Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm học tốt môn sinh học cực kì đơn giản. Để hiểu, nhớ và làm được đề tuyển sinh môn Sinh học, học viên cần lưu ý và làm các bước sau đây:
1. Phương pháp học:
Nên học theo phương pháp "Tái hiện kiến thức", phương pháp học này gồm 3 bước :
a. Đi nghe thầy giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ.
b. Về nhà sau một thời gian ngắn ăn uống và nghỉ ngơi, học viên ngồi vào bàn học tái hiện lại kiến thức (nghe giảng buổi sáng - tái hiện buổi chiều, nghe giảng buổi chiều - tái hiện ngay buổi tối).
- Với bài tập: Che bài giải của thầy cô, đọc đề để giải lại.
- Với kiến thức giáo khoa: Lập dàn ý chi tiết để dễ học.
c. Một tuần sau, đúng giờ học bộ môn sinh, học viên lấy bài cũ đọc lại một lần.
2. Cách học:
a. Với phần lý thuyết:
- Nhìn chung những đề tuyển sinh các năm gần đây phần giáo khoa cho rất sát chương trình, không đánh đố. Nhưng điều đó không có nghĩa là học thuộc lòng thì sẽ làm được.
- Để làm được buộc học sinh phải hiểu, nhớ.
Ví dụ: Câu thuộc lòng trong SGK là: tính bổ sung của ADN (gen). Nhưng đề thi 2005 lại cho câub hỏi là: gen có tỉ lệ A+T / G+X = 1, 5 và có 3.109 cặp nu. Hỏi số nu từng loại => vì thế phải hiểu được lý thuyết thì mới làm được câu này.
Giữ gìn sức khỏe Để có thể học và thi tốt, giữ sức khỏe là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì thế, các bạn hãy lưu ý đến những lời khuyên sau đây - Ăn uống đủ chất. - Tập thể dục 30 phút/ một ngày. - Ngủ 8 giờ / ngày. - Học viên nữ không được ăn kiêng để giữ eo. - Nam không được dùng cà phê, rượu, thuốc lá vì chúng ảnh hưởng đến trí nhớ. |
- Để hiểu và nhớ giáo khoa, học viên phải khái quát - tổng kết về chương trình học của mình, nắm vững các ý chính của từng bài. Điều này sẽ giúp hệ thống hóa được các kiến thức của mình và không thấy mông lung, rối lên vì nhiều kiến thức. Để hệ thống hóa kiến thức, thí sinh có thể làm các bước sau:
+ Nắm vững 14 chương của chương trình giáo khoa lớp 12.
+ Nắm vững số bài trong 1 chương (VD chương 1: Cơ sở vật chất cơ chế di truyền ở cấp phân tử có 7 bài).
+ Nắm vững số ý chính trong 1 bài (VD : bài ADN có 5 ý chính).
+ Nắm vững số ý phụ trong mỗi ý chính.
+ Nắm vững những ví dụ chứng minh trong sách giáo khoa.
b. Với phần bài tập
- Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị: những bài tập này thuộc khoa học chính xác như toán, hóa, lý. Do đó, thí sinh phải nắm được công thức mới giải được. Ví dụ: số nu môi trường cần cung cấp cho 1 gen có 3000 nu nhân đôi 3 lần = (23 - 1). 3000
- Bài tập qui luật di truyền (bài tập lai) thuộc khoa học thực nghiệm. Học viên sử dụng lí thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài (biện luận và viết sơ đồ lai). Để biện luận 1 bài tập lai ta tiến hành theo 5 bước:
+ Xác định tính trội, tính lặn
+ Quy ước gen
+ Xác định quy luật di truyền
+ Xác định kiểu gen bố mẹ
+ Viết sơ đồ lai (nếu có hoán vị gen ta tính tần số hoán vị trước khi viết sơ đồ lai).
Sau khi làm xong ta kiểm tra kiểu hình qua sơ đồ lai đúng với đề bài tập thì ta đã biện luận chính xác.
3. Nội dung chương trình sinh học cần ôn tập:
Gồm 3 phần :
a. Di truyền và biến dị
- Cơ sở vật chất di truyền và biến dị
- Hiện tượng di truyền và biến dị
- Quy luật di truyền và biến dị
- Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống, sản xuất.
b. Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa.
c. Bài tập di truyền và biến dị.
Kinh nghiệm học và thi môn Sinh
Môn Sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý thuyết tổng quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa mang đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm. Ở cấp độ phổ thông, đó là sự kết hợp giữa hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập vận dụng tương ứng.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở cấp Phổ thông việc gắn giữa lý thuyết và thực nghiệm ít được chú trọng, rất nhiều bài thực hành bị bỏ qua do vậy đối với rất nhiều học sinh, việc học môn Sinh chỉ đơn thuần là học thuộc lòng một “mớ” lý thuyết nên dễ gây nhàm chán và khô khan .
- Mặt khác ,đa số các em học sinh còn xem đó là “môn phụ”và cho rằng thi trắc nghiệm bộ môn này nên không không đầu tư thời gian và công sức học tập nhiều như các môn học khác ;không cần phải học bài kỹ, chỉ cần thuộc đáp án có sẵn trong đề cương ôn tập trắc nghiệm là đủ .Một số không ít học sinh còn bỏ hẳn bộ môn này từ đầu năm nên việc ôn tập bây giờ trở nên rất khó khăn. Vậy làm thế nào để ôn tập nhanh nhất và tốt nhất môn sinh trong thời gian chỉ còn hai tháng?
Vị vậy, từ những lí do trên, cùng với sựđúc rút từ kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân qua 1 số năm, và sự trăn trở với nghề, lòng nhiệt tình mong muốn các em học sinh luôn có hứng thú ,say mê, yêu thích bộ môn sinh học của mình nhiều hơn, cũng như giúp các em học tốt và làm bài tốt môn Sinh học trong kỳ thi Tốt nghiệp và kỳ thi Đại học sắp tới, tôi xin có đôi lời khuyên dành cho các em học sinh, hy vong rằng những lời khuyên này sẽ giúp cho các em rất nhiều .
1. Phương pháp học:
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập: Phải xác định việc học là của bản thân mình, cho mình và kết quả cuối cùng do mình chịu trách nhiệm – không phải thầy cô, bố mẹ hay ai khác.
- Khi trên lớp phải chú ý tập trung cao độ nghe thầy, cô giáo giảng bài và ghi chép bài đầy đủ ; tuyệt đối không bỏ lỡ bất kì bài học nào.
- Về nhà, sau mỗi bài học trên lớp cần tái hiện lại kiến thức bằng cách học bài cũ. Để học lý thuyết nhanh thuộc ,các em cần :
+ Hiểu bài.
+ Lập dàn ý chi tiết cho mỗi bài bằng cách vạch ra các ý chính và nắm chắc kiến thức cốt lõi đó; trong mỗi ý chính tìm ra các ý phụ …
+ Sau mỗi phần , mỗi chương , các em cần xây dựng mối liên hệ giữa các bài, các chương. Xây dựng hệ thống phân loại kiến thức và hệ thống hóa kiến thức bằng lập sơ đồ (có trong sách giáo khoa). Qua đó củng cố được kiến thức cơ bản vừa tránh được sự nhầm lẫn các khái niệm gần giống nhau.
- Cần đề cao phương pháp tự học ở nhà: Nghĩa là ,tự mình trả lời câu hỏi, giải bài tập trong phiếu in sẵn trên cơ sở của kiến thức cũ đã tiếp thu được từ sách,“ biến đổi’’thành vốn liếng riêng của mình.
- Ngoài học thầy cô, các em nên học bạn, thường xuyên trao đổi với bạn về những vấn đề
vướng mắc, có thể bạn sẽ giúp mình giải đáp những vấn đề đó.
- Cần có kế hoạch học sớm ngay từ đầu và học thường xuyên.
+ Hãy tiếp thu hết những kiến thức mà thầy cô giảng trên lớp, về nhà hệ thống hóa lại và mở rộng, đào sâu…
+ Hãy biết quý trọng thời gian trong các giờ học.
+ Rèn luyện bài tập vận dụng ngay sau khi học lý thuyết 1 cách nhuần nhuyễn, định hướng trước các câu hỏi trắc nghiệm có thể ra về vấn đề mà mình đang học.
- Để học tốt cần vừa học ,vừa bảo vệ sức khỏe của mình
+ Không nên thức khuya đến 2h sáng, 3h sáng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe thần kinh.
+ Hãy tạo thói quen ăn uống và chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để giữ sức khỏe chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
- Với phần bài tập:
+ Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị ; bài tập về cấu trúc DT của quần thể
tự phối và ngẫu phối: Những bài tập này thuộc khoa học chính xác. Do đó, các em phải nắm công thức mới giải được. Tuy nhiên không nên nắm công thức 1 cách máy móc sẽ rất nhanh quên, điều cơ bản là các em phải nắm được bản chất và cách hình thành ra công thức đó [Trên cơ sở đó phải biết vận dụng các công thức 1 cách linh hoạt trong khi giải bài tập trên lớp và ở nhà.
+ Bài tập quy luật di truyền (bài tập lai) thuộc khoa học thực nghiệm, phải sử dụng lí thuyết đã học để giải thích kết quả thí nghiệm theo đề bài (biện luận và viết sơ đồ lai). Vì vậy, để biện luận 1 bài tập lai (dạng toán nghịch) ta có thể tiến hành theo các bước sau:
* Xác đinh tính chất di truyền của tính trạng (tính trội, lặn).
* Quy ước gen.
* Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai
* Xác định kiểu gen của bố, mẹ
* Viết sơ đồ lai (nếu có hoán vị gen thì phải tính tần số hoán vị gen trước khi viết SĐL).
Sau khi làm xong các em nên kiểm tra tỉ lệ kiểu hình qua sơ đồ lai, nếu thấy đúng với đề bài cho thì ta đã biện luận chính xác.
2. Một số kinh nghiêm khi làm bài thi trắc nghiệm :
- Khi nhận đề thi trắc nghiệm nên đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi. Câu dễ, dạng câu quen thuộc hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước. Câu khó, chưa vững kiến thức hoặc dạng câu chưa gặp bao giờ thì làm sau. Các em đừng làm tuần tự từ đầu đến hết điều này sẽ dẫn đến tình trạng mắc kẹt và đi vào bế tắc mặc dù nhiều câu khác có thể làm được.
- Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu hỏi khó, quá lắt léo.
chưa giải quyết được ngay thì chuyển sang câu khác, sau đó mới quay lại nếu còn thời gian.
- Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì ta loại bỏ các phương án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn.
- Tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không thể trả lời được cũng nên chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn các em có thể trả lời đúng, còn nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm.
- Lúc thi nên bình tĩnh đọc thật kỹ đề để tránh chọn nhầm phương án, đặc biệt đối với câu hỏi yêu cầu chọn phương án không đúng mà các em lại đi tìm phương án đúng, kiến thức lại lơ mơ nên thấy được phương án đúng là khoanh ngay ,như vậy sẽ bị mất điểm đáng tiếc.
- Đối với bài tập nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho, coi như đã có kết quả và thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng.
Trên đây là những lưu ý thêm để giúp các em học và làm tốt bài thi trắc nghiệm môn Sinh. Như vậy, để học tốt môn Sinh là không hề khó, nếu như các em biết biết vận dụng được các phương pháp tư duy, phương pháp học có kế hoạch và khoa học, cũng như cách thức làm bài thi phù hợp thì việc giành được điểm cao trong môn Sinh theo cô nghĩ là có thể thực hiện được.
Học và thi tốt môn Sinh học
|
“Muốn làm được các bài tập môn sinh điều quan trọng là các bạn phải hiểu được vấn đề, đồng nghĩa với việc bạn cần phải nắm chắc các kiến thức lí thuyết”, đó là kinh nghiệm của các thủ khoa của các trường ĐH thi khối B trong những năm gần đây chia sẻ. |
Muốn giải bài tập phải nắm vững lí thuyết
Muốn làm được như vậy trước tiên bạn phải lĩnh hội được bài giảng ở lớp. Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép cẩn thận, ghi những vấn đề chính mà thầy cô giảng, về nhà cần nghiên cứu ngay bài giảng đó, áp dụng sách giáo khoa. Ngoài ra bạn cũng nên ghi thành một dàn bài, ghi những chú ý cần thiết ra giấy, rồi phân chia bảng, sử dụng bút nhiều màu để dễ phân biệt, để nhớ những phần đánh dấu. Hay ghi dàn bài ra giấy, sổ nhỏ để bỏ túi… Sau khi xem lí thuyết xong bạn hãy bắt tay vào làm các bài toán Sinh. Bắt đầu từ bài tập cô giáo giải ở lớp, che phần giải đi và tự làm. Cố gắng làm hết, có như vậy “trình” của các bạn mới nhanh chóng lên được.
Sau khi môn Sinh kết thúc một chương, một kì, bạn hãy tổng kết và nắm vững các ý chính của từng bài trong chương đó. Việc làm này sẽ giúp bạn hệ thống hóa được các kiến thức của mình và không thấy rối lên vì nhiều kiến thức.
Lí thuyết thì có nhiều nhưng nội dung quan trọng dành cho các bài tập và thường được ra trong các kỳ thi ĐH chủ yếu tập trung vào hai phần trọng tâm sau đây:
- Di truyền và biến dị: Cơ sở vật chất di truyền và biến dị. Hiện tượng di truyền và biến dị. Quy luật di truyền và biến dị. Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống, sản xuất.
- Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa.
Bài tập Sinh học không hề khó
Bài tập sinh học có rất nhiều tuy nhiên bạn cần phân biệt được các dạng bài để có được những cách giải chính xác và độc đáo. Theo đó, bài tập Sinh gồm có hai dạng cơ bản là:
Thứ nhất: Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị. Đối với dạng bài này, chỉ cần nắm vững công thức là bạn sẽ giải quyết rất nhanh và chính xác.
Thứ hai: Bài tập về quy luật di truyền (bài tập về phép lai) thuộc khoa học thực nghiệm. Đối với dạng bài tập này, cần nắm vững lí thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài theo hai bước là biện luận và viết sơ đồ lai. Để biện luận 1 bài tập lai cần phải chú ý các bước sau:
1. Xác định tính trội, tính lặn của gen.
2. Quy ước kiểu gen.
3. Tìm quy luật di truyền.
4. Xác định kiểu gen bố mẹ.
5. Viết sơ đồ lai.
Giải nhì quốc gia chia sẻ bí quyết học tốt môn Sinh học
Coi môn Sinh là niềm đam mê, luyện tập thật nhiều để thành bản năng, sắp xếp thời gian ôn luyện hợp lý... là một trong những bí quyết "giải nhì quốc gia môn Sinh học 2011" Phạm Khánh Ly chia sẻ để giật điểm cao môn Sinh học.
Khuôn mặt thanh tú và đặc biệt mái tóc dài ấn tượng, Nguyễn Khánh Ly, lớp 12 chuyên Sinh, PTTH chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội là một trong những thí sinh xuất sắc giật giải nhì môn Sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc vừa qua.
Chia sẻ về bí quyết học, Ly cho rằng để giành điểm cao môn Sinh không khó. "Nếu có phương pháp học tốt, em nghĩ rằng những bạn có lực học bình thường cũng có thể dễ dàng đạt điểm 7, 8 trong bài thi Đại Học", Ly tự tin chia sẻ.
Coi nó là niềm đam mê
"Em nghĩ với bất cứ một môn học nào, muốn học tốt thì trước tiên phải có niềm đam mê và yêu thích nó. Đặc biệt môn Sinh lại gắn liền với cuộc sống hằng ngày, chỉ cần để ý một chút, chúng ta có thể học môn Sinh ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, chứ không phải chỉ chăm chăm cầm sách.
|
|
Chân dung giải nhì quốc gia môn Sinh, Nguyễn Khánh Ly. |
Ngoài ra, trong bài thi môn Sinh, rất nhiều câu hỏi liên quan đến lý thuyết thực tiễn. Chẳng hạn như trong cuộc sống hằng ngày, việc tìm hiểu về quá trình trao đổi chất, về những lượng vitamin trong các món ăn vừa giúp cho việc học không trở nên khô khan vừa giúp giữ gìn sức khỏe. Với riêng em, môn Sinh còn giúp em thấy cuộc sống thú vị hơn rất nhiều bởi cảm giác được hiểu và khám phá sâu hơn về cuộc sống quanh mình", Ly chia sẻ.
Một yếu tố quan trọng nữa, theo Ly là không nên tạo cho mình áp lực quá nhiều. "Học nhiều quá cũng không phải là tốt. Xen giữa những giờ học căng thẳng có thể giải trí bằng cách nghe nhạc, luyện tập thể thao để tinh thần phấn chấn. Như vậy học sẽ "vào" hơn rất nhiều", Ly bật mí.
Luyện tập nhiều để thành phản xạ
Trong việc làm bài thi môn Sinh, việc nhớ lý thuyết là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo Ly, nhớ không phải là học thuộc lòng mà phải hiểu về các khái niệm nếu không rất dễ bị các câu hỏi "đánh lừa".
Sau mỗi bài học đều có những câu hỏi, bài tập liên quan đến bài này Ly làm ngay và soạn những câu trả lời ra một cuốn tập riêng. Với việc trả lời, giải những câu hỏi bài tập phía sau mỗi bài sẽ làm mình nhớ ngay bài vừa học. Qua đó, Ly sẽ nắm được khái quát kiến thức của toàn bộ chương trình, của từng phần, từng chương và so sánh với nhau nếu có thể.
"Về bài tập, môn Sinh không có quá nhiều nhưng mình cũng phải làm nhiều để quen và tập sự phản xạ. Khi đã hình thành phản xạ có điều kiện này, mỗi khi đọc đến câu hỏi nào ngay lập tức mình sẽ nghĩ ra hướng làm ngay. Với môn thi trắc nghiệm như Sinh thì yếu tố nhanh nhạy là rất cần thiết.
Tuy nhiên, để tập được như thế đòi hỏi các bạn phải chăm chỉ và luyện tập thường xuyên. Ngoài việc làm đầy đủ các bài tập trong SGK, nên tìm mua thêm những cuốn sách bài tập tham khảo hoặc tìm trên mạng những đề thi các năm trước để thực hành. Em thường dành 2 - 3 tiếng mỗi ngày để căn thời gian luyện tập cho những đề thi trong các cuốn sách ôn tập", Ly cho biết.
Làm bài thi cần chú ý các câu “cài bẫy”
Môn này thi theo hình thức trắc nghiệm nên mỗi thí sinh cần ghi nhớ các quy định khi làm bài thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT về việc tô các đáp án đúng.
"Đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ "đúng", "sai", "không"... vì có rất nhiều "bẫy" trong phần này. Những câu hỏi này thường không quá khó nhưng đòi hỏi thí sinh phải thật chú ý, nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ "sập bẫy".
Với câu hỏi yêu cầu tìm phương án "đúng", khi chưa xác định được chắc chắn câu trả lời, các bạn nên dùng phép loại trừ các câu sai để chọn đáp án chính xác và ngược lại, loại trừ các câu "đúng" để tìm một câu "sai" phù hợp với đề.
Ngoài ra, theo em theo dõi, trong đề thi Đại học thường có 3 câu hóc búa, mang tính đánh đố, thông thường nằm trong phần quản lý di truyền. Để làm được những câu hỏi này cần phải đọc sách tham khảo hoặc hỏi thêm thầy cô để tìm hiểu sâu hơn.
Trong trường hợp không thể giải được cũng không nên bỏ qua phần tô đáp án", Ly nói.
Kinh nghiệm học giỏi môn văn
Kinh nghiệm học giỏi môn Toán
Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý
Kinh nghiệm học giỏi môn hóa
Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng Anh
Kinh nghiệm học của thủ khoa khối A
Kinh nghiệm học tốt môn lịch sử
(st)