Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Có nhiều vấn đề một học sinh sắp đi du học quan tâm. Khi du học ở một quốc gia nào đó, họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì? Có khó khi xin Visa du học hay không? Thủ tục như thế nào và họ cần thông tin gì cho một hồ sơ du học hoàn chỉnh? Hay đơn giản như là các câu hỏi mà họ phải đối mặt trong các cuộc phỏng vấn khắt khe của Hội đồng tuyển sinh du học? Sau đây là một số câu hỏi thường gặp trong các cuộc phỏng vấn ấy:
Những câu hỏi có thể gặp trong buổi phỏng vấn
01. Tên bạn là gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
02. Gia đình bạn có bao nhiêu người?
03. Anh/ chị lớn nhất, nhỏ nhất trong gia đình bạn là bao nhiêu tuổi?
04. Anh/ chị/ em của bạn còn đi học hay đã đi làm?
05. Công ty mà anh/ chị em bạn đang làm việc là gì?
06. Anh/ chị/ em bạn đang làm công việc gì? Lương bao nhiêu/ tháng?
07. Bạn có anh/ chị em ở nước ngoài không?
08. Bạn đang học trường nào?
09. Bạn đang làm nghề gì (Nếu đã tốt nghiệp)?
10. Bạn đã có bằng cấp gì rồi?
11. Bạn đã hoặc đang học chuyên ngành gì tại Việt Nam?
12. Bạn tốt nghiệp trung học/ đại học năm nào?
13. Bạn học đại học/ trung học từ năm nào đến năm nào?
14. Tại sao bạn chọn (quốc gia) để đi du học?
15. Bạn dự định đi trong bao lâu? Khi nào bạn trở về Việt Nam?
16. Tại sao bạn không học tại quốc gia khác?
17. Bạn dự định học gì? Mục tiêu của bạn là gì?
18. Mục đích của chuyến đi của bạn là gì?
19. Ai sẽ trả tiền cho bạn học?
20. Làm thế nào bạn biết về trường sẽ học tại nước ngoài?
21. Bạn biết gì về trường bạn sẽ học?
22. Địa chỉ của trường ở đâu? Địa chỉ website của trường?
23. Học phí bao nhiêu?
24. Bạn sẽ ăn ở như thế nào trong quá trình học tại (quốc gia)?
25. Bạn có dự định đi làm thêm trong quá trình học không?
26. Bạn có người nhà tại (quốc gia) không?
27. Nếu bạn có người thân ở (quốc gia) thì địa chỉ của họ ở đâu? Họ đang làm gì?
28. Ai trả tiền cho bạn trong quá trình học ở nước ngoài?
29. Ba mẹ bạn làm gì? Công việc của ba mẹ bạn là gì?
30. Thu nhập của gia đình bạn bao nhiêu một tháng?
31. Bạn có giấy tờ gì chứng minh cho khoản thu nhập của ba mẹ bạn không?
32. Ba mẹ bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho việc học của bạn/ tháng ở nước ngoài?
33. Ba mẹ bạn đã để dành được bao nhiêu tiền cho việc học của bạn tại nước ngoài?
34. Bất động sản của gia đình bạn như thế nào?
35. Bạn có muốn ở lại nước ngoài sau khi hoàn tất chương trình học không hay về Việt Nam?
36. Tại sao bạn lại phải học ngôn ngữ trước khi bắt đầu chương trình học thuật?
37. Tại sao bạn không học tiếng Anh ở Việt Nam?
38. Kế hoạch tương lai của bạn, sau khi bạn kết thúc chương trình học là gì?
Kinh nghiệm bỏ túi khi du học Nhật Bản
Nhật Bản - cường quốc kinh tế với một nền khoa học kỹ thuật - giáo dục phát triển cũng là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Bạn đang chuẩn bị cho việc du học tại quốc gia này? Một số kinh nghiệm "bỏ túi" về cuộc sống nơi đây sẽ thực sự cần thiết trong hành trang của bạn.
Phòng trọ giá rẻ
Tại Nhật, mặc dù có ký túc xá dành cho sinh viên (SV), nhưng số lượng không nhiều nên có khoảng 70% số SV phải thuê nhà riêng để ở. Khi ký hợp đồng thuê nhà, theo tập quán người Nhật thì người đi thuê nhà phải trả một khoản tiền lễ - tức tiền mua quyền sử dụng đất cho chủ nhà, với số tiền bằng khoảng từ 1 - 6 tháng tiền nhà, tùy theo từng khu vực. Bên cạnh đó là tiền đặt cọc, hoặc nếu bạn thuê nhà thông qua công ty môi giới bất động sản thì còn phải trả một khoản phí bằng 1 - 2 tháng tiền nhà. Tìm nhà thuê là việc không dễ, nhất là ở những thành phố lớn. Vì vậy, nếu có visa du học, bạn có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn trong việc này thông qua văn phòng nhà trường, hoặc Trung tâm hỗ trợ SV trong nước và quốc tế V&V .. Một phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 9,6m2 và dùng chung nhà vệ sinh có giá thuê khoảng 40.000 yên/tháng (khoảng 5,6 triệu đồng). Thế nhưng, cũng căn phòng ấy nếu ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương thì có thể rẻ hơn nhiều, có khi chỉ bằng một nửa.
Làm thêm tối đa 28 giờ mỗi tuần
Làm thêm luôn được xem là một phần tất yếu nếu bạn muốn giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, tích lũy kinh nghiệm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy, ngay sau khi nhà trường và Phòng xuất nhập cảnh địa phương cho phép, bạn đã có thể bắt đầu công việc làm thêm ngay từ năm đầu tiên. Dù vậy, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định như: không ảnh hưởng đến việc học, không làm tại các địa chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức du học sinh (DHS). Tất nhiên việc làm thêm này không quá 28 giờ mỗi tuần với SV, 14 giờ/tuần với nghiên cứu sinh và mỗi ngày 4 giờ nếu bạn chỉ học tiếng Nhật. Có nhiều công việc để bạn lựa chọn: đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, thậm chí là làm phụ hồ..., với mức lương dao động từ 800 - 1.000 yên/giờ (khoảng 100 đến 140 ngàn đồng). Kinh nghiệm cho thấy sẽ không quá khó để có mức thu nhập cao nếu bạn tỏ ra là người thành thạo tiếng Nhật và tỉ mẩn trong công việc. Phòng phúc lợi của trường, trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work... là những địa chỉ tìm việc khá quen thuộc của DHS ở đây.
Giảm chi phí y tế
Tại Nhật Bản hiện nay, chăm sóc y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đời sống của người dân và chi phí này là phần không thể thiếu trong ngân sách của cá nhân và gia đình. Và DHS cư trú tại Nhật Bản một năm hoặc dài hơn đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia, điều này là quy định và cũng là quyền lợi. Người tham gia phải trả từ 20 - 30% chi phí y tế cho bất cứ loại điều trị nào đã được bảo hiểm. Chi phí cho phần không được bảo hiểm sẽ phải tự thanh toán. Thủ tục tham gia bảo hiểm được thực hiện ở các ủy ban hành chính thành phố hay thị trấn nơi bạn cư trú, tiền đóng bảo hiểm trả theo hàng tháng. Mỗi khu vực phí bảo hiểm không giống nhau, và những DHS không có nguồn thu nhập khi đang cư trú thì được giảm phí. Nếu thông qua AIEJ, bạn có thể được trả lại một phần phí y tế đã tự trả (tối đa 80%) trừ những loại bệnh không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia. Trong trường hợp này, DHS sẽ chỉ phải trả 6% chi phí khám chữa bệnh với mọi loại bệnh nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Trường hợp khi SV khám bệnh ngoại trú, AIEJ sẽ thanh toán số tiền thuốc phát sinh.
Tận dụng đại hạ giá và miễn phí
Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới, vì vậy, tận dụng những cơ hội mua hàng giảm giá sẽ là lựa chọn khôn ngoan cho túi tiền giới hạn của mình. Nếu ở Nhật một thời gian, bạn sẽ khám phá ra những địa điểm mua bán giá rẻ dành cho thanh niên. Nhật có nhiều cửa hàng có giá 100 yên, tiêu biểu là hãng Daiso với cả khoảng 2.000 tiệm khắp nơi với đủ các loại hàng hóa: thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang... Hoặc bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng đại hạ giá ở khu Harajuku ở Tokyo. Nhật cũng có những nơi sử dụng miễn phí internet dành cho SV, trong trường học hoặc những quán cà phê mà chỉ cần đăng ký thẻ hội viên. Tận dụng được món hàng này cũng là một cách giữ gìn “hầu bao” cho những ngày dùi mài kinh sử nơi đất khách.
Kinh nghiệm tìm học bổng
Theo kinh nghiệm của những du học sinh khóa trước, có 2 cách xin học bổng là: xin học bổng trước khi qua Nhật và sau khi nhập học tại các trường rồi mới xin học bổng.
1. Tìm học bổng trước khi sang Nhật.
Từ Việt Nam bạn có thể xin nhiều loại học bổng với nhiều hình thức và trị giá học bổng khác nhau. Có 4 loại chủ yếu:
- Học bổng chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục & Khoa học): đối tượng được cấp học bổng này là những nghiên cứu sinh, thực tập sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp, học sinh học tiếng Nhật, sinh viên tu nghiệp văn hóa Nhật Bản và sinh viên của chương trình “Những nhà lãnh đạo trẻ”. Các sinh viên hay nghiên cứu sinh này có thể do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam hoặc trường đại học mà sinh viên đó đang theo học tiến cử. Hàng tháng, số tiền học bổng các sinh viên sẽ nhận được thấp nhất là 134.000 yên và cao nhất là 258.000 yên. Để biết thông tin về học bổng này, các sinh viên có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang theo học hoặc Đại sứ quán Nhật Bản hay Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam. - Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc (của JASSO): đối tượng là sinh viên đã tham dự kỳ thi du học Nhật Bản EJU, muón học chính quy tại các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp (khóa nghiệp vụ). Hàng tháng, mỗi sinh viên sẽ được nhận học bổng trị giá 50.000 yên. Thông tin về những học bổng này có thể tìm thấy trên trang web: www.jasso.go.jp.
- Học bổng của các đoàn thể tư nhân Nhật Bản: hiện nay có 11 đoàn thể tự trị địa phương cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Trị giá học bổng bình quân khoảng 149.000 yên.
- Ngoài ra, bạn có thể qua Nhật du học dưới hình thức trao đổi sinh viên giữa trường bạn đang học với một trường đại học khác tại Nhật. Mức học bổng cho một tháng trị giá 80.000 yên. Thông tin về việc trao đổi sinh viên, bạn có thể tìm hiểu ngay tại trường đang theo học.
2. Tìm học bổng sau khi đến Nhật Bản.
Đây là cách lựa chọn của rất nhiều sinh viên quốc tế. Có nhiều loại học bổng và hỗ trợ tài chính.
- Học bổng chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục & Khoa học) xét tuyển tại Nhật: đối tượng được cấp học bổng là nghiên cứu sinh hoặc sinh viên đại học. Học bổng từ 134.000 yên - 172.000 yên/tháng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang theo học tại Nhật.
- Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc (của JASSO): đối tượng mở rộng hơn so với các học bổng khác, từ sinh viên đại học, cao đẳng cho tới thạc sĩ, tiến sĩ. Học bổng trị giá 50.000 yên/tháng cho hệ đại học và 70.000 yên /tháng cho khóa sau đại học. Bạn nên liên hệ trực tiếp với trường đang học để biết thông tin.
- Học bổng của các đoàn thể tự trị địa phương hoặc đoàn thể tư nhân: hiện nay tại Nhật có 63 đoàn thể tự trị địa phương và 156 tổ chức cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Học bổng trị giá khoảng 27.222 yên - 72.322 yên/tháng.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xin được học bổng hoặc chế độ giảm học phí của chính trường mình đang học.
Chia sẻ kinh nghiệm
Kinh nghiệm vàng của cô bạn là cựu học sinh trường Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội nhé!
Tớ là Đặng Minh Huyền, sinh ngày 31/12/1990, hiện đang là sinh viên năm 1 của trường APU - ngôi trường nổi tiếng Nhật Bản có rất nhiều du học sinh Việt Nam. Mới sang Nhật vài tháng, nhưng tớ đã gặp gỡ được rất nhiều sinh viên "quê nhà" và các bạn ấy thủ thỉ cho tớ nghe nhiều câu chuyện rất hấp dẫn. Thế nên bạn nào muốn sang đây du học, kết bạn với tớ thì lắng nghe một số bí kíp rinh học bổng của tớ nhé!
"Luyện công"
Du học là giấc mơ thường trực của teen nhà mình. Bởi được trải nghiệm ở môi trường mới với thầy cô, bạn bè và ti tỉ thứ hấp dẫn khác nên nhiều bạn háo hức lắm, quyết tâm thay cụm từ: được đi, cần đi bằng phải đi. Cũng nằm trong tâm lý số đông đó, tớ luôn cố gắng trau dồi khả năng tiếng Anh và tích cực tìm kiếm học bổng từ Internet. Tớ đã nộp đơn vào một số trường ở Châu Âu nhưng không thành công.
Thế rồi, trong một lần tình cờ, tớ biết đến trường APU (Ritsumeikan Asia Pacific University). Với những dân nghiền du học, APU là cái tên chắc chắn chẳng còn xa lạ gì, vì đây là trường "sở hữu" nhiều sinh viên Việt Nam nhất Nhật Bản. Cô bạn học ở đó hơn 1 năm "à ơi": "Ở đây sinh viên Việt Nam được học song song hai tiếng Anh và Nhật, bà khỏi lo đi!", thế là tớ cũng có tí vững dạ.
Sau đó, tớ lần mò vào web của trường tìm hiểu, kết thúc thời gian "luyện công", tớ giành được một suất học bổng 4 năm tại trường. Nói thật là đến bây giờ tớ vẫn còn sướng âm ỉ vì sự cố gắng của mình cuối cùng cũng được đền đáp.
|
Các bạn của tớ tại trường APU đây! |
APU tuy chỉ mới thành lập năm 2000 nhưng đây là trường có rất đông sinh viên quốc tế theo học. Một trong những lý do để các bạn nước ngoài hăm hở đăng ký, đó là chương trình dạy song ngữ tiếng Anh và tiếng Nhật. Trong quá trình học, yêu cầu từ tiếng Nhật không quá cao và bạn có thể yên tâm bổ sung kiến thức dần dần.
Viết luận xin học
Ngoài những giấy tờ quan trọng như học bạ THPT, bằng tốt nghiệp cấp 3, giấy báo trúng tuyển đại học (nếu bạn đang học ở một trường đại học tại Việt Nam) thì bài luận xin học bổng (Scholarship application essay) và thư giới thiệu (Letter of recommendation) cùng chứng chỉ về ngôn ngữ (ELTS hoặc TOEFL IBT) là những yếu tố đầu tiên để bạn được chọn vào trường. Tuy thế, giấy tờ liên quan đến hoạt động ngoại khóa của bạn lại là chìa khóa mở cánh cửa vào APU đấy nhé! Với đa số các trường nước ngoài thì tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội là thước đo xem bạn có phải là học sinh khá giỏi hay không.
|
Một giờ học của lớp chúng tớ nè :D |
Thêm một chữ note nữa là các giấy tờ phải được công chứng sang tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Điểm thi TOEL IBT và IELTS trường APU chỉ yêu cầu 61 hoặc 5.5, nhưng theo tớ điểm càng cao thì cơ hội vào trường càng lớn.
Có ba câu hỏi mà bạn cần chú ý khi viết bài luận xin học (Application essay): lý do vì sao bạn muốn học ở trường, bạn có những kinh nghiệm gì và bạn nghĩ rằng mình sẽ được lợi gì khi theo học tại APU? Đối với bài luận xin học bổng (Scholarship Application Essay) bạn cũng sẽ phải trả lời ba câu hỏi, nhưng có khác hơn một chút, đó là: Ý định của bạn khi học tập tại APU? Dự định về cuộc sống sinh viên ngoài giờ học và bạn có kế hoạch gì sau khi tốt nghiệp?
Thư giới thiệu (Letter of recommendation) là nơi để bạn nêu bật những ưu điểm của mình với ban tuyển sinh: bạn không chỉ là một sinh viên đặc biệt trong học tập mà còn là con người có cá tính nữa.
|
Đội quân "xì tin" lớp tớ đấy |
Những sinh viên xuất sắc bật mí với tớ: 100% học bổng mà bạn có được nằm ở bài luận xin học. Vì thế, bạn đừng nghĩ đến việc trả lời những câu hỏi đơn giản mà trường đặt ra, hãy viết một câu chuyện mà bạn là nhân vật chính, làm sao để cá tính và tài năng của bạn được nhà trường biết đến. Hồ sơ liên quan đến bài luận, thư giới thiệu bạn có thể xem trực tiếp trên trang web của trường.
Ở Việt Nam có một văn phòng đại diện của trường APU trên phố Kim Mã Thượng (Hà Nội), bạn có thể đến đó để được tư vấn và giải quyết các khó khăn trong quá trình nộp hồ sơ. Bạn cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của chính những sinh viên Việt Nam tại APU. Hồi mới sang tớ cũng được các anh chị ấy tư vấn nhiệt tình, tham khảo forum hội sinh viên Việt Nam qua website: apuvsc.net
Phỏng vấn
Sau khi xét duyệt hồ sơ, tớ cũng hồi hộp chờ đợi điện thoại và cuối cùng văn phòng đại diện ở Việt Nam của trường đã gọi tớ đến để phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn, đại diện tuyển sinh trường tập trung vào những vấn đề xung quanh bài luận mà tớ đã viết. Ngoài ra thầy hỏi thêm về sở thích, gia đình và những chuyện đời thường, với tớ thì không quá hóc. Thế nên các bạn cứ chuẩn bị kỹ về tâm lý thì chẳng gì là đáng lo ngại hết.
|
Rinh học bổng để đi học như tớ đi: Vui cực luôn ý! |
Sau khi phỏng vấn, sẽ có một email nói rõ bao giờ bạn có kết quả. Kết quả sẽ được gửi trực tiếp qua đường bưu điện đến nhà bạn hoặc địa chỉ bạn yêu cầu chứ không phải thông báo kết quả qua email. Nhớ nhé!
Nếu trúng học bổng, bạn sẽ lần lượt được giảm học phí theo 5 mức: 30%, 50%, 65%, 80% và 100% cố định trong vòng 4 năm. Nhớ là bạn phải duy trì lực học và thái độ học tập ổn định để giữ vững mức học bổng được cấp, còn nếu học không tốt thì đáng lo đấy!
Thời gian học ở đây chưa nhiều nhưng thực sự tớ đã có những trải nghiệm thú vị, như đồ ăn ở đây thì có cả món ăn Việt Nam: phở, nước mắm, bánh tráng. Hay đi đến đâu trong trường cũng có bảng chỉ dẫn cả tiếng Nhật và tiếng Anh nên bạn không sợ đi lạc khi chưa quen tiếng Nhật. Học sinh Việt Nam ở APU cũng thuộc top cao nhất tại Nhật Bản về số lượng ^^, vì thế, yên tâm là bạn không phải "gà cô độc".
Kinh nghiệm du học của một cựu học sinh Nhật Bản
Có nên cho con đi du học? -
Kế hoạch luyện thi TOEFL cực chuẩn
Kế hoạch học Tiếng Anh hiệu quả
Kinh nghiệm phỏng vấn bằng tiếng anh
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ diện vợ chồng
Kế hoạch luyện thi TOEFL cực chuẩn
(st)