Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc qua điện thoại
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext (Học bổng chính phủ Nhật)
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc tiếng anh
Không ai có thể chắc chắn rằng mình sẽ được cấp visa bất chấp cảm giác hay thái độ của mình trong cuộc phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự chỉ cấp visa khi nào người xin visa hội đủ những điều kiện về phương diện pháp lý. Tuy nhiên có một vài kinh nghiệm sau đây có thể giúp bạn chứng minh bạn đủ tư cách trong cuộc phỏng vấn:
1. Lúc trả lời câu hỏi, bạn nên tránh kể chuyện đời bạn hay kể chuyện gia đình của bạn cho nhân viên lãnh sự. Thật vậy, nhân viên lãnh sự rất bận và phải phỏng vấn nhiều người trong một ngày. Họ không muốn nghe bạn kể chuyện dài dòng cho một câu hỏi ngắn. Khi họ đặt câu hỏi là họ muốn xem bạn đủ tư cách để được cấp visa theo đòi hỏi của luật di trú Hoa Kỳ hay không.
2. Bám vào vấn đề và trả lời thẳng vào câu hỏi. Thỉnh thoảng, nhân viên lãnh sự đặt một câu hỏi chỉ cần trả lời «Có» hay «Không». Nếu gặp một câu hỏi như vậy, bạn nên trả lời thẳng câu hỏi thay vì trả lời vòng quanh không nhắm vào câu hỏi đặt ra. Nói một cách khác, bạn nên trả lời ngắn gọn, nhưng nhắm vào suy tư của nhân viên lãnh sự và thỏa mãn quan tâm của họ. Dĩ nhiên là nếu gặp một câu hỏi cần sự giải thích thì bạn giải thích cho họ, nhưng đi thẳng vào vấn đề.
3. Nghe hết câu hỏi của nhân viên lãnh sự trước khi trả lời. Thật vậy, nếu bạn trả lời trước khi nhân viên lãnh sự dứt lời thì có khi bạn không trả lời đúng câu hỏi mà họ đặt, và thay vì làm cho cuộc phỏng vấn được mau kết thúc, bạn lại làm kéo dài cuộc phỏng vấn.
4. Bạn phải chắc chắn hiểu câu hỏi. Nếu bạn không hiểu câu hỏi thì bạn lịch sự cho họ biết để họ có thể lập lại câu hỏi, dùng từ đơn giản hơn hay nhờ người thông dịch lại cho bạn. Nhân viên lãnh sự không muốn bạn trả lời một câu hỏi mà bạn không hiểu và họ sẽ không biết rằng bạn không hiểu câu hỏi nếu bạn không cho họ biết.
5. Không nên đoán câu hỏi. Nếu bạn không biết trả lời câu hỏi, hay bạn không nhớ thì bạn cho nhân viên lãnh sự biết. Họ không muốn bạn đoán nếu bạn không biết.
6. Nên nói sự thật. Có nhiều người đủ điều kiện để được cấp visa, nhưng họ lại nói dối nhân viên lãnh sự vì họ nghĩ rằng điều đó tốt cho trường hợp của họ. Khi nhân viên lãnh sự khám phá được, họ bị cấm vào Mỹ suốt đời. Nếu những người đó nói sự thật ngay từ đầu và giải thích trường hợp của họ thì họ đã được cấp visa. Nếu bạn nghi ngờ về trường hợp của bạn thì bạn nên nói sự thật và giải thích chuyện gì đã xảy ra.
7. Nên trình những giấy tờ gốc và xác thực. Những giấy tờ giả có sửa đổi bị xem là gian lận và là một trong những nguyên nhân đưa đến việc bị từ chối visa. Lãnh sự quán Hoa Kỳ, với một trong những Bộ phận kiểm soát gian lận lớn nhất và tinh vi nhất, có thể khám phá những giấy tờ giả mạo và sự gian lận của bạn.
NHỮNG BÍ QUYẾT KHI ĐI PHỎNG VẤN VISA MỸ
Quá trình phỏng vấn xin visa Mỹ trung bình chỉ kéo dài khoảng 3-5 phút, vì thế bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói ngắn gọn và thuyết phục. Bạn hãy tự tin, đừng che giấu sự thật hoặc nói dối. Các nhân viên bộ phận lãnh sự của Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm để dễ dàng xác định được liệu người được phỏng vấn đang nói thật hay không về việc xin thị thực của họ.
Muốn đạt kết quả tốt khi phỏng vấn, bạn phải làm hài lòng các nhân viên lãnh sự ở 3 điểm quan trọng sau:
- Đầu tiên, bạn có phải là một sinh viên thực sự hay không? Cán bộ lãnh sự Mỹ sẽ xem xét nền tảng giáo dục và kế hoạch của bạn nhằm đánh giá xem bạn có khả năng đến đâu trong việc vào học và trụ lại tại trường cho tới khi tốt nghiệp. Nếu bạn được yêu cầu tham gia phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận về lý do bạn chọn một trường cụ thể, chuyên ngành dự định của bạn và kế hoạch nghề nghiệp của bạn.
Hãy mang theo lý lịch học tập tại trường, kết quả các kỳ thi quốc gia, và điểm SAT hoặc TOEFL (nếu trường của bạn yêu cầu phải có các điểm thi này) cũng như bất kỳ thứ gì khác chứng tỏ cam kết học tập của bạn.
- Thứ hai, bạn có khả năng trang trải cho việc học của mình hay không? Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Mẫu đơn I-20 của bạn sẽ liệt kê cách thức bạn chi trả các chi phí của mình ra sao, ít nhất là cho năm học đầu tiên.
Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải làm thế nào để chứng tỏ rằng người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền cho việc học của bạn. Cơ hội nhận được visa sẽ cao hơn khi cha mẹ tài trợ cho việc học của bạn. Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích quan hệ đặc biệt của bạn với người này, để biện minh cho việc người tài trợ sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đô la cho việc học của bạn.
Hãy cung cấp cho các nhân viên lãnh sự những bằng chứng vững chắc về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và con số thu nhập. Điều này khiến cho cán bộ lãnh sự yên tâm rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian 4 năm bạn học.
Nếu nguồn thu nhập của người tài trợ cho bạn từ nhiều nguồn khác nhau (chẳng hạn như lương, hợp đồng, trang trại, tài sản cho thuê, các khoản đầu tư...) thì hãy đề nghị người tài trợ viết một lá thư liệt kê và chứng minh bằng tài liệu từng nguồn thu nhập một.
- Cuối cùng và quan trọng nhất đối với các nhân viên lãnh sự là bạn có muốn ở lại thường trú tại Mỹ hay không? Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ thuyết phục được cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Nếu bạn đi học theo một thị thực J-1, người ta sẽ áp dụng quy định “2 năm”, theo đó bạn không thể xin thị thực nhập cư vào Mỹ cho tới khi bạn đã sống hai năm ở đất nước mình sau khi hoàn thành việc học tập tại Mỹ.
Tóm lại: bạn phải đủ khả năng chứng tỏ rằng những lý do khiến bạn trở về Việt Nam mạnh hơn những lý do khiến bạn ở lại Mỹ cũng như bạn phải chứng minh được đầy đủ các mối quan hệ kinh tế, gia đình và xã hội đối với nơi cư trú của mình để đảm bảo rằng việc bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời. Như vậy, xin visa du học Mỹ có phải là việc quá khó? Điều này phụ thuộc vào chính bạn đấy.
Một số kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục giữ thứ hạng cao trong danh sách những nước có số lượng sinh viên du học tại Hoa Kỳ nhiều nhất. Năm 2011, lượng sinh viên Việt Nam tăng 14%, nâng hạng từ vị trí 20 cách đây 5 năm lên vị trí thứ 8. Những con số thống kê ấn tượng đó là sự khẳng định vị thế hàng đầu và sức hấp dẫn của một nền giáo dục đẳng cấp quốc tế như Hoa Kỳ.
Có thể nói việc xin cấp Visa (Thị thực) là một trong những bước quan trọng để giúp cho các bạn học sinh - sinh viên hoàn tất hồ sơ du học Mỹ. Tuy nhiên, để có thể xin được visa du học thì cũng là cả một quá trình với rất nhiều thủ tục mà nếu như không có sự hướng dẫn kịp thời và đúng đắn thì các bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn.
Muốn có được kết quả tốt khi phỏng vấn, các bạn phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản khi xin visa du học:
1. Bạn thực sự có ý định đi học một cách nghiêm túc không? Hoặc bạn có khả năng học tốt tại Mỹ không?
Các viên chức Lãnh sự quán sẽ xem xét quá trình học tập của bạn trước đó cũng như kế hoạch học tập của bạn tại Mỹ. Do đó, các bạn cần mang theo những kết quả học tập mà các bạn có như bảng điểm, học bạ, bằng cấp, giấy khen,... Ngoài ra, bạn cũng phải nắm rõ về trường, khóa học, chuyên ngành học... tại Mỹ cũng như những dự định nghề nghiệp của bạn sau này. Bạn cần phải lên kế hoạch học tập và nghề nghiệp hợp lý, rõ ràng. Kế đến, bạn cần chứng minh rằng bạn sẽ làm gì với bằng cấp mà mình có được sau khi hoàn tất chương trình học tại Mỹ, cũng như các dự định tương lai khi về nước. Nếu có thể, bạn hãy tìm hiểu một chút về ngành nghề tương lai của mình cũng như nhu cầu của ngành nghề đó hiện nay tại Việt Nam. Ngoài ra, thông tin bản thân, gia đình, khả năng tài chính của gia đình, ý định quay trở về Việt Nam... cùng một số dạng câu hỏi khác nhằm thử độ nhạy bén trong tư duy và giao tiếp của học sinh cũng sẽ được đưa ra trong buổi phỏng vấn.
2. Bạn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học của mình không?
Chính phủ Mỹ muốn biết các bạn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian bạn theo học tại Mỹ hay không để đảm bảo chắc chắn rằng bạn không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Vì vậy, bạn cần chứng minh tài chính rõ ràng và cụ thể: ai sẽ là người chi trả học phí cũng như chi phí ăn ở cho bạn?
• Nếu bạn được cấp học bổng thì bạn phải có những giấy tờ liên quan đến việc bạn được cấp học bổng đó.
• Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân nào đó tài trợ, bạn phải làm thế nào để chứng tỏ rằng người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền cho việc học của bạn.
• Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích với viên chức Lãnh sự quán về mối quan hệ của bạn với người này, để chứng minh cho việc tại sao người tài trợ này sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đôla cho việc học của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cung cấp sự những bằng chứng về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và mức thu nhập. Điều này sẽ giúp cho viên chức lãnh sự tin rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian bạn học.
3. Luôn trung thực
Thời gian phỏng vấn chỉ kéo dài trong khỏang từ 3 đến 4 phút vì thế các bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói một cách ngắn gọn, rõ ràng nhưng chính xác và đầy tính thuyết phục. Các bạn hãy tự tin, đừng che giấu sự thật, nên trả lời trung thực theo hồ sơ của mình, trong khoảng thời gian phỏng vấn ngắn ấy các bạn cần cung cấp cho viên chức càng nhiều thông tin càng tốt, và đặc biệt không nên trả lời theo cách học thuộc lòng như những lập trình có sẵn mà phải trả lời thật tự nhiên. Các viên chức của Lãnh sự quán Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc của họ, do đó sẽ không quá khó để họ nhận ra được là các bạn đang nói thật hay không về việc bạn xin visa đi học.
Ông Michael Sestak, Trưởng phòng Visa không di dân - Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, cho biết: "Khi phỏng vấn chúng tôi không mong chờ câu trả lời hoàn hảo, mà trông chờ vào sự thành thật của bạn. Mặc dù hồi hộp bạn cũng phải thư giãn để đưa ra câu trả lời trung thực. Khi phỏng vấn chúng tôi không yêu cầu nói tiếng Anh, sẽ có phiên dịch. Tuy không bắt buộc nhưng nói được tiếng Anh sẽ có ích vì chứng minh bạn đã chuẩn bị kỹ để học tại Mỹ".
4. Chứng minh sẽ quay về Việt Nam
Đây là điều quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất cho tất cả các viên chức Lãnh sự quán khi xem xét. Bởi lẽ, Luật Thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ có thể thuyết phục cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Vì vậy, theo điều luật này thì các viên chức lãnh sự luôn xem các bạn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ vĩnh viễn cho đến khi nào các bạn chứng minh được điều ngược lại.
Các bạn có thể đưa ra những bằng chứng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tất cả chúng phải đủ mạnh mẽ để giúp cho viên chức lãnh sự tin là bạn sẽ không định cư Mỹ. Do đó các bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để trình bày hoàn cảnh của mình thật rõ ràng và chính xác để đảm bảo rằng việc các bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời.
Theo ông Michael Sestak, sau khi tốt nghiệp sinh viên có quyền ở lại Mỹ một năm để làm việc. Khi hết hạn, nếu làm việc tốt, công ty có thể bảo lãnh để có thể ở Mỹ làm việc thêm 5-6 năm nữa. Vậy làm sao có thể chứng minh ứng viên học xong sẽ về Việt Nam? "Tôi biết rất khó có một câu trả lời về việc quay về Việt Nam. Để xem xét yếu tố này chúng tôi căn cứ vào nhiều khía cạnh khác như: Bạn có người thân ở Mỹ không, nếu có thì sẽ xem xét người thân có làm hồ sơ bảo lãnh diện định cư không, còn nếu có người thân đang học ở Mỹ thì sẽ xem dịp lễ người đó có về Việt Nam thăm gia đình không... Kế tiếp là xem bạn đã từng sang các nước khác chưa, có tuân thủ các quy định xuất nhập cảnh không..." - ông Michael Sestak nói.
Lưu ý:
• Các bạn nên sử dụng tiếng Anh cho phần phỏng vấn của mình và hạn chế sử dụng tiếng Việt vì nếu không các viên chức Lãnh sự quán sẽ cho rằng các bạn không đủ khả năng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng Anh hãy nói "Pardon me" và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho các bạn nhưng nhất thiết các bạn phải trả lời họ lại bằng tiếng Anh. Trừ khi nào không thể nói bằng tiếng Anh, hoặc các bạn cảm thấy nói bằng tiếng Anh các bạn sẽ không thể giải thích hết ý thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt.
• Trong lúc chờ đợi đến lượt mình phỏng vấn, các bạn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lợi cho các bạn lúc phỏng vấn.
• Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và tiến đến phòng phỏng vấn, mỉm cười và chào những người phỏng vấn" Good..., sir/madam". Khi phỏng vấn xong dù được hay không các bạn cũng phải nói cám ơn và chào tạm biệt họ: "Thanks for your interview".
• Hồ sơ phỏng vấn phải được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự để khi viên chức phỏng vấn yêu cầu xem những giấy tờ nào thì các bạn có thể đưa cho họ ngay lập tức mà không bị lúng túng.
• Đặc biệt không nên xin visa không quá 120 ngày và không vào Mỹ trước 30 ngày so với ngày nhập học.
Chia sẻ kinh nghiệm
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ tự túc!
Trình tự và các thự tục khi đi phỏng vấn du học My
Các bạn ơi, mấy hum nay có người hỏi mình lúc vô phỏng vấn du học Mỹ mình phải làm gì và các giấy tờ phải nộp ở từng nơi như thế nào? Thực ra cũng rất dễ, nó có chỉ dẫn trong đó hết rùi nhưng Tuấn sẽ nói sơ qua để các bạn nắm trước nha
Giấy tờ chuẩn bị (nhất thiết phải có): Phiếu hẹn; Passport; DS, I_20; giấy khai sinh của mình, của ba mẹ; bằng khen của mình; giáy tờ về trường học của mình bên đây và bên Mỹ, giấy chứng minh thu nhập của ba,mẹ; sổ tiết kiệm của ba mẹ; hợp đồng lao động của ba, mẹ. Cần thêm (nếu có): gấy tờ bằng khen của ba, mẹ (để chứng minh rằng ba mẹ mình là người học thức), giấy bảo trợ và một vài giấy tờ mà có lợi cho sự chứng minh của mình lúc phỏng vấn
1) Cửa vào:
Miêu tả: Bên ngoài chỗ phỏng vấn có rất nhiều cửa nhưng chỉ có một cửa đề chữ "Cửa vào".
Thực hiện: Hãy bước vào cửa đó. Nhưng trước khi bước vào bạn sẽ được kiểm tra xem có mang vật gì nguy hiểm không hoặc có mang kim loại hay không bằng máy dò trên tay bảo vệ (lưu ý: đồng hồ và dây nịch bằng kim loại máy dò không kêu nên bạn có thể đem theo được)
Mục đích: kiểm tra xem chúng ta có mang vật gì nguy hiểm cho họ không
Lời khuyên: nên bỏ lại những thứ mà bạn thấy nguy hiểm vì nếu bạn qua được cửa này, bạn sẽ không bước ra ngoài được nữa. Và wa cửa sau họ còn kiểm tra lại bạn một lần nữa, nếu phát hiên bạn mang vật nguy hiểm họ sẽ gây khó dễ và có thể cho bạn về vì lí do an toàn
2) Phòng chờ:
Miêu tả: nói là phòng chờ chứ cũng hem phải nữa. Nó chỉ là một căn nhà cho chúng ta đứng xếp hàng thôi. Phia sau cánh cửa đó sẽ có 3 đường đi: Đường ngoài cùng sát cửa nhất dành cho phỏng vấn xin visa đi di cư ( visa immigrant), đường giữa không có gì và đường còn lại dành cho phỏng vấn xin visa không di cư (visa non_immigrant).
Thực hiện: vì chúng ta đi du học nên sẽ xin visa không di cư. Hãy vào đường có chữ "Visa non_immigrant". Chúng ta sẽ xếp hàng chớ ở đường này để đi ra ngoài đường wa một cửa khác
Mục đích: giữ trật tự và dễ kiểm soát cho họ hơn
Cảm giác của Tuấn: hơi mệt mỏi vì chờ tới hơn một tiếng. Hichic
Lời khuyên: Hãy bình tĩnh chờ đợi và xếp hàng đàng hoàng. Đừng gây tiếng động lớn, đừng chửi bới lung tung vì họ có camera quay những hành động của chúng ta đó
3) Nơi kiểm tra đồ đạc mang theo:
Miêu tả: sau khi bước ra ngoài đường bằng cửa khác từ phòng đó, chúng ta sẽ đi qua một cánh cửa nữa theo sự hướng dẫn của bảo vệ. Trong cánh cửa đó có máy kiểm tra đồ đạc mình mang theo và máy quét toàn diện người
Giấy tờ chuẩn bị: Phiếu hẹn phỏng vấn và Passport
Thực hiện: Chúng ta sẽ trình phiếu hẹn phỏng vấn và passport với bảo vệ tại đó. Sau khi đã xác định chính xác chúng ta thì sẽ cho vào cửa đó. Sau khi vào họ sẽ yêu cầu bỏ hết túi sách và những đồ bạn mang theo vào máy quét. Đồng thời bạn sẽ đi qua một máy quét để kiểm tra lại một lần nữa xem bạn có mang vật gì nguy hiểm và bằng kim loai không đồng hồ và dây nịch máy không báo hiêu nên vẫn mang đượC
Lưu ý: tại đây ai có điện thoại di động họ sẽ yêu cầu tắt máy và đưa cho họ giữ. Chúng ta không được mang điện thoại di động vào nơi phỏng vấn
Cảm giác của Tuấn: hơi sờ sợ vì lần đầu tiên đi mà
Mục đích: để họ xác nhận lại một lần nữa là chúng ta không gây nguy hiểm gì cho họ
Lời khuyên: bạn nên thành thật đưa hết những gì bạn có kể cả di động. Đừng giấu diếm bất cứ gì vì nếu phát hiện ra họ sẽ làm khó dễ bạn đó (máy quét của họ có thể phát hiện ra điện thoai di động bạn để trong người)
4) Nơi nộp giấy hẹn phỏng vấn, passport và DS, và I_20:
Miêu tả: Sau khi bạn đã được kiểm tra xong, bãn sẽ bước vào cánh cửa sau phòng kiểm tra đó. Ở đây lại có 2 sự lựa chọn: bên trái: nới dành cho phỏng vấn không di cư (du học, du lịch, công tác...) và bên phải là dành cho phỏng vấn di cư (đi theo diện đoàn tụ, nhập cư...). Vì Tuấn đi theo diện du học nên chỉ nói đến phần bên trái thôinha (tại bên phải Tuấn đâu có bít, chắc cũng tương tự vậy ^^). Sau khi quẹo trái bạn sẽ thấy ngay nhưng làn đường đi. Ở đầu mỗi làn đường đều có một bảng ghi giờ hẹn phỏng vấn
Giấy tờ chuẩn bị: Phiếu hẹn, Passport,DS va I_20
Thực hiện: Hãy quẹo trái và tìm đúng làn đường phù hợp với giờ hẹn của mình (lưu ý: bạn phải chọn đúng làn đường giờ hẹn của mình, nếu sai họ sẽ bắt xếp hàng lại và đợi rất lâu, có thể họ sẽ đuổi về đó). Ở cuối các làn đó có 3 cửa sổ được đánh thứ tự A,B,C (A, B nằm ở mặt trước, C nằm ở bên hông). Người ta sẽ nói cho bạn bít đường hẹn nào sẽ tới cửa sổ nào. Tới đó bạn sẽ nộp Giấy hẹn, Passport và DS. Họ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi đơn giản đẻ xác minh xem bạn có thật sự là người trong Passport và DS hok. Sau khi đã xác minh ong họ sẽ phát cho bạn một tờ giấy ghi số thứ (lưu ý phiếu hẹn, Passport, DS, I_20 họ sẽ giữ lại)
Cảm giác: cũng bình thường thôi ^^
Mục đích: Để họ dễ dàng quản lí, xác minh xem chúng ta có đúng là người trong DS và Passport không
Lời khuyên: bạn nên bình tĩnh và trả lời to, rõ và đầy đủ những thông tin họ hỏi
5) Chỗ ngồi đợi phỏng vấn:
Miêu tả: nó nằm bên hông của 2 cửa sở A,B cùng mặt cửa sổ C. Ở đây sẽ có rất nhiều hàng ghế, bạn muốn ngồi đâu cũng được. Trên cao có một bảng để gọi số và cho bạn biết nơi bạn sẽ phỏng vấn (phòng nào? Ví dụ nó sẽ để là A580: 5 nghĩa là số A580 tới phòng số 5 để phỏng vấn) và nó cũng có đọc loa cho chúng ta bít (Ví dụ: Hiện nay chúng tô idang phục vũ số A580 tại phòng số 5)
Thực hiện: bạn cứ ngồi chờ cho đến khi tới mình.
Lưu ý: Vì số trên bảng nhảy không theo thứ tu nên bạn phải cẩn thận. Ví dụ đang số A510 nó có thể nhảy tới A560 rùi nhảy ngước lai vì vậy bạn hãy nhìn và nghe cho rõ
Cảm giác: Rất hồi hộp và hơi lo sợ nhưng điều quan trọng là Tuấn đã tự tin và bình tĩnh
Mục đích: chờ đợi tới số ta phỏng vấn
Lời khuyên: Bạn nên mang theo một quyển sách để đọc trong lúc chờ đợi phỏng vấn. Trong lúc chờ đợi phỏng vấn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lơi cho bạn lúc phỏng vấn. Theo Tuấn bạn nên ngồi ở phía đối diện của sổ C đúng ngồi ngay những phòng phỏng vấn vì họ sẽ thấy được những hành động của chúng ta và sẽ gây khó đễ khi đến phiên chúng ta phỏng vấn và như vậy cơ hội thành công của chúng ta sẽ ít hơn. Cho nên bạn nên ngồi ở mắt đối diện cửa sổ C để tránh sự quan sát của họ nhưng chỉ tránh được một phần thôi vì có thể họ đặt camera để theo dõi chúng ta và có những bảo vể thường xuyên đi qua đi lại để kiểm soát chúng ta
6) Chỗ phỏng vấn:
Miêu tả: đó là những gian phòng nhỏ ở cùng bên với cửa sổ C và đối diện với những hàng ghế chờ. Có 7 phòng tất cả. Khi phỏng vấn chúng ta sẽ đứng và họ (gồm người phỏng vấn và người phiên dịch) sẽ ngồi. Chúng ta và họ sẽ ngăn cách nhau bởi m���t tấm kính và có một khe hở nhỏ để chúng ta đưa giấy tờ chứng minh
Thực hiện: Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh và bước đến phòng phỏng vấn. Đầu tiên ho sẽ yêu cầu chúng ta đưa hai ngón trỏ lên máy in vân tay để lấy dấu vân tay của chúng ta. Lưu ý là đưa theo thứ tự chứ hok phải tay nào cũng được đâu. Trước khi họ phỏng vấn hãy chào họ trước: Good ...,sir/madam đối với người phỏng vấn và em chào anh/chị đó với người phiên dịch. Khi phỏng vấn xong dù được hay không phải nói: "Thanks for your interview". Nếu đậu họ sẽ thu Passport, Ds, I_20và đưa phiếu hẹn 3h00 chiều mai lại lay Visa
Lưu ý: Khi nói bạn phai đưa giấy tờ để chung minh những điều bạn nói là thật.
Cảm giác: rất lo và hồi hộp nhưng Tuấn đã thể hiện hết sức cho họ thấy mình mong muốn được đi du học đến chừng nào
Mục đích: họ mún nghe những điều chúng ta nói và những gì chúng ta đưa xem đó có phải là sự thật hay không. Nếu lấy được lòng tin cuả họ bạn sẽ thành công.
Lời khuyên: hãy thật bình tĩnh và tự tin. Hãy cố tươi cười, bình tinh và tỏ rõ cho họ thấy ở chúng ta có một niềm khao khát mãnh liệt là muốn được đi du học. Các câu hỏi họ sẽ xoay quanh các vấn đền chính sau: Bạn qua Mỹ để làm gì (lí do bạn qua Mỹ)? Tại sao bạn lại thích học ở Mỹ? Bạn biết gì về trường học của bạn ở My? Ba mẹ làm nghề gì? Họ có đủ thu nhập để cho bạn học lâu dài ở Mỹ không?... Hãy trả lời bằng tiếng Anh hạn chế nói bằng Tiếng Việt vì họ sẽ cho rằng bạn không đủ khả nặng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng anh hãy nói "Pardon me" và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho bạn nhưng nhất thiết bạn phải trải lời họ lại bằng tiếng anh. Trừ khi nào khó nói bằng tiếng Anh lắm, hoặc bạn cảm thấy nói bằng tiếng Viet không đủ để giải thích hết ý của bạn thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt "Sorry. Could I speak Vietnamese to answer this question/ this problem". Sau khi xong hãy kiểm tra thật kĩ xem bạn có bỏ xót gì không
7) Ra về:
Miêu tả: có một cánh cửa phía sau chỗ các làn giờ hẹn phỏng vấn.
Thực hiện: Hãy bước ra cửa và đi
Lưu ý: khi bước ra cửa bạn chắc là không con bỏ wen gì cả vì ra rồi bạn sẽ không thể vào được nữa (cửa chỉ có một chiều xoay) và nhớ lấy lại điện thoại tại cửa kiểm soát nha
Cảm giác: cực kì vui sướng và nhẹ nhõm vì Tuấn đậu mà
Mục đích: chỉ cho chúng ta ra chứ không cho vào nữa
Lời khuyên: khi bước ra bạn nên về ngay, đừng goi điện cho ai hết vì có trường hợp họ đã mời vô phỏng vấn lại.
Nào, đó là tất cả những qáu trình và thủ tục mà mình phải làm khi phỏng vấn. Tuan tin chắc giờ các bạn đã tự tin và hiểu rõ về nơi mình sẽ phỏng vấn hơn rùi dung không? Hãy cố lên nhé Chúc các bạn thành công!
Kinh nghiệm phỏng vấn để đi du học Mỹ
Tuy nhiên để bắt đầu một cuộc phỏng vấn tốt đẹp, bạn cần chuẩn bị cho mình một tâm lý thật bình tĩnh, tự tin bằng cách hít sâu, thở nhẹ và mỉm cưởi, để khi bắt đầu phỏng vấn bạn không bị lúng túng và lo sợ. Bạn cần phải giữ được một phong cách đứng đắn và nghiêm túc, tuân theo những quy định được đề ra, chuẩn bị sẵn sàng những hồ sơ cần thiết để phỏng vấn, Và điều đặt biệt là bạn phải tận dụng hết khả năng nói tiếng anh của mình, để người phỏng vấn biết được khả năng tiếng anh của bạn.
Kinh nghiệm phỏng vấn xin thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ
Xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm quan trọng và cần lưu ý khi đi phỏng vấn xin cấp thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ. Thông tin được trích từ tài liệu hướng dẫn do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp.
Mối quan hệ và ràng buôc của bạn với quê hương
Theo luật của Hoa Kỳ, tất cả những người xin cấp thị thực không di dân đều được coi là sẽ nhập cư trong tương lai trừ phi họ có thể thuyết phục quan chức lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Vì vậy, bạn phải chứng minh rằng bạn có lý do trở về tổ quốc. Và những lý do này phải mạnh hơn những lý do khiến bạn ở lại Mỹ. Mối ràng buộc với tổ quốc khiến bạn trở về bao gồm: có việc làm, mối quan hệ gia đình, bạn sở hữu hay được thừa hưởng tài sản, bạn có các khoản đầu tư trong nước.
(ảnh minh họa) |
Tiếng Anh
Hãy lường trước rằng để được cấp thị thực nhập cảnh, bạn sẽ được phỏng vấn bằng tiếng Anh chứ không phải bằng tiếng mẹ đẻ. Chúng tôi gợi ý bạn hãy luyện tập tiếng Anh giao tiếp với người bản ngữ trước khi phỏng vấn. Bạn hãy bình tĩnh, tự tin trả lời đầy đủ, ngắn gọn và rõ ràng những câu hỏi của người phỏng vấn. Bằng cách đó, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt về bản thân và khả năng được cấp thị thực nhập cảnh là rất cao.
Học tập
Bạn hãy tìm hiểu kỹ về chương trình bạn sẽ học và mức độ phù hợp của nó với nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Bạn nên cố gắng giải thích kinh nghiệm và kiến thức bạn học được ở Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nghề nghiệp của bạn khi trở về Tổ quốc.
Thông tin bổ sung
Bạn nên trình ra văn bản giấy tờ với nội dung rõ ràng để nhân viên phòng Lãnh sự chỉ cần nhìn lướt qua đã hiểu được. Họ không thể đọc và đánh giá nhanh được những lời giải thích dài dòng. Hãy nhớ là bạn chỉ nên có hai đến ba phút cho phỏng vấn là tốt nhất.
Chứng từ tài chính
Bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng thư từ hay tài liệu cần thiết xác nhận các nguồn tại trợ nếu bạn được nhận học bổng của trường bạn học tại Hoa Kỳ, trường đại học bạn đang theo học tại quê nhà, công ty hay chính phủ Việt Nam… Nếu nguồn tài trợ là của cá nhân hay gia đình, chứng từ của ngân hàng thường ít khi được coi là bằng chứng đủ tin cậy để chứng minh bạn có đủ nguồn tài trợ. Chứng từ ngân hàng chỉ có thể đáng tin cậy nhất nếu đó là bản kê khai tài khoản bình thường, định kỳ hàng tháng có tính xác thực và được tính bằng máy tính.
Giữ thái độ mềm mỏng, chân thành và cởi mở
Bạn không nên tranh luận với nhân viên phòng Lãnh sự. Nếu bạn bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh, hãy đề nghị nhân viên phòng Lãnh sự cho biết lý do bị khước từ bằng văn bản đồng thời danh mục tài liệu nên mang theo để khắc phục tình trạng bị khước từ.
Trong mọi trường hợp, bạn đều có thể đăng ký lại với Văn phòng cấp thị thực bằng cách trình lên các thông tin bổ sung. Nếu bạn xin cấp thị thực lần hai, bạn cần nhất quán trong cách trả lời câu hỏi của nhân viên phỏng vấn cấp thị thực. Trong nhiều trường hợp nội dung cuộc phỏng vấn xin cấp thị thực được lưu lại và đem so sánh với câu trả lời của bạn trong những lần phỏng vấn sau đó.
Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp các bạn có được sự chuẩn bị kỹ càng khi đi phỏng vấn xin thị thực. Điều quan trọng là bạn nên tự tin vào chính bản thân mình.
Kinh nghiệm du lịch Mỹ
Xin hộ chiếu
Truớc kia phải có giấy bảo lãnh, bạn mới xin hộ chiếu. Hiện nay chính quyền cho phép bạn xin truớc..
Thủ tục : chuẩn bị:
-2 hình 4*6
-Sơ yếu lý lịch
-Bàn sao hộ khẩu và chứng minh nhân dân
Nộp tại 161 Nguyễn Du Quận 1.Tại tỉnh thì nộp ở Công An tỉnh
Thời gian cấp hộ chiếu trung bình 3 đến 5 tuần . Lệ phí 200.000 đ. Đừng mất tiền cho dịch vụ, vô ích.
Giấy bảo lãnh du lịch Mỹ
Thân nhân tại Mỹ hãy ra sở di trú địa phương xin form I-134. Điền và ký tên trước Notary.Form này có vẻ có hiệu lực hơn giấy mời suông.
Nộp đơn
Khi có mẫu I-134, bạn hãy đem đến 4 Lê Duẩn Quận 1 hay 51 Nguyễn Đình Chiểu Quận 1. Tại đây sẽ phát cho bạn 2 mẫu đơn OF 156. Lệ phí 45US. Tùỳ theo số nguời mà họ sẽ hẹn phỏng vấn ngay hôm sau hay 1,2 tuần sau.
Chuẩn bị hồ sơ
Tổng lãnh sự Mỹ cần bạn chứng minh sẽ quay về VN và chỉ du lịch thuần tuý, không có ý đi học hay làm chui..
Mỗi cuộc phỏng vấn chỉ có 5 phút đến 7 phút cho một nguời. Do đó bạn phải chuẩn bị kỹ hồ sơ . Hãy xếp theo thứ tự :
1. Một tờ giấy trắng , kê khai tất cả các giấy bạn đính kèm. Ví dụ :
1. Mẫu đơn I-134
2.2 mẫu đơn OF 156
3. 1 sơ yếu lý lịch có chứng nhận tại uỷ ban nhân dân phuờng.
4. 1 bản sao có thị thực chứng minh nhân dân và hộ khẩu
5. Sổ tiết kiệm
6. Giấy nhà cửa
7.Giấy hôn thú hay giấy ly dị
8.Giấy nghỉ phép của cơ quan
9.Các giấy tờ khác
10. Bằng chứng sẽ quay về VN..
2633737- 1 tờ giấy , trên đó viết ngắn gọn, chính xác trình bày lý do bạn du lịch Mỹ ,ai đài thọ, dự trù đi bao lâu, phải quay về VN vì những lý do nào. Tờ giấy này rất quan trọng. Viên chức phỏng vấn sẽ đọc và hiểu nhanh hơn là bạn nói. Đừng viết dài dòng.
Khi đi phỏng vấn
2633737. Ăn mặc lịch sự, nhã nhặn. Tốt hơn hết nên mặc chemise trắng, quần tây sậm, đi giày. Phụ nữ nên chọn nguyên bộ mầu trắng. Trang điểm nhẹ nhàng. Đừng ăn mặc quá giản dị hay không trang điểm.Càng đẹp càng tốt.
2633737. Bình tĩnh. Hãy tự nhủ? đuợc thì tốt, không thì thôi?.Như vậy cũng giảm đuợc sự căng thẳng không cần thiết.
2633737. Phong cách: hãy lịch sự tối đa. Mỗi ô cửa cổ có 2 nguời: 1 Việt và 1 Mỹ . Nguời Mỹ này biết nói một số tiếng việt. Hãy cúi chào và đưa xấp hồ sơ. Khi viên chức phỏng vấn hỏi, hãy nói thật chậm và rõ bằng tiếng Việt. Nếu xin du học , nên nói tiếng Anh. Nếu du lịch, nên nói tiếng Việt. Dấu nhẹm khả năng nói tiêng Anh khi xin du lịch.
Lệ phí visa
Sau khi phỏng vấn, bạn ngồi chờ và sẽ biết kết quả ngay. Nếu đuợc chấp thuận, bạn sẽ đóng 30US lệ phí visa. Hôm sau bạn sẽ lấy visa ngay tại ô cửa ở mặt tiền của số 4 Lê Duẩn. Visa có hiệu lực trong 6 tháng. Nghĩa là kể từ ngày cấp, bạn muốn đilúc nào tuỳ ý trong vòng 6 tháng. Khi đến phi truờng quốc tế Los Angeles hay San Francisco, bạn sẽ đuợc đóng dấu lưu trú 6 tháng.
Chọn hãng bay
Hiện nay có nhiều hãng nhưng nên chọn Singapoor Airline vì phục vụ klhá tốt. Bạn nên mua vé bay tại đại lý vì sẽ đuợc giảm 6%, còn nếu mua ngay tại hãng thì không. Hãy liên hệ với tôi nếu cần mua vé để đuợc giảm 6 %
Đầu tiên bạn sẽ bay từ Saigon đến Singapoor.Thời gian chừng 1 giờ. Tại đây bạn hãy cầm vé bay đến quầy để làm tiếp thủ tục bay. Sau đó bay tiếp đến Hồng Kông, thời gian chờ để ruớc thêm khách ở HK không lâu lắm. Sau đó bay liên tiếp chừng 13 giờ đến Mỹ.
Chuẩn bị cho nguời già
Nguời lớn tuổi nên đem theo đồ ăn riêng, đề phòng không ăn đuợc đồ ăn của hãng hàng không. Nên đem theo sâm để ngậm. Cũng nên đem theo thuốc ngủ để ngủ trên phi cơ.Khi sang Mỹ, cũng nên dùng thuốc ngủ trong 3 ngày đầu cho quen với sự thay đổi múi giờ..
Chuẩn bị hành trang
Mỗi nguời đuợc 140 pound và 7 ký xách tay. Tại Saigon có bán các bag có 3 đáy. Khi bung ra khá dài, chứa đuợc nhiều đồ,giá khoảng 50.000đ. Cũng có bánh xe. Nên đem 1 valy thôi vì bản thân va ly đã chiếm số ký khá nặng. Hãy cột nơ đỏ vào va ly hay bag để dễ nhận dạng khi lấy va ly ở băng chuyền. Nhớ dán tên cùng địa chỉ trên va ly. Nên đem va ly nhỏ xách tay.Một ba lô nhỏ để đeo, dùng chứa thực phẩm và thuốc men, kính mắt,sổ địa chỉ..
Nên mặc quần dây thun ống nhỏ có nhiều túi cho thoải mái. Áo thun bên trong, ngoài là một áo veste có nhiều túi để chứa tiền, visa, vé bay Đem theo một áo lạnh vừa, khi cần thì mặc, không thì cột ngang bụng. Trên phi cơ có chăn, cứ muợn thoải mái..Đừng lo vấn đề trang điểm. Khi đến Mỹ, bạn hãy vào toilette trang điểm lại. Nên đi dép thấp.
Nên đem theo một sổ nhỏ gồm các tờ giấy có thể xé rời. Sổ này dùng để ghi nhật ký hàng ngày, ghi địa chỉ,ghi chi tiêu hàng ngày, có thể xé rời để viết note cho ai đó..
Trừ phi được dặn trước, còn quà cho nguời thân ở Mỹ thì nên mua : các đồ thủ công mỹ nghệ, đồ bộ phi bóng, đồ lót.Mỹ cấm lạp xuởng, thịt chà bông nhưng cho phép tôm khô, các loại ô mai hay mứt rất ngon như xoài, mơ, chùm ruột...
Bảo hiểm
Bạn nên mua bảo hiểm sức khoẻ tại Bảo Minh 81 Hồ Tùng Mậu Q 1 DT 8210195. Lệ phí 1,5US/ngày. Vd bạn mua 3 tháng. Sau 3 tháng ở Mỹ, bạn có ý định ở thêm 3 tháng nữa thì cứ nói nguời nhà ở VN đóng thêm.Nếu có bịnh đi bác sỹ, mua thuốc ..thì nhớ lấy receipt .Khi về VN, Bảo Minh sẽ hoàn trả lại cho bạn.
Giấy khai với TLS Mỹ
Sau đây là vài ví dụ . Mỗi nguời là một trường hợp khác. Không ai giống ai. Phải chứng minh cho viên chức phỏng vấn biết, bạn sẽ quay về VN. Chỉ cần họ nghi ngờ thì họ sẽ bác đơn ngay
VD 1
1.. Tôi tên là Nguyễn Thị X,53 tuổi
2.Toàn bộ cha mẹ tôi ở Canda và họ hàng ở Mỹ. ( làm một table, kê tên cha mẹ, anh chị, cùng địa chỉ..)
3. 2 con tôi đều ở Úc
4. Tôi du lịch Mỹ vì cô tôi bảo lãnh và tài trợ.
5. Tôi là quản lý Phòng máy computer của Trương Đại học X. Tôi chỉ du lịch từ 1 đến 2 tháng trong dịp hè.
6.Các con tôi muốn bảo lãnh cho tôi sang Úc nhưng tôi nghĩ rằng ở tuổi tôi, khó tìm đuợc công việc tốt như hiện nay tôi đang có ở VN. Khi về hưu, tôi sẽ sang Úc cùng các con.
Nhận xét: đương đơn chứng tỏ đang có việc làm ổn định ở VN. 2 con địinh cư ở Úc.Không có lý do nào để ở lại Mỹ.
Thực ra khi phỏng vấn, viên chức cũng hỏi tôi ?o Bà sẽ về VN chứ?? tôi cuời? tôi phải về vì công việc của tôi ở VN .Tôi chỉ có thời gian đi chơi chừng 2 tháng.?
Lá đơn do chính tay tôi viết.Nhưng khi viên chức hỏi, tôi nói dối? Bạn tôi viết dùm? Nghĩa là chứng tỏ, khả năng Anh văn của mình tồi, mình khó hoà nhập với xã hội Mỹ. Còn nếu chứng tỏ mình lanh lợi, nói tiếng Anh như gió thì họ nghi ngờ ngay.Cũng như nếu xin đi 6 tháng là sai. Họ sẽ nghi mình đi làm chui. Do đó chỉ xin đi chừng 1 đến 2 tháng thôi. Khi đến Mỹ, thế nào họ cũng đóng dấu 6 tháng !
Viên chức phỏng vấn tôi là nam, nói tiếng Việt rất khá. Sau khi ông ta chấp thuận, đóng lệ phí visa, quay lại chỗ ông ta, tôi đã trêu? Ông nói tiếng Việt giỏi lắm? Ông ta cười ?oKhông dám đâu!? tôi phì cười và sửa lại?Ông phải nói như sau nè: Hổng dám đâu? . Ông ta cuời rất khoái chí !
VD 2
2633737. Tôi tên là Nguyễn Thị X, 56 tuổi.
2633737. Tôi là giáo viên đã nghĩ hưu nhưng tôi dạy kèm ở nhà. Thu nhập khoảng 2 triệu/tháng. Ngoài ra tôi có nhà cho thuê, thu nhập chừng 2 triệu/tháng. (xem giấy tờ chứng minh đính kèm)
2633737. Chồng tôi đi làm thu nhập 2 triệu/tháng (xem chứng minh đính kèm)
2633737. Tôi du lịch Mỹ vì anh chị em ở Mỹ muốn mời tôi qua chơi.
2633737. Tôi chỉ đi từ 1 đến 2 tháng vì còn phải về VN để dạy kèm học trò. Tôi không thích sống ở Mỹ vì chúng tôi không có con và cuộc sống tại VN của chúng tôi rất ổn định
Nhận xét: cũng chỉ xin đi 1 đến 2 tháng vì bận công việc ở VN. Chứng minh vợ và chồng đều có thu nhập cao, có nhà cho thuê. Viên chức phỏng vấn không nghi ngờ bạn trốn ở lại hay đi làm chui..
Tóm lại, tuỳ truờng hợp mà viết lá đơn xếp ngay đầu tiên này. Bạn nào muốn bảo lãnh nguời thân du lịch Mỹ, cứ liên hệ với tôi, tôi sẽ chỉ cho cách viết đơn. Tôi đã chỉ cho vài người và ai cũng thành công.
Thuờng thì Mỹ sẽ bác đơn của các cô gái vì biết chắc các cô qua là trốn ở lại lấy chồng.Họ cũng bác đơn của các thanh niên hay người không có việc làm . Những đơn nào chứng minh có tài sản, công việc ổn định, thu nhập cao ở VN và khá già thì đều đuợc chấp thuận.
Còn du học sinh thì cứ học giỏi là đuợc chấp thuận.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích đuợc cho bạn nào muốn bảo lãnh thân nhân qua Mỹ du lịch.
Những kinh nghiệm khi phỏng vấn xin việc
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn
Phong thái khi đi phỏng vấn
Những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp
Nghệ thuật phỏng vấn nhân viên
(st)