Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Kinh nghiệm chọn tủ bếp bà nội trợ nên biết
Kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh cho các mẹ
Kinh nghiệm học từ vựng tiếng anh hiệu quả không phải ai cũng nắm được. Vì vậy những gợi ý sau đây sẽ có ích cực kì đấy
Tại sao từ vựng tiếng Anh lại quan trọng?
Từ vựng hết sức quan trọng vì nó truyền tải quan điểm, tư tưởng của ban. Ngữ pháp kết hợp từ lại với nhau nhưng hầu như ý nghĩa lại ở trong từ ngữ.
Bạn càng biết được nhiều từ thì bạn sẽ càng giao tiếp được nhiều hơn.
Sở hữu lượng từ vựng phong phú, bạn diễn đạt được nhiều điều hơn, còn nếu chỉ giỏi nguyên ngữ pháp thì vế sau chưa chắc đã đúng. Bạn học từ vựng tiếng Anh như thế nào?
Chúng ta tăng vốn từ vựng chủ yếu bằng cách đọc thật nhiều tài liệu tiếng Anh. Là một sinh viên, bạn phải thường xuyên học và làm bài tập từ vựng. Dưới đây là mười bí quyết giúp bạn học từ vựng có hiệu quả nhanh nhất
1. Đọc, đọc và đọc
Chúng ta học từ vựng phần lớn thông qua đọc các văn bản. Bạn càng đọc nhiều thì vốn từ vựng của bạn càng phong phú. Trong khi đọc, hãy chú ý nhiều hơn tới những từ mà bạn không biết. Trước tiên, cố gắng dựa vào văn bản để đoán nghĩa, sau đó thì mới tra từ điển. Đọc và nghe những tài liệu phức tạp là một cách giúp bạn biết thêm được nhiều từ mới.
2. Củng cố kỹ năng đọc văn bản
Một nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các từ được học trong văn cảnh cụ thể. Để củng cố kỹ năng hiểu từ trong văn bản thì bạn nên đặc biệt chú ý đến cách mà ngôn ngữ được sử dụng.
3. Luyện tập thật nhiều và thường xuyên
Học một từ sẽ chẳng nghĩa lý gì nếu như bạn nhanh chóng quên nó đi. Nghiên cứu cho thấy ra rằng chúng ta thường phải mất 10 đến 20 lần đọc đi đọc lại thì mới có thể nhớ được một từ. Sẽ tốt hơn nếu bạn viết từ đó ra, có thể viết vào một tờ mục lục để có thể xem lại dễ dàng. Khi viết từ thì bạn nên viết cả định nghĩa và đặt câu có sử dụng từ đó. Ngay khi bạn bắt đầu học một từ mới nào đó thì hãy sử dụng từ đó luôn.
4. Tìm được càng nhiều mối liên hệ của từ càng tốt
Để không quên từ mới thì khi học bạn nên đọc to từ đó nhằm kích thích vùng nhớ âm thanh. Bên cạnh đó bạn nên tìm thêm nhiều từ đồng nghĩa với từ đó mà bạn đã biết. Ví dụ từ significant (quan trọng, đáng kể) có một nghĩa giống với từ important, momentous, sustantial,…Ngoài ra có thể liệt kê tất cả những thứ có thể khiến bạn nghĩ đến nghĩa của từ SIGNIFICANT. Và cuối cùng bạn hãy vẽ một bức tranh để lại ấn tượng mạnh mẽ mô phỏng ý nghĩa của từ.
5. Dùng các mẹo ghi nhớ
Một ví dụ thú vị với từ EGREGIOUS (rất tồi tệ). Nghĩ đến câu trứng ném vào chúng tôi (EGG REACH US)- hãy tưởng tượng chúng ta vừa phạm sai lầm tệ đến mức bị ném trứng và một quả trứng thối bay vào người chúng tôi (rotten EGG REACHes US). Bức tranh thú vị bằng ngôn ngữ này sẽ giúp bạn nhớ nghĩa của từ nhanh và lâu hơn. Người học cũng cảm thấy thú vị. Tương tự, bạn hãy tìm cho mình phương thức học phù hợp nhất. Mỗi người học theo cách khác nhau.
6. Dùng từ điển để tìm nghĩa những từ mà bạn không biết
Nếu bạn có sẵn chương trình tra từ trên máy tính thì hãy mở sẵn ra. Chúng ta có rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ tra từ trên internet. Bạn nên tìm và sửa dụng chúng để tra những từ mà bạn không chắc chắn về nghĩa. Sử dụng từ điển đồng nghĩa khi bạn muốn tìm từ phù hợp nhất.
7. Chơi những trò chơi liên quan đến từ ngữ
Chơi trò chơi đố chữ như Scrabble, Boggle và ô chữ (crossword puzzles). Những trò chơi như thế này và nhiều trò chơi khác đều có sẵn trong máy tính vì thế mà bạn có thể tự chơi chứ không cần phải có người chơi cùng.Bạn cũng hãy thử dùng Từ điển điện tử Franklin. Đây là từ điển cài nhiều trò chơi đố chữ.
8. Sử dụng danh sách từ vựng
Đối với những sinh viên chú trọng nhiều tới từ vựng thì có rất nhiều tài liệu đáp ứng được nhu cầu này như SAT và GRE. Trên Internet cũng có nhiều trang học từ vựng hấp dẫn, thậm chí một số trang còn hỗ trợ tính năng gửi từ vựng cho bạn qua email mỗi ngày.
9. Thực hiện các bài kiểm tra từ vựng
Chơi các trò chơi như đã đề cập ở phần 7 để kiểm tra kiến thức của bạn đồng thời cũng giúp bạn học thêm được nhiều từ mới. Ngoài ra bạn cũng có thể làm các bài kiểm tra trình độ như SAT, GMAT, TOEIC, … Mỗi lần làm kiểm tra là một lần bạn biết được sự tiến bộ trong quá học tập của mình.
10. Tạo hứng thú khi học từ vựng
Học để đánh giá sự khác biệt tinh vi giữa các từ. Ví dụ cùng có nghĩa là “bao hàm” nhưng hai từ “denote” và “connote” lại không hoàn toàn giống nhau về mặt sắc thái biểu cảm. Học cách diễn đạt ý muốn nói bằng lời và khám phá cảm giác sung sướng khi có thể thổ lộ hết cảm xúc trong từng câu chữ. Biết đâu có khi vốn từ ngữ giàu có, phong phú lại quyết định tương lai của bạn.
Ở các nước nói tiếng Anh, nắm vững từ vựng giúp chúng ta vượt qua xuất sắc các bài kiểm tra trình độ như SAT và GRE. Đây là những chương trình học có tính chất quyết định việc chúng ta có được vào Đại học không và nếu đỗ thì sẽ đủ điểm học trường nào. Nhìn chung kiểm tra ngôn ngữ cũng là một cách đánh giá chất lượng giao tiếp. Xây dựng vốn từ vựng là công cuộc cả đời của mỗi chúng ta. Hãy nhớ rằng “Mọi thứ bắt đầu từ ngôn ngữ”.
Học từ vựng tiếng anh sao cho hiệu quả?
Và mục đích của bài này không gì khác là để chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh và những ngoại ngữ khác đã được đúc kết từ nhiều năm của chúng tôi. Thêm vào đó, bài này cũng để tiếp nối câu hỏi còn bỏ dở ở cuối bài viết trước Mình bắ đầu học tiếng anh như thế nào?
Xác mục tiêu về từ vựng của chính bạn một cách cụ thể
Trước hết, để có thể mở rộng vốn từ vựng của bạn, chúng ta cần làm một việc tối quan trọng mà nhiều bạn thường bỏ qua hay không chú trọng. Đây là điều đầu tiên bạn cần làm, trước mọi điều khác:
Điều quan trọng ở đây là bạn phải biết cái “mở rộng vốn từ tiếng Anh” có nghĩa như thế nào đối với cá nhân bạn:
Đối với một số bạn, nó có nghĩa là khi đọc một bài báo thời sự tiếng Anh bạn sẽ biết đủ từ để hiểu được bài đó. Hay là biết hầu hết các từ trong bài đó?
Đối với các bạn khác, nó lại là biết được các từ hay gặp trong các kì thi chứng chỉ tiếng Anh như TOEFL, IELTS, TOEIC, SAT, GRE, vân vân.
Lại có các bạn khác, đặt biệt là các bạn mới đi du học, có mục tiêu là biết đủ từ tiếng Anh để có thể tiếp thu bài giảng tiếng Anh của thầy cô giáo một cách dễ dàng.
Như các bạn đã thấy, mục tiêu cụ thể của “học từ vựng tiếng Anh” của mỗi bạn sẽ khác nhau. Và bạn cần phải biết mục tiêu của bạn thật rõ, thật cụ thể: cụ thể đến mức bất kì lúc nào bạn cũng có thể kiểm tra được là bạn đang ở đâu trên chặng đường phấn đấu của bạn. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là biết được hầu hết các từ hay gặp ở IELTS, thì bạn chỉ cần làm một bài kiểm tra về các từ này (giả sử là bạn có thể tìm được một bài kiểm tra như vậy) là bạn sẽ biết bạn tiến bộ đến đâu. Nếu mục tiêu của bạn là nghe hiểu bài nói chuyện của Steve Jobs, thì bạn chỉ việc nghe lại video đó và xem bạn hiểu được đến đâu.
Có mục tiêu cụ thể và đo lường được sẽ giúp bạn biết bạn có đi đúng hướng hay không. Và đây là một điều tối quan trọng áp dụng không chỉ khi bạn học từ vựng tiếng Anh mà cho bất kì mục tiêu gì của bạn. Và tôi muốn nói lại là: bạn cần có một mục tiêu thật cụ thể cho việc mở rộng vốn từ tiếng Anh của mình.
Và bước tiếp theo là:
Đọc, đọc nữa, đọc mãi. Nghe, nghe nữa, nghe mãi.
Sau khi có một mục tiêu cụ thể, bạn sẽ tự động có động lực để học (dĩ nhiên là trừ khi ai đó áp đặt mục tiêu đó cho bạn – và đây là một điều không nên). Và để gặp được nhiều từ mới, không gì là bằng cách đọc thật nhiều. Lí do đơn giản là khi bạn đọc bạn sẽ gặp nhiều từ mới bạn chưa biết, và bạn sẽ…học! Và nếu nói về bài tiếng Anh để đọc thì có rất nhiều ở các trang tin tức như CNN, BBC và hàng triệu trang khác. Bạn chỉ đơn giản gõ một từ tiếng Anh vào google.com thì bạn sẽ thấy rất nhiều bài hay để đọc. Bạn chú ý là đánh vào google.com chứ không phải là google.com.vn vì đây là bản cho người Việt (và kết quả là kết quả tiếng Việt); nếu nó tự động chuyển bạn lại trang google.com.vn thì bạn đánh google.com/ncr thì nó sẽ thôi “redirect” bạn.
Dĩ nhiên đọc không phải là con đường duy nhất, mặc dù nó là cách phổ biến và rất hiệu quả. Nếu mục tiêu về từ vựng của bạn là nghe được bài nói chuyện của Steve Jobs thì bạn không chỉ cần phải biết nhiều từ, mà bạn còn phải nghe được những từ bạn học được. Lí do là khi bạn kiểm tra tiến triển của mình bằng cách nghe bài nói chuyện của Steve Jobs, bạn sẽ phải nghe cho hiểu, mà nhiều khi bạn biết từ đó rồi nhưng vì một lí do nào đó bạn vẫn không nghe ra nó! Nếu mục tiêu của bạn liên qua đến từ vựng trong bối cảnh nghe, thì bạn cũng phải nghe thường xuyên nữa bên cạnh việc đọc. Bạn có thể tìm thấy những trang có ích về nghe ở trang tài liệu tiếng anh.
Điều khó của việc nghe để học từ vựng là khi gặp từ mới bạn sẽ khó biết từ đó là từ gì (đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu). Và một trở ngại nữa là việc tra từ vựng khi nghe nhìn chung là bất tiện hơn khi đọc. Chính vì vậy mà khi nói đến việc mở rộng từ vựng, đa số mọi người sẽ chú trọng vào việc đọc nhiều hơn.
Tương tự, nếu mục tiêu của bạn là liên quan đến viết thì bạn một mặt sẽ phải đọc nhiều và mặc khác cũng cần thường xuyên viết bài để áp dụng những từ bạn mới học được. Nếu là nói thì cũng tương tự, bạn nói thường xuyên hơn và cố gắng áp dụng từ mới.
Dưới đây là một số điểm quan trọng sẽ giúp bạn thu được hiệu quả cao trong việc mở rộng vốn từ tiếng Anh của bạn khi đọc:
Đọc về những đề tài mà bạn thích
Đây là một điều theo tôi là cực kì quan trọng để bạn có thể duy trì việc học từ vựng tiếng Anh được lâu dài (và tôi đã nói với bạn chưa rằng nếu bạn muốn thật thật giỏi thì nó gần như đồng nghĩa với học học mãi?).
Nếu bạn thích âm nhạc, học từ mới ở các bài hát, ở các bài viết liên quan đến âm nhạc; đọc các bài viết về các nhạc sĩ, vân vân. Bạn là một người thích các môn tự nhiên?: đọc các bài viết về vật lí vui, về toán học vui, về các hành tinh, về cách xây nhà, cách lập trình, … Điều mấu chốt ở đây là bạn học mà như…không học! Học mà vui, học mà thấy thích, học mà say mê, học mà như chơi! Nếu tôi chỉ có thể viết một câu cho bài này, đây chính là câu tôi sẽ viết.
Điều này rất quan trọng, và bạn cần phải học tiếng Anh hay bất kì tiếng gì trong bối cảnh đọc hay nghe hay tìm hiểu về cái bạn thích. Có thể là bạn cần biết gấp một số từ để đi thi, để đạt mục tiêu trước mắt này kia, nhưng nếu bạn thật sự nghiêm túc, bạn sẽ thấy là không có con đường tắt. Có đường tắt, nhưng không có đường tắt dẫn đến thành công bền vững.
Học cùng với bạn bè
Theo kinh nghiệm và quan sát của tôi, rất nhiều bạn sẽ thấy vui và có động lực hơn khi học trong một nhóm hay khi được giao tiếp với bạn bè vui vẻ thông qua các trò chơi hay một cộng đồng online. Gia nhập Toastmaster gần nơi bạn ở nhất. Tham gia các nhóm học chung. Cùng học và giúp các bạn ở các forum tiếng Anh. Hay Tham gia học từ và trả lời câu hỏi ở Trang Fan LeeRit.
Dùng một từ điển tốt
Đây là một điều nữa rất quan trọng. Khi bạn gặp một từ mới thì bạn sẽ dựa vào từ điển để hiểu nghĩa của nó. Và bạn có nhận ra rằng điều này có nghĩa là một từ điển không tốt sẽ khiến bạn hiểu sai nghĩa thật sự? Hiểu sai cách dùng? Một từ điển tiếng Anh tốt như là một người thầy/cô tiếng Anh dạy bạn hằng ngày, hằng giờ.
Nếu bạn mới bắt đầu và vẫn phải dùng từ điển Anh – Việt hay Việt – Anh, bạn có thể dùng Gom từ nhặt nghĩa để tra từ thuận tiện. Nếu bạn đã có vốn từ tiếng Anh nhất định thì bạn nên cố gắng chuyển qua dùng từ điển Anh – Anh. Một lí do quan trọng là các từ điển Anh – Anh có chất lượng rất cao: có phiên âm IPA, có audio, có ví dụ, có thành ngữ, có cụm động từ, vân vân. Một lí do quan trọng khác để dùng từ điển Anh – Anh là vì…mọi thứ đều bằng tiếng Anh! Điều này sẽ dần dần giúp bạn hình thành phản xạ và suy nghĩ ngay ở tiếng Anh thay vì dịch từ ý tiếng Việt.
Từ điển hay mà nhiều thầy cô rất đồng ý là từ điển Oxford cho người học cao cấp(Oxford Advanced Learners’ Dictionary). Nếu bạn dùng Gom Từ Nhặt Nghĩa thì nó cũng hỗ trợ bạn tra từ điển này rồi lưu lại từ. Nếu bạn đang dùng một từ điển Anh – Anh khác mà chưa biết nó có tốt không, bạn có thể bình luận ở dưới và nhóm LeeRit sẽ xem giúp cho bạn.
Tối ưu hóa việc nhớ từ
Sau khi bạn đã đọc nhiều, nghe nhiều và gặp nhiều từ mới, bạn sẽ cần học cách nhớ từ một cách hiệu quả.
Cách bình thường mà nhiều bạn vẫn dùng là ghi vào vở rồi ôn lại. Cách này là cách duy nhất khi máy tính chưa ra đời. Giờ đây bạn nên dùng các chương trình ôn từ thông minh để ôn từ bởi nó giúp bạn nhớ từ nhanh hơn nhiều lần. Các chương trình này hoạt động dựa trên nghiên cứu của Ebbinghaus và phương pháp lập lại được giản cách . Nguyên tắc cơ bản là khi bạn dùng Flashcard Từ Vựng, bạn sẽ phải cho chương trình biết là bạn nhớ từ này đến mức độ nào (Nhớ, Nhớ Sơ hay Quên) và dựa vào đó và chương trình sẽ biết phải hỏi bạn những từ nào trước (những từ bạn hay quên) để giúp bạn nhớ từ nhanh nhất. Bạn có thể dùng từ Flashcard Thông Minh (không cần đăng kí) ở trang chủ của LeeRit để biết rõ hơn.
Nhưng cho dù bạn có dùng các chương trình Ôn Từ Thông Minh thì bạn vẫn nên chú trọng học những từ bạn thấy cần học hay thích học, bên cạnh những từ cơ bản hay gặp mà ai cũng phải biết. Não bộ con người sẽ nhớ những từ bạn thích thú, muốn nhớ để dùng ngay hơn nhanh hơn nhiều những từ bạn bị bắt buộc phải nhớ (và tôi tin tưởng là càng ngày chuyện “nhồi sọ” học sinh sẽ giảm hẳn).
Một cách học thú vị khác là học từ có hình ảnh đi kèm. Bạn có thể tìm thấy nhiều trang học từ có hình ảnh rất thú vị trên mạng ở trang tài liệu tiếng anh. Và đây cũng là lí do tại sao khi học từ ở Trang Fan LeeRit, chúng tôi luôn cố gắng đính kèm hình ảnh liên quan để giúp cho việc nhớ từ được tốt hơn thông qua việc kết nối giữa từ đó và hình ảnh minh họa.
Như là lời kết, xin được tóm lại những điểm chính sau để giúp bạn học từ tiếng Anh được hiệu quả. Chúc các bạn nhiều niềm vui khi học từ tiếng Anh.
Xác mục tiêu về từ vựng của chính bạn một cách cụ thể: bởi vì không có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ không có động lực rõ ràng và bạn cũng sẽ không bao giờ biết mình đã đạt được mục tiêu hay chưa (như con thuyền lênh đênh không biết đâu là điểm đến).
Đọc, đọc nữa, đọc mãi.
Ba điều không nên làm khi muốn tăng cường vốn từ vựng:
1. Không nên lập sổ từ: Vì như vậy đến một lúc nào đó nó trở thành một quyển từ điển,mà học từ điển thì hôm nay nhớ mai lại quên
2. Không nên học từ bằng cách dịch ra Tiếng Việt rồi học thuộc lòng hai từ tương đương đấy.Sự tương đương theo lối dịch này nguy hiểm ở chỗ khi sử dụng vào văn cảnh, nhất là khi nó nằm trong nhóm từ, chưa hẳn nghĩa là tương đương.
3.Không nên lấy một bài đọc dài, gạch dưới những từ mới rồi tra nghĩa, học thuộc lòng. Cách làm này cũng không hơn gì hai cách trên là mấy
Nói về từ vựng, các nhà ngôn ngữ thường chia làm hai loại:
1. Từ vựng thụ độngL(passive words) :
Là những từ đã nằm trong bộ nhớ nhưng chúng lại không tự hiện ra khi ta cần sử dụng, nhưng khi nghe người khác nhắc đến (qua tai) hoặc đọc đến (qua mắt) chúng ta nhớ lại và hiểu ngay
2.Từ vựng tích cực (active words) :
Là vốn từ vựng chúng ta thường xuyên chủ động vận dụng trong giao tiếp
Để tăng cường cả hai vốn từ này, theo chúng tôi có hai việc nên làm:
1.Hàng ngày đọc sách:
Trong quy trình dạy tiếng Anh người ta đã xây dựng một hệ thống sách đọc cho những trình độ từ thấp lên cao, gọi là hệ "simplified series" ( hệ giản lược- tức viết lại cho dễ hiểu). Đấy là những tác phâm rvăn học được viết giản lược theo số lượng từ quy định
Ví dụ: hệ giản lược "Connections Readers" chia làm 4 bậc
-ABeginner: 300 từ)
-B (High beginner: 600 từ)
-C (Low intermidiate: 1000 từ)
-D ( Intermidiate: 1500 từ)
Đọc có hệ thống loại sách này người học sẽ tự tăng cường cả hai loại vốn từ vựng một cách chắc chắn
2.Tập viết:
Mỗi ngày viết một đoạn ngắn khoảng 10 - 15 dòng. Khi trình độ khá lên có thể viết dài hơn. Nhiều người nghĩ đến việc viết nhật ký. Trên thực tế nhật ký thường kể lại những công việc làm trong một ngày, còn nếu viết về suy nghĩ, tình cảm...vv..thì trình độ ngôn ngữ chưa đủ. Nếu chỉ viết nhật ký thì chỉ sau một ít ngày nó sẽ trở nên nhàm chán vì công việc hàng ngày có thể giống nhau.
Vì thế mỗi ngày, hãy nghĩ đến bất cứ một điều gì đó, kể cả những kỷ niệm nho nhỏ để viết. Ngoài ra nếu bạn có điều kiện tiếp xúc với người bản ngữ, xem các kênh TV quốc tế hàng ngày thì đó là điều kiện lý tưởng để tăng cường vốn từ vựng của mình một cách sinh động
PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG Theo John Smith, học từ vựng cần phải có hệ thống, bạn có thể dùng sơ đồ, hình vẽ để minh họa. Khi gặp từ mới, bạn không nên tra nghĩa ngay trong từ điển, hãy cố gắng đoán nghĩa trong ngữ cảnh hoặc tình huống. - Nên tổ chức học theo chủ đề, theo mối quan hệ bằng tình huống, hình ảnh và lựa chọn học theo nhóm từ chứ không nên học riêng lẻ từng từ một. - Tuỳ theo từng trình độ, bạn nên lựa chọn danh sách các từ cơ bản có tần số xuất hiện cao để học. Bạn có thể lựa chọn danh sách 850 từ cơ bản đối với sơ cấp, 1500 từ cơ bản đối với tiền trung cấp, 2000 từ cơ bản đối với trung cấp hoặc các từ vựng chuyên biệt đối với tiếng Anh chuyên ngành. Trong thư viên thông tin của Globaledu (www.globaledu.com.vn) có phân loại sẵn các danh sách từ vựng cho từng trình độ giúp bạn có thể lựa chọn được vốn từ phù hợp để học. Tránh học theo từ điển hoặc các nguồn tư liệu mang tính chất sách vở, lý thuyết. - Qua mỗi giai đoạn học, bạn hãy tự đánh giá về trình độ của bản thân, từ đó đặt kế hoạch học từ vựng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. |
Từ vựng trong tiếng anh la điều mà nhiều bạn cảm thấy đau đầu mỗi khi lao vào học tiếng anh, làm sao để để có thể nhớ một số lượng từ như mình mong muốn? Làm cách nào để có cách học từ vựng hiệu quả? Chúng ta hãy xem qua những kinh nghiệm học từ vựng sau.
Đối với những người bắt đầu học ngoại ngữ, từ vựng là một vấn đề rất “khó xơi”. Nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao họ không thể nào nhớ được các từ vừa học mặc dù đã viết đi viết lại nhiều lần. Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tốt hơn:
Từ liên quan với nhau
* Hãy học những từ có liên quan đến nhau. Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.
Học theo sở thích
* Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.
Từ điển bằng hình
* Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.
Học bằng video
* Sử dụng video. Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.
Thu âm từ vựng bạn chưa biết
* Thu một cuốn băng từ vựng. Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.
Từ điển đồng nghĩa và trái nghĩa
* Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa. Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.
Tập viết bài luận
* Luyện tập từ mới khi viết luận. Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.
Tập ngay cả khi học ngữ pháp
* Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp. Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.
Trong thảo luận
* Luyện tập từ mới khi nói. Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.
Đọc tiếng anh
* Hãy đọc nhiều. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới.
Và phải có mục tiêu cho mình đạt được
1. Phải đặt mục tiêu đạt được số lượng từ vựng trong thời gian bao lâu? Mỗi ngày học bao nhiêu từ. Bạn đồng ý không? Để nói tiếng Anh tốt bạn cần khoảng 20.000 - 30.000 từ trở lên, mỗi ngày bạn học 20 từ, một tuần bạn học 5 ngày, 20*5ngày*50tuần = 5.000 từ, vậy phải học từ ít nhất 4 năm, nếu giỏi, học gấp đôi, rút xuống còn 2 năm. Và như thế, ai học dưới 2 năm mà nói giỏi tiếng Anh là nói "xạo".
2. Khi gặp một từ mới, nếu không biết đọc, không "đọc đại", phải tra từ điển, nếu có talking dictionary càng tốt. Cho từ điển đọc rồi đọc theo, người ta nói nếu một từ bạn đọc 500 lần thì sẽ nhớ như tiếng mẹ đẻ!
3. Khi học từ thì cũng phải viết, khoảng 20 chữ cho lần đầu, đánh một dấu vào chổ từ đó trong từ điển, nếu mỗi lần sau đó thì tăng số lượng gấp đôi, đánh tiếp một dấu vào từ điển, và khí "đạt kiện tướng" (5 sao trong từ điển) thì lập cho từ đó một flash card(dùng tờ giấy loại namecard)mang theo khi rảnh.
4. Khi học một từ phải học tất cả các từ loại liên quan đến nó, và nên sử dụng tự điển sách không dùng tự điển trong máy vi tính, đặc biệt là kim từ điển là điều cấm kỵ. Mình chỉ xài tự điển của mình, khi có bất cứ thứ gì liên quan đến từ đó mà từ điển của mình không có thì phải "note" vào ngay
5. Đọc ví dụ của từ đó càng nhiều càng tốt, càng lưu loát càng tốt, nhất là tự điển Anh-Anh. Thường họ ví dụ từ đó trong một câu, một clause, một phrase, và ví dụ có thể trích từ những báo nổi tiếng,..
Cách học Từ vựng Tiếng anh siêu tốc
Tuy nhiên, việc học từ vựng vốn dĩ xưa nay với bất cứ người nào (thậm chí cả dân bản xứ) cũng là một việc không dễ dàng gì.
Những cách thức truyền thống mà học sinh vẫn thường được dạy khi học từ vựng là tập viết, đặt câu, đọc những bài văn liên quan đến từ đó, thậm chí… ngồi ngâm đến thuộc. Một số cách mới hơn như "flash card" cũng không đạt hiệu quả cao, và mua chúng cũng không phải là rẻ. Vậy có cách nào giúp bạn học nhanh, nhớ nhanh, hứng thú mà lại nhớ từ rất lâu, thậm chí ghi nhớ cả đời không?
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn một phương pháp học từ đặc biệt. Phương pháp này không có xuất xứ chính thức từ đâu cả, nó xuất hiện ngẫu nhiên với nhiều người học tiếng Anh và sau đó được phổ biến. Trong tiếng Việt, hãy tạm gọi phương pháp này là “kỹ thuật tách ghép từ”.
Hãy đến với ví dụ bên dưới đây
Ví dụ: Brusque (adj): lỗ mãng, cộc cằn
_Giả sửbạn vừa nhìn là một từ tiếng Anh rất khó và hiếm. Nếu bạn gặp phải nó một lần, làm thế nào để ghi nhớ nó trong một thời gian dài, khi mà cơ hội bạn sẽ gặp lại nó trong cuộc sống là rất thấp. Bí quyết là gì?
Hãy xem “kỹ thuật tách ghép từ” giải quyết vấn đề trên thế nào.
Từ BRUSQUE có thể tách là BRUS-QUE
Tiếp đó, từ BRUS được biến đổi thành BRUSH (bút vẽ) và từ QUE biến đổi thành từ QUEEN (nữ hoàng).
Như bạn thấy, những từ như BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ hoàng) là những từ vô cùng đơn giản với những người đã học tiếng Anh.
Bây giờ, với từ BRUSQUE ban đầu nghĩa là “cộc cằn thô lỗ”, bạn hãy liên tưởng nó đến BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ hoàng). Hãy tưởng tượng tại vương quốc của những cây bút vẽ, có một nữ hoàng ngự trị. Bà ta là một kẻ rất thô lỗ cộc cằn.
----> The BRUSH QUEEN is very BRUSQUE
Hãy để có trí tưởng tượng của bạn được thỏa sức phát triển. Hãy hình dung hình ảnh trong câu văn vừa rồi thành những gì sinh động nhất, thú vị nhất bạn tưởng tượng được ra trong đầu. Tưởng tượng và liên tưởng càng hay bao nhiêu, bạn càng nhớ từ lâu bấy nhiêu.
Giờ hãy dành thời gian xem lại một lần nữa ví dụ ở trên. Bạn đã thuộc từ tiếng Anh này chưa? Nếu rồi, chúc mừng bạn, bạn đang nắm trong tay một phương pháp học từ vô cùng hiệu quả.
Điểm mấu chốt của “kỹ thuật tách ghép từ” là nó dựa trên những từ gốc của từ người học đang nghiên cứu, sau đó biến đổi một cách cố ý để giúp người học lần sau gặp lại có thể dựa trên các đầu mối để nhớ ra từ. Có một kịch bản mà rất nhiều người học tiếng Anh gặp phải là: “Ồ mình đã gặp từ này một vài lần rồi nhưng không nhớ được nghĩa là gì?”
Rõ ràng nhiều học sinh có ý thức họ đã gặp từ tiếng Anh này rồi, nhưng những manh mối của họ quá nhạt nhòa nên chỉ dừng ở cảm giác chứ không thể nhớ ra chính xác nghĩa của từ đó là gì. Sau khi dùng kỹ thuật tách ghép từ, mỗi khi nhìn vào một từ nào đã từng học, những từ ngữ bị tách lập tức sẽ biến thành manh mối dẫn người học tới nghĩa chính xác của từ. Đây là một phương pháp rất hay dành cho những ai muốn nâng cao vốn từ vựng mà không quan trọng quá việc nhớ chính xác một từ viết thế nào, chỉ cần nhận ra mặt chữ là được.
Dưới đây, để giúp các bạn hiểu hơn, bài viết xin cung cấp thêm vài ví dụ:
+ AUGUR(v) tiên đoán - Hãy nghĩ tới AUGUST (Tháng 8)
Tưởng tượng: Một vị pháp sư có khả năng AUGUR (tiên đoán) những gì xảy ra trong AGUST (tháng 8)
+ BERATE (v) nghiêm trách, trừng trị - Hãy nghĩ tới BE-A-RAT (một con chuột)
Tưởng tượng: Một cậu bé vì quá nghịch ngợm nên đã bị bà tiên trừng phạt, bà tiên BERATE (trừng phạt) cậu bằng cách MAKE HIM BE A RAT (biến cậu thành một con chuột)
Không có một cách tách ghép từ chuẩn xác nào cả, tất cả phụ thuộc vào tính sáng tạo của bạn. Càng sáng tạo bao nhiêu, việc học từ của bạn càng đơn giản và dễ dàng bấy nhiêu. Tuy có một số hạn chế, như không phải từ nào cũng có thể tách ra được, hoặc không phải ai cũng có sức sáng tạo mà ngồi tách ra được từng từ, nhưng quả thật đây là một cách học từ rất hay và hiệu quả. Hầu hết những ai đã thử qua phương pháp này đều nhận thấy rằng họ hầu như không quên từ mình đã học.
Những ví dụ trong bài được lấy từ cách tách từ của một bạn học sinh lớp 12 tại Hà Nội. Hiện bạn này đang viết một ebook về kỹ thuật tách từ này, đưa ra 500 từ phổ biến trong văn bản học thuật cấp cao tiếng Anh. Việc sử dụng ví dụ hoàn toàn được sự cho phép của bạn.
Làm thế nào để làm giàu vốn từ vựng của mình
1. Đọc nhiều loại sách khác nhau
Đọc nhiều loại sách sẽ giúp bạn biết được kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau và đó cũng là chìa khoá để tăng vốn từ vựng. Tiểu thuyết, hài, thơ, truyện giả tưởng, v.v - tất cả đều có từ vựng thuộc lĩnh vực của riêng nó. Mỗi chủ đề đều có nhóm từ vựng riêng, do vậy, vốn từ vựng của bạn sẽ tăng lên cùng với số đầu sách mà bạn đọc.
2. Đọc tác phẩm của các tác giả khác nhau
Mỗi tác giả có cách thiết lập từ vựng và cách sử dụng ngôn ngữ riêng. Đọc sách báo của các tác giả khác nhau sẽ mở rộng các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và làm giàu vốn từ vựng của bạn.
3. Đọc từ nhiều nguồn khác nhau
Đọc tạp chí, tin tức, sách, báo trên mạng có thể giúp bạn sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn. Lý do là vì tác giả viết cho những phương tiện truyền thông khác nhau sử dụng ngôn ngữ theo những cách khác nhau. Ví dụ, sách in thiên về mô tả hơn các hình thức viết khác; do vậy, chúng là nguồn tính từ và trạng từ tốt cho bạn tham khảo.
4. Giữ một quyển sổ ghi bên mình
Bạn hãy ghi lại những từ mới, tra cứu chúng trong từ điển và viết ra định nghĩa của chúng. Việc đoán nghĩa của từ qua văn cảnh chỉ giúp bạn hiểu từ đó một cách tạm thời, hời hợt mà thôi. Bằng cách tra cứu định nghĩa, bạn sẽ có thông tin đầy đủ về từ đó. Việc ghi chép lại cũng giúp cho bạn ghi nhớ nhanh và hiệu quả hơn.
Tăng vốn từ vựng thông qua các hoạt động
Bạn còn có thể tăng vốn từ vựng bằng cách đặt mình vào môi trường giầu ngôn ngữ như viện bảo tàng, vườn thú, v.v
1. Đi thăm viện bảo tàng
Bạn nên chọn những viện bảo tàng dành cho trẻ em bởi vì những đồ vật được trưng bày ở đây khá gần gũi với cuộc sống hàng ngày và thường có lời minh họa, chỉ dẫn cụ thể. Một sự lựa chọn khác nữa là “living museum” (bảo tàng sống), ở đó bạn có thể được nói chuyện với nhiều giáo sư trong lĩnh vực chuyên môn. Nhiều bảo tàng có những chương trình giao lưu hay triển lãm rất thú vị mà bạn có thể đăng ký tham gia. Chính vì thế mà bảo tàng chính là một địa chỉ học từ vựng lý thú.
2. Đi thăm vườn thú
Đến đây bạn sẽ biết được tên của các loài động vật khác nhau. Ngoài ra, bạn còn học được tên thức ăn của mỗi động vật và những quy định về môi trường sống của chúng.
3. Tham gia các lớp học
Bạn có thể tham gia các lớp học kỹ năng như đan len, nấu ăn, v.v. Mỗi kỹ năng lại có những từ riêng để mô tả dụng cụ, các quy trình và vật liệu. Do bạn thực hiện công việc bằng tay nên não của của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn khi bạn đọc những từ đó trên sách. Hoạt động đó sẽ tạo ra nhiều mối liên hệ hơn tới não của bạn. Bạn không những nhìn thấy từ mà bạn còn được trải nghiệm cùng với nó. Do vậy, bạn có thể ghép từng từ với mỗi quá trình hoạt động của cơ thể. Như thế, bạn sẽ nhớ nhanh và lâu hơn rất nhiều.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ sử dụng những cách được đề cập trong bài báo này để tăng vốn từ vựng và mở rộng sự hiểu biết của mình về thế giới mà chúng ta đang sống.
Kinh nghiệm học tốt tiếng Nhật
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext
Kinh nghiệm học tốt tiếng Trung
Kinh nghiệm học tốt tiếng pháp
Kinh nghiệm học tốt tiếng anh
Kinh nghiệm học chữ Kanji
(st)