Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ kinh nghiệm nuôi mèo thành công
Kinh nghiệm nuôi bò vỗ béo cho năng suất cao. Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình không nuôi bò bán thịt thương phẩm từ con bê mà lựa chọn cách nuôi khi bò đã đạt kích thước và độ tuổi nhất định. Phương thức này gọi là nuôi vỗ béo bò bán thương phẩm.
Vỗ béo bò hay gột bò là phương thức nuôi những con bò gầy, bò sau 24 tháng tuổi hay những con bò loại thải trở nên căng đẫy, nhiều thịt và đạt tiêu chuẩn bán. Thời gian này thường kéo dài khoảng 3 tháng. Để đảm bảo bò sinh trưởng tốt, nhanh lớn và khỏe mạnh, người chăn nuôi cần có những chú ý đặc biệt về tiêu chuẩn con giống mua về.
Chia sẻ về cách chọn giống, anh Hiệp cho biết: "Bắt về gột là những con bò từ 2 răng trở lên. Như bò có răng thì con bò to hay bò bé, nó có răng thì nó nhanh đẫy hơn con bò không răng - gọi là bò bê đấy nó sẽ phát triển chậm hơn con bò có răng. Đặc biệt là những con bò nó cao dài mà nó nuôi trong dân nuôi lâu năm rồi ấy, nuôi hơn 1 năm mà nó có 2 đến 1 đoạn thì mình nuôi càng tốt."
Cũng theo anh Hiệp, bò để gột tốt nhất là bò lai, thường là những con bò đực sau 24 tháng tuổi. Tuy vậy bà con cũng có thể chọn những con bò từ 18 tháng tuổi nhưng có tầm vóc lớn, kết cấu ngoại hình rắn chắc; các bộ phận cân đối, đầu to vừa phải, ức rộng, vai nở, ngực rộng sâu, 2 chân trước cách xa nhau, 2 đùi sau dài to, bàn chân sau xuôi, ngắn, đuôi to dài.
4 – 7 ngày sau khi mua về, bò ổn định, bà con cần tiêm phòng các bệnh ký sinh trùng và tiến hành tẩy giun sán cho bò. Sau đó, bò được chuyển sang cho ăn theo chế độ bò vỗ béo.
Trong 1 tháng đầu bà con cho bò ăn từ 1 – 1,5 kg cám công nghiệp/con/ngày. Đến tháng thứ hai, lượng cám cho ăn tăng lên 2kg/con/ngày. Sau đó, bà con giữ ổn định lượng thức ăn này cho tới khi xuất bán. Chú ý, nếu cho bò ăn quá nhiều, bò sẽ bị rối loạn tiêu hóa. "Khi mình về mình nuôi cái vỗ béo này mình cho ăn dần, chứ không thể ngày một ngày hai mình đốc mạnh cho lấy thịt được. Nó phải qua mười ngày trở ra thì mới cho ăn đều được. Mới về mình cho ăn thử, có những con về không biết đường ăn cám thì mình phải cho ăn thử trong vòng một tuần, cứ đều đều như thế là mình cho ăn."- Anh Hiệp nói.
Nếu cho bò ăn cám khô, bò có thể không ăn/ bởi, bụi cám dễ làm cho bò bị hắt xì. Nếu quá lỏng, thức ăn sẽ chạy thẳng xuống dạ khế mà không qua dạ cỏ, như vậy, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bò.
Bò là động vật nhai lại, chất thô là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần. Do vậy, bà con cần chú ý cung cấp cỏ tươi, rơm rạ hay cỏ khô cho bò ăn.
Ngoài ra, nếu có điều kiện bà con nên bổ xung B-complex trộn vào cám cho bò ăn với liều lượng ghi trên bao bì. Khi đó, con vật sẽ được bổ xung thêm vitamin, chúng ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn.
Sau thời gian khoảng 2-3 tháng, khối lượng con vật đã tăng nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện. Kết thúc giai đoạn vỗ béo này, bà con cần bán thịt ngay để đảm bảo hiệu quả kinh tế mang lại.
Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng bò vỗ béo
Chăn nuôi bò vỗ béo khác với chăn nuôi bò truyền thống là có bổ sung thêm thức ăn tinh và các phụ phẩm khác (bỗng rượu, cám...). Trong thời gian vỗ béo bò cần nuôi nhốt hoàn toàn, cung cấp thức ăn, nước uống tại chuồng. Vỗ béo bò quan trọng nhất là sử dụng thức ăn tinh hợp lý kết hợp hài hòa với thức ăn thô xanh và các phụ phẩm khác. Đồng thời phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bò, thậm chí còn đủ lượng cho bò tích lũy tạo thịt trong cơ thể càng nhiều càng tốt. Nhu cầu dinh dưỡng của bò cần trong các giai đoạn vỗ béo được trình bày ở bảng sau đây:
Bảng tiêu chuẩn và nhu cầu dinh dưỡng của bò vỗ béo
Loại bò |
Khối lượng (kg) |
Chất khô % của khối lượng |
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg TĂ) |
Protein thô (% trong khẩu phần) |
Tăng trọng (kg) |
Đang lớn |
150 |
2,6 |
2.866 |
15,0 |
1,0 |
200 |
2,7 |
2.746 |
13,0 |
1,0 |
|
250 |
2,9 |
2.746 |
12,0 |
1,3 |
|
300 |
2,8 |
2.627 |
11,5 |
1,3 |
|
Đực tơ |
350 |
2,9 |
2.579 |
11,2 |
1,4 |
400 |
2,8 |
2.579 |
11,0 |
1,4 |
|
500 |
2,6 |
2.476 |
11,0 |
1,4 |
|
Cái tơ |
250 |
3,0 |
2.627 |
12,0 |
1,2 |
300 |
2,9 |
2.627 |
11,5 |
1,2 |
Căn cứ vào bảng nhu cầu dinh dưỡng của bò, đồng thời qua việc thảo luận trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi với người dân tộc Mông, chúng tôi xây dựng nên bảng quy chuẩn khẩu phần ăn dùng để vỗ béo bò.
Các công thức khẩu phần ăn cho bò vỗ béo theo vụ tại Cao Bằng
Vụ |
Loại bò vỗ béo |
Thức ăn tinh (kg/ngày) |
Thức ăn xanh (kg/ngày) |
Các loại thức ăn |
|||
Tuổi bò |
Khối lượng bò (kg/con) |
15 ngày đầu |
Trên 60 ngày |
15 ngày đầu |
Trên 60 ngày |
||
Đông Xuân (tháng 10 năm trước - tháng 3 năm sau) |
< 3 tuổi |
< 300 |
1,2 |
> 3,5 |
> 25 |
> 30 |
Đậu nho nhe, cỏ voi, thân lạc, bẹ ngô, thân chuối.. |
3 - 6 tuổi |
300 - 400 |
1,4 |
> 3 |
30 - 40 |
> 40 |
||
> 6 tuổi |
> 400 |
1,5 |
> 3,5 |
> 40 |
> 40 |
||
Các vụ khác trong năm (tháng 4 - 10) |
< 3 tuổi |
< 300 |
1 |
> 2 |
> 25 |
> 30 |
Cỏ voi, ngọn lá ngô, dây khoai, thân lá lạc… |
3 - 6 tuổi |
300 - 400 |
1,1 |
> 2,5 |
> 35 |
> 35 |
||
> 6 tuổi |
> 400 |
1,2 |
> 2 |
> 40 |
> 40 |
Nguồn: Được chuẩn hóa giữa kinh nghiệm của người dân tộc Mông & Nhóm Malica 8/2008.
vNguyên tắc sử dụng các loại thức ăn trong khẩu phần vỗ béo bò:
- Sử dụng thức ăn tinh
+ Thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo, bỗng rượu) của người dân tộc Mông sử dụng trong chăn nuôi vỗ béo bò thịt tuy chưa phù hợp với công thức một số khẩu phần ăn vỗ béo bò theo như đề xuất của Viện chăn nuôi, nhưng lại có ưu điểm là rất sẵn có, rẻ tiền và phù hợp với kinh nghiệm chăn nuôi bản địa của người dân địa phương. Hơn nữa, ngô cũng là loại thức ăn tinh giàu năng lượng, giàu gluxit nên có giúp cho bò tăng trưởng nhanh chóng, huy động khả năng cho thịt cao. Chất lượng thịt bò cũng được đánh giá mềm hơn, có vị ngọt đậm hơn, ngon hơn.
+ Trong 15 ngày đầu khi đưa bò vào vỗ béo, cần cho ăn cơm rượu ngô hoặc bỗng rượu trộn với cỏ cắt nhỏ (5 - 7cm) với lượng từ 0,5 - 1 kg/con/ngày để kích thích tiêu hóa và tăng khả năng hoạt động cho hệ vi sinh vật lên men trong dạ cỏ. Trong 15 ngày có sử dụng thức ăn tinh nhưng ở mức thấp 1 kg/con/ngày để bò thích nghi dần với chế độ nuôi vỗ béo. Cho ăn vào 2 bữa sáng và chiều tối.
+ Trong thời gian 45 ngày sau, tăng khối lượng thức ăn tinh lên mức 1,5 - 2 kg/con/ngày tùy thể trạng bò. Vẫn kết hợp cùng với bỗng rượu (nếu có). Cho ăn vào 2 bữa sáng và chiều tối.
+ Khoảng 15 - 30 ngày trước khi xuất bán, tăng nhẹ lượng thức ăn tinh cho bò, lượng thêm 0,5 - 1 kg/con/ngày so với thời gian trước đó, huy động tối đa khả năng tăng trọng của bò.
Lưu ý:
Riêng vụ đông cần tăng thêm lượng thức ăn tinh lên 1 - 1,5 kg/con/ngày so với mức trung bình hàng ngày, vì bò còn huy động năng lượng để chống rét.
- Sử dụng thức ăn thô xanh
+ Thức ăn thô xanh là nguồn thức ăn rất quan trọng đối với bò vỗ béo. Mặc dù khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho bò vỗ béo của thức ăn thô xanh không cao. Nhưng thức ăn thô xanh lại đóng vai trò chất choán trong dạ dày, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho bò không bị chướng hơi dạ cỏ do sử dụng quá nhiều thức ăn tinh trong suốt quá trình vỗ béo.
+ Trong cả quá trình vỗ béo, lượng thức ăn thô xanh luôn phải đầy đủ, và có chất lượng tốt nhất. Cung cấp thức ăn thô xanh đã băm ngay tại máng ăn và cho bò ăn tự do cả ngày.
+ Đối với thức ăn thô xanh là cỏ tươi, khi cắt về nên rửa và phơi tái sau đó cho bò ăn, đảm bảo sạch mầm bệnh, giảm trướng hơi dạ cỏ và ngộ độc.
+ Đối với phụ phẩm: thân lá cây ngô, bẹ ngô có thể cho ăn thẳng sau khi băm nhỏ.
+ Không cho ăn quá nhiều cây họ đậu: dây lạc, đỗ nho nhe trong một bữa, tối đa trong một bữa chỉ được cho ăn 1/3 khẩu phẩn (< 10 kg/bữa).
- Nước uống
+ Nước uống 100% là nước sạch từ các mỏ nước ngầm và nguồn nước mưa (nguồn nước được người Mông sử dụng để ăn uống).
+ Mùa đông, nước được đun sôi rồi để nhiệt độ giảm xuống 30 - 350C mới cho bò uống.
Lưu ý:
Nước uống có pha thêm ít muối để tăng chất điện giải, tăng sức đề kháng, kích thích tính thèm ăn, ngon miệng của bò. (3 - 5 thìa cà phê cho 10 lít nước).
vChăm sóc bò vào vụ đông
Vụ đông ở miền núi rất khắc nghiệt, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, nguồn thức ăn và nước uống đều khan hiếm. Tất cả các yếu tố đều bất lợi cho chăn nuôi bò vỗ béo. Do vậy cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Gia cố, sửa chữa lại chuồng nuôi chắc chắn. Che kín bằng bạt, tải, bịt các lỗ gió lùa.
- Có thể sưởi ấm cho bò bằng cách đốt trấu hoặc củi bên cạnh chuồng dưới dạng đống ủ. Chú ý cẩn thận khi đốt lửa, đề phòng hỏa hoạn có thể xảy ra, gây thiệt hại về kinh tế.
-Làm áo khoác giữ ấm cho bò bằng các loại bao tải (tốt nhất là bao tải gai), các loại vải rách không dùng đến…
- Giữ khô nền chuồng, chú ý vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại và xử lý tốt các chất thải chăn nuôi.
- Những ngày rét đậm (<150 C) cho gia súc nghỉ làm việc.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn gia súc, đề phòng dịch bệnh xảy ra có biện pháp xử lý.
Phòng bệnh cho bò
- Trong thời gian địa phương có dịch hoặc trong đợt tiêm phòng dịch định kỳ của tỉnh, cần chủ động tiêm phòng dịch cho bò. Tránh tiêm phòng cho bò trong giai đoạn cuối (15 - 30 ngày trước khi bán) sẽ gây stress cho bò làm giảm khả năng tăng trọng của bò, và không đảm bảo chất lượng thịt.
- Thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng cho bò và các loại gia súc khác đảm bảo không lây lan dịch bệnh và bùng phát dịch.
Vỗ béo bò - nghề làm chơi ăn thật
Con bò khi mới mua về hình hài chỉ còn da bọc xương, đi đứng liêu xiêu cạn sức sống, thế nhưng chỉ sau 3 tháng nuôi lập tức nó mập ú, nung núc thịt. Và từ là 1 con bò “tàn phế”, nó đường bệ “bước” vào thị trường với cái giá “đỉnh” của loại gia súc này và người nuôi có ngay món lãi lớn. Vỗ béo bò đang là một nghề mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân ở Bình Định.
|
Nuôi bò vỗ béo trở thành nghề ở nhiều địa phương |
Làm chơi, ăn thật!
Ông Bùi Văn Đạt (65 tuổi) ở thôn Tân Kiều, xã Nhơn Mỹ (An Nhơn-Bình Định) cho biết: Nuôi bò là nghề “gia truyền” của gia đình tôi, thế nhưng về sau này, nhận thấy nuôi bò theo cách truyền thống phải mất nhiều thời gian mới có được con bò để bán, trong khi đó nhu cầu của thị trường thì luôn “hối hả” nên tôi chuyển sang nuôi bò vỗ béo”. Theo cách tính của ông Đạt, bò cái “bụng mang dạ chửa” 9 tháng mới sinh được 1 bê con, nuôi thêm 6 tháng nữa mới có được con nghé xuất chuồng. Trong thời điểm hiện nay, 1 con nghé 6 tháng tuổi có giá từ 3 đến 4 triệu đồng (tuỳ cái hay đực), sau khi trừ chi phí thức ăn, công chăm sóc thì chẳng còn thu nhập được bao nhiêu. Trong khi đó, nuôi bò vỗ béo, từ khi nhập đến khi xuất chuồng chỉ trong vòng 2-3 tháng, người nuôi có chắc khoản lãi 2 triệu đồng/con.
Tiếng lành đồn xa, từ 1 vài hộ ban đầu, nghề nuôi bò vỗ béo nhanh chóng lan rộng ở 2 xã Nhơn Mỹ và Nhơn Lộc của huyện An Nhơn hình thành vùng sản xuất tập trung có đầu ra ổn định, đến kỳ hạn là các Cty chuyên xuất khẩu thịt gia súc ở TP HCM đánh xe ra tận nơi thu mua. Không dừng lại ở đó, từ năm 2004 đến nay, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia, nghề nuôi bò vỗ béo tiếp tục nhân rộng trên khắp các địa bàn trong tỉnh Bình Định.
Ông Quốc Hương, nông dân nuôi bò vỗ béo ở xã Ân Phong, huyện miền núi Hoài Ân cho biết: “Nuôi bò vỗ béo rất phù hợp với điều kiện kinh tế hộ gia đình, ngoài cỏ tươi chúng tôi còn tận dụng các loại thực phẩm sẵn có như bắp, cám, gạo, đậu nành, hèm rượu, bột mì, rỉ mật để làm thức ăn cho chúng nên giảm được chi phí rất đáng kể”. Ông Đào Văn Hùng-Giám đốc Trung tâm kỹ thuật vật nuôi Bình Định, nhận định: “Mặc dù Bình Định được đánh giá là 1 tỉnh có đàn bò khá lớn trong khu vực miền Trung nhưng do tập quán nuôi thả rông, không thâm canh nên hiệu quả rất kém. Việc phổ biến nghề nuôi bò vỗ béo ngoài làm tăng giá trị kinh tế còn từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi của nông dân”.
|
Ông Bùi Văn Đạt bên con bò mới chỉ được 1 tháng vỗ béo |
Bí quyết của nghề
Làm thế nào để chỉ trong vòng vài tháng mà một con bò "da bọc xương" biến thành con bò vạm vỡ, khoẻ mạnh? Ông Bùi Văn Đạt nói trên chính là một chuyên gia về lĩnh vực này. Ông nói: “Tôi vào nghề vỗ béo bò đã gần 20 năm nay. Thời gian đầu, kết quả vỗ béo không được như bây giờ đâu vì mình chưa có kinh nghiệm trong việc chọn bò, phòng trừ dịch bệnh và chế độ ăn cho chúng. Nghề dạy nghề, lâu dần rồi cũng rút được nhiều kinh nghiệm và bây giờ, chỉ sau 2 tháng tôi kiếm lãi được 2 triệu đồng/1 con bò là chuyện chắc ăn như bắp!”.
Theo ông Đạt, để việc vỗ béo cho hiệu quả cao, những con bò được chọn phải là bò lai, dù nó ốm đến không còn tí thịt thì vẫn còn có bộ xương to, vai rộng, ức sâu, mông, bản lưng lớn… Đừng “sờ” vào những con bò “rả” (bộ xương hẹp) mà đem của đổ sông đổ biển. Chọn được con bò như vậy là cơ bản rồi nhưng nếu nó “chảnh ăn” thì cũng… thua vì yếu tố quyết định cho việc vỗ béo là con bò phải thuộc loại “dày ăn”. Nhìn con bò có vành mồm to và rộng thì đó là những con bò phàm ăn, nên chọn.
Loại bò này có rất nhiều ở các vùng miền núi, vì nuôi số lượng nhiều, thiếu thức ăn nên rất ốm thường bị bán thải. Nếu ai gặp may mua được những con bò cộ đã mất sức kéo thì kể như là “vào cầu” vì khi về chuồng mình, chỉ cần vỗ béo 1 tháng là chúng mập lên trông thấy. Việc thay đổi môi trường sống đột ngột sẽ ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của con bò nên người nuôi phải có những bước chuẩn bị chu đáo.
Ông Đạt cho biết thêm: “Trước khi dắt bò vào chuồng, việc tôi làm đầu tiên là xổ sán cho chúng, tiếp tới là tiêm phòng LMLM và chích cho chúng thuốc bổ để chúng phục hồi sức khoẻ mà tiếp nhận những chế độ vỗ béo của mình. Ngoài thức ăn công nghiệp, tôi còn cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp tự chế bằng các loại: lúa lừng, bắp, mì, đậu nành xay nghiền trộn chung để cho ăn cùng với cháo nấu với rau muống. Rơm phơi khô được rưới lên ít nước muối để làm bò tiêu hoá nhanh không bị trướng dạ cỏ. Ăn xong, cho chúng uống 1 ít nước muối pha loãng để giúp tiêu hoá nhanh. Để dự trữ thức ăn cho chúng vào mùa mưa, tôi xếp 1 lớp dây đậu nành, đến 1 lớp rơm khô và rải lên trên 1 lớp muối hạt, cứ thế để dành cho chúng ăn bao lâu cũng được”.
Với quy trình vỗ béo như trên, những con bò trong chuồng của ông Bùi Văn Đạt có mức tăng trọng 750g/ngày (22,5 kg/tháng/con). Với giá hiện nay là 40.000đ/kg bò hơi, sau 2 tháng vỗ béo, mỗi con bò trong chuồng cho ông Đạt khoản thu nhập gần 1.800.000đ. Ông Đạt phấn khởi: “Mỗi năm tôi xuất chuồng 5 lần (2 tháng 1 lần), mỗi lần ít nhất 3 con bò. Khoản thu nhập từ nghề nuôi bò vỗ béo đã giúp cho cuộc sống của gia đình tôi ổn định nhiều năm nay”.
Nghề vỗ béo trâu bò đang phát triển khá mạnh ở một số huyện của tỉnh An Giang. Đặc biệt vào những tháng cuối năm, lượng trâu bò vỗ béo tăng gấp 2 - 3 lần so với ngày thường để đáp ứng thị trường Tết Nguyên đán.
Thu lời cao
Phòng trào vỗ béo trâu bò bắt đầu tự phát từ vài ba hộ ở các huyện thuộc khu vực Bảy Núi. Do điều kiện nuôi thuận lợi, thời gian ngắn lại có thể kiếm tiền nhanh nên nghề này nhanh chóng lan rộng ra nhiều địa phương khác. Theo Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, trong dịp tết này, toàn tỉnh có khoảng 12.000 con trâu bò được vỗ béo sẽ xuất bán. Đó là chưa kể một số hộ có khả năng đứng ra mở trại cung cấp con giống và làm thêm nghề lái bò.
Một nông dân chuyên nghề vỗ béo trâu bò ở H.Tịnh Biên cho biết hầu hết số bò nuôi vỗ béo là giống bò da trắng, được các "lái bò"qua tận Campuchia mua về bán lại cho người nuôi. Tùy kích cỡ lớn nhỏ, con đực hay cái… mà bò có giá dao động từ 10 - 12 triệu đồng/con. Khi mua về, bò thường rất ốm yếu, nhưng chỉ sau 2 - 3 tháng chăm sóc, chúng sẽ mập mạp và “mướt” lên thấy rõ. Lúc đó, người nuôi thường bán lại với giá từ 14 - 17 triệu đồng/con. Nếu nuôi vỗ béo “khéo” từ 1 năm trên lên, giá bán có thể lên đến 25 - 32 triệu đồng/con.
|
Anh Trần Văn Đẳng là một hộ nuôi bò vỗ béo điển hình ở xã An Cư (H.Tịnh Biên). Hiện nay, anh có trên 10 cặp bò, phải thuê 2 người giúp việc để cắt cỏ và chăm sóc bò. Nhờ nuôi bò vỗ béo mà gia đình anh đã thoát nghèo và trở nên khấm khá. Anh Đẳng cho biết anh vừa mở rộng diện tích và mua thêm 10 con bò từ Campuchia về nuôi vỗ béo trong vòng 1 - 2 tháng để bán vào dịp tết năm nay.
Ngoài nuôi bò, ông Chau Kim (ngụ xã Ô Lâm, H.Tri Tôn) còn mua trâu về nuôi vỗ béo. Nuôi trâu, ông tận dụng sức kéo cày, đến khi nào ra vụ có thể xuất bán cho thương lái. “Thời điểm cuối năm, lượng trâu bò tiêu thụ rất mạnh. Vì vậy, 10 tháng trước đây, tôi đã qua Campuchia mua 8 con trâu ốm về nuôi vỗ béo để bán tết”, ông Kim cho biết. Tính sơ bộ từ đầu năm đến nay, ông Kim đã cho xuất chuồng được 3 lứa, mỗi lứa lời trên dưới vài chục triệu đồng. Còn lứa cuối năm nay, ông sẽ cho xuất bán vào khoảng 20 tết (âm lịch).
|
Khuyến khích nhân rộng
Anh Trần Đại Nghĩa (ngụ ấp Mỹ Phú, xã Mỹ An, H.Chợ Mới) - người có kinh nghiệm trên 13 năm với nghề nuôi bò vỗ béo, chia sẻ kinh nghiệm: “Thời gian đầu mới đem trâu bò về phải thường xuyên tẩy giun sán. Tiếp đến là tiêm phòng lở mồm long móng và chích thuốc bổ cho trâu bò phục hồi sức khỏe, để chúng tiếp nhận cách vỗ béo của mình. Ngoài cỏ tươi và các phụ phẩm nông nghiệp, còn cho bò ăn dặm thêm rơm phơi khô được rưới lên ít muối. Ăn xong, cho chúng uống một ít nước muối pha loãng để giúp tiêu hóa nhanh”. Trước đây, trại bò của anh có đến 100 con, nay anh chỉ nuôi vỗ béo 50 con chờ bán rồi mới lấy tới đợt khác. Tuy nhiên, cái khó đối với anh Nghĩa hiện nay là nguồn thức ăn cho bò. Anh phải đặt mua thêm thức ăn và lập kế hoạch trồng cỏ, dự trữ rơm khô mới đáp ứng đủ cho đàn bò.
Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tri Tôn cho biết: “Nuôi trâu bò vỗ béo, xuất bán trong dịp tết là công việc hết sức thiết thực, hiệu quả đối với nông dân. Một mặt, bà con có thể tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp bỏ đi trước đây; mặt khác, đây cũng là cơ hội cho một số hộ ít ruộng đất có công ăn việc làm ổn định và nguồn thu nhập thường xuyên”. Cũng theo lời ông Mì, hiện nay, địa phương đã mở nhiều lớp truyền đạt kiến thức chăn nuôi trâu bò để giúp bà con rút ngắn thời gian vỗ béo, tăng số lượng con trong đàn; đồng thời địa phương còn tạo điều kiện cho bà con vay vốn ngân hàng để phát triển nghề này trong những năm tới.
Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh
Kỹ thuật nuôi gà chọi
Bí quyết nuôi chào mào -
Phương pháp nuôi chó cảnh
Bí quyết chọn gà chọi hay -
Bí quyết nuôi cá rồng cho người mới chơi -
(st)