Kinh nghiệm học môn Lịch sử nhanh thuộc, nhớ lâu

Kinh nghiệm học môn Lịch sử nhanh thuộc, nhớ lâu cho các sĩ tử. Cùng tham khảo những bí kíp dưới đây để lựa chọn cách học nhanh và hiệu quả nhất nhé.

 

Nếu học thuộc lòng từng câu từng chữ thì không bao giờ có thể nhớ hết được, nên để dễ thuộc thì nên chia ra thành từng vấn đề nhỏ, nên học theo “các dạng bài” sẽ dễ nhớ, dễ hiểu. Thông thường lịch sử có các dạng bài như: - Dạng bài các cuộc cách mạng, các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch (chú ý đến logic của dạng bài này, gồm: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử); Dạng bài các hội nghị, các đại hội; - Dạng bài lịch sử một nước (cần học theo những vấn đề như: tình hình chính trị, kinh tế, xã hội...).

 - Trước hết, cần nắm một số vấn đề cốt lõi sẽ gặp trong đề thi. Mặc dù kiến thức lịch sử ở lớp 12 rất rộng (cả lịch sử thế giới và Việt Nam) nhưng đề thi ĐH thường chỉ xoay quanh một số nội dung chính. Ví dụ với lịch sử thế giới thường gồm: Hội nghị Ianta, Liên Hiệp Quốc, Liên Xô, Trung Quốc, Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, quan hệ quốc tế, cách mạng khoa học-công nghệ…

 - Tiếp đó, muốn nắm vững kiến thức, các em nên học theo từng giai đoạn lịch sử và học theo phương pháp chia nhỏ. Mỗi giai đoạn chia ra thành các đề mục, mỗi đề mục sẽ gồm các ý… Ví dụ với lịch sử Việt Nam thì cần chia làm 5 giai đoạn chính: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975 đến nay. Mỗi giai đoạn sẽ có những nội dung cốt lõi cần phải nắm.

 - Biết liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Bởi nội dung của chương trình lịch sử phổ thông có 2 phần riêng biệt nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu biết liên kết 2 phần này thì chắc chắn sẽ hiểu sâu sắc hơn những vấn đề của lịch sử. Ví dụ đề từng có câu: “Nêu những sự kiện thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa Lào và Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Pháp và Mỹ?”. Nếu không biết liên kết thì sẽ làm bài lệch lạc và sẽ không có điểm cho câu này.

 - Biết xử lý tình huống lịch sử. Nghĩa là không phải học tủ, đoán mò mà phải nắm vững những vấn đề cơ bản của lịch sử để có thể xử lý mọi tình huống có thể ra khác nhau trong một câu của đề thi. Tùy theo yêu cầu của đề mà học sinh phải biết xử lý sao cho phù hợp.

 Lập dàn bài vào giấy nháp trước khi viết

Khi cầm đề thi nên đọc kỹ để xác định yêu cầu của đề là phân tích, so sánh hay nhận định các sự kiện lịch sử, tránh làm lạc đề. Đặc biệt, nên khoanh vùng thời gian và sự kiện lịch sử diễn ra ở giai đoạn/thời kỳ nào. Khi đọc đề, nên viết nhanh vào giấy nháp để không quên. Sau đó, lập đề cương trong giấy nháp khoảng 10-15 phút, vạch ra những sự kiện chính và đánh dấu những cột mốc quan trọng để viết kỹ hơn.

 Chỉ nên chọn những câu nào làm được thì làm trước, tạo tâm lý thoải mái, không nên chọn câu nhiều điểm và sa lầy vào mất nhiều thời gian. Không nên viết quá dài, chỉ chuyển ý ngắn gọn theo hình thức lập luận, không cần có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài dài dòng như một bài thi môn Văn.

 Về cách trình bày, sau khi hết một ý chính, một sự kiện nên xuống hàng và thụt đầu dòng, trình bày văn phong trong sáng, chữ viết sạch đẹp.

 Một điều cần lưu ý là nên phân chia thời gian cho các câu hỏi, cố gắng làm hết, không bỏ sót. Và cuối giờ thi nên dành 10-15 phút đọc lại bài. Đây là một bước không kém phần quan trọng để nhận ra những thiếu sót của mình trong quá trình làm bài.

 

Kinh nghiệm ôn thi đại học môn Lịch sử

Để học và ôn tập hiệu quả môn Lịch sử trước các kỳ thi quan trọng cần có phương pháp hợp lý và tạo tâm lý thoải mái.

Bất kỳ môn học nào, để học tốt cũng có thể là dễ nhưng cũng thật là khó nếu chúng ta không tìm hiểu kinh nghiệm và phương pháp để học và thi.

Nếu với ban A là sự tư duy lôgic của những con số thì khối C lại là sự tư duy lô gic của những dòng chữ, lời văn.

Riêng trong khối C, mỗi môn lại có những cách học khác nhau, với môn lịch sử cũng vậy, lịch sử là dòng chảy của những sự kiện những cột mốc thời gian khác nhau. Ở đó bạn phải có sự ghi nhớ, không phải là ghi nhớ một cách mơ hồ mà lịch sử đòi hỏi tính chính xác.

Chính vì vậy để học tốt bộ môn lich sử cần phải có những phương pháp và kinh nghiệm học hợp lý về tâm lý và thời gian. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm để học và thi môn lịch sử.

Về tâm lý

Trong khi học đừng nên tạo cho mình quá nhiều áp lực, thường thì khi thấy quá nhiều sự kiện và thời gian thì các bạn cảm thấy nản và không muốn học, càng như vậy bạn sẽ học không tốt bộ môn này.

Hãy tạo cho mình tâm lý thoải mái khi học, học không chỉ để thi mà còn để biết, để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về lịch sử xã hội. Vì những kiến thức lịch sử cũng là điều rất đáng để khám phá đấy.

Về kiến thức

Cần phải đọc kỹ đọc nhiều lần để ghi nhớ, người ta bảo văn ôn võ luyện. Nếu những gì đập vào mắt nhiều lần thì ta sẽ càng nhớ sâu. Trong quá trình học cần phải biết phân tích tổng hợp, nhìn nhận một vấn đề, các sự kiện lịch sử trong một chỉnh thể, học sự kiện này thì ta cần phải liên tưởng đến sự kiện trước và sau nó.

Tuy nhiên không nên chỉ học theo kiểu ghi nhớ mà không có sự tư duy. Nếu bạn cho rằng học khối C nói chung, lịch sử nói riêng chỉ cần nhớ là đủ thì suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm.

Trong các kỳ thi tốt nghiệp, đại học luôn cần các thí sinh có khả năng phân tích tổng hợp đánh giá dựa trên sự ghi nhớ một cách chính xác về lịch sử, đối với mỗi dạng bài bạn cần chuẩn bị cách làm bài phù hợp ở các thể loại khác nhau, như chứng minh hay so sánh. Khi nhìn nhận một vấn đề phải dựa vào bối cảnh lịch sử chung, có thể là trong nước hoặc thế giới.

Hiện nay các tài liệu tham khảo cho môn lịch sử cũng khá nhiều nhưng bạn cần phải đọc và tiếp cận với những nguồn tin chính thống, có thể đọc qua sách vở với các nhà xuất bản uy tín hoặc cũng có thể học bằng cách xem các phương tiện thông tin đại chúng để biết thêm.

Về thời gian học

Cần phải có thời gian học hợp lý, lúc cảm thấy mệt không thể tập trung thì bạn hãy giành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, đừng ép bản thân học trong khi tâm lý bị gò bó áp lực, tuy nhiên sau khi giải lao ban phải vào guồng và học một cách nghiêm túc.

Về phương pháp học

Ngoài niềm đam mê yêu thích thì để học tốt lịch sử bạn cần có cho mình những phương pháp học phù hợp, với mỗi bạn có thể có những phương pháp khác nhau miễn sao là có hiệu quả.

Vì vậy, bạn có thể tự sáng tạo cho mình các cách học riêng, khi làm bài cần đọc kỹ câu hỏi, xác định đề yêu cầu những gì và mình sẽ triển khai ý trong đề ra như thế nào, tránh dài dòng lan man. Sau đây là 1 số gợi ý phương pháp học để các bạn tham khảo.

1. "Phân tán lực lượng địch": chia các bài học thành các giai đoạn, liệt kê các vấn đề chính của từng giai đoạn rồi bắt đầu "chiến đấu" từng chút một. Mỗi ngày 1 phần hoặc nhiều hơn cũng được.

2. "Đánh chắc thắng chắc": học bài nào dù cho có khó đến mấy cũng phải học cho xong, không được bỏ cuộc, xong bài nào là dứt điểm bài đó.

3. "Có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập tự do”: học tập kiên trì và không để các ứng dụng của cuộc sống hiện đại quấy nhiễu như mạng xã hội, game...Những khi mệt mỏi, hãy nấu một bữa ăn, đọc 1 cuốn truyện, hoặc là đi long nhong trong xóm chơi... khuây khỏa rồi học tiếp.

4. Học các diễn biến thì nên vẽ sơ đồ ra, rồi đọc lại như tự kể chuyện cho người khác nghe, không cần vẽ đẹp, chỉ cần giúp cho bản thân hình dung được nó đánh nhau ở đâu, tấn công đường nào, rồi rút đường nào.

5. Học các con số ngày tháng thì chỉ cần nhớ những ngày tháng năm quan trọng, còn các thời điểm khác thì nhớ "tương đối", tối thiểu là cuối hoặc giữa hoặc đầu tháng là được rồi.

6. Dùng sơ đồ tự vẽ để học diễn biến, dùng sơ đồ nhánh để học chi tiết các hoạt động, âm mưu, ý nghĩa, ... Học từ khóa trước rồi học cả nội dung của đoạn đó....Học từng bài xong, nắm chắc các sự kiện thì mới "bon chen" làm các câu đối chiếu, so sánh, phân tích, …

7. Hãy thường xuyên kiểm tra kiến thức lịch sử của mình đến đâu bằng cách làm những đề năm trước hoặc cũng có thể là những câu hỏi ngẫu nhiên do mình đặt ra, cũng có thể kiểm tra với bạn của mình. Từ đó bổ sung những kiến thức lịch sử còn hổng .

Lưu ý:

- Học thật kỹ các phần về âm mưu của 2 bên, chiến lược chiến thuật và nhất là ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi. Vì khi làm bài thi đại học môn Sử, đây là phần "ghi điểm".

- Khi gặp câu hỏi "trình bày diễn biến...." thì nên có vài dòng mở đầu để giới thiệu (có thể nói sơ lược qua âm mưu...) rồi trình bày diễn biến. Kết thúc bằng 4 hoặc 5 dòng về ý nghĩa lịch sử, ca ngợi chiến thắng và phân tích nêu ra bài học của sự kiện đó. Làm bài như vậy sẽ thể hiện được "đẳng cấp" của mình và gây ấn tượng với giáo viên chấm bài.

- Không được bỏ sót bài nào. Bài nào không quan trọng cũng phải nắm được ý chính, đảm bảo nếu đề có ra thì mình cũng làm được.

thiểu là 2 tiếng cho quen nhé! Ít nhất là phải tự luyện viết 1 lần. Vì đọc và nhớ là 1 chuyện nhưng lúc ngồi viết ra lại là một chuyện khác.

Cuối cùng, ngoài sự chuẩn bi về tâm lý khi học, khi vào phòng thi, kiến thức để thi thì các bạn cùng cần phải đảm bảo có một sức khỏe tốt, một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong khi ôn thi.

Chúc tất cả các bạn sẽ thành công với việc học và thi môn lịch sử!
 

Làm thế nào để học tốt môn Lich Sử ?

Lịch sử là môn học khối xã hội ,học môn Sử đòi hỏi người học phải nhớ được các cột mốc và khả năng tư duy ,yêu thích và có phương pháp học đúng đắn mới mang lại hiệu quả.

Áp dụng 4 ký năng nghe,nói đọc,viết

Nghe

Chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài trên lớp. Vừa nghe giảng và kết hợp với sách giáo khoa, tô đậm các ý chính và phân tích.

Chịu khó tự tìm hiểu, theo dõi các chương trình về lịch sử trên truyền hình: các bộ phim lịch sử, chương trình giải trí…

Ghi âm những bài khó học, những mốc sự kiện đáng lưu ý vào máy điện thoại bằng chính giọng của mình. Có thể mở ra nghe bất cứ lúc nào, tiết kiệm được thời gian lại vừa như một hình thức giải trí. Sẽ giúp bạn tạo vết trong bộ não, sự kiện đó được ghi nhớ lâu hơn.

Nói

Nói những kiến thức mình học được, tìm hiểu được.

Cố gắng phát biểu ý kiến trên lớp, phân tích vấn đề. Trao đổi kiến thức đã học với bạn bè, thầy cô.

Tập thuyết trình các bài Lịch sử trên lớp cũng như ở nhà, coi mình như một người dạy Sử để có thể hiểu bài theo cách tư duy, chứ không chỉ là học vẹt.

Đọc

Cần đọc lại bài cũ sau khi đã học một cách khá thường xuyên và liên tục. Không học theo kiểu 1 lần rồi để đấy, vì như vậy sẽ rất nhanh quên do không kiến thức không được lặp lại. Khi đọc lại bài nên chia nhỏ từng phần, không đọc cùng một lúc nhiều kiến thức của nhiều bài sẽ làm cho bạn thấy rối và mệt khi học.

Đọc bài mới khoảng 2 - 3 lần trước khi đến lớp. Không chỉ đọc mà còn phải tìm cách tự phân tích, thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau.

Tập trung cao khi đọc bài, cố gắng nhớ những nội dung cốt lõi nhất.

Viết

Thường thì các bạn rất ngại viết Sử, sau mỗi bài học chỉ đơn giản là đọc thuộc. Nhưng nếu làm như vậy chắc chắn ngay hôm sau bạn sẽ bị rơi vãi kiến thức rất nhiều và dẫn đến quên rất nhanh, chẳng khác nào chưa từng học.

Viết giúp bạn nhận ra được những lỗi sai trong quá trình học, các sự kiện sẽ hằn sâu hơn.

Có lẽ bạn không thể học tốt được môn học này, cũng như không thể lắm chắc được kiến thức nếu tự ý bỏ đi một trong bốn kĩ năng trên!

Mẹo nhỏ để ghi nhớ các sự kiện dễ dàng hơn

Viết những kiến thức mà bạn thấy quan trọng ra một quyển sổ nhớ, bằng các câu ngắn gọn hoặc theo dạng sơ đồ.

Không nhất thiết phải giữ vở sạch chữ đẹp. Hãy ghi ngay trên sách thời gian của các sự kiện nào mình gặp phải. Bài này xuất hiện mốc sự kiện đó, bài khác chắc chắn sẽ có sự lặp lại. Dần dần bạn sẽ nhớ rất sâu khó có thể quên được.

Ngoài ra hãy gắn các thời gian xảy ra sự kiện đó với những ngày tháng mà bản thân đã nhớ. Ví như: ngày sinh của bạn bè, bố mẹ, thầy cô, các ngày lễ lớn, con số bạn cho là may mắn với mình, ngày nhập học đầu tiên của bạn… Nếu là diễn biến lịch sử có chia giai đoạn thì hãy cố gắng tìm quy luật, giai đoạn sau cách giai đoạn trước khoảng thời gian là bao lâu… Ngoài ra hãy liệt kê các sự kiện xảy ra cùng ngày tháng, để dễ nhớ và không bị rối.

Đó là bí quyết nhỏ giúp bạn thấy nhẹ nhàng và đơn giản hơn khi học môn Sử. Bởi thực chất học Sử không quá khó như chúng ta vẫn nghĩ, không chỉ đơn giản là học thuộc mà cũng cần phải tư duy như các môn học khác. Đừng bao giờ tạo áp lực cho chính mình, thì học Sử sẽ có được kết quả cao hơn.

Mỗi người sẽ có những cách học riêng phù hợp với chính mình, khi thực sự yêu thích môn này.

Còn bạn thì sao? Nếu bạn vẫn đang rất hoang mang và thấy rối khi học môn Sử thì có thể áp dụng thử phương pháp trên. Biết đâu sẽ mang lại kết quả tốt cho bạn hoặc có thể giúp bạn tìm ra phương pháp học cho riêng mình.

Một số kinh nghiệm ôn tập môn Lịch sử hiệu quả
 

 Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2012, trong đó có môn Lịch sử. Đây là môn học được nhiều học sinh cho là “khó nuốt” nhất trong kì thi tốt nghiệp năm nay. Làm sao để ôn tập môn Lịch sử có hiệu quả vẫn là một câu hỏi khó đối với các bạn học sinh lớp 12. Dưới đây, tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm nhỏ với mong muốn giúp các bạn học sinh ôn tập có hiệu quả hơn môn Lịch sử.
 


Để không bị lạc vào trong khối sự kiện quá lớn của chương trình Lịch sử lớp 12, trước khi ôn tập từng nội dung cụ thể, các bạn cần phải nắm một cách khái quát về tiến trình lịch sử

:1. Nắm tổng thể nội dung của chương trình trước khi học các nội dung cụ thể

Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 được trình bày theo tiến trình lịch sử: Giai đoạn 1919 – 1930 (gồm 2 giai đoạn nhỏ: 1919 – 1935 và 1925 - 1930); Giai đoạn 1930 – 1945 (gồm 4 giai đoạn nhỏ: 1930 – 1931, 1931 – 1935, 1936 – 1939 và 1939 – 1945); Giai đoạn 1945 – 1954 (gồm 4 giai đoạn nhỏ: 02/9/1945 - 19/12/1946, 1946 – 1950, 1951 - 1953 và 1953 – 1954); Giai đoạn 1954 - 1975 (gồm 5 giai đoạn nhỏ: 1954 – 1960, 1961 – 1965, 1965 – 1968, 1968 – 1973 và 1973 – 1975) và Giai đoạn 1975 đến 2000 (gồm 3 giai đoạn nhỏ: 1975 – 1976, 1976 – 1986 và 1986 - 2000). Dựa vào phân kì lịch sử này, các bạn tiến hành xác định những sự kiện lịch sử chính (chưa cần đi vào nội dung chi tiết) gắn liền với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Phần Lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000 được trình bày theo 6 chủ đề: 1/ Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai; 2/ Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991) và Liên bang Nga (1991 - 2000); 3/ Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000); 4/ Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000); 5/ Quan hệ quốc tế (1945 - 2000); 6/ Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.

2. Học theo từng chủ đề lịch sử cụ thể

Việc nhóm các vấn đề lịch sử cùng đặc điểm, liên quan với nhau thành một chủ đề là một cách giúp học sinh ôn tập hiệu quả hơn, có thể kể đến một số chủ đề như sau: “Quá trình thành lập Đảng: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước  truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam  sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản  thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”; “Các hiệp định trong giai đoạn từ 1945 đến 1975: Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri”; Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ từ 1919 đến 1930.

3. Học một nhóm các sự kiện lịch sử có liên hệ với nhau

Đặc điểm của lịch sử là diễn ra liên tục, kết quả của sự kiện trước có liên hệ đến sự kiện sau. Do đó, nếu các bạn học cả một chuỗi sự kiện có liên hệ với nhau trong cùng một giai đoạn lịch sử, thì sẽ thấy hấp dẫn, thú vị và nhớ có hệ thống hơn, cụ thể như:

Thứ nhất, diễn biến của cách mạng Việt Nam từ 1939 đến 1945 xoay quanh 4 sự kiện lớn là: Hội nghị Trung ương 6 (11/1939), Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Hội nghị Ban thường vụ TW Đảng 12/3/1945 (ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta) và cuối cùng là Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-15/8/1945).

Nếu nhóm cả 4 sự kiện này lại (từ bối cảnh đến nhận định tình hình, xác định kẻ thù, đề ra chủ trương của Đảng và quá trình triển khai các chủ trương đó), thì các bạn sẽ thấy được quá trình phát triển liên tục của Cách mạng Việt Nam từ 1939 đến 1945: từ chỗ bảo toàn được lực lượng vừa mới phục hồi (chủ trương của Hội nghị Trung ương 6) đến chuẩn bị lực lượng (chủ trương của Hội nghị Trung ương 8), rồi khởi nghĩa từng phần, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa (quyết định của Hội nghị Ban thường vụ TW Đảng 12/3/1945) và cuối cùng là tiến lên tổng khởi nghĩa thắng lợi (quyết định của Hội nghị toàn quốc của Đảng).

Thứ hai, trong giai đoạn từ 1946 đến 1954, các bạn cần chú ý đến 4 kế hoạch của thực dân Pháp: Bôlae (1947), Rơ-ve (1949), Đờ-lát-đơ Tát-xi-nhi (1950) và Nava (1953). Nếu nhóm 4 kế hoạch trên và quá trình ta đánh bại từng kế hoạch của địch bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, các bạn sẽ thấy được một thực trạng thú vị là các kế hoạch của Pháp đề ra theo kiểu “thua keo này, bày keo khác”, sau một lần thất bại của kế hoạch trước, thực dân Pháp thay tướng và đưa ra một kế hoạch mới, nhưng cuối cùng đều bị quân và dân ta đánh bại, buộc phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ rút quân về nước.

Thứ ba, trong giai đoạn 1954 – 1973, ở miền Nam Việt Nam, các bạn cần chú ý đến giai đoạn 1954 – 1960 (trước đây gọi là chiến tranh đơn phương) và 3 chiến lược: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh.

Nếu lập bảng tổng hợp tất cả các chiến lược trên với các nội dung: “Âm mưu, thủ đoạn”, “quá trình triển khai” và “quá trình nhân dân ta đánh bại các chiến lược của Mĩ”, các bạn sẽ thấy được một đặc điểm thú vị là sau mỗi lần thất bại, Mĩ lại can dự sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam: từ chỗ chỉ viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn (1954 - 1960), tiến đến đưa cố vấn quân sự vào chỉ huy, phong tỏa miềm Bắc,… (1961 - 1965), đưa quân đội trực tiếp tham chiến, ném bom hậu phương miền Bắc (1965 - 1968) và cuối cùng Mĩ đành phải chấp nhận rút quân đội ra khỏi Việt Nam  bằng cách tăng cường sức mạnh cho quân đội Sài Gòn song song với việc mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thương lượng với Liên Xô và Trung Quốc giảm viện trợ, làm cho cách mạng miền Nam suy yếu dần (1969 - 1973). Và đừng quên những thắng của ta trong từng chiến lược qua những sự kiện lịch sử và số liệu cụ thể.

Thứ tư, đối với các chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, các bạn bắt đầu từ chủ trương và kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Lúc đầu, Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm, nhưng sau khi chiến dịch Tây Nguyên diễn ra, Đảng ta đã liên tục điều chỉnh rút ngắn kế hoạch giải phóng miền Nam. Cuối cùng, trong chưa đầy 3 tháng, ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam. Vấn đề còn lại chỉ là nhớ những sự kiện cơ bản của 3 chiến dịch này.

4. Một số lưu ý khác

Thứ nhất, đối với giai đoạn 1930 – 1931 và giai đoạn 1936 – 1939, các bạn chú ý đến cấu trúc: bối cảnh, chủ trương của Đảng, diễn biến, ý nghĩa và kết quả.

Thứ hai, đối với bài Việt Nam trong năm đầu tiên sau khi giành được độc lập (1946), các bạn cần lập một sơ đồ có cấu trúc gồm 2 vế: thứ nhất là tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong năm 1946 (bối cảnh, những khó khăn về đối nội, đối ngoại), thứ hai là quá trình giải quyết những khó khăn về đối nội và đối ngoại tương ứng.

Thứ ba, trong những năm gần đây, nhiều đề thi thường hỏi về mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam (chủ yếu rơi vào giai đoạn từ 1919 đến 1945). Chính vì vậy, các bạn cần chú ý đến mối liên hệ giữa lịch sử Việt Nam với các kiến thức lịch sử thế giới có liên quan trong sách giáo khoa.

Thứ tư, đối với phần lịch sử thế giới và các nội dung còn lại chưa được đề cập ở trên, có lẽ các bạn phải tự tìm cho mình một phương pháp học thích hợp.

Không thể có một phương pháp học tập phù hợp cho tất cả mọi đối tượng học sinh, hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ trên đây sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn học sinh trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn đạt kết quả cao nhất trong kì thi tốt nghiệp và kì thi tuyển sinh năm 2012.
 

Kinh nghiệm làm bài thi Đại học đạt điểm cao môn Lịch sử

Kỳ thi tuyển ĐH đợt II sẽ thi các môn khối B, C và năng khiếu đang đến rất gần. Chúng ta sẽ trao đổi với thầy Tưởng Phi Ngọ - giảng viên môn Lịch sử - Đại học Sư phạm TPHCM về kinh nghiệm làm bài môn học này.

Thầy Ngọ nhấn mạnh những phương pháp để ghi nhớ khi học và những lưu ý khi làm bài môn Lịch sử. Theo thầy Ngọ, để nhớ sự kiện và mốc thời gian xảy ra sự kiện đó, nên lập bảng niên biểu ngắn gọn bao gồm một cột là mốc thời gian, một cột là tên sự kiện. Cách làm này có tác dụng nhớ lâu và chính xác hơn cách học thuộc thông thường.

Thí sinh nên giành 10 phút đọc đề thi, cầm đề thi nên đọc từ đầu đến cuối, sau đó mới làm bài, đọc kỹ từ đầu đến cuối xem câu nào chắc chắn thì làm trước, quá trình làm bài phải đi theo trật tự từ đầu đến cuối.

Với một chiến dịch, cuộc khởi nghĩa nào các em nên học theo tiến trình chung. Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm. Ví dụ: chiến tranh cục bộ sẽ bao gồm các nhánh chính là định nghĩa, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia nhỏ hơn. Việc học sơ đồ tia hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài ngoằng. Và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình viết bao giờ cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in.

Học Lịch sử bằng cách so sánh các sự kiện với nhau cũng là cách để nhanh nhớ, nhớ lâu. Ví dụ khi học về giai đoạn lịch sử từ 1961- 1975, nên so sánh ba chiến lược chiến tranh theo tiến trình học tập chung trên.

Khi học Lịch sử, không phải ai cũng có khả năng nhớ chi tiết các ngày tháng, con số. Do đó các em nên tập cho mình cách “nhớ tương đối”. Tức là, trong sự kiện không nhất thiết phải nhớ ngày mà chỉ cần nhớ tháng, năm hoặc là vào nhớ năm và khoảng thời gian trong năm xảy ra sự kiện đó. Ví dụ cuối năm 1925, Thu- Đông năm 1947. Tuy nhiên những sự kiện lớn, quan trọng của tiến trình lịch sử thì bắt buộc phải nhớ như các mốc thời gian mùng 2 tháng 9 năm 1945 hoặc 30 tháng 4 năm 1975,…

Khi làm bài thi các thí sinh nên sử dụng giấy nháp, cân đối thời gian làm bài hợp lý, viết bài theo công thức. Đồng thời phải biết cách vận dụng kiến thức tổng hợp. Biết phân bố thời gian khi làm bài thi cũng là một bí quyết để có thể đạt điểm cao, nên làm các câu dễ trước, câu khó sau. Điều này sẽ giúp cho thí sinh tránh được những căng thẳng không đáng có trong quá trình làm bài thi.

Về đề thi, cần lưu ý: Những người ra đề thường theo nguyên tắc chung của Bộ GD&ĐT là nội dung đề phải nằm trong chương trình THPT. Trong đó, thông thường chương trình lớp 12 chiếm 80 - 90% trong đề thi. Nhưng với lịch sử không nên học tủ vì câu hỏi thường hay lô -gíc với nhau.

Kiến thức lịch sử có hai bộ phân: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Thí sinh thường hay nhớ nhầm, nhớ không đủ sự kiện, nhầm sự kiện này với sự kiện khác, không phân biệt được kiến thức cơ bản.

Đối với lịch sử thế giới thường ra đề trong phạm vi từ năm 1945 trở lại đây. Các thí sinh cũng nên chú ý tới lịch sử thế giới vì đây là phần câu hỏi dễ “ăn” điểm nhất vì không phải phân tích nhiều. Đặc biệt, học sinh nên chú ý học sách giáo khoa lịch sử xuất bản năm 1991.

Các câu hỏi trong đề thi thường hỏi vào thẳng vấn đề nên các em cũng đừng trả lời lan man mà hãy đi thẳng vào câu hỏi. Mỗi đề thì thường có một câu hỏi khó là câu bổ dọc (không theo trình tự trong sách mà bản thân thí sinh phải tự tư duy để tổng hợp lại). Hãy bình tĩnh và đọc thật kỹ câu hỏi ghi chi tiết các sự kiện em cho là cần thiết ra nháp để tránh thiếu khi làm bài, sau đó tìm các câu nối, câu lý giải hợp lý để liên kết các sự kiện lại với nhau là được. Đừng quên phải có câu tổng kết khẳng định lại câu trả lời của mình.

Cách viết một bài thi là phải có mở bài, thân bài và kết bài cho mỗi câu. Song ở phần thân bài, khi trình bày các ý phải rõ ràng và mạch lạc. Tốt nhất, nên xuống dòng khi hết mỗi ý. Bài thi trình bày sáng sủa cũng đã chiếm được nhiều cảm tình của các giáo viên chấm thi rồi.

Trong các bài làm, nếu như chỉ đơn thuần lại tái hiện các mốc thời gian và các sự kiện xảy ra thì bài làm đó sẽ không được đánh giá cao. Để có bài làm tốt, chất lượng, các em cần có những nhận định, so sánh và đánh giá, nếu như bản thân các em cảm thấy việc đánh giá, so sánh này khó hoặc là chưa tự tin thì có thể tham khảo các thầy cô khi dạy trên lớp và khi ôn tập.
 

Một số kinh nghiệm để học tốt môn Lịch Sử
 

Trong những năm gần đây, chất lượng các môn khoa học xã hội nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng rất thấp thông qua kết quả các bài kiểm tra, thi học kì, tuyển sinh đại học, cao đẳng…

Lịch sử là môn khoa học với  mục đích - yêu cầu của nó không chỉ dừng lại ở việc biết và ghi nhớ sự kiện một cách máy móc mà trong quá trình kiểm tra, đánh giá người học cần đạt được cả 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

Để thực hiện mục đích trên là việc không đơn giản và không phải học sinh nào cũng có thể làm được. Nhằm  giúp các em có thêm những phương pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc học tập bộ môn lịch sử, tôi đưa ra một số kinh nghiệm để các em tham khảo như sau:

1. Việc học ở lớp:

- Đảm bảo hệ thống được nội dung cơ bản của bài đã học trước khi tiếp thu bài mới.

- Tập trung nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.

- Tích cực suy nghĩ những nội dung giáo viên đặt ra và tích cực tham gia xây dựng bài.

- Ghi chép lại những nội dung khó nhớ, khó hiểu để tham khảo ý kiến bạn bè, nhờ thầy (cô) giải đáp ngay trong, sau tiết học hoặc cuối buổi học.

2 . Về phương pháp học ở nhà :

- Nên chọn thời gian học học lí :

+ Buổi sáng sớm từ 5h00- 6h00

+ Buổi tối từ 19h30 – 23h00 .

+ Có thời gian biểu cụ thể, kết hợp học các môn tự nhiện và xã hội ( thời gian học buổi sáng sớm nên chỉ dành cho việc ôn tập và củng cố nội dung bài đã học ), thời gian thay đôỉ môn học nên giải lao từ 15 – 20 phút.

- Không gian: cần có góc học tập riêng, đủ ánh sáng, yên tĩnh.

- Đồ dùng học tập tối thiểu của môn lịch sử ở nhà: Sách giáo khoa, vở ghi, sách tham khảo ( nếu có), vở bài tập, vở nháp, viết.

- Phương pháp học:

+ Đọc lại sách giáo khoa về nội dung cần học, ghi nhớ tên bài, các mục lớn.

+ Đọc từng mục cụ thể, lưu ý các sự kiện, nội dung quan trọng ( có thể dùng bút gạch vào SGK)

+ Trả lời câu hỏi sau mỗi mục, kết hợp với nội dung vở ghi tại lớp.

+ Sử dụng vở nháp hệ thống và ghi lại kiến thức đã học, lập bảng thống kê sự kiện, so sánh các nội dung, các chiến dịch….( đối với các bảng so sánh, bảng thống kê: mỗi cột nên trình bày một màu mực khác nhau để tạo biểu tượng dễ nhớ).

+ Đọc sách tham khảo, thông tin trên Internet…. để bổ trợ thêm kiến thức cho nội dung của bài đã học.

+ Trong quá trình học bài phải luôn đặt ra câu hỏi: “… như thế nào?” (trình bày, nêu, khái quát, tóm tắt),“Tại sao?” (giải thích),“Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh giá, rút ra khái niệm, kết luận…).

+ Khi trả lời các vấn đề đã đặt ra không nên máy móc theo từng câu chữ trong SGK, vở ghi mà có thể linh hoạt hơn miễn sao nội dung cơ bản đảm bảo và dễ nhớ, dễ thuộc là được.

+ Xem trước nội dung bài mới sẽ học tiếp theo.

+ Lưu ý: Ngồi học phải đúng tư thế( tuyệt đối không được vừa nằm vừa học)

Tóm lại, bằng nhiều hình thức khác nhau các em phải ghi nhớ, hiểu và khắc sâu kiến thức để khi trả lời bài cũ hoặc làm các bài kiểm tra một cách hiệu quả. Tạo cơ sở tiếp thu bài mới tốt hơn. Thời gian chỉ còn là rất ngắn và sắp phải kết thúc năm học với nhiều khó khăn và thử thách đối với các em lớp 12. Ngay từ bây giờ, các em phải sắp xếp cho mình một thời gian biểu khoa học, “giờ nào việc nấy”, tránh tình trạng “ học tủ, học vẹt”, cố gắng tìm cho mình một phương pháp học tập tốt nhất để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp đến.

Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Học Lịch sử ta như được sống lại cùng những trang sử hào hùng của dân tộc cũng như được hòa mình vào trong quá khứ của nhân loại.

Trước hết muốn giỏi hoặc thành công trong bất kể lĩnh vực nào chúng ta cũng phải có niềm đam mê
 
Để có niềm đam mê với môn lịch sử, một môn học được coi là khô khan thì theo tôi bạn nên:

1. Nghe giảng ở lớp

Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó. Bài giảng nếu bạn tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng đội với chúng ta( giới trẻ) ngày nay.
 
2. Phải thổi hồn vào những con số

Với lịch sử không nên học thuộc từng câu, từng chữ, từng từ vì như thế là không cần thiết, tuy nhiên, phải nhớ mốc lịch sử đó là ngày, tháng, năm nào. Bạn phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế nào và thả tâm  hồn mình vào những con số, ngày tháng ấy chứ không phải trình bày một cách khô khan, vô nghĩa. Bạn  khó mà có thể  đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số, số liệu mà không có phân tích, chứng minh.

Học Sử, bạn nên chia từng thời kỳ và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện chứ không nên học thuộc máy móc theo sách giáo khoa.
Ví dụ :  Nêu nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới nửa đầu thế kỉ XX

Đầu tiên chúng ta phải suy luận logic rằng nửa đầu thế kỉ XX là vào khoảng từ năm 1901-1950. Sau đó chúng ta mới liệt kê các sự kiện quan trọng và có ảnh hưởng lớn. Và cuối cùng nêu ra thời gian ý nghĩa, diễn biến và hậu quả. Chẳng hạn như Chiến tranh thế giới lần thứ 2:
 
3. Đừng học vẹt

Đừng coi Sử là môn phụ. Sử phải học thường xuyên để ngấm sâu vào nhận thức của từng người. Phải chọn vấn đề để học, phải hiểu vấn đề để nắm vững bản chất của vấn đề và vận dụng linh hoạt trong bài làm vì đề thi học kỳ hiện nay thường vào những dạng bài  phân tích và tổng hợp. Trong quá trình làm bài không nên đi sâu quá vào sự kiện mà phải nêu bật được tính khái quát của nó. Do vậy, bạn phải biết khái quát vấn đề và quan trọng nhất là nắm chắc câu hỏi.
 
4. Xem phim tài liệu và đi ngao du nhiều hơn

Hãy xem những cuốn phim tài liệu về các sự kiện như về Chiến dịch Điện Biên Phủ, về chiến tranh thế giới …và nhiều cuốn phim tài liệu lịch sử khác. Đó cũng là một cách ghi nhớ lịch sử trực quan, sinh động.

Những bộ phim đó sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng hơn, với ấn tượng mạnh hơn mà không hề cảm thấy khô khan như tiếp thu trên trang sách.

Nếu có điều kiện bạn có thể đi ngao du để biết them kiến thức về lịch sử. Ví dụ như đi Huế để biết thêm về các lăng tẩm, về lịch sử thời Nguyễn, hay về kiến trúc… Ngoài ra bạn còn có thể đi thăm quan những bảo tàng lịch sử để hiểu rõ hơn và khắc sâu các kiến thức mình đã học trên lớp.

5. Áp dụng logic vào sử

Khi làm bài thì bạn nên nhớ phải có tuần tự, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề bởi đó là lôgíc vấn đề của lịch sử mà chúng ta không thể bỏ qua.
 
6. Gắn các sự kiện với thứ gần gũi

Các sự kiện lịch sử bao giờ cũng đòi hỏi phải thật chính xác. Vì vậy, bạn hãy nhớ kỹ bằng cách đính vào mỗi sự kiện (năm tháng xác định) một cột mốc liên quan đến bản thân. Tôi thường gắn các sự kiện đến ngày sinh nhật của mọi người như: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga thắng lợi vào ngày 25-10( lịch Nga), ngày đó cũng là sinh nhật của tôi nên rất dễ dàng để nhớ.

7. Nhớ 1 được 2

Với nhiều sự kiện chỉ cần nhớ 1, ta sẽ nhớ sự kiện kia. Chỉ cần các bạn tìm ra cách thức liên kết 2 sự kiện ấy.

Ví như ngày 27 tháng 1 (1973) là ngày kí Hiệp định Pari, đảo lại, ngày 21 tháng 7 (1954) là ngày kí Hiệp định Giơnevơ; Ngày 2 tháng 9 (1945) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đảo lại ngày 9 tháng 2 (1930) là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái…
 
Cuối cùng:

HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ

Bạn hãy dành ít nhất 10 phút trước khi đi ngủ để hệ thống lại khối kiến thức đã thu lượm được trong ngày.

Cố gắng nhớ lại trong đầu những sự kiện, như hôm nay mình học về Pháp nổ súng xâm chiếm Việt Nam,Pháp đánh Gia Định,…

Ta sẽ cần nhớ Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam xong rồi đến thái độ của người dân là chống trả quyết liệt và quan trọng nhất là thời gian (1/9/1858)
Chỉ với ít phút đó bạn có thể khắc sâu kiến thức thêm một lần nữa. Hôm sau, nếu có thời gian, sau khi hệ thống kiến thức của ngày đó, bạn có thể hệ thống kiến thức đã học của ngày hôm qua, hôm kia.

Học sử có khó như bạn nghĩ? Hãy tìm tòi và trải nghiệm với những phương pháp mới của Đào Phan Hà, bạn sẽ thấy say mê hơn với môn sử.

Các thủ khoa khối C chia sẻ kinh nghiệm học Sử

Hãy xem thật nhiều phim về lịch sử

Xem phim cũng là một cách học Sử rất nhiệu quả mà bạn Phạm Thị Trang đồng thủ khoa khối C năm 2012 Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã trải nghiệm. Những bộ phim lịch sử thường đi vào lòng người xem và để lại rất nhiều cảm xúc. Từng nhân vật, từng bài hát hay từng cảnh phim lại gắn với các giai đoạn lịch sử khác nhau. Chính điều này đã giúp bạn ghi nhớ các sự kiện một cách sễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, Trang còn bật mí: “Bí kíp học Sử của mình là ghi những sự kiện ngày tháng năm có ý nghĩa quan trọng vào những tờ giấy nhớ nhỏ nhiều có màu sắc rồi dán trên tường, trong phòng hoặc những chỗ mà mình hay qua lại để mỗi lần gặp lại là thêm một lần nhớ lại.”

Nhờ có một thái độ học tập tốt và phương pháp khoa học, Trang đã giành số điểm 8.5 cho môn Lịch sử.

“Đừng học thuộc lòng, hãy học – hiểu”

Học tập dưới mái trường cấp III THPT chuyên Vĩnh Phúc, cái nôi của các thủ khoa Đại học, Trần Thu Huyền vinh dự là một trong những thủ khoa khối C năm 2012 trường ĐH KHXH&NV Hà Nội với số điểm 25.5.

Thu Huyền chia sẻ: “Khối C cần học thuộc xong học thuộc không phải là tất cả. Với cách ra đề thi như những năm gần đây thì Huyền cho rằng: học thuộc cũng chưa chắc đã có thể làm được bài. Quan trọng là phải học hiểu. Hơn nữa hãy học Sử không chỉ vì mục đích thi đại học mà còn là để bồi đắp kiến thức và tâm hồn cho chính bản thân mình.”

Môn Sử yêu cầu lượng kiến thức khá nhiều và phải đào sâu nên người học trước hết phải chăm chỉ. Đồng thời phải đọc thật nhiều sách để làm phong phú thêm khối kiến thức. Học Sử nhưng không thể lơ là các môn tự nhiên để tận dụng cách tư duy từ các môn tự nhiên cho việc học Sử thêm hiệu quả.

“Trên con đường thành công không có giấu chân của kẻ lười biếng”

Thủ khoa khối C năm 2011 – Khoa Luật, Đại học Quốc Gia  HN với số điểm 26, bạn Bùi Thị Vân Anh nói: “Hãy xác định cho mình một mục tiêu cố gắng trước khi bắt tay vào học Sử.” Không khí học tập thoải mái cũng là yếu tố quan trọng giúp cho quá trình tiếp thu. Hãy học bằng nhiều tư thế: đọc, viết, ngẫm..

Ngoài ra, Vân Anh còn chia sẻ những “bí kíp” nhớ năm, giai đoạn lịch sử rất hiệu quả mà bản thân bạn đã chiêm nghiệm:

- Khi nhớ tới các sự kiện hãy liên tưởng tới những ngày quan trọng của bản thân hoặc người thân mình: sinh nhật, ngày lễ lớn,… để dễ nhớ.

- Những sự kiện thường có số từ 1 tới 9. Trong đó số 1 luôn đứng đầu tiên của năm. Do đó hãy có sự liên hệ giữa từng con số. Ví dụ: năm 1939- chiến tranh thế giời thứ hai bùng nổ. Bạn hãy có sự liên hệ giữa 4 số này: số đầu là số 1, số hàng trăm và đơn vị giống nhau, số hàng chục là số mà bình phương lên là số hàng trăm.

- Nhìn những sự kiện đó rồi nhắm mắt vào liên tưởng tới những gì diễn biến trong sự kiện đó.

Đó chính là những bí kíp giúp Vân Anh ghi được số điểm 8.5 cho môn Lịch sử trong kì thi Đại học của mình.

Cuối cùng, hãy sắp xếp thời gian học khoa học và hợp lí

Trần Thị Bích Hường, thủ khoa khối C 2011 và cũng là thí sinh có điểm Sử cao nhất trường Đại học Quốc Gia Hà Nội với 9 điểm chia sẻ: “Để học tốt môn Sử hãy sắp xếp thời gian học của bạn thật khoa học và hợp lí”.

Cần phân bố thời gian học trên lớp và ở nhà. Trên lớp chủ động tiếp thu kiến thảo luận với bạn bè để nhớ bài lâu hơn. Ở nhà, hãy ôn lại bài và  tìm đọc các câu chuyện về danh nhân, về những sự kiện nổi tiếng thế giới để mở rộng kiến thức.

Ngoài ra nên kết hợp học với giải trí. Bích Hường thường học trong khoảng 45 phút rồi nghỉ ngơi, đọc báo, nghe nhạc.

Khi vào phòng thi, hãy giữ cho tinh thần được thoải mái và vui vẻ. Đọc lướt qua câu hỏi một lần rồi phân phối thời gian hợp lí cho từng câu. Trước khi viết bài vào giấy thi, Bích Hường thường viết ra nháp những  ý quan trọng  để lúc viết bài từng ý mạch lạc, rõ ràng và không bị trùng lặp. “Mình trình bày mỗi ý thành từng đoạn và viết bài có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.”

Bài viết có hay và mạch lạc thì mới thể hiện được hết kiến thức và sự hiểu biết của mình.

Ở mỗi người lại có những phương pháp học tập khác nhau. Hi vọng kinh nghiệm của các thủ khoa sẽ phần nào giúp ích cho các sĩ tử khối C trong việc ôn thi môn Sử được tốt hơn nữa !


(ST)

mk theo khoi c.mk hoc kem nhat mon su.ma mk hoc luk nao kug thay kang thang.ltn de cho bot cang thang day?chan wa ak.
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
thich
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Chào bạn! Đừng để đầu bạn quá lo lắng và căng thẳng.Với môn sử hãy học theo từng giai đoạn.Ví dụ như trước 1945 có những gì nổi bật, ảnh hưởng ra sao,Sau năm 1945- trước 1975, hoặc sau năm 1975...thời kỳ từ 45-75 nên học kỹ nhất.khi bạn nhớ ý thì khả năng có điểm của bạn sẽ nhiều hơn là bạn ít ý nhưng viết dài dòng.CHúc bạn thành công nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
em muon hoc thuoc lich su nhanh thi lam the nao a
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
làm như trên thôi
hơn 1 tháng trước - Thích
em rất thích học sử nhưng khó thuộc quá.sắp thi học kì rồi nên em rất sợ bị điểm kém.cô cách gì giúp em ko ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận