Kinh nghiệm nuôi chó lấy thịt hiệu quả cao

Hiện nay, nuôi chó thịt đang trở thành một công việc được một số hộ nông dân lựa chọn. Thực tế chứng minh, họ đã lựa chọn đúng.

 

NGHỀ NUÔI CHÓ THỊT

Hiện nay, với tình trạng cúm gà xẩy ra liên miên, lợn “tai xanh” hoành hành, trâu, bò lở mồm long móng, dê, cừu lao đao vì dịch... thì con chó có vẻ vẫn bình yên vô sự và nhiều người vẫn yên chí thưởng thức món khoái khẩu chế biến từ thịt chó vào những ngày cuối tháng.

Chó là vật nuôi quen thuộc, lâu đời, đến bất cứ vùng nào, dù miền núi hay miền biển, dù thành phố hay nông thôn ta đều bắt gặp những con chó được nuôi trông nhà, nuôi cho vui, nuôi làm cảnh, nuôi lấy thịt, bán giống... đến nuôi chó nghiệp vụ, nhưng loài vật nuôi hết đỗi quen thuộc này chưa được thống kê, quản lý giống, chỉ đạo sản xuất, định hướng phát triển,... như các loại vật nuôi bình thường khác. Dù vậy, nghề nuôi chó vẫn lặng lẽ phát triển.

Nhìn hàng loạt các nhà hàng, quán đặc sản chuyên thịt chó mọc ở khắp nơi đã đủ biết nhu cầu tiêu thụ và khả năng cung ứng mặt hàng này thế nào. Rủ nhau đi thưởng thức các món thịt chó thơm phức chẳng hề gặp phải khó khăn nào, thậm chí ở các quán cơm bình dân cũng có. Hiện nay, những miếng thịt chó – ưng ý nhất với giá cũng chỉ ngang với giá thịt lợn ngon mà thôi (khoảng 60.000 – 80.000 đồng/kg). Thịt chó giờ đây được bày bán nhiều như những loại thịt khác, khá thông dụng và là một trong những món ăn ưa thích của người Việt.

Thịt chó là món ăn giàu đạm, thơm ngon, ít mỡ, dễ chế biến và còn gắn với cả tục truyền miệng “giải đen” nữa nên có sức tiêu thụ khá mạnh, nhu cầu tăng cao nên các nguồn cung cũng đủ động lực phát triển. Đây là điều then chốt cho nghề nuôi chó phát triển.

Mỗi con chó giống chỉ khoảng 80.000 đồng/con, nuôi với chế độ ăn đơn giản (ăn cám, thức ăn thừa) trong 6 tháng là có thể bán thịt với giá thịt hơi khoảng 40.000 đồng/kg, mỗi con trung bình nặng 10 – 20kg tức mỗi con người nuôi thu về khoảng 480.000 đồng/kg, trừ tiền giống, thức ăn thuốc thú y thì mỗi con cũng cho chủ thu lãi 150.000 – 200.000 đồng/con mà không phải lo đồng cỏ chăn thả, kỹ thuật đơn giản, chuồng trại thô sơ, chó lại chịu thâm canh nuôi nhốt nên tiết kiệm diện tích, ít dịch bệnh, đầu ra luôn hút hàng.

Nuôi chó thịt không hề xa lạ với người nông dân, thậm chí chó còn đi vào thơ ca, bức hoạ... gắn liền với đời sống văn hoá, ẩm thực, sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay nuôi chó vẫn còn vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, chủ yếu là mỗi hộ gia đình nuôi vài ba con để làm cảnh, giữ nhà... rồi khi lớn thì bán thịt. Chứ chưa xuất hiện nhiều mô hình nuôi chó với quy mô lớn.

Vậy nên hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao và chưa kiểm soát được tình trạng dịch bệnh. Thịt chó hiện nay phần lớn là thu mua từ các hộ nông dân mà chưa có một cơ sở nào chính thức cung cấp thịt chó an toàn, đảm bảo chất lượng. Nghề nuôi chó cần được nhân rộng và phát triển thành quy mô lớn để đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời đây cũng là hướng đi mới cho sự phát triển kinh tế, “làm giàu từ nghề nuôi chó thịt”.


Nuôi chó là nghề làm kinh tế đầy tiềm năng ở nước ta, nhưng chúng ta vẫn còn thấy ngại ngùng bởi đây là một nghề tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe của người chăn nuôi và người tiêu dùng. Tuy nhiên nếu có sự quản lý và phòng trừ dịch bệnh một cách nghiêm túc thì sẽ kiểm soát được dịch bệnh và phát huy được lợi thế có thể làm giàu từ nghề nuôi chó.

KỸ THUẬT NUÔI CHÓ THỊT

Bài 1. Kỹ thuật nuôi chó đực giống

Người ta thường nói “Đực tốt thì tốt cả đàn” còn “Cái tốt chỉ tốt một ổ”.

Nếu chăn nuôi đúng phương pháp, cho chó đực phối giống đúng khoa học, thì một chó đực một năm có thể cho nhảy được 12 - 15 chó cái (thường lần nhảy trước và lần nhảy sau cách nhau 7 - 10 ngày).
Nếu chó cái được nhảy đực thụ thai, mỗi lứa trung bình đẻ ra 4 - 7 chó con, thì mỗi năm một đực giống có thể cho ra đàn con là 50 - 60 chó con.
Chó đực giống tốt, khi phối giống sẽ cho ra đàn con tốt, cho nên việc chọn đực giống rất quan trọng.
Muốn chọn con đực tốt, theo yêu cầu chó cảnh cần phải tìm hiểu, theo dõi các mặt về phẩm chất giống như sau :

1. Nghiên cứu hệ phả

Nhằm tìm ra nguồn gốc giống, ta sẽ nắm được bố và mẹ thuộc giống gì, phẩm chất tốt hay xấu, có đạt mục đích sử dụng theo hướng nào ?

2. Chọn lọc theo chỉ số chọn lọc

Chọn lọc đực giống theo các chỉ số giống ta cần là chọn lọc theo dõi từng con.

Theo dõi quá trình sinh trưởng phát dục của chó từ nhỏ đến lớn. Cần theo dõi các chỉ tiêu : ngoại hình cân đối, màu lông, hình dáng đẹp, lanh lợi, khỏe mạnh, mắt tinh, tai thính, mũi thính, thân hình chắc.

Đặc biệt cơ quan sinh dục phải đảm bảo tốt, hai dịch hoàn (hòn cà) to đều, gọn, dương vật phát triển đều. Có phản xạ sinh dục hăng hái. Khi đến tuổi trưởng thành hăng hái nhảy giống.



3. Theo dõi đời sau

Nhận xét đời sau (khả năng nhảy của đàn con, đàn con sinh ra sự phát triển) có theo dõi chặt chẽ đời sau mới đánh giá chính xác con giống.



Việc chọn chó đực giống phải làm thường xuyên liên tục, mới có chó giống tốt, kịp thời đào thải chó đực xấu thoái hóa.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng chó đực giống

Khi tuyển chọn chó đực giống theo yêu cầu, cần phải xác định ngay từ lúc mới được 1 tuần tuổi, lúc này đã có thể chọn những con đực có ngoại hình và thể chất tốt.

Những chó con sau khi được chọn sơ bộ, sẽ đánh dấu chăm sóc chu đáo hơn. Khẩu phần ăn để nuôi chó giống có tỷ lệ đạm cao hơn, tăng cường các vitamin nhất là loại A, D, E, chú ý không cho ăn nhiều mỡ, giảm bớt chất bột đề phòng chó béo quá. Lượng thức ăn tùy theo tuổi, trọng lượng của chó để quyết định, chú ý đúng mức việc cho chó ăn bổ sung các chất khoáng đa lượng và vi lượng. Đặc biệt là các nguyên tố kẽm, mangan có liên quan tới sự phát triển sinh dục của chó đực.

Trước khi chuẩn bị cho phối giống phải bồi dưỡng thêm từ 7 - 10 ngày, chú ý cho ăn trứng và sữa để tỷ lệ thụ thai cao.

Thường xuyên cho chó dạo chơi, vận động trong môi trường không khí trong lành, tắm chải sạch sẽ, chú ý bảo vệ tốt cơ quan sinh dục, chống bị sây sát, viêm nhiễm.

5. Sử dụng chó đực giống

Tuổi giao phối tốt nhất của chó đực giống vào lúc 20 tháng tuổi, thời gian khai thác con đực khoảng 9 - 10 năm tuổi, trong những điều kiện bình thường, chó đực có thể giao phối bất kỳ mùa nào trong năm. Mỗi lần cho nhảy phải cách nhau 7 - 10 ngày (trừ trường hợp nhảy đúp trong vòng 24 giờ).

Trước khi cho nhảy giống lần đầu phải biết cách giữ gìn và giúp đỡ chó nhảy đúng, tránh va chạm nhiều, tránh “vờn” hay kéo dài, nhưng không nhảy được, làm con đực quá mệt, hại sức.

Thời gian nhảy tốt nhất vào lúc sáng sớm hoặc gần tối, thời tiết mát dịu.

Nơi giao phối sạch sẽ, khô ráo, bằng phẳng, và yên tĩnh.

Khi mới ăn no, mới đi vận động thì cho nghỉ từ 30 phút - 1 giờ mới cho nhảy giống.

Nguồn: PTS. Phạm Sĩ Lăng, PTS. Phạn Định Lân, Thượng tá Công an Bùi Văn Đoan

Bài 2. Kỹ thuật nuôi chó cái sinh sản

1. Chọn giống

Chọn lọc theo phương pháp nghiên cứu họ phả, nghĩa là chọn chó bố mẹ làm giống phải tốt, đạt các tiêu chuẩn thể chất, ngoại hình theo ý muốn của người nuôi.

Muốn có chó đạt các chỉ tiêu thể chất và ngoại hình như thế nào, thì phải chọn chó bố mẹ có chỉ tiêu thể chất, ngoại hình như vậy.



Thí dụ : Đối với chó xù Nhật Bản như thị hiếu hiện nay thì phải chọn chó cái sinh sản có bộ lông xù trắng toàn thân hoặc chỉ đốm nâu chai tai, lông dài và lượn sóng (xù xoăn), mặt gãy, mõm ngắn, mũi nâu hoặc đen, có chia thùy, tai cụp có lông dài xõa ra hai bên trán, trên mắt có lông xù xòa ra trước mặt, chân đều có lông xù dài, gọi là “đi ủng”, đuôi cong hoặc duỗi ra phía sau, nhưng phải có lông xù dài trùm phía mông, chân thấp.

2. Chăm sóc chó cái sinh sản

Chó con sinh ra được một tuần ta có thể chọn làm giống, tập trung chăm sóc. Nuôi dưỡng tốt hơn ngay từ đầu, phải cho chó này bú nhiều hơn các con chó khác trong đàn.

Chó cái giống tránh nuôi quá béo hoặc quá gầy, chú ý cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn như chất đạm, bột đường, chất khoáng và các vitamin để bộ khung xương phát triển đầy đủ và đảm bảo thể chất, ngoại hình hoàn chỉnh như mong muốn của chủ nuôi.

Thường xuyên cho chó cái dạo chơi vận động thoải mái trong môi trường không khí trong lành, tắm nắng hợp lý.



Khả năng sinh sản của chó cái xuất hiện vào khoảng 8 - 10 tháng tuổi, cá biệt có con sớm hơn (nếu nuôi tốt có con muộn hơn), lúc này các tế bào sinh dục cái đã phân chia, tế bào trứng đã trưởng thành, mặc dù ở con cái đã xuất hiện khả năng sinh dục, nhưng tầm vóc và sự phát triển thể lực của cơ thể còn đang tiếp tục phát triển. Cho nên cho giao phối ở tuổi này là không hợp lý. Những chó con ở tuổi này sinh ra khả năng sống và phát triển rất thấp. Tuổi thích hợp cho chó cái giao phối vào lúc 10 tháng tuổi, nghĩa là phải bỏ qua một lần động dục đầu, mà phải lần thứ hai mới cho phối giống, thời gian này sự phát triển của con cái đã hoàn thiện hơn. Cũng như chó đực, khi chó cái chuẩn bị cho phối giống cần bồi dưỡng trước kỳ là 15 ngày, cho ăn đủ chất đạm và các loại sinh tố, các chất giàu khoáng đa và vi lượng cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Chuồng nuôi phải khô ráo, sạch, thoáng mát, đủ nước sạch cho chó uống thường xuyên.

Khi nuôi dưỡng chăm sóc chó nếu phát hiện chó cái động dục cần phải mở sổ ghi chép giờ ngày bắt đầu động dục (tính từ ngày chảy máu ở âm hộ đầu tiên) và cũng từ đó theo dõi chặt sự thay đổi màu sắc ở âm hộ con cái, chú ý cả chất nhầy thải ra, qua kinh nghiệm mà cho đực phối đúng ngày, đúng kỳ. Về mặt sinh lý chó, thường từ ngày thứ 9 trở đi đã có khả năng chịu đực.

Tính ngày, kết hợp với theo dõi màu sắc, chất thải ở cơ quan sinh dục cái, ta quyết định cho nhảy chính xác, khả năng thụ thai sẽ cao và số con đẻ ra sẽ nhiều.

3. Chăm sóc chó cái mang thai

Sau khi cho giao phối, dự đoán chó có thể có chửa, phải nuôi dưỡng tốt. Ngoài khẩu phần ăn bình thường, cần bồi dưỡng thêm. Mỗi ngày có thể cho ăn thêm từ 50 - 60 gam thịt nạc, hoặc 1 quả trứng và sữa tươi.

Trong 30 ngày đầu, thai chưa rõ, chỉ từ tháng 2 trở đi mới thấy rõ các hiện tượng ở con cái như : trọng lượng tăng nhanh, thân hình to ra, bầu vú căng dần.



Thời gian mang thai trung bình của chó là 60 - 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Việc nuôi chó cái đúng đắn, với đầy đủ chất dinh dưỡng có ý nghĩa to lớn. Trong nửa thời kỳ đầu mang thai cho chó ăn mỗi ngày 3 bữa, thời kỳ sau mỗi ngày 4 bữa, nhưng mỗi bữa giảm khối lượng (vẫn đảm bảo chất lượng).

4. Đẻ con

Dựa vào sổ phối giống để chuẩn bị cho chó đẻ, thường từ ngày thứ 58 trở đi phải chuẩn bị ổ đẻ và trực thường xuyên để giúp đỡ chó đẻ. Trước khi đẻ 1 ngày chó cái bỏ ăn, đi lại liên tục quanh chuồng, tìm chỗ đẻ, hô hấp nhanh hơn, dáng điệu khó nhọc, chó rên rỉ, nhất là lúc chuyển dạ, sự đau đớn tăng lên, chất nhầy từ âm hộ chảy ra nhiều có con lọt ra ngoài theo cái bọc, lúc đó chó mẹ cắn rách bọc để chó con chui ra.

Chó con sinh ra, còn dính với dây rốn và nhao, sau đó chó mẹ cắn đứt dây rốn, và liếm khô chó con. Tiếp tục là sự chuyển dạ để đẩy các chó con còn trong bụng ra ngoài. Thường thường, khoảng cách giữa trước và sau một khoảng thời gian là 20 phút, có thể kéo dài từ 1 - 1,5 giờ. Trong khi chó đẻ phải quan sát đề phòng đẻ khó, chó con đẻ ra yếu và bị ngạt (khi đó phải có sự hỗ trợ ngay của cán bộ kỹ thuật). Thời gian đẻ của chó nhanh chậm tùy số lượng chó con, tùy sức khỏe chó mẹ và các điều kiện khác, nhưng thường từ 4 - 10 giờ mới kết thúc.

Khi chó đẻ xong, cần cho chó mẹ uống sữa hoặc nước đường, và nghỉ ngơi khoảng 6 - 8 giờ mới cho ăn cháo thịt hâm nóng. Chế độ này duy trì trong 24 giờ đầu. Những ngày sau, mỗi ngày cho ăn từ 3 - 5 bữa. Sau lần cho ăn đầu tiên, cần thay đệm cho chó con, và sau đó mỗi ngày thay đệm 1 lần.

Nguồn: PTS. Phạm Sĩ Lãng, PTS. Phan Địch Lân, Bùi Văn Đoan

Bài 3. Kỹ thuật nuôi chó con đang bú sữa

Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con bắt đầu phải chịu đựng : nhiệt độ, ôn độ, ẩm độ và điều kiện dinh dưỡng hoàn toàn mới lạ là việc bú sữa mẹ, cơ quan tiêu hóa chính thức hoạt động.

Việc nuôi dưỡng chó con tuân theo một số giai đoạn với những biện pháp kỹ thuật hết sức khoa học, nhằm hướng tới đích là: chó khỏe mạnh, phát triển tốt.



Nuôi chó con đúng khoa học là tạo cho con chó có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi với hoàn cảnh sống Việt Nam, chó luôn cảnh giác với người lạ, khứu giác, thính giác phải nhạy, cũng cần dạy cho chó “vâng lời”. Muốn có đàn chó con khỏe mạnh cần chú ý đến chất lượng chó bố và chó mẹ. Khi chó mẹ mang thai và cả khi nó nuôi con đều phải được nuôi dưỡng đầy đủ, chú ý chất đạm, khoáng và vitamin.

Chó con mới sinh chưa thích nghi với điều kiện sống mới, nên phải quan tâm đầy đủ tới chúng như: đệm lót phải sạch, khô, đảm bảo nhiệt độ ấm thường xuyên (nếu nhiệt độ thích hợp, chó con tản đều, ngủ tốt, nếu quá lạnh chúng chụm vào nhau, quá nóng chúng phân tán nhiều hơn, tỏ ra khó chịu). Chú ý khi khí hậu thời tiết thay đổi bất thường (mưa bão đột ngột).

Chó con mới sinh ra phải cho bú sữa mẹ, nhất thiết phải được bú sữa đầu (vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật). Khi mới sinh chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại chó con chuyển động rất khó khăn, mọi hoạt động của chó con lúc này nhờ bản năng như: tìm vú mẹ và bú mút, chó mẹ cũng tạo thuận lợi cho chó con bú sữa.



Nếu chó mẹ vụng về (tức là bản năng không phát triển) người chủ chó phải đưa sát mõm chó con vào đầu vú mẹ, lúc này cần theo dõi hành vi của chó mẹ và sự bú mút của chó con, nếu có gì không bình thường cần mời bác sĩ thú y...

Sau khi chó con ra đời được 1 ngày phải theo dõi chúng hoạt động có bình thường không, đồng thời kiểm tra các ngón thừa. Thường sau 3 - 4 ngày người ta phải cắt ngón thừa cho gọn. Mỗi ổ chó sinh ra thường nuôi từ 4 - 7 con tùy khả năng và sự tiết sữa của chó mẹ, từ ngày thứ 3 - 10 cần cắt phần nhọn ở hai chân trước của chó con (đề phòng chúng cào rách vú mẹ) đến ngày thứ 20 cắt lại một lần nữa.

Cần cho chó mẹ ăn đủ chất, chú ý đủ chất đạm (protít, khoáng và vitamin nhóm A, nhóm B) .

Trong thời kỳ đầu nuôi chó con chủ yếu bằng sữa chó mẹ, và từ ngày thứ 5 trở đi có thể cho chó con ăn thêm sữa bò.

Việc cho chó con ăn theo một khẩu phần hợp lý có ý nghĩa lớn đến sự phát triển của chó sau này. Khi mới sinh chó được bú sữa mẹ tương đối đủ (nếu được bú no đủ, chó ngủ tốt) nếu thiếu sữa chó cựa quậy đòi ăn.

Sau khi đẻ được 5 - 10 ngày cho chó con ăn thêm sữa hâm nóng, lúc đầu bú bằng vú cao su, về sau rót sữa ra đĩa và dúi mõm chó con vào đĩa có sữa để chó con tự liếm sữa cho quen dần cách “tợp” sữa. Hàng ngày cho mỗi chó con ăn thêm 100ml - 200ml sữa đến khi chó được 120 ngày tuổi.

Chó con được 15 ngày tuổi, cho ăn thêm cháo sữa, có thịt băm (khoảng 20 gam thịt nạc), mỗi ngày cho ăn 1 - 2 bữa.

Từ tuần tuổi thứ 3 (21 ngày tuổi) cho chó con ăn thêm cháo gạo ninh nhừ, trộn thịt nạc băm, mỗi ngày cho chó ăn 2 bữa. Từ 30 ngày tuổi trở đi, lượng thịt tăng lên từ 20 - 50 gam cho mỗi ngày.

Cũng từ ngày tuổi thứ 30 trở đi cho ăn thêm khoai tây, rau xanh, lượng rau và khoai tây tăng dần, tăng lượng vitamin.

- Các loại vitamin A và D thường được quan tâm hơn cả, và được hổ sung bằng dầu gan cá thu.

- Các chất khoáng đa lượng và vi lượng rất cần thiết cho quá trình tạo khung xương và tham gia nhiều quá trình trao đổi chất.

- Chó con dưới 120 ngày tuổi, mỗi ngày cho ăn 5 bữa, từ 4 - 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho ăn 4 bữa, từ 6 tháng trở lên mỗi ngày cho ăn 3 bữa hoặc 2 bữa, lượng thức ăn được tăng dần theo mức độ phát triển của có thể chó con. Cần quan tâm đến độ choán dạ dày chó con.

Chó con từ 30 - 60 ngày tuổi mỗi bữa cho ăn từ 100 - 200ml thức ăn, từ 2 - 4 tháng tuổi mỗi bữa cho ăn từ 0,2 - 0,3 lít. Từ 6 - 11 tháng tuổi mỗi bữa cho ăn 0,4 lít hỗn hợp thức ăn (tùy chó lớn hay bé mà điều chỉnh dung tích thức ăn).



Theo dõi tình hình phát triển bình thường của chó con theo một trình tự như sau: chó con sinh ra được 5 - 8 ngày, khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển, đến 11 - 16 ngày thính giác đã hoạt động bình thường. Từ ngày thứ 11 - 15 (tùy theo số lượng chó con sinh ra) khe mắt bắt đầu mở . Từ ngày thứ 20 - 25 răng sữa bắt đầu mọc. Trong khoảng từ 8 - 10 ngày (kể từ khi mọc răng) răng cửa, răng nanh mọc xong. Khi chó con được 60 ngày tuổi răng sữa cơ bản mọc xong. Nếu răng mọc chậm, chứng tỏ sự nuôi dưỡng không đầy đủ và sự phát triển của chó con là kém.

Cân trọng lượng để đánh giá tình trạng phát triển và sức khỏe của chó con.

Nếu nuôi dưỡng đầy đủ, khi 80 ngày tuổi một số chó có thể nặng 1 - 1,2kg.

Theo một số chuyên gia nuôi chó cho biết tốc độ chó con tăng nhanh 60 - 180 ngày tuổi, độ dài tứ chi tâng từ 2,5 - 3 lần, lúc này xương ống ngừng phát triển; lồng ngực vẫn phát triển, độ dài đốt các ngón, chiều cao vây tạm ổn định. Tốc độ lớn mãnh liệt nhất của chó diễn ra trước khi nó được 6 tháng tuổi. Chiều cao vây tăng từ 87,5 - 108% khi chó được 120 ngày tuổi, và từ 120 - 180 ngày tuổi chỉ tảng thêm 8,5 - 7%; từ 180 - 210 ngày tuổi tăng 7,1 - 8,3%, từ 6 - 11 - 12 tháng tuổi, chó lớn lên rất ít, hầu như dừng lại; tuy vậy mãi cho tới khi chó được 2,5 tuổi mới ngừng lớn.

Từ đặc điểm sinh lý này của chó, giúp ta nuôi dưỡng chó một cách hợp lý. Việc chăm sóc nuôi dưỡng chó con từ khi mới sinh cho đến khi chó được 210 ngày tuổi có tính chất quyết định trong nghề nuôi chó.

Cũng trong thời kỳ này việc cho ăn thức ăn bổ sung giầu chất khoáng và vitamin cực kỳ cần thiết. Các chất khoáng - vitamin có nhiều trong thịt nạc, trứng, sữa, gan. Trong 100 gam sữa tươi có 120mg canxi, 95mg phốt pho, 14mg magiê, 0,1mg sắt và 34mg lưu huỳnh. Hàm lượng sắt trong sữa là thấp nhất. Trong khi đó đậu tương có 11,0mg sắt gan lợn 12,0mg, gan bò 10,0mg vì vậy vấn đề bổ sung sắt cho chó con bằng con đường dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tạo máu. Chó con mới sinh cần phải được bú sữa đầu. Vì trong sữa đầu có các kháng thể giúp chó con chống đỡ với một số bệnh truyền nhiễm. Hàm lượng kháng thể này giảm dần, đến khi 2 tháng tuổi hầu như không côn. Vì vậy kể từ lúc này người ta đã phải gây miễn dịch chủ động cho chó.

Bài 4. Kỹ thuật nuôi chó con sau cai sữa

Căn cứ vào đặc điểm sinh lý tiết sữa của chó mẹ và sự phát triển của chó con, việc cai sữa chó con là cần thiết. Chó mẹ sau khi sinh được 30 ngày trở lên lượng sữa cạn dần, không đủ cung cấp cho chó con, trong khi đó nhu cầu chất dinh dưỡng cho chó con ngày một tăng. Nếu chó mẹ sinh lần đầu lượng sữa càng ít, và tốc độ cạn sữa càng sớm, lúc này nên cho chó con ăn thêm cháo sữa từ lúc 5 ngày tuổi và từ 15 - 21 ngày tuổi. Việc cho ăn thêm cháo sữa có thịt băm là cần thiết và hợp lý.

Cai sữa chó con tiến hành dần dần trong khoảng 5 - 6 ngày, trong 2 ngày đầu tách mẹ khỏi chó con khoảng 2 giờ. Sau đó thời gian tách dài hơn khoảng 4 - 6 giờ, tiếp theo tách cả ngày, chỉ cho mẹ gặp con vào buổi tối.



Trong thời gian này giờ chó ăn phải ổn định, cho ăn thức ăn nó đã quen. Đặc biệt chăm sóc phải chu đáo, giúp chó tránh những bất lợi do ngoại cảnh đem lại. Chăm sóc nuôi dưỡng chó con phải thực hiện một cách nghiêm túc. Việc cho ăn, dạo chơi, chải lông cần đúng giờ qui định.

Nuôi chó con sau cai sữa, cần căn cứ vào mức độ tuổi của nó, để tăng khẩu phần ăn hợp lý và tập cho ăn một số loại thức ăn của chó lớn.

Vào những ngày thời tiết xấu (giá rét, mưa bão, hoặc u ám) buổi tối phải cho chó ngủ trong nhà ấm, khô ráo, sạch sẽ, đặc biệt tránh ẩm ướt lạnh đột ngột, ban ngày vẫn có thể nuôi chó bình thường. Ban đêm mùa đông cần sưởi cho chó con.

Trong thời gian này chó con rất thích hoạt động, tiếp xúc với ngoại cảnh, chó thường liếp láp các chất bẩn nên dễ mắc bệnh nhất là bệnh đường ruột như : giun sán, ỉa chảy...

Hàng ngày dọn chuồng chó con sạch sẽ, và mỗi tháng tắm ít nhất là 2 lần (chú ý mùa đông phải chọn ngày nắng ấm, tắm xong phải dùng khăn vải sạch lau khô lông).

Nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với chó con sau cai sữa là rất lớn, phải tăng dần, chú ý bổ sung đầy đủ chất đạm, vitamin đặc biệt chất khoáng đa lượng và vi lượng.

Trong thời kỳ này, cần quan tâm kiểm tra chó hàng ngày, định kỳ tẩy giun sán, đề phòng bệnh giun móc và giun đũa ngay từ ngày thứ 21 trở đi. Chú ý diệt trừ ve, rận, bọ chó hút máu gây bệnh cho chó.

Bài 5. Sự khác nhau về sinh lý dinh dưỡng giống chó to, nhỏ.

Tùy theo sở thích mà mỗi chúng ta nuôi các giống chó có kích cỡ to nhỏ khác nhau, chúng cũng khác nhau về đặc điểm sinh lý và nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc. Các kiến thức cơ bản dưới đây về dinh dưỡng giúp các bạn có cơ sở khoa học để chăm sóc tốt cún cưng của mình.

1. Kích thước ống tiêu hóa

Giống chó nhỏ bộ máy tiêu hóa chiếm 7% trọng lượng cơ thể, gấp hơn hai lần các giống chó to chỉ chiếm 2,7%. Như vậy với giống chó to lượng thức ăn cho một bữa ít hơn ( so với trọng lượng cơ thể) lượng thức ăn của các giống chó nhỏ, nhưng độ đậm đặc về chất cung cấp ca-lo ( năng lượng ) lại phải cao hơn thức ăn cho các giống chó nhỏ.

2. Sự trưởng thành

Các giống chó nhỏ phát triển tới độ trưởng thành ở 8 tháng tuổi, trong khi đó các giống chó to tới 24 tháng mới hết độ lớn. Do vậy nhu cầu dinh dưỡng các giống chó nhỏ cần đáp ứng đủ với tốc độ trưởng thành nhanh của cơ thể, trong khi đó thức ăn nuôi các giống chó to cần phù hợp, điều độ với sự phát triển "dài hơi" hơn.

3. Nhu cầu năng lượng

Các giống chó nhỏ có nhu cầu tiêu tốn năng lượng gần gấp hai lần các giống chó to, do vậy thức ăn của chúng cần giầu protein, béo và khoáng chất hơn.

4. Tuổi thọ

Tuổi thọ trung bình các giống chó nhỏ là 14 năm, trong khi đó các giống chó lớn chỉ 8 năm. Nhu cầu dinh dưỡng phù hợp cho tuổi "già" của giống chó lớn sớm hơn các giống chó nhỏ.

ST

Tu luc de den luc thit thi khong bao nhiu thang tuoi the ai co kinh nghiem ve nuoi cho thit thi chia se voi e nhe e o bac ninh sdt 0984815195
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
nuoi sao de cho khong bi di kiet li xin mach gim toi voi
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
bổssung cho ăăn cássống
hơn 1 tháng trước - Thích
Sanh
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho hay bi dy kiet la do tieu hoa kem hay dung mot nam la mo va qua trung ga hai thu chon lan voi nhau roi cho no an la khoi la mo cat nho
hơn 1 tháng trước - Thích
tim nguon gong o dau
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
tai sao lai co nhung nguoi an noi k co van hoa nhu vay ma lai co quyen phan xet nguoi khac mot cach tho bi nhu vay
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Cho hoi minh muon nuoi khoang 6 con cho chung 1chuong co dc ko nhi
hơn 1 tháng trước - Thích
nên quay vào rồi thả cho chạy nhảy tốt hơn nuôi chuồng (dễ bị strees
hơn 1 tháng trước - Thích
Cách phong cho di ngoai
hơn 1 tháng trước - Thích
Minh thay cung kha thi. Nhưng cư nghi đên luc ban, nhơ ve măt sợ sệt lân oan trach co con lai con rưng rung nuoc mat. Minh lai k nỡ
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Toi dang o binh Phước dang muon nuoi cho thịt xin chi cach lam chuồng sao cho hop ly
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
O mien nam co noi nao cung cap cho thit lam giong không
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho nha tôi bi nôn bo ăn cần dung thuộc gi
hơn 1 tháng trước - Thích
minh dang nuoi cho thit thay cung hieu qua nhung thuoc thu y minh khong duoc tin tuong co ban nao biet di chi thuoc thu y nao tot bao minh voi nhe
hơn 1 tháng trước - Thích
Mình có nuôi một nứa rồi nhưng bị bệnh chết gần hết cho mình hỏi cách phòng bệnh và điều trị các bệnh như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích
Lam sao cho it binh
hơn 1 tháng trước - Thích
cách phòng và điều trị bệnh viêm đường ruột cho chó như thế nào ?
hơn 1 tháng trước - Thích
tôi muốn kinh doanh nuôi chó thịt tìm đến địa chỉ nào? có thể gửi địa chỉ giúp tôi vào gmail được không?
hơn 1 tháng trước - Thích
to dang lam mo hinh nay nhung co ng noi dc co ng thi noi (ko on) to chi lam co 20 con thui ko bit se the nao nua
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
chó nhà bạn có bị đi ỉa k, cách chữ và phòng bệnh đường ruột chỉ giúp mh với
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
vó vẩn 40000 1kg*10=400.000 1con.người nuôi thu về khoảng 480.000 đồng/kg,móc đau ra....thế mà cũng đăng bài
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
10-20kg, đuôi à
hơn 1 tháng trước - Thích
tiêm chủng chó ntn ai bit chia sẻ mình với
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Gửi hỏi đáp - bình luận