Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa. Những điều cần biết để thành công khi mở cửa hàng tạp hóa
Bán hàng tạp hóa, kiếm lời 2 triệu đồng/ngày là ít!
Trong khi các công ty phá sản hàng loạt vì thiếu vốn, không có đơn hàng… thì các cửa hàng tạp hóa, các siêu thị mini lại mọc lên như nấm ở Hà Nội.
Lý do đơn giản là vì mức lãi "khủng" trong khi không bao giờ sợ ế ẩm đã thu hút những người có "máu" kinh doanh.
Dọc đường Tân Mai, từ đối diện cổng trường Tiểu học cho đến khu vực chợ Tân Mai, chỉ với đoạn đường khoảng 500 mét đã có tới 8 siêu thị mini và không dưới chục cửa hàng nhỏ lẻ bán đồ tạp hóa. Ấy vậy mà cửa hàng nào cũng tấp nập khách ra vào, chủ cửa hàng nào cũng tươi cười niềm nở.
Trong vai một người muốn mở cửa hàng tạp hóa, tôi gặp bác Yến, người quen của gia đình, cũng là một trong những chủ cửa hàng dạng siêu thị mini bán chạy nhất khu này để hỏi thăm về mối hàng và xin tham khảo các mặt hàng cần lấy để bán.
Bác Yến cho biết, về mối hàng thì không cần phải lo, chỉ cần đưa số điện thoại, bác sẽ đưa lại cho các mối cung hàng và họ sẽ tìm đến tận nơi làm việc với mình. Thậm chí chẳng cần số điện thoại, khi biết mình mở cửa hàng tạp hóa, nhân viên tiếp thị của các hãng sẽ tự động "ầm ầm kéo đến".
Cũng theo lời bác Yến, quan trọng là diện tích cửa hàng có bao nhiêu, còn bán hàng tiêu dùng thì đa dạng, từ đồ ăn nhanh, đồ uống, hóa mỹ phẩm, đồ dùng học tập, từ đồ trẻ con cho đến đồ người lớn...mỗi loại có đến vài, thậm chí vài chục nhãn hiệu để lựa chọn.
Theo kinh nghiệm của bác thì cứ sử dụng diện tích càng rộng càng tốt và lấy hàng nhiều loại, nhiều nhãn hiệu ngay từ đầu. "Bây giờ cửa hàng tạp hóa dạng siêu thị mini được người dân lựa chọn nhiều hơn, vì vừa tiện lợi, gần nhà, giá có khi lại còn rẻ hơn so với siêu thị lớn. Miễn là hàng của mình có đủ loại, từ cây kim, cái bánh, hộp sữa, từ gói dầu gội đầu, bao thuốc lá cho đến chai rượu xịn, thì sẽ không phải lo chuyện vắng khách", bác nói.
Có nhiều mặt hàng không tính đến lời lãi, mà chỉ cần "ăn" tiền trưng bày sản phẩm |
Bán hàng cũng không nên tham lãi nhiều, mỗi món một chút, có món thậm chí gần như không có lời mà vẫn phải bán. Khi tôi thắc mắc, bán hàng mà lãi ít thì không ổn, vì còn tiền thuê mặt bằng, tiền thuế, tiền thuê người bán hàng, bác nói: "Không vấn đề gì cả. Ngoài tiền lãi mình ăn, còn có tiền trưng bày sản phẩm của nhà cung cấp nữa".
Được biết, các sản phẩm trưng bày trong cửa hàng được nhà cung cấp trả một khoản tiền không nhỏ để có được "vị trí đẹp", như một hình thức quảng cáo. Khoản tiền này với một số sản phẩm chẳng hạn như bim bim, giấy vệ sinh, bỉm, dầu gội đầu, kẹo mút, kẹo cao su, bút bi...thì còn cao hơn nhiều lần so với tiền lãi.
Cũng theo bác Yến, để mở một cửa hàng tạp hóa chừng 25m2 thì có thể chấp nhận giá thuê mặt bằng lên tới 20 triệu đồng, thuê 2 người bán phụ với mức lương 3 - 5 triệu đồng/tháng!(?)
Theo tính toán của người viết, chi phí thuê cửa hàng và nhân công đã là 30 triệu đồng, còn chưa kể đến tiền điện, tiền thuế...thì doanh thu mỗi tháng tối thiểu cũng phải 50 triệu đồng. Con số này tuy nhiên theo bác Yến là "quá nhỏ". Bác không nói cụ thể doanh thu của cửa hàng bác là bao nhiêu, nhưng tiết lộ với vốn đầu tư ban đầu khoảng 350 triệu đồng, hiện mức lãi mỗi ngày của cửa hàng không dưới 2 triệu đồng!
Các cửa hàng bán đồ tạp hóa như thế này đang mọc lên như nấm ở Hà Nội |
Bác Yến còn bật mí, ngoài tiền lãi, tiền trưng bày sản phẩm, người bán hàng còn được "ăn" nhờ phần khác, mà phần này mới là quan trọng, đó là dám và biết "ôm" hàng dự trữ đề phòng giá lên! Các mặt hàng dễ dự trữ và không bao giờ lo giá giảm mà lại có khả năng sinh lời cao nhất là sữa, bỉm, dầu ăn, các loại rượu...
Khi hỏi làm sao để biết được giá lên mà tích trữ hàng, bác cho biết, thường các đầu mối sẽ báo cho mình trước ít nhất là 1 tuần về việc giá lên để có "phương án" trữ kịp thời. Thêm nữa, ưu điểm của kinh doanh hàng tạp hóa là không bao giờ lo chuyện hàng tồn hay quá date, vì có vấn đề gì sẽ trả lại được cho các nhà cung cấp.
Ngoài ra, khi có doanh thu cao, các sản phẩm được tiêu thụ nhiều, nhà cung cấp còn có chính sách ưu đãi riêng cho đại lý, chẳng hạn như tăng chiết khấu hoặc tặng quà...
Bác Yến cho biết thêm, đã quyết định mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa quy mô tương đối thì nên lấy hàng cả ngoại nhập, hàng xách tay để bán. "Rượu, nước hoa, mỹ phẩm, sữa xách tay... tương đối kén khách, nhưng lãi sẽ lớn. Quan trọng là lấy hàng chuẩn thì sẽ giữ được khách lâu dài".
Cũng theo bà chủ cửa hàng trên phố Tân Mai này, quan trọng nhất là số vốn bỏ ra ban đầu, còn về sau, tiền lấy hàng nhiều khi không cần phải quan tâm, mà khi nào bán hết đợt hàng mới thanh toán cho nhà cung cấp cũng được.
Tuy nhiên, kinh doanh cửa hàng tạp hóa cũng có những rủi ro nhất định, nhất là khâu quản lý. Vậy nên theo những người có kinh nghiệm, việc quản lý cửa hàng phải chặt chẽ, ngoài sử dụng phần mềm, phải có người thu ngân tin cậy, có người thường xuyên theo dõi hoạt động của cửa hàng, có người bán hàng nhanh nhẹn và trung thực. Đối với các đầu mối cung cấp hàng cũng phải cẩn thận, kiểm tra kỹ xuất xứ hàng hóa để tránh bị hàng giả, hàng kém chất lượng...
(Theo TTVN)
Một số gợi ý:
Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, khi vợ chồng mới ra riêng, điều kiện tài chính còn yếu, thì việc mở tiệm tạp hóa để làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế gia đình là một việc làm phù hợp và đúng đắn. Bởi lẻ :
1/. Tiệm tạp hóa không cần bỏ vốn đầu tư nhiều ( điều này chỉ đúng khi ta buôn bán lẻ tại nhà, mà không làm đại lý cho các nhản hiệu hàng hóa)
2/. Vợ có thể mua bán tại nhà, vừa trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình.
3/. Tiền lãi trong kinh doanh, bước đầu có thể trang trải phụ chồng cho các chi phí điện nước, sinh hoạt hằng ngày.....
Tuy nhiên, trong kinh doanh, nếu không nắm bắt thị trường, anh chị có thể thất bại, dù là kinh doanhnhỏ. Vì vậy :
1/. Phải chuẩn bị truớc mặt bằng mua bán : bố trí hàng hóa một cách khoa học, thận tiện trong việc tìm kiếm và lấy hàng. Bắt buộc phải làm kệ, có thể mua sắt về thuê thợ gia công tính theo ngày. Đóng kệ gỗ, tận dụng các loại bàn ghế cũ để trưng bày hàng hóa.
2/. Tìm hiểu thị trường (thị hiếu của người têu dùng tại khu vực đó) bằng cách tham khảo các tiệm tạp hóa lân cận, ghi nhớ các nhãn hiệu hàng hóa mà người dân tại chỗ thường dùng. Đây là điều tối quan trọng, bởi lẻ, nếu anh chị lấy những mặt hàng không hợp thị hiếu, khách hàng không chuộng, thì chỉ có cách ôm xài. (Mì gói, bột ngọt, xà phòng, bột giặt, nước mắm, nước tương v.v... đều có nhãn hiệu ưa chuộng cho từng vùng.)
3/. Cẩn thận với kẻ gian : những kẻ giả danh tiếp thị bán hàng giả, hàng dỏm. Tiếp thị chính hiệu vẫn lợi dụng kinh nghiệm còn yếu của anh chị, giao những mặt hàng bán không được. Những kẻ lừa đảo giả làm người mua hàng trộm cắp (bọn này thường là những mụ xồn xồn, bịt mặt (ngay cả khi vào sâu trong tiệm), hỏi mua, rồi đổi tới đổi lui, lợi dụng lộn xộn chôm hàng).
4/. Khi mua hàng vào, nhớ chú trọng số lượng, để đủ tiêu chuẩn hưởng khuyến mại và chiết khấu...
5/. Chú trọng giá cả để tăng tính cạnh tranh. Mặt hàng phải phong phú, đa chủng loại...
Điều kiện thành công mở cửa hàng tạp hóa ?
Vạn sự khởi đầu nan. Không có công việc nào bắt đầu 1 cách dễ dàng cho dù có sẵn điều kiện tốt nhất. Đối với công việc mở cửa hàng bán tạp hóa ở VN và mô hình cửa hàng tiện lợi của các nước tiếng tiến sẽ có 2 khái niệm hơi khác nhau dù mục đích phục vụ giống nhau.
Bạn ở Bình dương 1 TP khá phát triển nhưng mặt bằng tiêu dùng của đa số dân vẫn chưa hẳn được gọi là cao nếu chỉ so với tp HCM.
Cửa hàng tiện lợi Gmart,Shop & go...mang phong cách của các nước phát triển,phục vụ cho mọi đối tượng nhưng ở VN thì không hẳn là mọi đối tượng đều cảm thấy là nơi phục vụ mình. Với đặc điểm điều kiện kinh tế chưa cao,cách mua bán,thói quen mua bán ven đường do đa số dùng xe gắn máy,xe đạp,đường hẹp,không có chỗ để xe,không có người trông xe....thì bạn mở kios tạp hóa sẽ có lợi thế hơn so với cửa hàng tiện lợi cao cấp.
Mô hình tiệm tạp hóa nhỏ lẻ phục vụ cho 1 số dân cư trong khu vực thì sự hoành tráng của cửa hàng,tiện ích phục vụ như máy lạnh,...không phải là điểm cần ưu tiên. Cái cần nhất chính là đa dạng về hàng hóa,giá bán hợp lý,lấy lãi nhỏ của số nhiều,luôn có những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống của 1 cư dân bình thường trong khu vực.
Đầu tiên hãy quan sát những cửa hàng gần mình nhất xem họ bán gì,giá bao nhiêu,so với giá sỉ họ lãi bao nhiêu và nhận xét theo tư cách người dân trong khu vực về thái độ phục vụ,những mặt hàng còn thiếu,còn hạn chế ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất như cây kim,sợi chỉ cũng phải đưa vào list mặt hàng cần phục vụ. Khởi đầu kinh doanh hãy đặt mục đích bán được nhiều hàng,phục vụ được nhiều đối tượng không cần lãi nhiều miễn sao không lỗ và có lãi đủ tiêu dùng cho gia đình là được.
Khi đã có khách quen thuộc,doanh số tăng đều lãi nhỏ ban đầu sẽ tích lũy ngày một nhiều hơn.
Cách mua bán giao tiếp cũng hết sức quan trọng vì mô hình tạp hóa nhỏ lẻ trong 1 khu dân cư sẽ chỉ sống được bằng 1 lượng khách nhất định ở cộng đồng dân cư đó khác với những cửa hàng phục vụ khách qua đường,lượng khách không gói gọn trong 1 khu vực nhỏ, vì thế việc giao tiếp,phục vụ phải hết sức khéo léo,gần gũi để tạo mối liên hệ tốt.
Lảm sao đó tên của cửa hàng thật dễ gọi và được mọi người ghi nhớ cũng như có thiện cảm.
Khi cần họ sẽ nghĩ ngay đến mình hay chỉ người khác đến mua. Chợ đầu mối Kim biên sẽ cung cấp rất nhiều mặt hàng cho tiệm tạp hóa,liên hệ các nhà sản xuất đễ được cung cấp giá sỉ và các chương trình quảng cáo.
Kinh nghiệm mở cửa hàng quần áo(St)