Kinh nghiệm học tốt tiếng Hàn

Kinh nghiệm học tốt tiếng Hàn và những kinh nghiệm học tiếng Hàn hiệu quả sẽ là những thông tin bổ ích cho bạn. Cùng tham khảo ngay để có cách học thật nhanh và hiệu quả nhé


Ngày nay, phim ảnh Hàn Quốc cùng với ca nhạc Hàn Quốc đã và đang ngập tràn trên đất nước   Việt Nam   vì thế người Việt ngày càng yêu quý đất nước Hàn Quốc  và muốn khám phá nó hơn. Có lẽ, cách  khám phá tốt nhất và dễ dàng nhất để hiểu về một đất nước khác là học ngôn ngữ của đất nước đó.

Tiếng Hàn khác tiếng Việt ở chỗ nó là ngôn ngữ chắp dính, chính vì vậy khi nghe phải chú ý kỹ mới biết đó là từ nào. Ví dụ chúng ta học tiếng Anh cả 6,7 năm  mà vẫn không nói được. Khi gặp người bản xứ thì xấu hổ, sợ hãi và không dám nói. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì các trường học của Việt Nam và một số trung tâm ngoại ngữ vẫn dạy theo hình thức ngữ pháp là chủ yếu và nói là phụ. 

Sau đây tôi xin giới thiệu với các bạn một số kinh nghiệm để chinh phục tiếng Hàn.

Để học được từ vựng tiếng Hàn chúng ta có rất nhiều phương pháp. Có người nói rằng cứ học theo chủ điểm là dễ nhất, có người nói rằng cứ sử dụng những từ vựng đó và đặt câu là ổn….

Tất cả các phương pháp trên theo tôi nghĩ đều đúng. Tuy nhiên, cách học của tôi là để học thuộc được nhiều từ vựng tôi viết rất nhiều. Cứ một từ tôi viết đi viết lại từ 10 đến 15 lần. Cứ viết lần lượt từng từ, từng từ một. Sau đó, tôi viết từ 3 đến 5 từ lên giấy nhớ và dán lên bàn học của mình. Ngoài ra tôi còn mang giấy nhớ có viết các từ vựng theo bên mình. Thỉnh thoảng, rỗi lại giở những từ vựng đó ra xem. Tôi thiết nghĩ đây là phương pháp ít tốn thời gian nhất. Chính vì thế để học từ vựng tiếng Hàn tốt hãy chuẩn bị một quyển sổ để luyện viết từ vựng. Tuy nhiên từ vựng nhớ cũng nhanh và quên cũng nhanh chính vì thế sau khoảng 3 đến 5 ngày hãy lấy tất cả những từ vựng chúng ta đã học và ôn lại.

Làm thế nào để chúng ta nhớ nhanh được cấu trúc ngữ pháp nhỉ. Có một cách là chúng ta học thuộc một câu có cấu trúc đó và thế là chúng ta sẽ nhớ được cấu trúc ấy ngay.

Trong tiếng Hàn : Nghenói là khó nhất. Làm thế nào để nghe được người Hàn đang nói gì với chúng ta nhỉ. Các bạn muốn luyện nghe tốt thì hãy nghe nhạc Hàn Quốc nhiều và tập xem phim Hàn Quốc có phụ đề bằng tiếng Hàn. Mới đầu nghe không hiểu gì cũng không sao, hãy nghe liên tục. Nghe nhiều rồi dần dần bạn sẽ quen với ngữ điệu của Người Hàn và bạn sẽ thấy việc nghe người Hàn nói là không còn là vấn đề khó khăn nữa.

Về nói thì cách tốt nhất là giao tiếp nhiều với người Hàn. Chúng ta  chưa có điều kiện sang Hàn để luyện nói thì ngay tại Việt Nam hãy gặp những người bạn Hàn Quốc và luyện nói thật nhiều. Mới đầu nói được ít và xấu hổ nhưng dần dần khi vuợt qua được chúng ta sẽ thấy khả năng nói của chúng ta tốt  lên rất nhiều.

Ngoài ra tôi  cũng nghe một thầy giáo người Hàn Quốc- Người đã tưng có 10 năm kinh nghiệm dạy học ở Trung Quốc nói rằng để học tiếng Hàn được tốt thì có một vài phương pháp như sau:

Chúng ta hãy sử dụng một cái băng radio hoặc đĩa CD có độ dài khoảng 60 phút. Hãy nghe lặp đi lặp lại khoảng 50 lần. Nếu sau khi nghe xong cùng một nội dung  nhiều lần như thế thì tự nhiên chúng ta sẽ nghe được và tự nhiên chúng ta sẽ nói được.

Ngoài ra nên thường xuyên xem phim Hàn Quốc.  Chúng ta sẽ dần dần quen với ngữ điệu của người Hàn Quốc.

Đặc biệt để luyện viết tốt thì chúng ta nên tập viết nhật ký bằng tiếng Hàn. Hàng ngày hàng ngày hãy cố gắng viết nhật ký bằng tiếng Hàn. Từ những nội dung đơn giản đến phức tạp. Từng nội dung một.

Ví dụ chúng ta tóm tắt lại nội dung bộ phim hôm nay chúng ta đã xem, viết lại 1 ngày của chúng ta…

Sử dụng những từ mới vừa học kết hợp với cấu trúc ngữ pháp mới và đặt câu . Thế thì chúng ta sẽ nhớ từ vựng và cấu trúc rất tốt.

Cứ khoảng từ 3 đến 5 bài chúng ta nên ôn luyện lại một lần.Mong tất cả những bạn yêu thích tiếng Hàn sẽ nhanh chóng chinh phục được ngôn ngữ của xứ sở kim chi.


Với bất kỳ ai khi học ngoại ngữ thì việc học ngữ pháp có thể gọi là quan trọng nhất. Đối với những người học tiếng Hàn thì điều này lại càng quan trọng hơn. Bởi lẽ cấu trúc câu tiếng Việt và tiếng Hàn là khác nhau nhiều. Vì vậy để người học có thể nói được một cách chính xác, rõ ràng ngôn ngữ mà mình đang học thì cần phải nắm chắc kiến thức về ngữ pháp. Tuỳ vào trình độ mà người học phải nắm chắc một số kiến thức ngữ pháp sau:

◈ Nắm chắc được cấu trúc câu đơn giản (câu 2 thành phần).

◈ Nắm chắc được cấu trúc câu cơ bản (câu 3 thành phần).

◈ Biết cách sử dụng các tiểu từ, trợ từ, phụ tố,…

◈ Biết cách chia động từ, tính từ về dạng đuôi kết thúc câu dạng chuẩn (đuôi kết thúc câu dạng cơ bản).

◈ Biết cách chia động từ, tính từ về dạng đuôi kết thúc câu dạng rút gọn.

◈ Nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp.

*** Phương pháp

1. Đưa ra các vấn đề ngữ pháp sau đó giải thích ý nghĩa và cách sử dụng

2. Đưa ra các cấu trúc ngữ pháp sau đó giải thích ý nghĩa và cách sử dụng.

3. Đưa ra ví dụ trước sau đó phân tích ví dụ đó và rút ra/ suy ra cấu trúc ngữ pháp.

Như đã nói ở trên, để người học có thể nói tốt thì cần phải nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp cơ bản, cố định và biết sử dụng thuần thục các tiểu từ, trợ từ, phụ tố,…

◈ Với phương pháp①: Khi giáo viên đưa ra bất kỳ một vấn đề ngữ pháp nào đó thì việc làm đầu tiên của người giáo viên lúc này là giải thích ý nghĩa và cách sử dụng. Sau đó đưa ra ví dụ cụ thể sau đó phân tích vấn đè ngữ pháp đó.

Ví dụ: Khi đưa ra vấn đề ngữ pháp: “-이/가” giáo viên phải giải thích được nó có chức năng ngữ pháp là tiểu từ chủ ngữ, được sử dụng sau danh từ hoặc đại từ có chức năng làm chủ ngữ trong câu để chỉ ra danh từ hoặc đại từ đó đang có chức năng làm chủ ngữ của câu đó (“-이/가” không có ý nghĩa về từ Việt mà chỉ có ý nghĩa về ngữ pháp). Khi danh từ hoặc đại từ kết thúc là nguyên âm thì kết hợp với “-가”, còn khi danh từ hoặc đại từ kết thúc là phụ âm thì kết hợp với “-이”.

예) 사과가 맛있습니다. (Táo ngon)

빵이 맛없습니다. (Bánh mỳ không ngon)

Sau khi đưa ra khoảng từ 3~5 ví dụ như trên giáo viên yêu cầu từng học sinh tập đặt ví dụ để giúp học sinh nhớ cách sử dụng vấn đề ngữ pháp đó để có thể vận dụng được khi giao tiếp.

◈ Phương pháp②: Sau khi đưa ra một cấu trúc ngữ pháp nào đó giáo viên giải thích ý nghĩa, cấu trúc ngữ pháp đó thường hay được sử dụng trong những trường hợp nào? cách sử dụng ra sao? sau đó giáo viên bao giờ cũng là người đưa ra ví dụ trước. Để giúp học sinh hiểu dần dần giáo viên nên đưa những ví dụ đơn giản trước, sau đó mở rộng ra những ví dụ có mức độ khó dần để học sinh có đủ thời gian ngấm dần cho tới khi học sinh hiểu được vấn đề ngữ pháp đó giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng cấu trúc ngữ pháp đó và đặt câu. Mỗi học sinh đặt từ 2~3 câu (tuỳ thuộc vào số học sinh ít hay nhiều). Khi học sinh đã đặt câu thành thạo hơn rồi giáo viên có thể đưa ra một số ví dụ bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh chuyển sang tiếng Hàn, hoặc học sinh này đặt câu và học sinh khác chuyển sang tiếng Việt, hoặc làm thành từng cặp một tự đặt câu hỏi cho nhau và trả lời sau đó giáo viên chỉnh sửa lỗi.

Qua việc luyện đặt câu như vậy học sinh ghi nhớ cấu trúc ngữ pháp tốt hơn và sẽ nói một cách chuẩn xác hơn.

◈ Phương pháp③: Phương pháp này đòi hỏi sự tư duy nhanh hơn ở người học và sẽ rất có hiệu quả đối với những học sinh có sự tư duy cao. Khi tiến hành theo phương pháp này giáo viên phải đưa ra ví dụ trước sau đó học sinh nhìn vào ví dụ đó và rút ra cấu trúc ngữ pháp từ ví dụ đó.

Ví dụ: 남 씨는 사과를 먹습니다. (Nam đang ăn táo).

화 씨는 숙제를 합니다. (Hoa đang làm bài tập).

저는 음악을 듣습니다. (Tôi đang nghe nhạc).

⇒ Qua 3 ví dụ trên học sinh có thể rút ra được cấu trúc câu/ngữ pháp:

N1(은/는) N2(을/를) V(-ㅂ니다/습니다). Ai đó làm gì.
Khi học sinh đã tìm ra được cấu trúc câu rồi giáo viên nên giải thích lại một lần về ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc câu đó. Sau đó yêu cầu học sinh sử dụng cấu trúc câu đó để luyện tập đặt câu, mỗi học sinh đặt từ 2~3 câu (tùy thuộc vào số lượng học sinh nhiều hay ít). Phương pháp này khiến cho học sinh bắt buộc phải tư duy/động não nhiều nên giúp học sinh có thể ghi nhớ mẫu câu đó được lâu hơn và vận dụng vào giao tiếp tốt hơn.

Chia sẻ về kinh nghiệm học tiếng Hàn

Trừ những người có năng khiếu khi học một hay nhiều ngôn ngữ nước ngoài, đa số người học ngoại ngữ gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu. Thời gian “để làm quen” với một ngôn ngữ mới tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tương đồng tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học, loại ngôn ngữ, độ phức tạp của ngôn ngữ mới (phát âm, ngữ pháp, văn phong giao tiếp v.v.). Khi học tiếng Hàn quốc ta cũng gặp những thuận lợi và khó khăn bước đầu như vậy.

1.Chữ viết: Điều này thật dễ thấy. Tiếng việt của ta dùng bảng chữ cái Latinh trong khi tiếng Hàn có bảng chữ cái của riêng mình. Nhiều người cho rằng viết chữ Hàn Quốc tương tự như cách viết tiếng Trung Quốc nhưng không phải như vậy. Chữ cái tiếng Hàn đơn giản hơn nhiều. Nhiều chữ cái tiếng Hàn có cách viết mô phỏng các hiện tượng tự nhiên như mô tả vị trí của mặt trời so với mặt đất.2.Phát âm: Âm vựng một số từ trong tiếng Hàn là yếu tố rất quan trọng để phân biệt các từ (đặc biệt là những từ tương tự về âm và dễ nhầm lẫn). Nó cũng tương tự như khi ta phân biệt “x” với “s” hay “ch” với “tr”. Tuy ta có thể phân biệt tùy thuộc vào ngữ cảnh nhưng (theo người viết bài này), sự phân biệt các từ trong tiếng Hàn “có vẻ vất vả hơn” khi ta phân biệt trong tiếng Việt. Sự kết hợp môi-lưỡi là yếu tố quan trọng khi phát âm nhiều từ tiếng Hàn.

3.Từ loại:Tiếng Hàn có các từ xác định chủ ngữ (chủ ngữ là đại từ hay danh từ) và có hậu giới từ (đứng sau danh từ và đại từ làm tân ngữ). Loại từ này tiếng Việt của ta không có cho nên, nếu không để ý, lúc đầu ta hay quên đưa chúng vào trong câu nếu theo thói quen nghĩ tiếng Việt trước rồi mới nói tiếng Hàn.

4.Trật từ từ trong câu: Từ (hay cụm từ) bổ nghĩa trong tiếng Hàn đi trước từ được bổ nghĩa. Động từ luôn đứng cuối cùng trong câu.

5.Chia động từ: Đây được xem là một trong những khó khăn đáng kể khi học tiếng Hàn vì trong tiếng Việt ta chỉ cần thêm từ xác định thì của động từ như “đã” đứng trước động từ để chỉ quá khứ: “đang” để chỉ hành động ở thì hiện tại và “sẽ” cho hành động sẽ diễn ra trong tương lai. Trong tiếng Hàn, giống như nhiều ngôn ngữ khác, động từ phải biến đổi theo thì. Đặc biệt hơn, động từ còn được biến đổi theo cấp độ “kính trọng” của người nói đối với người đối thoại với mình. Tiếng Hàn có tới 7 cách biến đổi đuôi khác nhau cho một động từ. Tuy vậy, ban cũng đừng quá lo lắng vì mỗi cấp độ đều có quy tắc thay đổi “đuôi động từ”.

6.Từ không có dấu: Tiếng Việt của ta có các dấu nhưng tiếng Hàn không có các dấu này. Khi phát âm một số từ của tiếng Hàn, cách dùng dấu trong tiếng Việt lại làm cho bạn thuận lợi hơn!

7.Từ lai và từ du nhập: Người Hàn Quốc dùng/mượn nhiều từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Ngoài tiếng Trung Quốc, người Hàn dùng nhiều từ “ngoại” hơn người Việt. Đặc biệt, trong các văn bản khoa học, người Hàn để nguyên thuật ngữ tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Đức …) và giải thích nó chứ không chuyển nó sang tiếng Hàn. Đây là điều thuận lợi để học sinh sinh viên Hàn Quốc làm quen với các thuật ngữ khoa học được dùng trên thế giới.

Một số điểm thuận lợi cho người Việt hoc tiếng Hàn

1. Phát âm: Các từ biệt lập trong tiếng Hàn cũng là đơn âm tiết và hình thành theo cách ghép vần, ghép chữ như tiếng Việt nên khi học tiếng Hàn ta không phải mất nhiều thời gian để nhớ cách phát âm một từ.

2. Không dùng dấu: Trong khi tiếng Việt ta có các dấu thì tiếng Hàn không có hiện tượng ngôn ngữ này. Vì vậy, các âm khác nhau thường hinh thành từ các chữ cái được ghép để hình thành nó. Đến các từ có đuôi (dipthong) thì tiếng Việt cũng đã có âm tương đương (như -inh, -ang).

3. Từ gốc Hán: Lúc đầu, khi vốn từ vựng của bạn chưa nhiều, có thể bạn chưa nhận ra điều này nhưng khi đã có một lượng từ vựng khá khá bạn sẽ thấy ” có nhiều âm giống tiếng Việt đến thế!”. Đây là “ưu thế” lớn nhất của người Việt khi học tiếng Hàn. Như vậy, chỉ ần bạn có vồn từ Hán-Việt phong phú bạn đã “gặp may” khi học tiếng Hàn rồi! Nhiều khi “ưu thế” này lại trở thành “ưu thế vượt trội” khi bạn muốn tìm hiều sâu ý nghĩa của từ. Vài ví dụ đơn giản như sau (viết theo cách đọc trong tiếng Việt):

Đại học: Dae-Hak

Đường nối thông (thông lộ): Dong-lo

Bất động sản: Pu-dong-san

Quan hệ quốc tế: Kuk-che quan-ke

Đây có thể là một cách nạp thêm từ mới tiếng Hàn nhất là khi bạn không có nhiều thời gian để học!

Cách tự học tiếng Hàn Quốc

Mình cũng đang tự học tiếng  Hàn nên tổng hợp các trang web thích hợp cho việc tự học của các bạn. Có lẽ mình có lợi hơn các bạn là mình đang ở chính bên Hàn nên có điều kiện tốt hơn các bạn là được tiếp xúc trực tiếp và nói chuyện với các bạn  Hàn và được các bạn ấy giúp tìm hiểu thêm về phong tục và tập quán Hàn dễ dàng hơn.

Mình ở đây khoảng 8 tháng rồi, nhưng không học tiếng  Hàn vì không có thời gian rảnh nhiều với lại lười đi đến lớp tiếng  Hàn . Nhưng nghĩ lại thấy mình tại sao điều kiện tốt như thế lại không học ? Đó chẳng phải cơ hội rất tốt hay sao, nên mình lại quyết định học.

Mình hoàn toàn không phải là siêu về tiếng  Hàn rồi, nhưng mình giới thiệu ở bài viết này là cách tiếp cận thế nào cho tốt, nhất là với các bạn biết kĩ thuật hoặc biết sơ sơ về Internet, máy tính thì dễ dàng hơn nhiều.

Cách của mình là:

1. Tài liệu học tiếng Hàn

Tài liệu thì có quyển: Hangugo của Language Education Institute Seoul National University. Tài liệu rất là hay, là chuẩn để dạy cho sinh viên nước ngoài, gồm 4 quyển. Nếu các bạn không có thì có thể đặt mua ở các hiệu sách hoặc nhờ bạn bè ở bên Hàn mua hộ cho. Nếu quá cần thiết không có ai nhờ thì mình có thể mua và gửi về VN cho các bạn. Mỗi quyển là 15.000 won = hơn 200k VNĐ. Học xong các quyển này thì không phải nghĩ về trình độ ngữ pháp của bạn, quá Pro luôn. Có điều là tài liệu viết bằng  English, nên ai không đọc được  English thì phải hỏi người biết nhá.

Dựa vào Google tìm với các từ khóa: học tiếng  Hàn, learn Korean, ... tuy nhiên mỗi trang web chỉ có dạy một số cái rất cơ bản, ngữ pháp đơn giản mà thôi. Tuy nhiên có cái hay là bạn có thể nghe được cách phát âm các từ, các câu thông dụng và áp dụng được ngay vào giao tiếp.

2.Bộ gõ tiếng  Hàn

Mình dùng Linux (Ubuntu) và cài Bộ gõ tiếng Hàn Hangul Romaja và thực hành những gì mình học được qua trao đổi với các bạn Hàn, hoặc là tự học trên Internet.

Cái hay của bộ gõ này là mình không cần phải nhớ các phím của bàn phím tiếng  Hàn mà gõ giống hệt như phiên âm của họ, nên nếu mà mình gõ đúng thì mình đọc cũng sẽ đúng, nên rất là đơn giản.
[smartads]
Ví dụ: 안년하세요 : sẽ gõ là bằng bàn phím này là: an nyoen ha se yo

Có thể các bạn ngại khi cài thêm hệ điều hành mới, không sao, hãy nhờ ai đó có khả năng cài Ubuntu vào máy và cài đặt bộ gõ trên theo hướng dẫn là được. Dành khoảng 4 đến 5G ổ cứng cho hệ điều hành này là được rồi. Sau vài tiếng mình tập gõ các nguyên âm, phụ âm và kết hợp giữa chúng lại với nhau thì giờ mình có thể đọc bất cứ chữ nào, và gõ bất cứ chữ nào mà mình thích. Rất là nhanh so với cách thông thường.

Các bạn  Philippin ở đây, mình cũng đang cài cho Ubuntu để học tiếng  Hàn nè keke.

3. Từ điển tiếng  Hàn

Cài từ điển StarDict trên Ubuntu (hoặc Windows) và tra các từ mà mình không biết, dần dần sẽ quen. Tham khảo: Cài đặt từ điển StarDict cho Ubuntu 9.04

Sau đó thì cài đặt thêm gói từ điển: Korean English, English Korean vào theo hướng dẫn ở trên vào là xong, tha hồ tra bất cứ từ nào nhá 

Nếu English không tốt, thì cài thêm gói từ điển Anh Việt vào thế là xong. Nếu ai không biết thì đặt câu hỏi, mình sẽ giúp đỡ

4. Xem phim Hàn, nghe nhạc  Hàn

Sau khi thực hành gõ ổn ổn và biết các câu cơ bản (hoặc không) thì nên search Google tìm các lời bài hát nổi tiếng của Hàn mà bạn thích để tự gõ lại xem, đọc lẩm nhẩm xem có đúng không, rồi khi nghe bạn sẽ nghe được từng chữ cho mà xem. Nhớ là gõ bằng  Hangul Romaja nhá. Sau đó thì đi tra nghĩa mà xem

Cái nữa là ngồi xem video, các bộ phim bạn thích mà có subtitle, cứ cho họ nói xong câu rồi tua lại, ngồi gõ và lẩm bẩm lại ý ) , không  biết từ nào thì tra nghĩa xem. Nếu mà kiên trì thì cách này hay cực.

5. Tham dự các khóa học tiếng Hàn

Để học tiếng Hàn hiệu quả hơn, đối với các bạn bắt đầu tiếp xúc thì sự hướng dẫn của các thầy cô hay người có kinh nghiệm sẽ giúp cho các bạn có được nền tảng (background) tốt. Khi đó, các bạn dù có tự học cũng phát triển nhanh hơn là tự mày mò.

Nếu như bạn yêu thích tiếng Hàn, sau đó tìm hiểu sơ sơ về ngôn ngữ, rồi tham dự 1 vài khóa học tiếng Hàn cơ bản, thì bạn hoàn toàn có đủ tự tin tự học và tự phát triển nhanh. Hiện nay có nhiều trung tâm ở HN mở ra cho người lao động xuất khẩu, cho các bạn yêu thích tiếng Hàn, nên các bạn có thể tha hồ lựa chọn.

Mình ở HN thì được biết có Ngoại ngữ Phương Đông cũng giới thiệu mở các lớp học tiếng Hàn, nghe đồn đại là có giáo viên uy tín lắm. Chẳng biết thế nào, các bạn thử tìm hiểu xem sao nhé.

 Hãy bắt đầu ngay với các đoạn video hướng dẫn học tiếng Hàn để tự tạo cảm hứng học nào.


Học tiếng Hàn không khó

Có người nói “Học tiếng Hàn cũng giống như tập đi xe đạp”, ít ai có thể đi xe đap thành thạo khi chưa ngã vài lần”. Còn mình thì nghĩ học tiếng Hàn cũng giống như tập đi. phải vấp ngã nhiều lần rồi mới đi được. Có nhiều người tập rồi nhưng vẫn không biết đi xe đạp; còn tất cả những người tập đi hầu như không ai là không đi được cả, chỉ là có đi thẳng được không, hay có bị đi chân vòng kiềng không. Học tiếng Hàn cũng vậy.

Để học tốt (giống như để có thể đi thẳng, không bị vòng kiềng) thì cần phải có phương pháp đúng. Search trên Google bạn có thể tìm thấy rất nhiều phương pháp học tiếng Hàn hay và hiệu quả. Nhưng dù sao, bạn cũng đừng quên những điều sau đây nhé!

1)      Đi học đúng giờ! Nghe thì có vẻ buồn cười đúng không? Nhưng chính những phút đầu giờ lúc nào cũng là những phút học vui và bổ ích. Giáo viên sẽ ôn lại bài cũ cho chúng mình, hỏi chúng mình những câu hỏi (mà có thể ngày nào cô cũng hỏi) với mục đích để chúng mình có được phản xạ nói một cách tự nhiên.

2)      Chăm học bài và làm bài tập nhé! Điều này ai cũng biết đúng không? Nhưng không phải ai cũng làm được. Nhiều khi chúng ta vừa đi làm, vừa tranh thủ đi học thêm, thế nên về đến nhà đã mệt mỏi lắm rồi, không còn thời gian và tâm trí đâu để mở sách ra tiếp tục học cả. Nhưng hãy cố gắng 1 chút nhé! Mỗi ngày bớt chút thời gian, dù chỉ một ít thôi để xem lại những gì ngày hôm nay đã học. Có những khi trên lớp vừa nghe cô giáo giảng, vừa tranh thủ ghi chép, nên có nhiều lúc viết sai. Nếu về nhà không kiểm tra lại thì bạn sẽ nghĩ rằng từ đó hoặc câu đó đúng, và lần sau bạn vẫn dùng sai như thế. Chú ý nhé!

3)      Phải mạnh dạn nói thật nhiều! Học ngoại ngữ có nghĩa là bạn không được ngại nghĩ, không được ngại nói. Phải nói thật nhiều. Lúc đầu có thể nói sai, nhưng sau nhiều lần như thế, bạn sẽ tìm được lỗi sai trong cách nói của mình, tìm được cách sửa, từ đó rút ra kinh nghiệm để những lần sau không bị mắc những lỗi tương tự như vậy nữa.

Nhưng có nhiều bạn nói rằng bạn ấy rất muốn nói, bạn ấy có thể nghĩ được trong đầu câu mà bạn ấy định nói, nhưng đến khi nói lại thấy rất khó, cứ ấp úng mãi không nói được. Theo mình nghĩ, nguyên nhân một phần là bởi bạn ấy không tự tin với câu mà mình sắp nói. Bạn ấy sợ mình nói sai sẽ bị mọi người cười. Một phần nữa là bởi bạn ấy biết từ vựng nhưng không biết sắp xếp trật tự các từ ấy như thế nào để được một câu đúng. Đây cũng là một khó khăn mà các bạn học tiếng Hàn hay mắc phải vì  ngữ pháp tiếng Hàn ngược với ngữ pháp tiếng Việt. Vậy nên khi học ngữ pháp, các bạn nên cố gắng ghi nhớ ngữ pháp bằng cách đặt thật nhiều ví dụ minh họa, lấy những ví dụ đơn giản thôi, dễ hiểu. Những ví dụ ngộ nghĩnh, buồn cười 1 chút thì sẽ có ấn tượng nhiều hơn. Sau đó bạn đọc thật nhiều lần những câu đã đặt. Đọc nhiều sẽ nhớ mà. Giống như ngày trước mình mới bắt đầu học tiếng Hàn, dù chưa biết chữ nào nhưng vẫn có thể nói vanh vách câu “An nyong ha sê yô?” đúng không? Tại sao lại thế? Bởi ngày nào bạn cũng nói câu này mà. Nói nhiều sẽ thành quen thôi.

4)      Một phương pháp nữa là: chúng ta hãy thử “thay đổi thói quen tư duy. Vì chúng ta là người Việt, nên bình thường khi nghĩ về 1 điều gì, chúng ta luôn luôn tư duy bằng tiếng Việt. Giờ học tiếng Hàn rồi, bạn hãy thử nghĩ và nói bằng tiếng Hàn Quốc xem sao. Bắt đầu từ những từ vựng đơn giản, sau đó là các cụm từ, và nói thành câu. Nếu bạn cố gắng, không bao lâu nữa các bạn sẽ nói được thôi.

5)      Và 1 điều nữa là: Đừng bao giờ nghĩ mọi việc là khó. Đừng nên nói khó, mà hãy nói rằng “Học tiếng Hàn không khó!”.

Thành công sẽ đến với những ai không biết ngại khó. Chúc các bạn học tiếng Hàn thành công!

PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG HÀN

Có rất nhiều phương pháp học tiếng Hàn. Tùy theo cách học và điều kiện của mỗi người mà sẽ có những phương pháp riêng phù hợp và hiệu quả. Dưới đây mình xin chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm của riêng mình sau một số năm tự học và tìm hiểu cũng như qua tham khảo kinh nhệm của bạn bè. Bài viết này chỉ xin bàn về những vấn đề cơ bản nhất đối với người mới học tiếng Hàn .

Học bảng chữ cái , cách viết và phát âm
Đầu tiên bạn hãy bắt đầu với các nguyên âm và phụ âm (đơn, kép )bằng cách đọc và viết nhiều lần tới khi thuộc ,tiếp theo luyện cách phát âm từng chữ cái sao cho chuẩn xác nhất .( đặc biệt chú ý những từ có patchim là "" va các từ có patchim kép )
Phát âm không đúng là một trong những điểm yếu lớn nhất của số đông người mới học tiếng Hàn. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì có nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu học tiếng Hàn, phát âm chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai rất khó sửa về sau này. Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã.

Học từ vựng
Học mọi nơi mọi lúc,Hãy bắt đầu học từ vựng theo những chuyên đề nhất định liên quan tới cuộc sống hằng ngày vì kiểu gì bạn cũng phải sử dụng tới chúng ,hay học theo chủ đề .bạn hãy thử bắt đầu bằng những chủ đề về thời tiết hay nhưng biểu hiện trạng thái biểu lộ cảm xúc của con nguòi...Hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường xuyên theo định kì (3 ngày, 1 tuần hay một tháng). Cố gắng ôn lại từ vựng đã học ít nhất là 3 lần mới có thể nhớ tốt được chúng.Bạn cũng cần luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới bên mình để tranh thủ học khi rảnh
rỗi.

Để ý cách trình bày và viết các từ trong tiếng Hàn. Đây cũng là một điểm rất quan trọng trong quá trình học tiếng hàn.Để viết tôt được tiếng hàn cần phải có thời gian ,trước hết bạn phải học tốt từ mới và ngữ pháp.Khi đã có môt vốn từ và ngữ pháp vững thì khả năng viết của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.Cố gắng kết hợp vừa học từ mới(vừa đọc) vừa viết .Vì điều này sẽ tạo cho bạn thói quen trình bày đẹp rõ ràng tốt nhất .
Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng. Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen” những từ vừa mới học vào khi tập nói hay khi tập viết email ,hoặc trong những bài viết tham gia thảo luận trên diễn đàn.Cách viết font chữ mới có thể lúc đầu bạn còn rất lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng chính những lúc như vậy bạn sẽ nhớ từ được nhiều nhất và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng hay một cách thành thạo. Hoặc trong cuộc sống hằng ngày (đi làm , đi chợ , đi chơi...) khi bắt gặp những biển quáng cáo , địa chỉ ...trên đường bạn hãy nhìn và đọc theo .Ghi ngay vào sổ những từ chưa biết để sau đó tra từ điển. Như vậy bạn vừa tạo cho mình cơ hội nắm bắt thông tin dịch vụ bên Hàn , vừa tạo ấn tượng cho bản thân ghi nhớ từ mới rất hiệu quả . Cốt lõi vấn đề ở đây chính là bạn đang tự giúp mình tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học.
Bạn cũng có thể cắt giấy ra thành những miếng nhỏ sau đó viết những từ mà mình đã học vào đó rồi dán ở những chỗ mình hay nhìn thấy như Gương, tivi, tủ lanh...


Học ngữ pháp và mẫu câu


Hãy học thuộc và ghi nhớ những dạng câu giao tiếp lịch sự ,hậu tố từ bổ xung .Sau đó nắn vững cấu trúc câu ( khẳng định ,nghi vấn ...) cách chia động từ trong câu . Để nhớ vững hơn nên tạo cơ hội thực tập thêm bằng cách sử dụng vốn từ vựng đã học tập đặt câu theo cách mẫu câu cơ bản .Hãy tập đặt câu dần dần từ câu đơn tới câu ghép

Và hơn thế nữa hãy vận dụng những gì mình đang học qua ngôn ngữ nói hằng ngày với bạn bè và những người xung quanh .Nói là kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một ngôn ngữ nào. Chúng ta luôn có cảm giác tiến bộ to lớn và rõ rệt nhất khi có thể giao tiếp lưu loát trực tiếp bằng ngôn ngữ nói.Tận dụng tối đa những giờ luyện tậptrên lớp tại các trung tâm dạy tiếng miễn phí (tập nói càng nhiều với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói nhiều ta càng nhớ bài lâu hơn và tạo được cho mình phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong đời sống). Khắc phục tính nhút nhát và sợ sai của mình. Cứ mạnh dạn nói tiếng Hàn bất cứ khi nào có thể.


Luyện kĩ năng nghe

Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Hàn ta thường phải trải qua các bước sau. Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó để giúp bạn hình dung và phán đoán được những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ chính rồi đoán, không nhất thiết phải nghe ra từng từ từng từ một, sau đó nghe lại nhiều lần để biết được càng nhiều chi tiết càng tốt để có thể hoàn tất các câu hỏi trong bài. Tuyệt đối không xem trước nội dung bài khóa trước khi nghe. Chỉ khi nghe xong rồi bạn mới vừa nghe vừa đọc bài để kiểm tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay có trong bài. Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ bài tốt hơn.
Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể (nghe băng, nghe nhạc, nghe radio, xem TV, xem phim Hàn không có thuyết minh tiếng Việt …). Nên mua các nhiều sách luyện nghe tiếng Hàn để bạn có thể tự học thêm ở nhà.Ngoài ra, còn có một công cụ vô cùng hữu hiệu để rèn luyện mọi kỹ năng cho người học tiếng Hàn đó chính là Internet. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu online bằng tiếng Hàn . Bạn có thể tham khảo một số tài liệu được tổng hợp học tiếng trong box tiếng Hàn ( VNKR,VIKOOL ) dưới đây.

Lời khuyên : Các bạn nhất thiết cần nắm thật vững bảng chữ cái , từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong câu để tránh nhầm lẫn .Tập thói quen luôn luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất. Tìm mua các loại sách dậy học tiếng Hàn có kèm theo đĩa CD để nghe và đọc hiệu quả nhất .
Tham gia Câu Lạc Bộ tiếng Hàn , thường xuyên mạnh dạn trao đổi những thắc mắc chưa hiểu trong góc tiếng Hàn VNKR(VIKOOL) để mọi người góp ý cũng nhau tiến bộ .
Tóm lại, nguyên tắc cơ bản nhất để học tốt tiếng Hàn là thực tập và sử dụng cũng như tiếp xúc với tiếng Hàn càng nhiều càng tốt. Mỗi ngày, bạn hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1 tiếng) để học tiếng Hàn và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Sau một thời gian kiên trì áp dụng những nguyên tắc trên, mình tin rằng tiếng Hàn của bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng và bạn sẽ thêm yêu cái thứ tiếng
thú vị và rất cần thiết cho cuộc sống trong hiện tại,tương lai của bạn sau này.



Một vài cách học tiếng Hàn hiện nay


  Cách 1: Đăng kí vào 1 lớp học. Nghe thì có vẻ đây là điều hiển nhiên nhưng một số người nghĩ rằng họ có thể học một ngôn ngữ bằng cách thấm dần. Trong khi càng nhiều người có thể tự học một ngôn ngữ và học đọc, học nói rất tố, hầu hết mọi người đều

đăng kí vào một lớp học nào đó ở các trung tâm hoặc trường đại học

Cách 2: Tìm một người bạn qua thư. Hãy nhờ giáo viên của bạn gợi ý bất kì trường học nào trên thế giới, ở đó họ cũng tìm kiếm những người bạn qua thư hoặc qua email. Hoặc thông qua các công cụ như Naver, bạn có thể tìm kiếm được nhiều được rất nhiều bạn để có thể viết thư hoặc email bằng tiếng Hàn

Cách 3: Đọc sách báo, tạp chí tiếng Hàn. Nếu trình độ cao cấp, bạn có thể đọc các tác phẩm truyện dài hoặc tiểu thuyết

Cách 4:Xem ti vi. Bạn có thể xem tin tức, hoạt hình hoặc bất cứ chương trình nào bạn thích bằng tiếng Hàn cho dù bạn không thể hiểu được tất cả các từ. Càng nghe nhiều thì bạn càng lĩnh hội được nhiều. Xem các chương trình biểu diễn bằng tiếng Hàn cũng là cách hay để bạn học được những cách diễn đạt, thành ngữ hay.

Cách 5:Tham gia các nhóm hội thoại, có thể trong lớp học hoặc với các đồng nghiệp trong công ty. Bạn có thể luyện nói với họ bất kì chủ đề nào bạn thích. Nhờ vậy, kĩ năng nói của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Cách 6:Nghe băng và đĩa CD. Trong khi nghe, bạn có thể nhắc lại lời thoại để hoàn thiện cách phát âm và luyện trọng âm, ngữ điệu

Cách 7:Nghe nhạc. Bạn có thể vừa giải trí vừa học tiếng Hàn qua các bài hát tiếng Hàn được yêu thích. Với cách này bạn sẽ cảm thấy việc học thú vị hơn rất nhiều.


16 phương pháp học tiếng Hàn bổ ích


Mời các bạn chia sẽ những kinh nghiệm học tiếng Hàn của chuyên gia số 1 về tiếng Hàn tại Việt Nam, thầy Lê Huy Khoa

  1. Ngày nào cũng học, chỉ cần 10 phút.

  2. Dịch, đọc, diễn tả, tìm hiểu tất cả những gì mình thấy xung quanh như quảng cáo, sản phẩm vv…

  3. Hãy bứt đứt dây thần kinh xấu hổ khi luyện nói, đừng e ngại và hãy xác định không nói thì sẽ không bao giờ tiến bộ.

  4. Biết sử dụng từ gốc Hán trong tiếng Hàn: 증권, 돌파, 담판, 준비, 공안 vv..

  5. Hãy nắm bắt nguyên tắc ngữ pháp của tiếng Hàn: Chủ ngữ đầu tiên, vị ngữ cuối cùng

  6. Áp dụng cấu trúc dịch ngược từ dưới lên

  7. Lưu ý thành phần định ngữ của cấu trúc danh từ.

  8. Hãy học thuộc một bài hát tiếng Hàn nào đó bất kỳ

  9. Hãy học một ngày một câu giao tiếp đơn giản

  10. Hãy nghe băng catxet hoặc tiếng Hàn nhiều như có thể

  11. Áp dụng nguyên tắc: Sai thì nhớ lâu, cái của mình là tốt nhất

  12.  Đọc một quyển sách nào đó trước khi đi ngủ

  13. Đọc to nếu có thể

  14. Không thể đốt cháy giai đoạn.

  15. Hãy ghi nhớ: học ngõại ngữ là bắt chước

  16. Khi diễn tả, lưu ý sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả

Chia sẻ kinh nghiệm luyện nghe tiếng Hàn - từ kinh nghiệm của một giáo viên


Đối với người học ngoại ngữ việc học nghe là rất quan trọng, việc luyện nghe tốt sẽ giúp cho người học phát âm chuẩn hơn, hay hơn, phản xạ giao tiếp nhanh hơn.

◈ Tùy thuộc vào trình độ khác nhau mà người học có thể hiểu được từ, câu, nội dung hội thoại, câu chuyện để có thể lựa chọn được đáp án chính xác theo nội dung bài học cũng như sẽ hiểu nội dung trò chuyện để có câu trả lời phù hợp/ đúng hoặc đưa ra câu hỏi đúng với tình huống trong khi trò chuyện/ giao tiếp với người bản ngữ.

◈ Làm quen được với cách phát âm cũng như giọng nói của người bản ngữ.

◈ Làm quen và bắt chước được ngữ điệu cũng như cách biểu hiện sắc thái tâm lý tình cảm khi giao tiếp với người bản ngữ.

◈ Người học có thể ghi nhớ hơn vốn từ và vốn ngữ pháp được học trong bài để có thể vận dụng trong khi giao tiếp.

◈ Đối với những người học hàng ngày một tuần giáo viên nên tiến hành cho học sinh nghe 3buổi/tuần và mỗi buổi học nên tiến hành giờ nghe khoảng 30~35 phút. Khi cho người học luyện nghe giáo viên có thể sử dụng phương tiện cho nghe là đài, đầu  đĩa  hoặc máy tính cá nhân,...

Tùy thuộc vào trình độ của người học mà giáo viên cần chuẩn bị tài liệu nghe cho phù hợp (từ dễ đến khó) theo nội dung chương trình học (có thể là những bài luyện nghe phân biệt nguyên âm, phụ âm, phân biệt âm tiết, nghe và chọn từ nghe được, nghe và chọn đáp án phù hợp, nghe và tìm từ còn thiếu trong câu, nghe và hoàn thành hội thoại, nghe và trả lời câu hỏi,..v...v...)

◈ Tài liệu nghe: trước tiên cho nghe theo nội dung chương trình bài học đang được tiến hành. Phần luyện nghe này sẽ giúp người học hiểu sâu và kỹ hơn về nội dung bài học (cách sử dụng vốn từ và vốn ngữ pháp trong bài,..v...v...)

◈ Tài liệu tham khảo từ một số giáo trình khác như: giáo trình luyện nghe và những tài liệu có nội dung chương trình bài học tương đương với chương trình mà người học đang được học. Qua đây giúp người học có thể mở rộng được vốn từ và vốn ngữ pháp cũng như được làm quen với đa dạng giọng nói của người bản ngữ.

◈ Tuỳ thuộc vào trình độ của người học mà giáo viên có thể cho nghe một số mẩu tin ngắn như: Bản tin dự báo thời tiết, bản tin thông tin giá cả hàng ngày trên thị trường, trích đoạn ngắn trong phim,,... Qua đây người học được làm quen với đa dạng ngôn ngữ thường được sử dụng trong đời sống thường ngày.

◈ Môn nghe là một môn học không thể thiếu và rất cần thiết đối với những người đang và đã học ngoai ngữ. Việc giáo viên ngoai ngữ khi dạy một môn ngoại ngữ nào đó cho đối tượng học sinh là người bản địa hay người nước ngoài mà giờ học nghe học tốt thì đồng nghia với việc giờ học nói cũng sẽ tốt. Nội dung giờ nghe có thể tiến hành theo các bước sau:

▶ Bước1: Cho học sinh nghe toàn bộ nội dung (từ, câu, hội thoai hay câu chuyện,...) từ 1~2 lần (tùy vào nội dung nghe là dễ hay khó). Chú ý cần phải chỉnh  âm lượng cho phù hợp với số  lượng học sinh cũng như không gian phòng học. Nếu phòng học ở gần nơi có âm thanh của xe cộ hay có tiếng ồn,... giáo viên cần phải đóng tất cả cửa phòng học để có thể tránh hoặc làm giảm tiếng ồn đó. Như vậy học sinh mới có thể nghe được một cách chính xác hơn. Trong lúc cho học sinh nghe giáo viên cũng cần phải tập chung nghe để chọn ra được đáp án chính xác.

▶ Bước2: Sau khi đã tiến hành cho học sinh nghe từ 1~2 lần giáo viên nên hỏi lại học sinh (từ học sinh yếu, học sinh trung bình đến học sinh khá, giỏi) xem có cần phải cho nghe lại câu nào hay đoạn hội thoaị nào không? (bởi vì trong một lớp học sự tiếp thu của mỗi học sinh thường không giống nhau cũng như trình độ của các học sinh trong lớp thường có sự chênh lệch. Điều này thường gặp ở những lớp có số học sinh đông). Nếu khi có số đông học sinh có yêu cầu được nghe lại câu/ nội dung đó giáo viên cần nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của học sinh. Nếu số đông học sinh không có yêu cầu giáo viên cho nghe lại thì giáo viên có thể tiến hành bước tiếp theo.

▶ Bước3 (xác nhận lại nội dung nghe/ xác nhận đáp án): Trước khi xác nhận lại đáp án của nội dung nghe giáo viên nên hỏi học sinh kết qủa/ đáp án xem kết quả/ đáp án của học sinh đưa ra có trùng với đáp án của giáo viên không. Qua đó giáo viên sẽ đánh giá được khả năng nghe của từng học sinh một cách chính xác hơn. Sau đó giáo viên cho nghe để xác nhận xem đáp án của học sinh nghe được là đúng hay không đúng. Lúc này nên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung nghe (từ, câu nghe được)và nói ý nghĩa của nội dung nghe được, làm như vậy học sinh có thể bắt chước được cách đọc, cách diễn cảm, cách biểu hiện trong từng từ, từng câu, từng tình huống,...v...v. Qua đó sẽ giúp cho học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Đối với những từ, câu khó mà học sinh không nghe được hoặc nghe không chính xác thì giáo viên cần phải cho nghe nhắc lại nhiều lần, nếu học sinh vẫn không nghe được thì lúc này giáo viên nghe sau đó viết từ hoặc câu đó lên bảng và giải thích từ hoặc ngữ pháp trong câu đó cho học sinh hiểu. Qua đây học sinh sẽ nhớ từ và ngữ pháp hơn.

Qua các bước luyện nghe trên sẽ giúp học sinh có khả nắng nghe hiểu cũng như khả năng giao tiếp tốt hơn.



Kinh nghiệm học anh văn hiệu quả bạn không ngờ
Kinh nghiệm học và thi IELTS hữu ích
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext
Kinh nghiệm học tốt tiếng Nhật -
Kinh nghiệm học giỏi môn Toán
Kinh nghiệm học giỏi môn hóa
Kinh nghiệm học tốt tiếng Trung


(st)


Em muốn hỏi kinh nghiệm học tiếng Hàn Quốc một cách hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu vào học! Và thời gian cần khoảng bao lâu để có thể giao tiếp tốt ah?Em xin cảm ơn !
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Mình học tiếng Hàn gần được 1 năm. Tiếng Hàn cũng không quá khó, riêng phần đọc, đánh vần thì chăm chỉ 1 tuần các bạn đã có thể học xong, đây là phần dễ hơn rất nhiều với các ngôn ngữ khác. Cái khó còn lại là từ vựng và ngữ pháp. Vừa đi làm vừa đi học, lại học tuần 5 buổi, chương trình biên phiên dịch là khá nặng, ban đầu mình thấy khó, nhưng cuối cùng mình vẫn cảm thấy không có gì quá khó khăn, sau khi đã có nền tảng kiến thức thì mọi việc đều trở nên dễ dàng hơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Trung tâm Phương Nam ở quận 1 mình đang học cũng áp dụng những phương pháp như bài viết ở trên đề cập lại theo dõi rất sát sao học viên nên học ở Phương Nam chất lượng và tiến bộ rõ rệt lắm, nếu bạn quan tâm thì xem thêm ở website nhé :) http://hoctienghan.com/
hơn 1 tháng trước - Thích
bạn mua giúp m bộ sách được k?m dưới HP,hỏi mấy hiệu sách đều k có
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Bài viết hữu ích ghê, ở trung tâm Phương Nam mình đang theo học cũng áp dụng những phương pháp này đổng thời theo dõi sát sao học viên nên học tiếng Hàn ở Phương Nam chất lượng và hiệu quả lắm, ai cần thông tin thêm cứ vào web này tham khảo nhé :) http://hoctienghan.com/
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận