khả năng vận dụng, xử lý các kiến thức ôn luyện và chuẩn bị trực tiếp cho kỳ thi ĐH.
Đối với bất kỳ môn nào, việc đọc kỹ SGK và làm nhiều bài tập là điều kiện đầu tiên giúp bạn có thể làm bài tốt. Theo kinh nghiệm của mình, nên đọc kỹ SGK ít nhất một lần, một trong quá trình học và một trong lần tổng ôn luyện trước khi đi thi, đặc biệt đối với các môn thi trắc nghiệm, vì các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết cho trong đề thường bám sát SGK.
Việc đọc kỹ SGK sẽ giúp chúng ta nhớ được kiến thức làm nền tảng cho việc giải bài tập. Còn việc giải nhiều bài tập sẽ có tác dụng củng cố kiến thức đã học, đồng thời giúp bạn nắm được nhiều dạng bài để có phản xạ tốt khi gặp lại nó, cũng như sẽ làm nền tảng cho các bài tập khác có nội dung tương tự. Hai quá trình này song song và bổ trợ cho nhau.
Khi tập giải đề thi thử, bạn nên giải nghiêm túc và có giới hạn thời gian rõ ràng. Với đề toán là đề thi tự luận, khi giải nên trình bày chi tiết ra giấy, tự chấm điểm và xem mình còn sai sót những gì so với đáp án, hãy rút kinh nghiệm từ những sai sót đó, xác định rõ nguyên nhân (tính toán nhầm, suy nghĩ thiếu chiều sâu, hoặc là chưa có ý tưởng…) để tìm phương án giải quyết, học tập những cách giải hay từ đáp án, thầy cô và bạn bè.
Đối với đề trắc nghiệm thường không có đáp án chi tiết, bạn hãy dựa vào đáp án A, B, C, D rồi suy nghĩ tiếp lời giải nào phù hợp nhất cho đáp án đó, có thể thảo luận với nhau hoặc hỏi thầy cô, điều này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng suy nghĩ cũng như tích lũy nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.
Và khi giải xong một đề đừng vội chuyển sang đề khác, hãy tự củng cố lại rằng mình đã học tập được những gì qua việc giải đề đó, và hãy dừng lại ở những câu mà mình mất khá nhiều thời gian suy nghĩ, tìm xem vấn đề nằm ở đâu và nên thử tối ưu hóa cách giải, thử tìm một cách ngắn hơn nếu có thể.
Nếu chúng ta đã khá suôn sẻ trong quá trình giải đề thi với thời gian giống như thi thật, hãy thử ép thời gian hẹp dần, và xem kết quả như thế nào, bạn sẽ thấy tốc độ xử lý của mình nhanh lên rất nhiều, và khoảng thời gian dư ra do bị ép đó hãy dành cho việc giải những câu khó, cũng như các vấn đề xuất hiện trong khi thi. Việc tập luyện nhiều sẽ giúp bạn có được sự phán đoán đúng đắn và nhanh chóng khi gặp một đề bài nào đó, giúp bạn dễ dàng đi đúng hướng khi xử lý bài tập.
Khi ôn luyện cũng như giải đề thi thử, chúng ta đừng quá phụ thuộc vào các thầy cô hướng dẫn mà hãy chủ động đi tìm nguồn tài liệu tham khảo và nguồn đề thi đề giải. Có thể tìm thấy nhiều tài liệu trong sách cũng như các trang web ôn luyện trên Internet.
Tìm các đề thi như thế nào? Theo kinh nghiệm của bản thân mình thì nên tìm những đề thi thử trong những năm gần đây, khoảng 2 năm trở lại là vừa, để phù hợp với xu hướng ra đề thi mới của Bộ GD-ĐT. Và hãy thử trải nghiệm với các đề thi thử của các trường chuyên, trường lớn trong nước, sẽ học hỏi được rất nhiều.
Cuối cùng, hãy đặt mục tiêu và lên kế hoạch rõ ràng cũng là một khâu quan trọng giúp định hình rõ tiến trình ôn tập của mình. Hãy sắp đặt kế hoạch từ việc ôn tập cũng như giải đề thi, việc này sẽ giúp cho việc học ôn trở nên hiệu quả hơn.
Nguyễn Trường Thịnh (thủ khoa Trường ĐH Khoa học tự nhiên ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2011)
Một vài kinh nghiệm học và ôn thi Đại học khối A.
Giờ là đầu tháng tư rồi, như vậy chỉ còn 2 tháng nữa là lại đến kì thi đại học. Giờ mới chia sẻ kinh nghiệm + lời khuyên ôn thi thì có lẽ hơi muộn rồi, nhưng hi vọng những gì Táo chia sẻ có thể giúp những bạn học sinh lớp 12 sắp thi nói riêng và các bạn lớp 10, 11 đang trong quá trình học ôn có thêm chút chút gì đó mánh lới – hay thủ thuật để học tập hiệu quả. Một vài kinh nghiệm, lời khuyên nhỏ này là dành cho bạn nào học, ôn thi khối A.
Trước khi vào bài, bạn xin nói chung chung vài lời khuyên thế này: quan trọng là tâm lý chúng ta thế nào, tâm lý tốt là bạn đã chiến thắng 50% rồi đấy! Vì thế táo khuyên bạn nên đi thi thử thật nhiều vào, để quen cung cách/không khí thi đh, để rèn tâm lý, điểm chác thì đừng lo – vì đề thi thử khó hơn thi thật nhiều và không quá sát chương trình học đâu, có người nói đi thi thử bao nhiêu thì thi thật phải trừ đi mấy điểm – đó là đối với bạn tâm lý không vững, nếu tâm lý bạn vững, hãy tin là điểm thi thật cao hơn thi thử kha khá nhiều tầm 2-3đ. ( táo là ví dụ của tâm lý vững, thi thử khối A ở đhsphn siêu thấp từ 16-17đ, thi thật bạn được 21,5đ).
Khối A: Toán – Lý – Hóa. (hóa thì thôi, vì táo chịu).
Toán: Đây là môn khó được điểm cao – chứ đạt điểm bình thường thì khá dễ! Có một số kinh nghiệm + lời khuyên dành cho những bạn ôn toán. Với bạn giỏi thì thôi, chắc chả cần kinh nghiệm đâu nhỉ? J.
HỌC:
+) Với bạn khá toán: đây là dạng những bạn học sinh thường được 8 điểm toán (thường thường biết cách làm bài, biết làm ¾ đề bài cho và đúng – còn lại vì chưa gặp bao giờ nên không làm được/có cố làm mà không ra kết quả đúng): nếu bạn thuộc dạng này thì hãy cố gắng học để làm được nốt ¼ còn lại, làm được ¼ này hầu hết do sự chăm chỉ của bạn mà thành.
Cứ làm thật nhiều bài mới, hãy đọc và ghi nhớ dạng bài đã làm, và tự dưng đến bài nào đó bạn sẽ thấy mang máng là bài này có vẻ quen quen, làm mò theo cách mình nhơ nhớ – và % đúng là rất cao.
+) Với bạn học toán bình thường: hầu hết những bạn học toán bình thường (theo táo thấy) rất hay sai bởi lỗi linh tinh – đó là khi làm bài đến bước gần cuối thì nhầm góc sin với cos chẳng hạn, hoặc biết làm cơ mà không để ý nên đổi đơn vị/tìm nghiệm quên để ý đkiện hoặc làm được ½ bài thì sai do tự dưng nhớ nhầm công thức). Những lỗi sai này khiến bạn mất nhiều điểm – trong khi bạn thấy rất oan ức vì mình có học, có biết làm, nhầm một tí thành ra bằng điểm đứa học kém hẳn mình. Lời khuyên dành cho bạn là sự chăm chỉ. Bạn cần làm nhiều bài để nhớ kĩ công thức, quan trọng là nhớ chứ không phải nhiều, có thể lấy ra ví dụ/bài tập đã làm trên lớp và có ấn tượng rồi học thuộc lòng nó để nhớ nếu nó quá rắc rối.
Với những nhầm lẫn mang tính vớ vỉn – chính là kiểu đổi sai với nhầm điều kiện, nhầm dấu,… thì bạn chỉ có thể tự mình để ý hơn thôi.
Rồi, bạn lấy những bài mình từng làm và bị nhầm ra, đọc đề và làm lại, không cố bắt bản thân chú ý từng bước, cứ làm thoải mái để xem mình có lỗi sai gì. Sau đó mở bài đã làm so với bài trước kia, xem xem lỗi sai có bị lặp lại hay không, nếu không thì kiến thức của bạn chưa vững, còn mông lung/chủ quan nên làm bài mới sai. Nếu lỗi lặp lại thì đánh dấu và nhớ kĩ lỗi đó để không mắc sai lầm lần nữa. Người ta bảo không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông, vì vậy cũng đừng để mình lặp lại sai lầm đến lần thứ ba. Và lâu lâu lại lôi bài ra làm lại để xem mình đã sửa triệt để được cái sai mắc đến mấy lần y hệt thế chưa? J Đảm bảo bạn sẽ đỡ nhầm hơn rất rất nhiều.
+) Với bạn học yếu toán: cũng cam go nhỉ? nếu là công thức khó nhớ – khó thuộc thì chọn 1 ví dụ/bài đặc trưng để học thuộc lòng, lần sau cần áp dụng công thức thì lần mò theo ví dụ mình nhớ, sẽ chậm hơn bạn khác, nhưng học kém mà, cần làm tới đâu chắc tới đó!
Nếu là về mặt biến đổi toán học kém (kĩ năng biến đổi, rút gọn, suy luận kém) thì chỉ có cách làm nhiều thôi. Tuy không giỏi lên hẳn nhưng làm nhiều quen tay, bạn sẽ khá dần lên.
ÔN THI:
Hãy đọc và đặt quyết tâm, đặt mục tiêu cho từng ý nhỏ một (tức là chia nhỏ cho từng phần kiến thức), nhiều người cứ nói cố gắng, nhưng mỗi phần nhỏ cố gắng một chút, tổng thể kết quả không cao. Hãy xem thế mạnh của mình là phần nào để quyết tâm ôn thật kĩ và trọn đủ điểm phần đó nhá!
Cầm form đề đại học lên xem xét, ta cùng phân tích nào! Có 10 ý, mỗi ý 1 điểm.
+) Trước tiên, phần chuẩn/nâng cao: bạn phân vân không biết nên làm phần nào? Câu trả lời là khi vào bài thi xem mình biết và chắc làm được nhiều hơn thì chọn. Dù là chuẩn hay nâng cao cũng có 3 câu, một 0xy, một 0xyz, câu còn lại tùy (có thể số phức, đồ thị giao nhau tìm nghiệm,… nhưng chắc chắn k khó đâu nếu là số phức thì quá dễ rồi nhá).
Câu 0xy và 0xyz phải chắc chắn làm được và được 2 điểm cả 2 câu, vì 0xy và 0xyz là từng chuyên đề một và dễ ăn điểm gần như nhất đề thi đại học, bạn phải học ôn từng phần và nắm kĩ nó ít nhất 90%, cùng lắm với bạn kém hơn thì cũng nên đặt mục tiêu 1,5đ 2 câu này
Câu còn lại thì phạm vi rộng quá nên táo cũng k biết khuyên gì cả, bỏ qua nhá!
+) Câu 1, phần a là vẽ đồ thị nhở? Hãy làm 100% câu này, nếu có sai thì bạn đã nhầm đkxđ hay thiếu điểm uốn hay có kẻ bảng biến thiên mà quên mất ghi nhận xét đồng biến, nghịch biến trong khoảng/đoạn nào,… Mấy lỗi này cứ 1 lỗi 0,25đ bị trừ, quá phí phạm, vì thế hay đặt quyết tâm làm trọn điểm nhá! Câu dễ nhất đề thi mà làm không xong thì nguy cơ lắm!
Phần 1b, tìm ngiệm thỏa mãn đk hay thỏa mãn phương trình/tìm điểm để giao nhau, …phần này bao giờ cũng đi từ công thức ra, ý mình là kiểu gì bạn cũng có câu đầu tiên kiểu: “để *** thỏa mãn đk đề bài cho thì *** phải cắt đồ thị tại mấy điểm/phải đi qua trục/phải có dạng… : Viết điều kiện a=b gì đó”. Cái điều kiện này sẽ là mấu chốt để ra đáp án và nó sẽ có biến đổi toán học (nhân/chia/tính toán), phần tính toán cũng sẽ đem lại cho bạn 0,25 đến 0,5đ của câu nếu làm đúng, vì vậy bạn phải nhớ dạng bài để đưa ra được cái điều kiện đúng để biến đổi.
Quan trọng: Nếu không nghĩ ra, hãy cứ tóm lấy cái gì có thể biến đổi được ở đề bài, nếu là dạng lời thì hãy ghi bằng lời, diễn giải từng nghĩa một ra, sau đó ghi thành dạng công thức a=b, kiểu gì ít nhiều cũng được điểm (90% là 0,25đ – điểm ít cũng quý, đúng không?)
+) Câu sin cos: đầu tiên là xem đkxđ nếu có, làm ra nháp trước khi vào giấy, kiểu này đề ra là có đặc biệt, thường là biến đổi 1 hay 2 sin/cos rồi nhóm lại nên ta chú ý góc, 2x, 3x hay x/2 xem mối liên kết giữa chúng để nhóm thế nào cho hợp lý, xoay đi xoay lại sẽ ra nhóm đúng thôi. Nếu mãi không ra thì vứt đấy làm câu khác (vẫn chưa ghi vào giấy thi, đến khi xong hết rồi sẽ quay lại câu này và tìm cái mình có vẻ thấy đúng nhất để ghi vào giấy thi)
+) Câu siêu khó: vứt lập tức, không cần đọc đề (bạn không làm được câu khó đề khối A nên không biết để chia sẻ kinh nghiệm, >o<
+) Ptrình hay hệ ptrình: câu này kiến thức liên quan đến lớp 10: kĩ năng biến đổi hàng đầu, ai thạo thì làm ngon ơ thôi, 1đ dễ dàng. Nếu không hãy biến đổi bừa ra nháp theo nhiều hướng và xem xem khả năng biến đổi bừa nào sẽ đúng bài để chọn ghi vào giấy thi, may mắn sẽ mỉm cười mang 0,25 hay 0,5đ đến bên bạn
+) Hình không gian: đây cũng là cả 1 chuyên đề, kinh nghiệm học hình không gian của mình là tìm bài mẫu và học thuộc lòng, khi bạn nhớ bài mẫu rồi thì đọc đề nào cũng thấy na ná nhau, làm rất đơn giản. (Mình học hình không gian theo cách này và hiệu nghiệm tới 95% và còn giữ vài bài mẫu, có bạn nào muốn biết hơm, để mình cho?). Phải 100% được trọn điểm câu này đấy!
+) Câu nữa, táo quên rồi…ngại quá! Tạm thế nhá, coi nào, sơ sơ đã 7đ vs bạn học khá và 5 – 6đ với bạn kém rồi đó.
Tổng kết: +) hãy đọc và ghi nhớ dạng bài đã làm, chăm chỉ, nhớ, học thuộc lòng, đọc đề và làm lại, tìm bài mẫu và học thuộc lòng… đó là một trong số những từ khóa ta cần nhớ kĩ để vượt qua môn toán.
Và thi ĐH được điểm cao ư? Không khó đâu, hãy đặt mục cố gắng học hiểu ít nhất 90% của mỗi phần vẽ đồ thị – hình không gian – mặt phẳng tọa độ 0xy và 0xyz. 4đ/4 ý này không thể để mất. Tiếp, nắm chắc phần pt/hệ và lượng giác ít nhất tầm 75% (vì phần này khá nhiều và không dễ, nền tảng lại ở tư chất từng người nhiều hơn). Tạm thế đã!
Lý: môn này táo nghĩ mình ôn + tìm thủ thuật nhiều nhất nhưng hơi tiếc là vì táo chủ quan, cứ nghĩ đề năm mình thi sẽ dễ nên trong quá trình ôn có câu nào dài + hơi khó là vứt luôn, vì thế chỉ được 8đ thi.haizzz.
^_^ Bắt đầu vài lời khuyên nào:
Bước 1:
Lấy đề năm trước (trước, trước nữa) ra làm, làm càng nhiều đề càng tốt (đề thật chứ k phải đề thi thử nhá) – NGHIÊM CẤM CHỌN BỪA! Rồi, bạn so sánh với đáp án xem được bao nhiêu điểm.
Với những câu nhầm lẫn thì đánh dấu lại, xem xét và nhớ kĩ lỗi sai để lần sau không lặp lại. Với những câu không biết làm thì mang đi hỏi ngay lập tức đến biết làm thì thôi.
Bước 2:
Hãy nhớ form đề thi chuẩn, nghiên cứu kĩ nó, người ta đã phân loại sẵn câu hỏi theo từng phần học: xem có mấy câu về điện, mấy câu về dao động, mấy câu về ánh sáng,…
Lấy đề thi mà bạn vừa làm ra, phân loại câu hỏi theo form đề thi chuẩn.
Nào, chúng ta cùng xem nhá! Sau phân loại, những câu hỏi cũng loại được đánh dấu và để gần nhau. Xem thật kĩ cách ra đề, cách hỏi, cách làm từng loại câu này.
Ví dụ, Táo nhớ mang máng là lý có phần điện là 9 câu trong đề – nhiều nhất => học phần này kĩ nhất.
Nhận xét là : các câu về điện của mấy năm không giống y nhau nhưng độ tương tự thì 80%, có nhiều câu chỉ là năm này hỏi cái này thì năm sau hỏi ngược lại kiểu ấy.
Và bạn đã làm hết chúng và check đáp án rồi đúng chưa? Có những câu y nhau về kiểu ra đề thì bạn không cần quá để ý, còn với những câu “khả nghi” làm đi làm lại nó nhiều lần. Để nhận ra câu khả nghi: câu hỏi là lạ so với câu khác, cách làm hơi ngược/hơi lạ so với thông thường bạn thấy. Lấy câu khả nghi ấy ra, thử đổi dữ kiện 1 ý đề bài thì nó sẽ thành câu mới => làm và nhớ kĩ đi, 80% là có thể đề năm sau sẽ ra đấy!
Về phần lý thuyết: cứ học thuộc lòng thôi, bạn không thể tránh được đâu! Phần nâng cao sẽ dễ hơn chuẩn nhiều, nhưng rộng hơn chuẩn..Với bạn học chương trình nâng cao, táo khuyên nên chọn nâng cao chứ đừng chọn chuẩn, vì nâng cao có chương 1: động lực học vật rắn!, học thích hơn, làm bài cũng thích hơn.
CÁCH CHỌN BỪA: Dĩ nhiên cũng chỉ một số câu thôi nhá!
Để chọn bừa được, bạn hãy lấy đề đại học ra, nghiên cứu 4 đáp án a b c d của một số câu không biết làm. Nhìn nhiều câu kiểu ý vào, bạn sẽ thấy, trong 4 đáp án, có 1 cái khác biệt sai lè – loại ngay từ đầu. Như vậy, nhiệm vụ của bạn là chọn 1 trong 3 phương án. Trong 3 phương án, hãy chọn ra cái nào khác biệt hơn để vứt đi. Giờ thì hi vọng vào thần may mắn nào, 2 phương án còn lại chọn 1 để thử lại vào đề xem đúng không? Đúng thì chọn mà không thì chọn cái còn lại. Cái mánh vớ vỉn này táo áp dụng đúng được tầm 5/7 câu tính toán.
Ví dụ 1: đề lý A – 2010.
0,4 micromet và 0,64 micromet
0,48 micromet và 0,56 micromet.
0,45 micromet và 0,60 micromet.
0,40 micromet và 0,60 micromet.
Cách mò là: do C và D cùng có 0,60 nên có lẽ 1 trong 2 sẽ đúng! Chọn bừa đáp án C, thay vào đề, nếu đúng thì chọn, không thì chọn D. < Đáp án chuẩn là D>
Ví dụ 2: đề lý A – 2010.
cos a1 = 1/căn5, cos a2 = 2/căn5.
cos a1 = 1/căn3, cos a2 = 2/căn5.
cos a1 = 1/căn5, cos a2 = 1/căn 3.
cos a1 = 1/2cawn2, cos a2 = 1/căn2.
Lại mò như thế, ta bỏ được D ngay lập tức, còn lại A, B, C thì bạn chọn bừa A (khi hết giờ), <đáp án chuẩn là A> Giả sử không phải A và bạn cần chắc hơn thì chọn cos a1 = 1/căn5 rồi bấm thay vào bài xem cos a2 là bao nhiêu, trùng đáp án A hay C thì chọn nó đúng còn không thì là đáp án B.
Ví dụ 3: đề lý A – 2011.
proton, notron, electron, notrino.
Notrino, notron, proton, electron.
notron, proton, notrino, electron.
notron, proton, electron, notrino.
Tiếp tục mò nào, ờ, bạn chọn D sau khi mò mò, so sánh sự giống nhau giữa 4 phương án. <đáp án chuẩn là D>
Kinh nghiệm học giỏi môn Toán
Kinh nghiệm học giỏi môn văn
Kinh nghiệm học giỏi môn hóa
Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng Anh
Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý
Kinh nghiệm học tốt môn sinh học
(st)