Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc qua điện thoại
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext (Học bổng chính phủ Nhật)
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc tiếng anh
Một câu hỏi hóc búa thường làm cho người ta bối rối và nhầm lẫn, giống như những câu hỏi phỏng vấn tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Ðể chấp thuận một đơn xin chiếu khán (visa) của diện hôn phu-thê hoặc diện vợ-chồng, các nhân viên lãnh sự phải biết chắc một cách hợp lý rằng mối liên hệ của họ phải chân thật. Nhiều người cảm thấy rằng những hồ sơ bị từ chối không hợp lý chút nào, nhưng nói cho cùng, chính các nhân viên lãnh sự mới có quyền quyết định thế nào mới là... hợp lý!
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ bàn về những lý do chung mà các hồ sơ diện hôn phu-thê và diện vợ-chồng thường bị từ chối bởi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn.
Một lý do thường xuyên bị từ chối là: "những hình ảnh cho thấy người bảo lãnh và người được bảo lãnh ở chung với nhau chỉ có vài ngày". Kết luận này đưa đến hai câu hỏi: (1) Cần bao nhiêu hình để chứng minh mối liên hệ? và (2) Có phải hình ảnh là cách sử dụng để chứng minh mối liên hệ không? Dĩ nhiên, nếu có những hình ảnh được chụp ở nhiều nơi như Vũng Tàu, Ðà Lạt, Nha Trang, Sài Gòn, v.v..., thì hai người có thể được xem là ở chung với nhau nhiều hơn "vài ngày". Nhưng sự từ chối mới đây của Lãnh sự cho thấy dù có một trăm tấm hình cũng chưa thể chấp nhận là bằng chứng về mối liên hệ trong sáng. Lãnh sự viết rằng: "Hình ảnh đã nộp chỉ chuyện nhỏ vì chúng chỉ cho thấy người bảo lãnh và người được bảo lãnh chỉ ở với nhau vào thời điểm chụp hình mà thôi. Thời gian mà tấm hình được chụp không thể phối kiểm. Một số hình có chú thích ghi ngày chụp, nhưng ngày trên hình rất dễ dàng được ngụy tạo". Nó cách khác, bất kể bao nhiêu hình được nộp, nhân viên lãnh sự vẫn đặt nghi vấn về sự liên hệ của hai người.
Một lý do từ chối khác vẫn thường xảy ra là người được bảo lãnh ở Việt Nam không thể nói về thành phố mà người bảo lãnh cư ngụ. Thí dụ: "Người được bảo lãnh không biết những yếu tố căn bản về thành phố Boston mà người bảo lãnh đang cư ngụ". Hầu hết hai người trong cuộc không dùng nhiều thời gian nói chuyện về thành phố mà người bảo lãnh cư ngụ. Thay vào đó, họ thảo luận về đời sống của họ, gia đình của họ và tương lai của họ. Và có hợp lý không khi bạn kỳ vọng người nào đó có thể tả về thành phố của bạn ở mà họ chưa bao giờ sống ở Hoa Kỳ? Ngay cả tên những nơi chốn ở Mỹ cũng đã khó để phát âm hay để nhớ. Có một người Mỹ nào chưa từng ở Việt Nam có thể mô tả thành phố Việt Nam chỉ dựa trên những gì mà ai đó kể cho anh ta nghe về thành phố đó không? Có lẽ là không.
Sau cùng, Lãnh sự kỳ vọng đương đơn ở Việt Nam biết về những sở thích và giải trí của người bảo lãnh. Một trong những lý do từ chối vì người vợ nói rằng chị biết chồng của chị thích đi câu cá, nhưng chị không biết nơi nào chồng chị thích đi câu hoặc đi với ai. Chúng ta tự hỏi làm sao loại hiểu biết này lại có thể là một bằng chứng về mối liên hệ của hai người? Người vợ có nên biết thêm tên của loại cá và tên của cha mẹ, anh chị em của loại cá này không?
Dĩ nhiên có một số hồ sơ không được xem là "trong sáng", nhưng chúng ta hy vọng rằng Lãnh sự sẽ có thể nhận dạng những hồ sơ này mà không cần phải trừng phạt những hồ sơ chân thật bằng cách hỏi những câu... không thể trả lời.
Hỏi Ðáp Di Trú:
- Hỏi: Làm sao có thể thành công trong việc dùng hình ảnh để chứng minh về mối liên hệ?
- Ðáp: Ðể có thể thuyết phục nhân viên lãnh sự rằng những hình ảnh cho thấy thời gian ở với nhau nhiều hơn "vài ngày", có thể qúy vị cần cung cấp thêm bản sao đăng ký tạm trú, biên nhận thuê khách sạn và những bằng chứng khác cho thấy hai người sống với nhau nhiều hơn "vài ngày".
- Hỏi: Làm sao một phụ nữ ở Việt Nam có thể mổ tả thành phố cư ngụ của người bảo lãnh nếu chị chưa từng ở đó?
- Ðáp: Chỉ có một cách duy nhất mà chị ấy có thể làm: Người bảo lãnh phải nói với chị càng nhiều càng tốt về thành phố mà anh ta sinh sống, và phải dạy chị ấy cách phát âm tên của thành phố này.
Lãnh sự Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dùng những câu hỏi này để từ chối cấp chiếu khán (visa) cho đương đơn.
Có ba lý do chính bị từ chối chiếu khán. Lý do thông thường nhất là đương đơn không biết đủ về người bảo lãnh và đời sống của họ ở Hoa Kỳ. Thí dụ, đương đơn không biết tên vài bạn thân của người bảo lãnh, hoặc các sinh hoạt thường làm ngoài giờ làm việc, các món ăn khoái khẩu, hay các chương trình truyền hình ưa thích, hoặc chi tiết về nơi sinh sống của người bảo lãnh.
Những lý do từ chối khác liên quan đến những câu hỏi về công việc làm của người bảo lãnh: Chẳng hạn như người bảo lãnh làm việc bao lâu, làm việc gì; tên công ty mà người bảo lãnh đang làm việc; hoặc các sản phẩm hay dịch vụ mà công ty này sản xuất....
Lý do chính thứ hai bị từ chối chiếu khán là một số thông tin mà người được bảo lãnh cung cấp không giống như thông tin mà người bảo lãnh cho biết. Thông thường liên quan đến ngày gặp gỡ đầu tiên, hoặc ngày mà người bảo lãnh ngỏ lời cầu hôn....
Sau cùng, Lãnh sự Hoa Kỳ từ chối nhiều hồ sơ vì hồ sơ điện thoại không cho thấy sự liên lạc thường xuyên, hay hình ảnh nộp trong ngày phỏng vấn được cho là hai người chỉ gặp nhau hai, ba ngày mà thôi.
Ðôi lúc, những thông tin mà đương đơn cho biết hoàn toàn khác với những gì Lãnh sự nói. Các đương đơn cho biết:
1- Họ đã trả lời các câu hỏi nào đó nhưng Lãnh sự nói rằng họ không biết câu trả lời, hay
2- Lãnh sự nói rằng họ không thể trả lời những câu hỏi nào đó, nhưng đương đơn nói rằng không hề có những câu hỏi này.
Vậy chuyện gì đã xảy ra trong cuộc phỏng vấn? Nhân viên Lãnh sự thực sự đã hỏi những gì và đương đơn đã trả lời chính xác ra sao. Nếu không có máy ghi âm cuộc phỏng vấn, không ai có thể trả lời những nghi vấn kể trên.
Hỏi Ðáp Di Trú:
- Hồ bảo lãnh vợ chồng của tôi bị từ chối vì vợ tôi không thể cung cấp thành phố nơi tôi sinh sống và tên công ty mà tôi làm việc. Việc từ chối một hồ sơ với những lý do này có hợp lý không?
- Ðáp: Tiếc thay, chỉ có Lãnh sự Hoa Kỳ mới có thể quyết định thế nào là "hợp lý". Trong trường hợp hồ sơ của qúy vị, người được bảo lãnh có thể phải chờ đợi để giải thích và nộp thêm những bằng chứng về mối quan hệ, hoặc nộp một hồ sơ mới.
- Hỏi: Sau cuộc phỏng vấn, chúng tôi có bao nhiêu thời gian để nộp thêm các bằng chứng?
- Ðáp: Quy định nói rằng qúy vị có thời gian là một năm, nhưng Lãnh sự sẽ không đợi lâu như vậy trước khi trã đơn bảo lãnh về lại sở di trú USCIS ở Hoa Kỳ để duyệt xét và có thể bãi bỏ hồ sơ này.
Chia sẻ kinh nghiệm
Diện vợ chồng, cần phải chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn
Lời Toà Soạn: Để giúp những độc giả có nhu cầu tìm hiểu về việc xin visa vào Mỹ, Trẻ mở mục HỎI ĐÁP VISA để giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp những thông tin mới về di trú do chính phủ Hoa Kỳ ban hành. Mục này sẽ do anh Huy Tôn, hiện là giám đốc của công ty dịch vụ SG VISA (Smaller Globe VISA) đảm trách. Anh Huy Tôn định cư tại Seattle, Hoa kỳ, tốt nghiệp thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh, đã từng làm việc cho Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, có nhiều năm kinh nghiệm trong vai trò Case Worker của chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo (HRS), là người sáng lập và điều hành nhóm hoạt động nhân đạo AbamaE
Quý độc giả có thắc mắc liên quan đến việc xin visa Hoa kỳ xin gởi thư về: 3202 N.Shiloh Rd., Garland, TX 75044 hoặc e-mail: bientap@trenews.net và cc:info@sgvisa.org. công ty dịch vụ SG VISA sẽ giải đáp và tư vấn cho các bạn trong thời gian sớm nhất.
Huy Tôn
Hỏi
Tôi tên Phu Canh Tran, Petioner cho vợ tôi tên Pham Thi Thanh Truc, hiện đang cư ngụ tại Vietnam. Xin vui lòng giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi v/v bảo lãnh vợ tôi sớm được đoàn tụ tại Hoa Kỳ.
Tôi đã hoàn tất hồ sơ bảo lãnh đến bước 4 (step 4): submit Visa Application & Supporting Documents. Đang chờ bước 5: Review and Interview Scheduling by the NVC.
Nếu được gọi phỏng vấn, xin ông chỉ cách chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn cần phải làm những gì. Vì vợ tôi đã bị từ chối (rớt) trong lần phỏng vấn với diện “Fiancee” vào năm 2010 vừa qua. Nay tôi đã chuyển diện bảo lãnh theo diện vợ chồng (K1).
Mong nhận được sự giúp đỡ của quý Công Ty.
TRAN CANH PHU - phu_tran...@yahoo.com
Đáp
Chào ông, chúc mừng ông hồ sơ đã hoàn tất tới giai đoạn Review and Interview Scheduling by NVC.
Chỉ dẫn: cần chuẩn bị và biết rõ về thông tin của các thành viên trong hồ sơ:
- Thông tin cá nhân, hôn nhân trước, ly dị, con riêng. Những thông tin này giúp chứng minh đương đơn và người bảo lãnh hiểu rõ lẫn nhau, đã trao đổi thông tin riêng tư của nhau nhiều lần, và chỉ có người thân của nhau mới hiểu được rõ những điều này.
- Hiểu biết về lần nhập cư Mỹ và lý lịch pháp lý của người bảo lãnh giúp chứng minh mức độ thân mật và tin cẩn với nhau vì chỉ có vợ chồng hoặc hôn phu hôn thê mới trao đổi cho nhau những thông tin không hay về quá khứ của mình.
- Công việc, tài chánh, thu nhập, tài sản cho thấy đương đơn và người bảo lãnh hiểu rõ về nguồn thu nhập của nhau; cả hai đều hiểu rằng khi đến với nhau thì về mặt tài chánh mỗi bên sẽ được thêm và mất đi những gì; và chỉ có vợ chồng hoặc hôn phu hôn thê mới có thể đồng ý cung cấp những thông tin tài chánh của mình cho người kia biết.
- Mối quan hệ, thời gian, địa điểm, người giới thiệu, đám hỏi, đám cưới; chỉ có những người trong cuộc mới biết được và có khả năng cung cấp một cách rõ ràng, chính xác và nhất quán những thông tin này.
- Thông tin về chỗ ở, thành phố, khí hậu, vùng lân cận; điều này chứng minh được rằng giữa đương đơn và người bảo lãnh thường xuyên liên lạc và chia sẻ về đời sống của người bảo lãnh tại Hoa Kỳ.
- Bằng chứng gồm: những hình ảnh, thư từ, E-mail, biên nhận gửi tiền...
Hỏi về bảo lãnh diện kết hôn sang Mỹ
Chồng của tôi là Việt kiều, tôi và anh từng làm thủ tục bảo lãnh theo diện đính hôn nhưng bị cho là giả. Vậy chúng tôi phải làm thế nào để chứng minh tình yêu của mình? |
|
Sau đó tôi và chồng đã làm đám cưới, bây giờ chồng tôi muốn bảo lãnh theo diện kết hôn. Chúng tôi thật sư yêu nhau muốn sống cùng nhau. Nhưng đã bị rớt một lần thì lần này họ có cho chúng tôi là giả nữa không? Làm thế nào để chồng tôi có thể bảo lãnh tôi sang Mỹ. Mong được sự tư vấn của quý vị. Tôi chân thành cảm ơn Trả lời Diễm Hương Chào Diễm Hương, Thời gian 2 bạn quen nhau chắc cũng đã lâu, như vậy thì sẽ có rất nhiều bằng chứng để chứng minh mối quan hệ của vợ chồng bạn là thật. Hình ảnh, phone bills, những chuyến đi du lịch, vé máy bay những lần chồng về thăm vợ, đám cưới với sự tham dự của 2 gia đình...là những bằng chứng thuyết phục. Ngoài ra, có những bằng chứng mạnh khác như nhà, tài sản thuộc sở hữu của 2 vợ chồng, hợp đồng bảo hiểm mà người thụ hưởng là vợ (hoặc chồng). Có con chung thực sự là bằng chứng thuyết phục nhất của việc chứng minh mối quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, vợ chồng bạn chỉ nên có con khi 2 người đều thực sự mong mỏi. Nếu có con chỉ để việc bảo lãnh được dễ dàng thì không nên vì hôn nhân luôn luôn cực kỳ phức tạp, nhất là có khi thêm 1 đứa bé. Nhưng khi bạn sinh con thì không cần phải thử ADN như 1 số bạn đã nói nếu bạn có bằng chứng chứng minh được thời điểm thụ thai chồng bạn có ở bên bạn. Bằng chứng đó là vé máy bay, visa nhập cảnh của chồng bạn, hình chụp chung của 2 nguời và khoảng thời gian 2 bạn sống chung với nhau đủ lâu để có thể mang thai. Mình làm hồ sơ xin Giấy chứng sinh và passport Mỹ cho bé nhà mình ở TP.HCM hoàn toàn không phải thử ADN và cũng không có gì khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, hôm đó mình cũng chứng kiến 1 trường hợp nhân viên lãnh sự yêu cầu phải thử AND vì người cha chỉ ở VN có 3 ngày tại thời điểm người mẹ thụ thai. Nhân viên lãnh sự không tin là chuyện đó có thể xảy ra trong thực tế thì hoàn toàn có thể :) Chúc vợ chồng bạn sớm đoàn tụ và hạnh phúc.
Sang Mỹ bằng diện bảo lãnh hôn phu-thê hay vợ chồng. Chào bạn! Trước hết mình cho rằng nhân viên lãnh sự không kết luận trường hợp của bạn là giả mà họ chỉ đơn giản cho rằng bạn đã không cung cấp đủ bằng chứng để thuyết phục họ về tình yêu của bạn. Không nên nản chí vì bạn chỉ mới qua một lần phỏng vấn, tôi biết người bà con từng phỏng vấn đến 3 lần trước khi được chấp thuận. Điều bạn cần làm là giữ lại tất cả giấy tờ cho lần phỏng vấn trước, đọc và cố gắng hiểu tất cả thông tin mà nhân viên lãnh sự trả về cho bạn. Cụ thể là giấy tờ mà họ ghi nguyên nhân bạn không được cấp Visa ở lần phỏng vấn trước. Liên lạc với lãnh sự quán Mỹ nơi sắp lịch phỏng vấn cho bạn, thường họ luôn có một cửa sổ ở ngoài cho những người cần biết thêm thông tin hay bổ sung giấy tờ, hỏi họ cách để làm một cái hẹn phỏng vấn khác. Thông thường nếu trường hợp của bạn bị từ chối trong thời gian từ 6-9 tháng thì hồ sơ vẫn còn tại lãnh sự quán. Nếu quá thời gian trên mà bạn không có phản hồi gì thì họ sẽ gửi kết quả về cho Sở di trú tại Mỹ (USCIS) và hồ sơ sẽ bị hủy. Khi đó bạn sẽ phải làm lại hồ sơ từ đầu và thời gian chờ cho Case mới sẽ từ 12-15 tháng. Vậy thì đừng chờ! Hãy xúc tiến trên Case cũ của bạn. Hãy tự mình đi làm mọi việc, đừng nhờ đến dịch vụ vì họ cũng mò mẫm như bạn thôi. Hỏi họ xem cách nào để có một cuộc hẹn phỏng vấn khác khi bạn cung cấp cho họ những giấy tờ từ lần phỏng vấn trước. Người phối ngẫu có lẽ không giúp gì cho bạn lúc này được vì anh ta cũng phải thực hiện như bạn nếu muốn hồ sơ được tiếp tục. Khi bạn đã có một cuộc hẹn phỏng vấn khác nên nắm lấy cơ hội của mình. Mang theo những giấy tờ bằng chứng cần thiết như họ yêu cầu mà bạn đã thiếu lần trước. Bổ sung các hình ảnh vế đám cưới, gia đình, bạn bè. các thư từ, e-mail, giấy báo nhận tiền, hồ sơ khai thuế mới nhất của chồng bạn, các pay stub, bill điện thoại, điện nước, bank statement... Nếu bạn có thiệp mừng SN, hay giáng sinh, năm mới từ chồng bạn gửi cho bạn hay gia đình hoặc của bạn gửi sang cho chồng (yêu cầu anh ấy gửi về, kèm phong bì cũ có con dấu của bưu điện Mỹ). Cố gắng nắm rõ công việc, chổ ở, sở thích, các sự kiện xảy ra đối với chồng bạn trong quá khứ gần (1-2 năm). Có thể nhân viên lãnh sự không biết tất cả nhưng họ sẽ đánh giá mức độ thông tin qua cách bạn trả lời. Giả hay thật qua cách bạn trả lời chứ không qua hồ sơ bạn cung cấp, vì thường họ không tin tưởng 100% vào các bằng chứng đó. Bình tĩnh và tự tin là cách để bạn vượt qua cuộc phỏng vấn. Tôi cũng biết vài trường hợp làm hồ sơ giả nhưng họ vẫn được chấp thuận, nhân viên lãnh sự cũng là con người, cái bạn cần là thuyết phục họ tin bạn. Chúc bạn may mắn lần sau!
Sinh con Chào bạn, Mình cũng có chút kinh nghiệm về vấn đề này, xin chia sẻ cùng bạn như sau: theo điều 314b (luật di trú Mỹ), khibạn đã bị từ chối thì trên dữ liệu của Mỹ về hồ sơ của bạn có chút nghi ngờ, việc bạn làm đám cưới cho dù có chứng minh được hai bạn đã yêu nhau và cưới nhau thì trong mắt viên chức lãnh sự vẫn là sự che đậy cho lần phỏng vấn trước. Chỉ có một cách duy nhất, nếu hai bạn đã cưới nhau, thì nên sinh một đứa con, rồi từ đó, chồng bạn sẽ làm thủ tục nhận con từ VN, thời gian khoảng 3 tháng sau khi thử DNA xong thì họ se cấp giấy khai sinh và passport Mỹ cho con bạn, khi đó chồng bạn làm thủ tục bảo lãnh cho bạn theo diện vợ chồng rất nhanh.
Rất dễ Nói chồng của chị về lại Việt Nam "cố gắng" sinh một đứa con với chị xong rồi bổ xung hồ sơ thì sẽ chắc chắn được đi (sau khi xét nghiệm DNA). Chúc chị thành công.... chứng minh quan hệ thật
Một khi hồ sơ của bạn bị liệt là giả thì rất khó chứng minh với lãnh sự cho những lần sau. Giống như họ đã liệt bạn vào sổ đen vậy. Có lẽ 2 bạn nên có một con và thử DNA chứng minh là con của 2 người, thì là một bằng chứng hữu hiệu nhất.
cách duy nhất trong trường hợp này có cách duy nhất là fải đẻ môt vài đứa con để chưng minh nói về chuyện hôn nhân bao lanh ve Mỹ chao bạn Diem Hương ! tôi nghĩ rằng chuyện ban va chong đã đi fong van Vía dinh hôn mà lãnh sự Mỹ cho la giả kg cấp . thì nay các bạn đã kết hôn hẳn hòi rôi thì chồng bạn cứ việc lam lai bộ hồ sơ bảo lãnh cho vợ theo diên hop thưc hóa g/d thôi chứ còn sợ gì nữa . đó là sự thật ....nhưng khi lam ho so bao lanh cũng phải khai rõ cho họ thấy làn bao lãnh trươc để họ thấy ...là họ đã hiêu lầm ban và cap cho ban ....lan nay la chinh đáng thôi . ăn thua là công vie5c lam va đóng thue cua chong bao ở bên nha nuoc Mỹ có đủ sức bảo lanh cho bạn kg đấy . chúc cac ban may mắn ,cứ sư thật mà lam....kg co gi dang lo . |
Kinh nghiệm phỏng vấn xin thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ
Xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm quan trọng và cần lưu ý khi đi phỏng vấn xin cấp thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ. Thông tin được trích từ tài liệu hướng dẫn do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp.
Mối quan hệ và ràng buôc của bạn với quê hương
Theo luật của Hoa Kỳ, tất cả những người xin cấp thị thực không di dân đều được coi là sẽ nhập cư trong tương lai trừ phi họ có thể thuyết phục quan chức lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Vì vậy, bạn phải chứng minh rằng bạn có lý do trở về tổ quốc. Và những lý do này phải mạnh hơn những lý do khiến bạn ở lại Mỹ. Mối ràng buộc với tổ quốc khiến bạn trở về bao gồm: có việc làm, mối quan hệ gia đình, bạn sở hữu hay được thừa hưởng tài sản, bạn có các khoản đầu tư trong nước.
Tiếng Anh
Hãy lường trước rằng để được cấp thị thực nhập cảnh, bạn sẽ được phỏng vấn bằng tiếng Anh chứ không phải bằng tiếng mẹ đẻ. Chúng tôi gợi ý bạn hãy luyện tập tiếng Anh giao tiếp với người bản ngữ trước khi phỏng vấn. Bạn hãy bình tĩnh, tự tin trả lời đầy đủ, ngắn gọn và rõ ràng những câu hỏi của người phỏng vấn. Bằng cách đó, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt về bản thân và khả năng được cấp thị thực nhập cảnh là rất cao.
Học tập
Bạn hãy tìm hiểu kỹ về chương trình bạn sẽ học và mức độ phù hợp của nó với nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Bạn nên cố gắng giải thích kinh nghiệm và kiến thức bạn học được ở Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nghề nghiệp của bạn khi trở về Tổ quốc.
Thông tin bổ sung
Bạn nên trình ra văn bản giấy tờ với nội dung rõ ràng để nhân viên phòng Lãnh sự chỉ cần nhìn lướt qua đã hiểu được. Họ không thể đọc và đánh giá nhanh được những lời giải thích dài dòng. Hãy nhớ là bạn chỉ nên có hai đến ba phút cho phỏng vấn là tốt nhất.
Chứng từ tài chính
Bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng thư từ hay tài liệu cần thiết xác nhận các nguồn tại trợ nếu bạn được nhận học bổng của trường bạn học tại Hoa Kỳ, trường đại học bạn đang theo học tại quê nhà, công ty hay chính phủ Việt Nam… Nếu nguồn tài trợ là của cá nhân hay gia đình, chứng từ của ngân hàng thường ít khi được coi là bằng chứng đủ tin cậy để chứng minh bạn có đủ nguồn tài trợ. Chứng từ ngân hàng chỉ có thể đáng tin cậy nhất nếu đó là bản kê khai tài khoản bình thường, định kỳ hàng tháng có tính xác thực và được tính bằng máy tính.
Giữ thái độ mềm mỏng, chân thành và cởi mở
Bạn không nên tranh luận với nhân viên phòng Lãnh sự. Nếu bạn bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh, hãy đề nghị nhân viên phòng Lãnh sự cho biết lý do bị khước từ bằng văn bản đồng thời danh mục tài liệu nên mang theo để khắc phục tình trạng bị khước từ.
Trong mọi trường hợp, bạn đều có thể đăng ký lại với Văn phòng cấp thị thực bằng cách trình lên các thông tin bổ sung. Nếu bạn xin cấp thị thực lần hai, bạn cần nhất quán trong cách trả lời câu hỏi của nhân viên phỏng vấn cấp thị thực. Trong nhiều trường hợp nội dung cuộc phỏng vấn xin cấp thị thực được lưu lại và đem so sánh với câu trả lời của bạn trong những lần phỏng vấn sau đó.
Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp các bạn có được sự chuẩn bị kỹ càng khi đi phỏng vấn xin thị thực. Điều quan trọng là bạn nên tự tin vào chính bản thân mình.
NHỮNG BÍ QUYẾT KHI ĐI PHỎNG VẤN VISA MỸ
Quá trình phỏng vấn xin visa Mỹ trung bình chỉ kéo dài khoảng 3-5 phút, vì thế bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói ngắn gọn và thuyết phục. Bạn hãy tự tin, đừng che giấu sự thật hoặc nói dối. Các nhân viên bộ phận lãnh sự của Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm để dễ dàng xác định được liệu người được phỏng vấn đang nói thật hay không về việc xin thị thực của họ.
Muốn đạt kết quả tốt khi phỏng vấn, bạn phải làm hài lòng các nhân viên lãnh sự ở 3 điểm quan trọng sau:
- Đầu tiên, bạn có phải là một sinh viên thực sự hay không? Cán bộ lãnh sự Mỹ sẽ xem xét nền tảng giáo dục và kế hoạch của bạn nhằm đánh giá xem bạn có khả năng đến đâu trong việc vào học và trụ lại tại trường cho tới khi tốt nghiệp. Nếu bạn được yêu cầu tham gia phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận về lý do bạn chọn một trường cụ thể, chuyên ngành dự định của bạn và kế hoạch nghề nghiệp của bạn.
Hãy mang theo lý lịch học tập tại trường, kết quả các kỳ thi quốc gia, và điểm SAT hoặc TOEFL (nếu trường của bạn yêu cầu phải có các điểm thi này) cũng như bất kỳ thứ gì khác chứng tỏ cam kết học tập của bạn.
- Thứ hai, bạn có khả năng trang trải cho việc học của mình hay không? Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Mẫu đơn I-20 của bạn sẽ liệt kê cách thức bạn chi trả các chi phí của mình ra sao, ít nhất là cho năm học đầu tiên.
Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải làm thế nào để chứng tỏ rằng người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền cho việc học của bạn. Cơ hội nhận được visa sẽ cao hơn khi cha mẹ tài trợ cho việc học của bạn. Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích quan hệ đặc biệt của bạn với người này, để biện minh cho việc người tài trợ sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đô la cho việc học của bạn.
Hãy cung cấp cho các nhân viên lãnh sự những bằng chứng vững chắc về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và con số thu nhập. Điều này khiến cho cán bộ lãnh sự yên tâm rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian 4 năm bạn học.
Nếu nguồn thu nhập của người tài trợ cho bạn từ nhiều nguồn khác nhau (chẳng hạn như lương, hợp đồng, trang trại, tài sản cho thuê, các khoản đầu tư...) thì hãy đề nghị người tài trợ viết một lá thư liệt kê và chứng minh bằng tài liệu từng nguồn thu nhập một.
- Cuối cùng và quan trọng nhất đối với các nhân viên lãnh sự là bạn có muốn ở lại thường trú tại Mỹ hay không? Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ thuyết phục được cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Nếu bạn đi học theo một thị thực J-1, người ta sẽ áp dụng quy định “2 năm”, theo đó bạn không thể xin thị thực nhập cư vào Mỹ cho tới khi bạn đã sống hai năm ở đất nước mình sau khi hoàn thành việc học tập tại Mỹ.
Tóm lại: bạn phải đủ khả năng chứng tỏ rằng những lý do khiến bạn trở về Việt Nam mạnh hơn những lý do khiến bạn ở lại Mỹ cũng như bạn phải chứng minh được đầy đủ các mối quan hệ kinh tế, gia đình và xã hội đối với nơi cư trú của mình để đảm bảo rằng việc bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời. Như vậy, xin visa du học Mỹ có phải là việc quá khó? Điều này phụ thuộc vào chính bạn đấy.
Nghệ thuật phỏng vấn nhân viên
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Những kinh nghiệm khi phỏng vấn xin việc
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn
Phong thái khi đi phỏng vấn
(st)