Kinh nghiệm học môn địa lý để nắm chắc kiến thức

Kinh nghiệm học thuộc môn địa lý để nắm chắc kiến thức. Tham khảo ngay những chia sẻ sau đây để lựa chọn cho mình cách học nhanh và hiệu quả nhất nhé




Cách học môn địa lý


Tuy được xếp vào khối xã hội song học Địa không phải cứ ôm khư khư quyển sách là thành công. Thầy giáo Lê Huy Hiếu, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lý hơn 30 năm, hiện đang giảng dạy tại trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội chia sẻ những bí kíp giúp các sĩ tử 12 học và thi hiệu quả.

Hệ thống kiến thức lý thuyết bằng biểu đồ hình cây

Trong bất cứ môn học nào, khi ôn tập, bạn phải biết cách hệ thống lại kiến thức. Học Địa cũng vậy. Để tóm tắt kiến thức môn này, bạn nên làm theo 3 bước:
Địa lý là môn học giao thoa giữa tự nhiên và xã hội, đòi hỏi tính logic, kỹ năng làm bài tập và kiến thức đa dạng. Tuy được xếp vào khối xã hội song học Địa không phải cứ ôm khư khư quyển sách là thành công. Thầy giáo Lê Huy Hiếu, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lý hơn 30 năm, hiện đang giảng dạy tại trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội chia sẻ những bí kíp giúp các sĩ tử 12 học và thi hiệu quả.

Hệ thống kiến thức lý thuyết bằng biểu đồ hình cây

Trong bất cứ môn học nào, khi ôn tập, bạn phải biết cách hệ thống lại kiến thức. Học Địa cũng vậy. Để tóm tắt kiến thức môn này, bạn nên làm theo 3 bước:

Đọc lại các bài, chú ý đọc lại không phải học thuộc, bắt được các từ khóa, là điểm mấu chốt của bài đó, để lưu giữ nội dung chính của bài học.

Tóm tắt từng bài bằng việc viết lại theo cách hiểu của mình. Không nên tóm tắt quá dài, có thể dùng ký hiệu, miễn sao mình viết mình hiểu.

Dùng sơ đồ hình cây, hệ thống toàn bộ kiến thức, lưu ý, học ôn nên từ khái quát đến cụ thể, không đi từ chi tiết đến tổng quát, cốt để nhớ hết nội dung chính của chương trình học, tránh bước vào phòng thi đụng phải nội dung không học, tâm lý hoang mang cao độ.

Kỹ năng sử dụng Atlat và nhận dạng biểu đồ

Có 3 cuốn sách cần để ôn tập tốt nghiệp môn Địa lý, đó là: sách giáo khoa, sách hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn Địa lý và cuốn Atlat Địa lý do NXB Giáo dục phát hành. Khi học, bạn nên có ý thức học qua hình ảnh, gắn lý thuyết trong sách với bản đồ, đặc biệt gắn kiến thức lý thuyết với Atlat. Khi học bằng cách này, bạn nhớ lâu hơn, khả năng tưởng tượng và tính sáng tạo rất cao. Khi làm bài tập với Atlat cũng không bị lúng túng.

Bài tập trong Địa lý thường chiếm từ 2- 3 điểm. Nếu rơi vào dạng bài vẽ và nhận xét biểu đồ, học sinh nên biết cách nhận dạng biểu đồ nhanh nhất. Ví dụ: biểu đồ hình tròn thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu, biểu đồ đường thể hiện tốt nhất diễn biến của các đơn vị khác nhau qua nhiều năm. Điều này sẽ được các thầy cô lưu ý kỹ trong quá trình ôn tập, hệ thống kiến thức, và bạn phải nhớ nằm lòng.

3 mẹo nhỏ khi làm bài thi tốt nghiệp

Môn Địa rất kỵ dài dòng, ví dụ: Có bạn khi đi thi làm nháp phần mở bài, làm như vậy phí thời gian, không có tác dụng gì. Chú ý, mỗi đoạn trong bài thi tương đương với một ý, 5 ý là 5 đoạn, thiếu đoạn thiếu ý. Trình bảy đúng, đủ ý là có điểm. Nếu muốn ghi điểm giỏi, tạo thiện cảm cho người chấm, bạn có thể kết cấu thêm phần mở, thân, kết trong bài viết, nhưng không quá tham lam viết dài.

Địa lý thường có nhiều con số, các bạn không cần thiết phải nhớ chính xác các con số, chỉ cần đưa ra số tương đối là ổn. Ví dụ, đường bờ biền của Việt Nam có chiều dài là 3.260 km, bạn viết có chiều dài hơn 3000 km, vẫn được điểm.

Không nhất thiết nhớ tất cả các số liệu quá dài, nhưng phải nhớ được các số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: nhắc đến đồng bằng sông Hồng, nắm được con số cơ bản về dân cư, tự nhiên...


Chia sẻ kinh nghiệm làm bài môn địa lý



Tôi mong những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn khối không chuyên có thể vượt qua kỳ thi tốt nghiệp, còn sĩ tử khối C sẽ đạt điểm cao môn địa lý trong kỳ thi đại học.

Vào thời gian này, chắc các bạn thi khối C đã nắm chắc trong tay 80% kiến thức môn địa lý. Nếu bạn nào chưa đủ tự tin về khả năng của mình thì hãy học theo phương pháp sau:

Khi học, các bạn nên đọc kỹ và hiểu những gì có trong sách sau đó tìm ra những ý chính ghi lên phía trên. Đồng thời, phía dưới bạn hãy phân tích theo ý hiểu của mình. Bạn không nên quá máy móc đúng từng câu từng chữ trong sách nhưng vẫn phải đảm bảo đúng nội dung. Như vậy, bạn sẽ dễ hiểu và dễ nhớ vì nếu bạn học thuộc lòng thì bạn khó có thể nhớ khi bước vào phòng thi.

Để khẳng định bài làm của mình là tốt, bạn cần phải đảm bảo chính xác về nội dung. Khi cầm đề thi trên tay, bạn cần phải đọc kỹ từng câu hỏi, sau đó, xác định câu nào mình chắc chắn có thể làm được thì nên làm trước. Để đảm bảo không bị phân tâm trong quá trình làm bài, bạn nên đọc câu hỏi và ghi tất cả những ý chính cần phải trả lời.

Bên cạnh đó, bạn phải biết cách trình bày bài khoa học để người chấm dễ hiểu, dễ đọc và thể hiện bạn là người tôn trọng người chấm thi. Để làm được điều đó, bạn cần có những câu khẳng định lại câu hỏi và nêu lên phần trả lời của mình có mấy ý và bao gồm những ý nào. Ví dụ: câu hỏi đề thi đưa ra là “Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm vùng biển nước ta?”. Trả lời: Đặc điểm vùng biển nước ta được phân tích như sau: Vùng biển nước ta bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa, cụ thể như sau...

Để làm tốt bài thi môn địa lý bạn cần nắm chắc kiến thức, trình bày bài khoa học, bố trí thời gian hợp lý. Ảnh minh họa

Khi phân tích vấn đề, bạn nên trình bày theo ý, không nên viết tràn lan mà cần phải có những ký tự phân biệt giữa luận điểm và luận cứ. Những luận điểm có thể đặt là a, b, c… Còn luận cứ bạn nên xuống dòng, lùi vào trong và gạch đầu dòng hoặc điền dấu cộng… Như vậy, câu trả lời sẽ dễ hiểu hơn và bạn dễ dàng kiểm tra lại bài xem có thiếu ý hay không. Khi kết thúc câu hỏi, bạn nên một câu kết luận cho câu trả lời.

Đối với phần bài tập vẽ biểu đồ, vấn đề chính là bạn cần lựa chọn biểu đồ phù hợp với đề bài. Bạn nên đọc kỹ câu hỏi, nhìn bao quát toàn bộ số liệu trong bài nếu cần phải xử lý số liệu bạn nên tính ra nháp sau đó ghi vào bài làm như vậy sẽ chắc chắn hơn. Nếu bạn nào không chắc chắn khi vẽ bằng bút mực thì hãy chia tỷ lệ ra nháp trước khi vẽ vào bài làm để đảm bảo độ chính xác. Bạn nên chú ý ghi đầy đủ số liệu, ghi chú, tên biếu đồ, đơn vị... vào bài làm của mình.

Một trong những yếu tố quan trong câu hỏi vẽ biểu đồ là phần nhận xét. Giống như phần trả lời câu hỏi lý thuyết, bạn nên nhìn vào số liệu và biểu đồ để đưa ra câu tổng quát như cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 2006-2010 có xu hướng tăng trong đó, tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp có xu hướng tăng nhanh, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể như sau….

Đối với những câu hỏi nêu nguyên nhân và tác động của vấn đề, bạn cần phải linh hoạt liên hệ với thực tiễn. Trong khoảng thời gian 180 phút, bạn nên sử dụng 10 phút cho việc xác định câu hỏi và nêu ý chính, câu vẽ biểu đồ cần 15-20 phút, những câu nhiều điểm bạn nên giành nhiều thời gian hơn. Trong quá trình làm bài, bạn cần phải linh hoạt, bình thường có những câu hỏi sẽ phải phân tích dài, tuy nhiên, đó là câu hỏi ít điểm thi bạn cần phải lựa chọn ý. Trước khi làm bạn cần dừng lại một giây để xác định câu đó làm trong bao lâu, nếu bạn làm quá dài thì không đủ thời gian làm những câu tiếp...

Để làm tốt bài thi môn địa lý, bạn cần nắm chắc kiến thức, trình bày bài khoa học, bố trí thời gian hợp lý. Tôi tin rằng nếu các bạn làm tốt được điều này thì bạn đã hoàn thành tốt bài làm của mình.

Với kinh nghiệm mà tôi đã chia sẻ, tôi mong rằng tôi đã giúp được các bạn có thêm một vài kỹ năng để làm tốt các kỳ thi của mình trong thời gian tới. Chúc các bạn thi tốt!

Thường thí sinh rất "ngán ngẩm" khi phải ôn thi các môn khối C bởi là môn học thuộc, dài, khó nhớ. Nhằm giúp các em nắm vững kiến thức khi ôn tập để làm bài thi đạt điểm cao, xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy và học của một số giáo viên.

Giờ học môn Địa lý của học sinh Trường THPT Lương Văn Can (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: NHƯ HÙNG

Thường thí sinh rất "ngán ngẩm" khi phải ôn thi các môn khối C bởi là môn học thuộc, dài, khó nhớ. Nhằm giúp các em nắm vững kiến thức khi ôn tập để làm bài thi đạt điểm cao, xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy và học của một số giáo viên.

Thầy giáo Phạm Văn Chiến, giáo viên Trường THPT năng khiếu tỉnh Thái Nguyên, có nhiều học sinh (HS) đoạt giải quốc gia chia sẻ: Thí sinh thi tốt nghiệp THPT hay thi đại học môn Địa lý muốn làm bài thi trúng, đúng, đạt điểm cao cần phải đọc kỹ đề, lập dàn ý đề cương. Làm bài thi đến đâu điền đề cương chi tiết vào đến đó để tránh bỏ quên và phải làm theo dàn ý thầy giáo, cô giáo đã dạy ở trên lớp. Câu hỏi hỏi gì thì trả lời cái đó, tránh dài dòng, trả lời thừa.

Một lỗi mà thí sinh rất hay mắc phải trong bài thi đó là câu hỏi hỏi cả phần thuận lợi và khó khăn thì thí sinh làm sơ sài phần thuận lợi, quá chú trọng làm phần khó khăn bởi các em dễ làm, dễ liên hệ. Chính vì thế, muốn có điểm cao, các em làm phần thuận lợi mới là chủ yếu, cần nói nhiều, phân tích kỹ. Còn phần khó khăn có nói thì nói ít, không nói nhiều mà cần nói đủ ý.

Thầy giáo Bùi Tiến Sĩ, Trung tâm giáo dục thường xuyên Điện Biên, với 15 năm giảng dạy, đã có HS đạt điểm 9 môn Địa lý tốt nghiệp THPT: Bài thi bao gồm phần lý thuyết và kỹ năng. Vì vậy, với phần lý thuyết thí sinh cần phân bổ thời gian làm bài hợp lý, nên vạch ra sơ lược đề cương các ý chính, nêu được ý lớn trước rồi mới đến ý nhỏ, đi từ khái quát đến chi tiết, cụ thể. Bài làm cần viết rõ ràng, mạch lạc, có thể gạch đầu dòng các ý chi tiết hoặc phân ra các mục nhỏ. Về câu hỏi lý thuyết, nếu là dạng lý giải, thí sinh cần biết vận dụng lý thuyết để lý giải, đặc biệt chú ý tới mối liên hệ nhân quả. Nếu là dạng so sánh, thí sinh cần phân tích sự giống và khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lý. Nếu là dạng phân tích, chứng minh phải có số liệu thống kê tiêu biểu để làm bài theo yêu cầu. Dạng bài trình bày thí sinh cần tái hiện những kiến thức đã có rồi sắp xếp chúng theo trình tự nhất định, phù hợp với đề thi.

Về phần kỹ năng thông thường gồm hai phần bảng số liệu và vẽ biểu đồ. Việc xử lý số liệu thí sinh cần nắm vững một số công thức tính, có liên hệ bài học để hiểu rõ hơn số liệu và tính toán xử lý theo yêu cầu đề như: Mật độ dân số, bình quân diện tích, sản lượng, năng suất, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên, cơ học, v.v. Khi phân tích bảng số liệu thống kê thí sinh không được bỏ sót số liệu, cần tìm mối liên hệ giữa chúng. Phân tích số liệu có tầm khái quát cao đến số liệu thành phần, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, chú ý những số liệu mang tính đột biến (tăng hoặc giảm). Phần dân số nên tìm thời gian dân số tăng gấp đôi, mối quan hệ giữa số liệu hàng dọc, hàng ngang, giải thích nguyên nhân các diễn biến hoặc mối quan hệ.

Phần vẽ biểu đồ sẽ bao gồm các dạng sau: Biểu đồ tròn: Thường được dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Vẽ biểu đồ tròn khi bảng số liệu tỷ lệ % cộng lại bằng 100%; bảng số liệu là số tuyệt đối nhưng trong câu hỏi có một trong các chữ: tỷ lệ, tỷ trọng, cơ cấu, kết cấu (phải xử lý bảng số liệu sang số liệu tương đối). Lưu ý: vẽ từ hai vòng tròn trở đi, bán kính các vòng tròn lớn nhỏ khác nhau khi tổng số lớn nhỏ khác nhau; các số liệu thể hiện cơ cấu kinh tế, dân số. Vẽ biểu đồ cột: Đối với biểu đồ hình cột, có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Thường vẽ biểu đồ cột khi số liệu là số tuyệt đối; số liệu tỷ lệ % cộng lại không bằng 100%; số liệu tỷ lệ % cộng lại bằng 100% nhưng đề yêu cầu vẽ biểu đồ cột. Các kiểu biểu đồ cột gồm cột đơn, cột ghép, cột chồng, cột 100%, cột yếu tố này nằm trong yếu tố kia. Lưu ý bề ngang các cột phải bằng nhau. Vẽ đồ thị (đường biểu diễn): Thường được sử dụng để thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một đối tượng qua thời gian. Lưu ý: Trục tung thể hiện độ lớn của đại lượng, trục hoành thể hiện thời gian; chia các khoảng cách thời gian đúng tỷ lệ; nếu biểu đồ có nhiều đường biểu diễn, cần chọn tỷ lệ hợp lý để các đường biểu diễn không trùng nhau hoặc sát nhau quá; mỗi đường biểu diễn được thể hiện bằng một ký hiệu riêng, cần giải thích các ký hiệu trên biểu đồ. Vẽ biểu đồ kết hợp: Thường gồm biểu đồ cột kết hợp với đồ thị. Vẽ biểu đồ miền: Được dùng để thể hiện động thái phát triển và cơ cấu của đối tượng. Lưu ý phần này đối với thí sinh là nếu đề thi cho số liệu tuyệt đối thì phải xử lý sang tỷ lệ tương đối.


Phương pháp làm bài thi ĐH, CĐ môn Địa lý


Các môn thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng khối C gồm Văn, Sử, Địa. Có thể nói rằng Địa lí là môn thi các thí sinh có khả năng dễ đạt điểm cao hơn so với Lịch sử và Ngữ văn. Tuy nhiên, để làm một bài thi Đại lí đạt điểm cao trong các kì thi tuyển sinh quả là điều không phải dễ. Bằng kinh nghiệm của người nhiều năm giảng dạy và ôn luyện thi Địa lí, tôi xin được trao đổi cùng các em một số kinh nghiệm và nguyên lí để làm tốt bài thi môn Địa lí đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng.

Với cấu trúc, nội dung đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng của Bộ GD & ĐT ban hành thì đề thi có hai phần là lí thuyết và kĩ năng:

Phần lí thuyết các đề thi rất đa dạng, tuy nhiên có thể phân thành các dạng chủ yếu sau đây:

- Dạng đề câu hỏi lí giải.

Yêu cầu thí sinh phải trả lời câu hỏi : ‘Tại sao?”. Với dạng đề nầy, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức và biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí. Để làm bài tốt, học sinh chú ý tổng hợp các kiến thức được tích lũy và các mối liên hệ nhân quả.

- Dạng đề câu hỏi so sánh.

Yêu cầu học sinh phải phân tích được sự giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lí. Học sinh không nên trả lời theo kiểu học thuộc bài mà cần phải tổng hợp kiến thức, sau đó phân biệt được sự giống, khác nhau của các hiện tượng địa lí.

- Dạng đề câu hỏi phân tích, chứng minh.

Yêu cầu học sinh chứng minh một vấn đề nào đó về địa lí. Để làm được dạng đề câu hỏi nầy, học sinh cần nắm vững kiến thức và cả số liệu thống kê tiêu biểu để phân tích hoặc chứng minh theo yêu cầu của đề bài

- Dạng đề thi câu hỏi trình bày.

Đây là dạng đề khá đơn giản, học sinh chủ yếu học thuộc bài là có thể trình bày tốt yêu câu của đề ra. Tuy nhiên học sinh lưu ý là cần nắm chắ đề thi hỏi “cái gì” thì trình bày “caí ấy” cho phù hợp đề bài, tránh tản mạn, lạc đề.

Hình mang tính minh họa

Phần kĩ năng thường phổ biến các dạng như: Vẽ lược đồ Việt Nam và điển các thông tin cần thiết; Vẽ và nhận xét biểu đồ; Nhận xét bảng số liệu.

- Bảng số liệu: Tính toán và nhận xét số liệu thống kê, cần chú ý số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào. Về thời gian của số liệu thống kê (một thời điểm hay một chuỗi thời điểm), các đơn vị tính của chỉ tiêu, mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó... Phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kỳ, nhưng cần tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung chính yếu.

- Biểu đồ: Cần rèn luyện các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền. Vẽ biểu đồ đòi hỏi sự chính xác về phân chia số lượng, tỷ lệ thời gian, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, có ghi chú. Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố khác như đơn vị, tên biểu đồ.

- Nguyên tắc khi vẽ lược đồ Việt Nam là phải đảm bảo độ chính xác tương đối về hình dạng, thể hiện được các hệ thống sông chính, các điểm dân cư, khu vực hành chính cơ bản. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng Địa lý, giải thích phù hợp và sát với yêu cầu, tránh dong dài.

Từ đặc điểm nội dung, yêu cầu của các dạng đề thi tuyển sinh môn Địa lí nói trên, khi làm bài, học sinh thực hiện theo các thao tác sau:

- Nhận dạng đề thi. Đây là khâu quan trọng hàng đầu, giúp học sinh không bị lệch hướng trong quá trình làm bài. Đề thi thường có từ 3 - 4 câu, trong đó phần lý thuyết thường chiếm từ 65% - 70% tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi, ví như dạng trình bày hay chứng minh, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu thô...

- Phát thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi nhằm giúp cho việc phân bố thời gian cho từng câu hỏi hợp lí, chính xác, tránh tình trạng thiếu sót nội dung các câu hỏi trong quá trình làm bài. Để không bị sót ý, viết lặp lại, lan man, lạc đề, vừa có thể theo dõi được bài làm, kịp thời bổ sung ý cho bài viết... thì lập dàn ý cho các câu hỏi trước khi viết là việc làm hết sức cần thiết. Ngay sau khi nhận dạng đề, thí sinh nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết theo dạng dàn ý mở. Nên lưu ý, dàn ý là những ý tiêu đề, trọng tâm chứ không phải bài viết hoàn chỉnh vì không đủ thời gian. Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi: thí sinh nên phân bố thời gian đều và phù hợp cho các câu hỏi trong đề bài, và tiêu chí nên căn cứ vào tỷ trọng từng câu hỏi, tức là số điểm của câu hỏi. Nên dành khoảng thời gian từ 15 - 20 phút để phác thảo dàn ý, từ 10 - 15 phút cho việc kiểm tra đọc lại bài.

-Ngoài ra, trong khi làm bài thì chú ý phần dễ làm trước, khó làm sau nhưng phải đảm bảo tính hệ thống, logic trong bài làm, và nên làm ở tất cả các câu chứ không nên tập trung vào một câu nào đó. Với những số liệu thống kê dùng để minh họa cho bài làm được lấy từ sách giáo khoa, hoặc những số liệu đã được cập nhật từ bên ngoài, thí sinh cần nói rõ nguồn gốc và thời điểm của chúng. Khi vẽ biểu đồ, chú ý ghi tên biểu đồ, bảng chú giải và đặc biệt phải có sự tương thích giữa ký hiệu trong bảng chú giải với những ký hiệu đã dùng trong biểu đồ. Trình bày bài thi cũng là một khâu rất quan trọng vì giá trị của một bài thi không những thể hiện ở phần nội dung mà còn ở phương pháp trình bày. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được giám khảo chú ý. Trong thực tế có rất nhiều bài thi trình bày đầy đủ nhưng kết quả không cao vì viết tắt quá nhiều, lỗi chính tả, câu văn lủng củng, trình bày lan man. Chưa kể chữ viết quá xấu sẽ làm mất hứng thú, cảm tình đối với người chấm bài. Bài thi địa lý có thể trình bày ở dạng bài gồm: mở bài, thân bài và kết luận, hoặc dùng trả lời trực tiếp vào câu hỏi, nhưng cần diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu.

Theo công bố mới nhất của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi trong các kỳ thi quốc gia năm 2011 về cơ bản không thay đổi so với năm trước. Cục cũng không ban hành cấu trúc đề thi các môn, đề thi nằm trong chương trình (chiếm 80 - 90% trong đề thi). Vì vậy, nên bám sát sách giáo khoa và một tài liệu tham khảo ôn tập nhất định, không nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng không nên học tủ vì các câu hỏi thường liên quan với nhau. Khi ôn tập, nên hệ thống kiến thức, hệ thống những vấn đề trọng tâm, những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó. Nên tập trung học dứt điểm một vấn đề, một giai đoạn, đừng học nhảy cóc lung tung…


Kinh nghiệm ôn thi TN THPT môn Địa lí


Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013 được tổ chức vào các ngày 02, 03 và 04 tháng 6 năm 2013 với 6 môn thi bắt buộc, như sau: Đối với Giáo dục trung học phổ thông thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Hoá học, Sinh học, Địa lí; Đối với Giáo dục thường xuyên thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Vật lí.

Để chuẩn bị tốt cho các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (TNTHPT)   bên cạnh sự hướng dẫn ôn tập của thầy cô giáo thì mỗi học sinh có thể chọn cho mình một cách học phù hợp.

Đề thi môn Địa lý trong những năm gần đây đã có cấu trúc ổn định, bao gồm lý thuyết và các kĩ năng thực hành.

Phần lý thuyết đối với thi TNTHPT gồm tất cả nội dung trong chương trình, sách giáo khoa lớp 12, trong quá trình ôn tập giáo viên và học sinh cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và theo tinh thần giảm tải (Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), chú trọng việc giúp học sinh tiếp cận các mức độ nhận thức: thông hiểu và vận dụng kiến thức.

Phần kĩ năng: Đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT các kỹ năng trong đề ra gồm kỹ năng về bản đồ: Đọc bản đồ ở Atlat địa lý Việt Nam (không vẽ lược đồ). Yêu cầu sử dụng Atlat địa lý Việt Nam tái bản chỉnh lý và bổ sung do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành; Kỹ năng về biểu đồ: Vẽ, nhận xét và giải thích; Kỹ năng về bảng số liệu: Tính toán, nhận xét.

Dưới đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi với mong muốn góp phần giúp các thầy cô giáo và các em học sinh có thêm phương pháp ôn thi hiệu quả:

Đối với lý thuyết:Không được học tủ, học lệch: cấu trúc đề thi môn Địa lý  của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phủ toàn bộ chương trình lớp 12, vì vậy khi ôn tập không nên bỏ bất cứ phần kiến thức nào (trừ phần giảm tải đã quy định). Đối với phần lý thuyết môn địa lý gồm các dạng chính sau:

Dạng đề câu hỏi lí giải: Yêu cầu thí sinh phải trả lời câu hỏi: ‘Tại sao?”. Với dạng đề này, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức và biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí. Để làm bài tốt, học sinh chú ý tổng hợp các kiến thức được tích lũy và các mối liên hệ nhân quả.

Dạng đề câu hỏi so sánh: Yêu cầu học sinh phải phân tích được sự giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lí. Học sinh không nên trả lời theo kiểu học thuộc bài mà cần phải tổng hợp kiến thức, sau đó phân biệt được sự giống, khác nhau của các hiện tượng địa lí.

Dạng đề câu hỏi phân tích, chứng minh:Yêu cầu học sinh chứng minh một vấn đề nào đó về địa lí. Để làm được dạng đề câu hỏi này, học sinh cần nắm vững kiến thức và cả số liệu thống kê tiêu biểu để phân tích hoặc chứng minh theo yêu cầu của đề bài. Số liệu của môn địa lí rất nhiều, nếu không thể nhớ chính xác các số liệu thì có thể nhớ gần đúng theo kiểu khoảng, gần bằng, lớn hơn… Ví dụ: Dân số hoạt động kinh tế của nước ta nước ta năm 2005 là 42,53 triệu người thì chỉ cần trình bày hơn 40 triệu người. Nên dùng số liệu trong Atlat địa lý Việt Nam để đỡ phải nhớ máy móc.

Dạng đề thi câu hỏi trình bày:Đây là dạng đề khá đơn giản, học sinh chủ yếu học thuộc bài là có thể trình bày tốt yêu câu của đề ra. Tuy nhiên học sinh lưu ý là cần nắm chắc đề thi hỏi “vấn đề gì” thì trình bày “vấn đề đó” cho phù hợp đề bài, tránh tản mạn, lạc đề.

 Đối với phần kĩ năng: Câu hỏi phần Atlat địa lý Việt Nam, đây là cuốn tài liệu quan trọng được phép mang vào phòng thi tốt nghiệp, biết sử dụng Atlat thì việc ôn tập trở nên rất nhẹ nhàng và khi làm bài có hiệu quả cao. Khi sử dụng cuốn tài liệu này cần lưu ý: Cần nắm được cấu trúc của Atlat, việc sắp xếp các bản đồ như thế nào để khi học bài có thể nhanh chóng tìm đến các trang có liên quan; nhớ các kí hiệu càng nhiều càng tốt để khi học không phải mở đi mở lại mất thời gian; phần bản đồ chủ yếu cho thấy sự phân bố theo không gian của các đối tượng địa lí. Chú ý tới nền màu bản đồ, các kí hiệu và các biểu đồ trong các tỉnh, vùng; phần biểu đồ ngoài bản đồ cho biết tình hình phát triển, sự thay đổi, quy mô, cơ cấu…đối tượng.Tuỳ theo bài học, câu hỏi của đề ra mà sử dụng một hay nhiều bản đồ. Thông thường là phải dùng nhiều trang, trong đó có trang chủ đạo của nội dung bài.

Bảng số liệu: Tính toán và nhận xét số liệu thống kê, cần chú ý số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào. Về thời gian của số liệu thống kê (một thời điểm hay một chuỗi thời điểm), các đơn vị tính của chỉ tiêu, mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó... Phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kỳ, nhưng cần tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung chính yếu.

Biểu đồ: Cần rèn luyện các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền. Vẽ biểu đồ đòi hỏi sự chính xác về phân chia số lượng, tỷ lệ thời gian, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, có ghi chú. Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố khác như đơn vị, tên biểu đồ.

Sau khi nhận dạng đề và xác định hướng làm bài thí sinh nên phác thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi nhằm giúp cho việc phân bố thời gian cho từng câu hỏi hợp lí, chính xác, tránh tình trạng thiếu sót nội dung các câu hỏi trong quá trình làm bài. Để không bị sót ý, viết lặp lại, lan man, lạc đề, vừa có thể theo dõi được bài làm, kịp thời bổ sung ý cho bài viết... thì lập dàn ý cho các câu hỏi trước khi viết là việc làm hết sức cần thiết. Ngay sau khi nhận dạng đề, thí sinh nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết theo dạng dàn ý mở. Nên lưu ý, dàn ý là những ý tiêu đề, trọng tâm chứ không phải bài viết hoàn chỉnh vì không đủ thời gian. Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi: thí sinh nên phân bố thời gian đều và phù hợp cho các câu hỏi trong đề bài, và tiêu chí nên căn cứ vào tỷ trọng từng câu hỏi, tức là số điểm của câu hỏi. Nên dành khoảng thời gian từ 8-10 phút để phác thảo dàn ý, từ 5-7 phút cho việc kiểm tra đọc lại bài.

Trình bày bài thi cũng là một khâu rất quan trọng vì giá trị của một bài thi không những thể hiện ở phần nội dung mà còn ở phương pháp trình bày. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được giám khảo chú ý. Trong thực tế có rất nhiều bài thi trình bày đầy đủ nhưng kết quả không cao vì viết tắt quá nhiều, lỗi chính tả, câu văn lủng củng, trình bày lan man. Bài thi địa lý có thể trình bày ở dạng bài trả lời trực tiếp vào câu hỏi, nhưng cần diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu.

Kỳ thi tốt nghiệp đang cận kề, ngay từ bây giờ thầy cô và học sinh cần lập kế hoạch cho việc ôn thi một cách khoa học. Chúc thầy cô giáo và các em học sinh có sức khoẻ tốt, có phương pháp ôn tập vững vàng để dành kết quả cao trong  kỳ thi tới.


Kinh nghiệm ôn thi đại học môn Địa Lý

Lê Khắc Bảo Long là thủ khoa khối C trường đại học sư phạm Huế năm 2012 với số điểm 26,5 thi vào ngành Ngữ Văn chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích trong việc ôn thi và làm bài thi môn Văn cho các thí sinh dự thi đại học khối C năm 2013.

Khối C nói chung và môn địa nói riêng rất cần kiến thức xã hội. Các bạn thí sinh nên chuẩn bị một nền kiến thức xã hội rộng qua việc tích lũy từng ngày, từng giờ trong cuộc sống. Mình vẫn cho rằng Địa là môn dễ học và dễ ăn điểm nhất trong 3 môn.

Về các “khuôn” làm bài tập: Địa dễ học vì nó có những cái khuôn mẫu. Vẽ biểu đồ đã là 1 cái khuôn, nhận xét biểu đồ cũng là khuôn mẫu. Trả lời kiến thức lý thuyết cũng có khuôn mẫu. Môn Địa lý là môn có rất nhiều cái “khuôn” mà nếu làm bài thi dựa theo những cái khuôn ấy rất dễ kiếm điểm cao.

Một số bài tập lý thuyết Địa lý có cách trả lời trình bày theo những cái khuôn nhất định. Đó là các câu hỏi có đề cập đến các vấn đề về nhân tố Tự nhiên và nhân tố Kinh tế – Xã hội của một vùng miền, địa phương…

Cụ thể các nhân tố Tự nhiên có: khí hậu, sinh vật, nguồn nước, vị trí địa lý, đất đai, khoáng sản… Nhân tố KT – XH gồm: cơ sở hạ tầng, vật chất, chính sách, dân cư, nguồn đầu tư nước ngoài… Học, làm bài và trình bày theo những cái khuôn này rất dễ ghi nhớ và cũng dễ dàng kiếm được con điểm tốt.

Qua báo Dân trí, thủ khoa khối C ĐH Huế 2012 Lê Khắc Bảo Long chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích để đạt điểm cao thi khối C cho những sĩ tử năm nay.

Về vấn đề biểu đồ: bài thi Địa có 10 điểm thì 3 điểm thuộc về phần vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ. Đây là dạng bài tập không hề khó. Thí sinh phải nắm chắc các dạng biểu đồ và trường hợp vận dụng chúng, để ý các quy tắc vẽ biểu đồ như: ở đâu được vẽ bút mực, ở đâu được vẽ bút chì (đường tròn) – đây là các chi tiết nhỏ nhưng có thể khiến thí sinh mất điểm oan.

Kỹ năng nhận xét và giải thích biểu đồ luôn đi từ khái quát tới cụ thể. Cái chung trình bày trước, cái chi tiết trình bày sau. Làm như thế mới bảo đảm đầy đủ, không thiếu ý.

Về vấn đề Atlas: Thi ĐH không cho phép thí sinh sử dụng Atlas Địa lý, điều này khiến cho một số bạn có ý nghĩ rằng không cần quan tâm cuốn Atlas này. Đây là quan điểm sai lầm. Atlas rất bổ ích, thí sinh nên sử dụng Atlas thường xuyên trong quá trình học tập và làm bài tập.

Ghi nhớ và đọc Atlas thường xuyên sẽ giúp thí sinh dần hình thành trong đầu những hệ thống bản đồ, biểu đồ, khả năng xác định vị trí địa lý, điểm ký hiệu, địa danh quan trọng… Nó sẽ giúp bạn rất nhiều khi làm bài tập và trả lời đề thi.

Ngoài ra, ghi nhớ Atlas sẽ giúp tư duy của thí sinh tái hiện những hình ảnh trực quan sinh động, giúp hiểu sâu hơn về bài học, và bài tập. Nó cũng rất hữu ích cho việc trả lời các câu hỏi  xác định vị trí, tên các đảo, các vườn quốc gia,…

Sơ đồ tư duy: Cách học Địa của riêng mình là học từ gốc đến ngọn, môn Địa là “thiên đường” của cách học Mindmap (Sơ đồ tư duy). Trước tiên, cần nắm khái quát các vấn đề của bài học thì mới dễ dàng vạch ra nội dung. Tiếp theo cần nắm rõ các đề mục, sau đó mới đi vào các đoạn, triển khai các ý.



Nắm được cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm học 2010 - 2011


Về đại thể thì cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Địa lý năm học này không có sự khác biệt nhiều so với năm học trước. Cấu trúc đề thi gồm hai phần lớn

+ Phần thứ nhất là phần chung cho tất cả các thí sinh (8 điểm): được chia làm 3 câu:

Câu I: (3 điểm): các kiến thức của phần địa lí tự nhiên và địa lí dân cư

Câu II: (2 điểm): các kiến thức của bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế

Câu III (3 điểm): các kiến thức của phần địa lí các vùng kinh tế và địa lí địa phương

+ Phần thứ hai là phân riêng (2 điểm) gồm có hai câu hỏi (thí sinh chỉ được làm một trong hai câu), câu hỏi theo chương trình chuẩn và câu hỏi theo chương trình nâng cao

Việc kiểm tra các kỹ năng địa lý (kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu) được kết hợp khi kiểm tra các nội dung nói trên. Nhìn vào cấu trúc đề thi ta có thể thấy

Câu I (3 điểm) bao gồm các kiến thức phân địa lí tự nhiên và địa lí dân cư rất nhiều kiến thức. Các em cần tập trung vào ôn phần địa lí dân cư phần này chỉ có ba bài mà được 1,5 điểm trong khi đó phần địa lí tự nhiên cũng được số điểm như vậy nhưng có tất cả 15 bài. Vậy theo tôi, ở phần này các em nên tập trung ôn theo các vấn đề lớn như: Địa hình Việt Nam, Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng… để vẫn có thể đạt được điểm ở câu hỏi này.

Câu II: (2 điểm) gồm các kiến thức của bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế. Ở câu hỏi này trong nhiều năm đề thi tốt nghiệp thường ra dưới dạng vẽ biểu đồ hoặc phân tích số liệu thống kê nên ở phần này các em nên tập trung vào rèn luyên các kĩ năng về vẽ biểu đồ và phân tích các số liệu thống kế

Câu III (3 điểm) gồm các kiến thức của phần địa lí các vùng kinh tế và địa lí địa phương. Ở câu hỏi này nhiều năm đề thi thường hỏi về một trong bảy vùng kinh tế đã được học, do vậy các em cần tập trung nhiều thời gian vào học phần này vì chắc chắn đề thi sẽ có câu hỏi

Học sinh cần phải nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa

Để biết liên hệ, vận dụng để trả lời các câu hỏi tránh việc học thuộc lòng trả lời máy móc. Các kiến thức trong sách giáo khoa (SGK) thường được trình bày lặp đi, lặp lại ở nhiều bài khác nhau nên rất thuân lợi khi ôn tập và giúp học sinh nhanh chóng củng cố kiến thức. Để các kiến thức trong SGK trở nên dễ nhớ hơn thì ta có thể hệ thống hóa thành các sơ đồ, các bảng hệ thống hóa kiến thức. Trong quá trình ôn, các em cần phải chú ý phân tích và giải thích các mối quan hệ địa lí nhất là mối quan hệ tự nhiên, kinh tế - xã hội

Quan trọng và không thể thiếu trong quá trình ôn tập môn địa lí là phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và xử lí thông tin dựa vào atlat địa lí Việt Nam. Atlat được coi là “cuốn SGK thứ hai” có rất nhiều các bản đồ, biểu đồ, các số liệu thống kê… Việc sử dụng atlat và vận dụng các kĩ năng địa lí sẽ giúp các em giảm được 50% việc học thuộc lòng bài học một cách máy móc, không có hiệu quả. Việc sử dụng atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kĩ năng sử dụng atlat để tập trung kiến thức làm tốt bài thi

Trong quá trình ôn tập cần rèn luyên các kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích số liệu thống kê. Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền trong sách, các em phải luyện thật nhuần nhuyễn để từ đó phân tích bảng số liệu, nhận xét mối liên hệ giữa các số liệu. Trong SGK Địa lí lớp 12 có rất nhiều các số liệu, học sinh không thể nhớ hết được các số liệu này. Vấn đề ở đây là các em cần phải hiểu và biết cách phân tích các số liệu đó. Có một cách có thể giúp các em đỡ phải ghi nhớ nhiều các số liệu đó là sử dụng số liều trong Atlat Địa lí Việt Nam để minh hoạ cho bài làm. Hầu hết các số liệu về các ngành kinh tế và các vùng kinh tê đều có trong At lat các em có thể lấy số liệu này dùng cho bài làm.

Khi làm bài thi các em cần phải đọc kĩ đề thi, xem câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau để tránh mất thời sa đà vào một câu hỏi. Tôi khuyên các em chỉ cần học kiến thức trong SGK là đủ, không cần học thêm ở ngoài. Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong khi thi tốt nghiệp sắp tới


Kinh nghiệm học tốt môn sinh học
Kinh nghiệm học giỏi môn văn
Kinh nghiệm học giỏi môn Toán
Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý
Kinh nghiệm học giỏi môn hóa
Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng Anh
Kinh nghiệm học của thủ khoa khối A
Kinh nghiệm học tốt môn lịch sử



(st)