Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Trải qua vòng loại hồ sơ, bạn đã vượt qua bao nhiêu ứng viên để được vào vòng chung kết của cuộc đua giành học bổng. "Cửa ải" cuối cùng bạn phải vượt qua là buổi phỏng vấn. Vì vậy, bạn nên cố gắng chuẩn bị thật tốt để biến cuộc phỏng vấn thành cơ hội thành công cho chính mình.
Tại buổi giao lưu, hướng dẫn về chương trình học bổng Fulbright, các ứng viên từng thành công niên khóa 2012 – 2013 đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích, giải đáp những thắc mắc cho các bạn trẻ về cách thức xây dựng hồ sơ, viết luận và bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn.
Các ứng viên chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích để đạt học bổng Fulbright
Viết đơn ngắn gọn, súc tích
Theo các ứng viên, mẫu đơn tham dự chương trình học bổng Fulbright ngoài phần thông tin cá nhân có phần mô tả ngành học tương lai của bạn. Vì giới hạn số lượng chữ (khoảng 5 – 7 dòng) nên cần viết cô đọng, súc tích và đầy đủ nhất về ngành học mà bạn lựa chọn.
Ngoài ra, các thí sinh thường bỏ trống mục số 36 trong đơn về “trường mà bạn muốn theo học”, nhưng đó không phải là cách hay. Lời khuyên là hãy điền vào đó tên trường ĐH bạn mong muốn. Đó là cơ hội để Hội đồng tuyển chọn xét duyệt cho bạn trường ĐH ưng ý nhất.
Đừng “đánh bóng bản thân” trong bài luận
Các thí sinh được yêu cầu viết hai bài luận giới thiệu về bản thân (Bạn là ai, bạn đã làm gì trong quá khứ, bạn là con người như thế nào? Tại sao bạn lại là ứng viên xuất sắc cho suất học bổng của Fulbright chứ không phải ai khác?) và kế hoạch học tập trong tương lai (Ngành học của bạn là gì? Bạn học tập như thế nào? Sẽ đóng góp gì cho xã hội sau khi kết thúc chương trình học?).
Các thí sinh đưa ra nhận định về bản thân, công việc nhưng phải có minh chứng cụ thể để thuyết phục những người xét tuyển. Ví dụ: Khi nói “tôi có tiềm năng lãnh đạo” , phải chỉ ra trong quá trình làm việc bạn đã tìm cách vượt qua khó khăn như thế nào, có khả năng là “leader” dẫn dắt nhóm của bạn đi đến thành công ra sao, sự tự tin, bản lĩnh và quyết đoán của bạn…v.v.
Chị Bùi Thị Việt Lâm – một trong những ứng viên xuất sắc (2012 – 2013) chia sẻ: “Hãy viết bài luận theo cách kể một câu chuyện nhỏ để họ hiểu về bản thân bạn. Nó sẽ tạo sự tò mò, thu hút hơn là dùng những từ ngữ mĩ miều, đánh bóng bản thân thái quá.”
Một bài viết giản dị, chân thành nhưng khác biệt, cho người đọc thấy được điểm nổi trội của bản thân sẽ được đánh giá cao.
Thư giới thiệu phải cụ thể, tỉ mỉ
Trong con mắt Hội đồng tuyển chọn, lá thư giới thiệu là cái nhìn toàn diện nhất để họ đánh giá về bạn. Bởi vậy, ứng viên Nguyễn Thúy Diệp cho rằng, uy tín của người viết thư giới thiệu và nội dung họ đề cập là điều cần quan tâm. Nên chọn những người có chức vụ, gần gũi với bạn như: giảng viên trong trường ĐH, sếp trực tiếp của bạn, người theo sát quá trình hoạt động xã hội bạn đã tham gia. Những nhận xét xác đáng, cụ thể và chi tiết của họ sẽ khiến thư giới thiệu có sức nặng, khả năng cạnh tranh cao hơn.
Chứng chỉ ngoại ngữ, bằng ĐH.
Buổi giao lưu thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ
Sự tự tin, bình tĩnh và phong cách lịch sự, nghiêm túc là điều các ứng viên nhấn mạnh khi tham gia phỏng vấn. Để vượt qua vòng thi quan trọng này một cách nhẹ nhàng, mỗi người nên có sự chuẩn bị chu đáo và bộc lộ hết năng lực bản thân qua phần trả lời thú vị của mình.
Các thí sinh tham gia ứng tuyển cần có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên (không phân biệt bằng loại trung bình, khá, giỏi hay chính quy, tại chức), được công chứng đầy đủ(bản dịch tiếng Anh). Ngoài ra, phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc và điểm TOEFL iBT tối thiểu 79 hoặc IELTS tối thiểu 6,5. Các chuyên gia khuyến khích chứng chỉ TOEFL vì theo quy định của Fulbright, sau khi qua vòng sơ tuyển sẽ phải thi TOEFL, và hơn 3000 trường ĐH ở Mỹ không chấp nhận chứng chỉ IELTS.
Đối với sinh viên chuyên ngành Luật, và ngành Y không cần có chứng chỉ GRE và GMAT cho những người theo ngành quản trị kinh doanh.
Tự tin, thoải mái qua vòng phỏng vấn
Khác với những gì chúng ta mường tượng ra về buổi phỏng vấn. Với vòng interview ở Fulbirght, các ứng viên đều tỏ ra ngạc nhiên, thích thú khi kể về cách setup không gian, phong cách của người phỏng vấn và những câu hỏi của họ.
“Tôi cảm thấy đó là một buổi nói chuyện, chia sẻ giữa những người bạn với nhau, không hề căng thẳng, áp lực trong gần 50 phút trao đổi. Họ đưa ra khá nhiều câu hỏi nhưng đa phần đều là những vấn đề liên quan đến bản thân mình như: Lý do bạn tham gia chương trình học bổng Fulbright?, Động cơ, mục tiêu học tập của bạn là gì? Kế hoạch của bạn sau khi hoàn thành khóa học?...” – Anh Lục Anh Tuấn cho biết.
Fulbright không chỉ là học bổng thạc sỹ dành cho tất cả những người đã từng tốt nghiệp đại học khối Khoa học xã hội nhân văn mà còn là chương trình trao đổi văn hóa giáo dục giữa nước Mỹ và các dân tộc trên thế giới. Các ứng viên giành được học bổng có cơ hội học tập nhiều ngành học như: Quản trị Kinh doanh, Y tế Công cộng, Quan hệ Quốc tế, Chính sách công, Giảng dạy Tiếng Anh, Quản lý dự án...vv, đồng thời đóng vai trò là “Đại sứ văn hóa” giúp người Mỹ và Việt Nam hiểu nhau hơn, đem hình ảnh Việt Nam giới thiệu, chia sẻ với bạn bè quốc tế. Và ngược lại, sau khi trở về nước, họ sẽ mang những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng khi du học nước ngoài để cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của nước nhà.
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng
với một suất học bổng? Bài viết này sẽ giúp bạn kinh nghiệm chuẩn bị trước khi phỏng vấn học bổng.
Nhiều bạn mong muốn tìm kiếm học bổng để trang trải các khoản chi phí khi học tại nước ngoài. Nếu đạt được học bổng toàn phần thì rất tốt, nhưng điều này rất khó và hiếm đạt được. Để đạt được những suất học bổng hấp dẫn là không dễ dàng chút nào. Mỗi suất học bổng thường có vài chục đến vài trăm ứng viên. Vì vậy để được vào vòng phỏng vấn bạn đã vượt qua được nhiều ứng viên khác. Nhưng để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn cũng không phải dễ dàng chút nào.
1. Nghiên cứu trước khi đi phỏng vấn
- Biết trước địa điểm phỏng vấn và sắp đặt kế hoạch cho việc đi lại từ trước.
- Biết tên người sẽ phỏng vấn bạn.
- Tìm hiểu về loại học bổng, thời hạn học bổng và các qui định khác, tên của người tài trợ học bổng và thành tựu đạt được trong lĩnh vực đó.
- Tưởng tượng về việc sẽ đạt được học bổng. Điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực .
- Diễn tập một buổi phỏng vấn giả. Điều này sẽ giúp bạn tăng thêm sự tự tin vốn có.
2. Tại sao phỏng vấn học bổng lại quan trọng đến vậy
Quá trình phỏng vấn để xác nhận điều kiện và sự đáp ứng các yếu tố để đạt được học bổng của sinh viên. Người phỏng vấn nhận thấy được sự quan tâm đặc biệt của bản với chủ đề mà bạn đang theo đuổi. Ngoài ra, sự ham học hỏi của bạn cũng sẽ thể hiện niềm đam mê xây dựng cho chủ đề mà bạn đang theo học. Do đó việc phỏng vấn chính là cách thức để tìm hiểu năng lực cốt lõi của phía ứng cử. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các kiến thức về chủ đề mình apply học bổng là việc được đánh giá rất cao.
3. Một số câu hỏi chuẩn bị
- Hãy nói một chút về bản thân mình?
- Tại sao bạn lại chọn học bổng này ?
- Bạn biết gì về học bổng này?
- Mục tiêu lâu dài và trước mắt của bạn là gì?
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
- Những thành tựu của bạn trong lĩnh vực …sẽ giúp gì cho việc học của bạn?
- Tại sao bạn lại chọn lĩnh vực này? Bạn có biết thế mạnh của lĩnh vực mà bạn đam mê?
- Bạn còn nguồn kinh phí nào ngoài ra không?
- 10 năm nữa bạn sẽ trở thành như nào?
Những yếu tố làm mất điểm trong buổi phỏng vấn
- Thiếu sự đam mê với lĩnh vực apply học bổng.
Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng khi đi phỏng vấn bạn có thể đến trung tâm tư vấn du học Amec. Tại đây bạn có thể giải đáp mọi thắc mắc về lĩnh vực du học.
Chúc các bạn thành công!
Kinh nghiệm phỏng vấn xin học bổng du học Singapore
Trải qua vòng loại hồ sơ, bạn đã vượt qua bao nhiêu ứng viên để được vào vòng chung kết của cuộc đua giành học bổng. "Cửa ải" cuối cùng bạn phải vượt qua là buổi phỏng vấn. Vì vậy, bạn nên cố gắng chuẩn bị thật tốt để biến cuộc phỏng vấn thành cơ hội thành công cho chính mình.
Phỏng vấn trực tiếp là một kênh thông tin quan trọng nhằm đánh giá đúng năng lực của ứng viên. Hội đồng tuyển chọn sẽ biết được trình độ chuyên môn, khả năng sử dụng ngoại ngữ, cách giao tiếp, khả năng tư duy, diễn đạt, trình bày ý tưởng, quan điểm cũng như phong cách sống và làm việc của bạn …
Bạn có một bộ hồ sơ được thể hiện trên giấy tờ rất tốt, điểm số rất cao, thành tích rất nổi trội. Và bạn nghĩ thế là đủ thì hoàn toàn sai lầm. Vì thực tế là ban giám khảo không dễ dàng tin vào những dòng chữ đó. Hơn hết, họ muốn “mắt thấy, tai nghe” khả năng thực sự của bạn để tin chắc rằng việc trao một học bổng có giá trị và đồng ý đào tạo, giáo dục bạn là việc làm đúng đắn và không lãng phí.
Vậy bạn nên chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn quan trọng này?
Hãy trang bị cho mình đầy đủ thông tin về học bổng, về chương trình mà bạn đang nộp hồ sơ. Đọc đi đọc lại toàn bộ các thông báo về nội dung, đối tượng, thời gian, lĩnh vực… mà chương trình có đề cập đến.
Câu hỏi thường gặp nhất vẫn là: “Vì sao bạn nghĩ bạn là người thích hợp với học bổng này?”. Hãy đưa ra một câu trả lời gắn gọn nhưng đủ sức thuyết phục họ rằng: Bạn là người phù hợp nhất, họ sẽ không sai lầm khi chọn bạn!
Hãy tập luyện khả năng diễn đạt của mình để có thể trình bày quan điểm, ý tưởng một cách gãy gọn, trôi chảy. Giữ trạng thái tâm lý vững vàng, ổn định, thoải mái cũng là điều rất cần thiết. Có một tâm lý tốt bạn mới có thể tập trung tư tưởng để lắng nghe và trả lời đúng trọng tâm từng câu hỏi. Vì dù cho bạn có thông minh đến đâu đi nữa nhưng nếu thiếu bình tĩnh, tự tin, trả lời phỏng vấn lúng túng, không rõ ràng sẽ vô tình tạo ra sự nghi ngờ, không đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể cũng là điều đáng để bạn quan tâm trước khi bước vào phòng phỏng vấn. Ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, phong cách nhấn mạnh từ ngữ, luận điểm quan trọng sẽ làm cho người nghe dễ tiếp cận với câu trả lời hơn là việc “thao thao bất tuyệt”, nói từ đầu đến cuối những gì có trong đầu bạn, không cần biết nhìn, không cần biết người đối diện có muốn nghe nữa hay không.
Một điều tối kị là đến muộn vào buổi phỏng vấn. Dù cho bạn có bất cứ lý do chính đáng nào đi nữa thì người phỏng vấn cũng có cảm giác khó chịu và cho rằng bạn không có ý định nghiêm túc trong việc xin học bổng.
Một bộ quần áo đơn giản, lịch sự, gọn gàng bao giờ cũng là sự lựa chọn tốt nhất vào ngày bạn đi phỏng vấn. Và một điều nho nhỏ nhưng bạn cố gắng đừng vì quá lo lắng mà quên mất – đó là lời “cảm ơn” và “chào tạm biệt” sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn:
- Hãy giới thiệu về bản thân và cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của bạn?
- Tại sao bạn lại quan tâm đến học bổng này?
- Tại sao bạn nghĩ là bạn thích hợp với học bổng này?
- Bạn có thể kể những thành tích nổi bật trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi được không?
- Bạn sẽ sử dụng những kiến thức học được như thế nào trong tương lai?
- Bạn có kế hoạch sẽ sử dụng nguồn học bổng này như thế nào cho hiệu quả?
- Hãy cho chúng tôi một ví dụ để chứng minh bạn là một người có đầu óc quản lý, có khả năng lãnh đạo hoặc một người có nhiều ý tưởng?
Để xin học bổng du học thành công
Hiện nay, nhiều sinh viên nuôi mơ ước nhận được học bổng du học nước ngoài. Để xin được học bổng du học, thường có hai bước quan trọng là làm hồ sơ và đi phỏng vấn.
Hồ sơ: Mục tiêu học tập phải thực tiễn và cụ thể
Trong hồ sơ xin học bổng, đề cương nghiên cứu, các bài viết về mục tiêu học tập hay giới thiệu bản thân thường là những cơ sở quyết định bạn có được học bổng hay không. Khi viết đề cương nghiên cứu, bạn nên theo sát hướng dẫn trên trang web về học bổng muốn xin. Một đề cương mang tính cạnh tranh thường có dàn bài rõ ràng, bao gồm các lý do chọn đề tài, câu hỏi cần nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các đóng góp dự kiến của đề tài.
Ngoài ra, bạn cần nêu một cách thuyết phục lý do tại sao cần phải xin học bổng đến nước đó để học tập hay nghiên cứu. Bạn có thể trao đổi với những người có chuyên môn để có thêm kiến thức và viết được một đề cương tốt. Bài viết về mục tiêu học tập hay nghiên cứu của bạn giúp cho Ban tuyển chọn hiểu rõ hơn về dự định tương lai cũng như khả năng đóng góp của bạn cho đất nước. Vì vậy, bạn cần nêu ra những mục tiêu thực tiễn và cụ thể về chuyên môn, văn hóa, cuộc sống mà bạn muốn đạt được. Tránh trình bày những điều chung chung hay quá viễn vông.
Những hoạt động ngoại khóa, giao lưu với cộng đồng mới, cũng là điều bạn nên quan tâm. Bởi lẽ, bất cứ chương trình học bổng nào cũng mong muốn ứng viên phải đảm trách được vai trò của một sứ giả văn hóa ở nơi họ đến.
Khi giới thiệu về bản thân, bạn cần nêu ra những ưu điểm về tính cách và năng lực của mình một cách chân thành và sinh động nhất. Bạn không nhất thiết phải trở thành một lãnh đạo tài ba của đất nước, nhưng bạn nên là người có khả năng tạo nên những thay đổi tích cực.
Ngoài ra, ngôn ngữ bạn sử dụng cần phải trong sáng và rõ ràng. Tránh vòng vo và sáo rỗng. Những tiêu chí về chính tả, chấm câu, tách đoạn đều phải được kiểm tra cẩn thận trước khi bạn nộp hồ sơ.
Phỏng vấn: Tạo phong thái tự tin, thoải mái
Trước khi phỏng vấn, bạn cần nắm rõ những thông tin mà bạn đã cung cấp trong hồ sơ xin học bổng. Tìm hiểu trước một số thông tin về thành phố hay trường bạn muốn đến cũng là điều nên làm.
Khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn mặc trang trọng, gọn gàng để tạo được ấn tượng tốt. Một phong thái tự tin, thoải mái, kết hợp với ngôn ngữ điệu bộ, sẽ làm cho bạn trở nên sinh động trong lúc giao tiếp.
Cần nhìn thẳng vào người phỏng vấn và vui vẻ trong lúc chuyện trò. Khi Ban phỏng vấn gồm cả người Việt lẫn người nước ngoài, thì bạn nên chia sẻ ánh mắt cho mọi người và tránh việc chỉ nhìn vào người nước ngoài.
Đừng học thuộc lòng một bài nói đã chuẩn bị sẵn, bởi vì người phỏng vấn có thể cắt ngang hoặc chuyển đề tài và bạn có thể găp khó khăn. Cần trả lời trực tiếp, ngắn gọn và có thí dụ minh họa.
Những câu nói như: “Đây là một câu hỏi hay” hoặc “Đây là một câu hỏi khó” cần được sử dụng một cách tiết chế. Ham hiểu biết về nền văn hóa khác là một lợi thế, nhưng bạn cũng cần hiểu biết về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam để có thể chia sẻ với bạn bè quốc tế.
Hành trang cho buổi phỏng vấn học bổng du học
Trải qua vòng loại hồ sơ, bạn đã vượt qua bao nhiêu ứng viên để được vào vòng chung kết của cuộc đua giành học bổng. "Cửa ải" cuối cùng bạn phải vượt qua là buổi phỏng vấn. Vì vậy, bạn nên cố gắng chuẩn bị thật tốt để biến cuộc phỏng vấn thành cơ hội thành công cho chính mình.
Phỏng vấn trực tiếp là một kênh thông tin quan trọng nhằm đánh giá đúng năng lực của ứng viên. Hội đồng tuyển chọn sẽ biết được trình độ chuyên môn, khả năng sử dụng ngoại ngữ, cách giao tiếp, khả năng tư duy, diễn đạt, trình bày ý tưởng, quan điểm cũng như phong cách sống và làm việc của bạn …
Bạn có một bộ hồ sơ được thể hiện trên giấy tờ rất tốt, điểm số rất cao, thành tích rất nổi trội. Và bạn nghĩ thế là đủ thì hoàn toàn sai lầm. Vì thực tế là ban giám khảo không dễ dàng tin vào những dòng chữ đó. Hơn hết, họ muốn “mắt thấy, tai nghe” khả năng thực sự của bạn để tin chắc rằng việc trao một học bổng có giá trị và đồng ý đào tạo, giáo dục bạn là việc làm đúng đắn và không lãng phí.
Vậy bạn nên chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn quan trọng này?
– Hãy trang bị cho mình đầy đủ thông tin về học bổng, về chương trình mà bạn đang nộp hồ sơ. Đọc đi đọc lại toàn bộ các thông báo về nội dung, đối tượng, thời gian, lĩnh vực… mà chương trình có đề cập đến.
– Câu hỏi thường gặp nhất vẫn là: “Vì sao bạn nghĩ bạn là người thích hợp với học bổng này?” Hãy đưa ra một câu trả lời gắn gọn nhưng đủ sức thuyết phục họ rằng: Bạn là người phù hợp nhất, họ sẽ không sai lầm khi chọn bạn!
– Hãy tập luyện khả năng diễn đạt của mình để có thể trình bày quan điểm, ý tưởng một cách gãy gọn, trôi chảy. Giữ trạng thái tâm lý vững vàng, ổn định, thoải mái cũng là điều rất cần thiết. Có một tâm lý tốt bạn mới có thể tập trung tư tưởng để lắng nghe và trả lời đúng trọng tâm từng câu hỏi. Vì dù cho bạn có thông minh đến đâu đi nữa nhưng nếu thiếu bình tĩnh, tự tin, trả lời phỏng vấn lúng túng, không rõ ràng sẽ vô tình tạo ra sự nghi ngờ, không đáng tin cậy.
– Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể cũng là điều đáng để bạn quan tâm trước khi bước vào phòng phỏng vấn. Ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, phong cách nhấn mạnh từ ngữ, luận điểm quan trọng sẽ làm cho người nghe dễ tiếp cận với câu trả lời hơn là việc “thao thao bất tuyệt”, nói từ đầu đến cuối những gì có trong đầu bạn, không cần biết nhìn, không cần biết người đối diện có muốn nghe nữa hay không.
– Một điều tối kị là đến muộn vào buổi phỏng vấn. Dù cho bạn có bất cứ lý do chính đáng nào đi nữa thì người phỏng vấn cũng có cảm giác khó chịu và cho rằng bạn không có ý định nghiêm túc trong việc xin học bổng.
– Một bộ quần áo đơn giản, lịch sự, gọn gàng bao giờ cũng là sự lựa chọn tốt nhất vào ngày bạn đi phỏng vấn. Và một điều nho nhỏ nhưng bạn cố gắng đừng vì quá lo lắng mà quên mất – đó là lời “cảm ơn” và “chào tạm biệt” sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn:
– Hãy giới thiệu về bản thân và cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của bạn?
–Tại sao bạn lại quan tâm đến học bổng này?
– Tại sao bạn nghĩ là bạn thích hợp với học bổng này?
– Bạn có thể kể những thành tích nổi bật trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi được không?
– Bạn sẽ sử dụng những kiến thức học được như thế nào trong tương lai?
– Bạn có kế hoạch sẽ sử dụng nguồn học bổng này như thế nào cho hiệu quả?
– Hãy cho chúng tôi một ví dụ để chứng minh bạn là một người có đầu óc quản lý, có khả năng lãnh đạo hoặc một người có nhiều ý tưởng?
So sánh chi phí du học các nước
Mỹ
Theo Trung tâm Giáo dục Hoa Kỳ, hơn hai phần ba các sinh viên quốc tế học tại Hoa Kỳ trang trải chi phí học tập bằng tiền của chính họhoặc qua sự hỗ trợ của gia đình. Chỉcó khoảng 20% sinh viên quốc tế trang trải được phần lớn chi phí học tập của mình qua sự hỗ trợ tài chính của một trường cao đẳng hoặc đại học ở Hoa Kỳ.
Chi phí giáo dục ởcác trường đại học của Mỹ chênh nhau rất lớn, có trường tổng chi phí mỗi năm chỉ khoảng 20.000 USD, nhưng cũng có trường lên đến hơn 100.000 USD/năm.
Các sinh viên quốc tế học các chương trình cấp bằng đại cương ở các trường đại học, cao đẳng cộng đồng thường phải tự túc chi phí học tập. Nhưng ở các trường đại học hệ nghiên cứu có nhiều cơ hội tài trợ dành cho sinh viên hơn. Điều quan trọng là phải tìm hiểu thêm mọi cơ hội tài trợ có sẵn.
Dù học phí và dịch vụ phí dao động rất lớn tùy từng trường, nhưng không có sự tương quan nào giữa mức học phí, dịch vụ phí với chất lượng của trường.
New Zealand
Tại New Zealand, chất lượng giáo dục và cuộc sống cao nhất nhì thế giới trong khi chi phí học tập thấp hơn nhiều so với các nền giáo dục hàng đầu khác
Sinh viên đang học có thể nộp đơn xin làm việc được 20 giờ/tuần so với quy định cũ là 15 giờ/tuần. Sinh viên theo học các khóa học từ 12 tháng trở lên có thể nộp đơn xin đi làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ hè.
Học sinh đang học lớp 12, lớp 13 hoặc các khóa học Anh văn cũng được phép làm việc đến 20 giờ/tuần.
Úc
Trước đây, chi phí sinh hoạt và học tập tại Úc thấp hơn so với du học tại Anh quốc và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vài năm qua, tỷ giá đồng đô Úc tăng khiến du học sinh Việt đau đầu vì chi phí du học ở xứ chuột túi bỗng dưng đắt hơn cảAnh, Mỹ.
Ngoài việc đóng học phí trước khi vào học, một số trường có thể yêu cầu du học sinh đóng thêm một số lệ phí khác như lệ phí gia nhập hội sinh viên học sinh, lệ phí thư viện và phòng thí nghiệm, lệ phí sử dụng các tiện nghi thể thao, lệ phí phụ như du ngoạn, sách vở, văn phòng phẩm và các vật liệu cần thiết khác cho một số khóa học. Tất cả các loại học phí đều được miễn thuế GST (thuế hàng hóa và dịch vụ).
Anh quốc
Vương Quốc Anh có thể xếp vào nhóm quốc gia có chi phí du học cao nhất thếgiới… Tuy nhiên, khóa học sau đại học tại Anh chỉkéo dài một năm, bằng nửa thời gian so với các khóa học tương tự tại khối các nước nói tiếng Anh khác.
Bên cạnh học phí, các chi phí cho sinh hoạt khi học tập tại Anh cũng rất đáng kể. Nếu sống ở London, mức sinh hoạt phí sẽ cao gần gấp đôi so với các thành phố khác. Tuy sinh hoạt phí ở Anh cao, nhưng sinh viên sẽ được hưởng những chế độ ưu đãi như: giảm giá tại các cửa hàng, nhà hát, rạp chiếu phim, viện bảo tàng, phòng trưng bày, xe buýt, tàu lửa…
Singapore
Ngoài ba trường đại học công nổi tiếng thếgiới, Singapore còn có những trường đại học hàng đầu của Mỹ, Úc, Pháp thành lập cơ sở giáo dục tại đây. Hệ thống trường tư được chính phủ kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện nay, ngày càng nhiều học sinh trường chuyên của Việt Nam chọn du học ở đảo quốc sư tử. Những học sinh muốn nâng cao trình độ Anh ngữ cũng đã tìm đến Singapore.
Bảng so sánh chi phí du học các nước Mỹ, Úc, Anh, Singapore và New Zealand
Bậc học |
Học phí / năm |
||||
Mỹ (USD) |
Úc (AUD) |
Anh (GBP) |
Singapore (SGD) |
Newzealand (NZD) |
|
Trung học |
6.000-40.000 |
6,000-30,000 |
4,000-15,000 |
4,500-21,000 |
10,500-14,000 |
Cao đẳng |
12.000-20.000 (hệ 2 năm) |
9,000-14,000 |
4,000-10,000 |
6,000-11,000 |
13,000-17,000 |
Đại học |
25.000-35.000 (công lập) 30.000-50.000 (tư) |
14,000-35,000 |
7,000-21,000 |
8,000-20,000 |
16,000-22,000 |
Sau đại học |
15.000-40.000 |
15,000-36,000 |
7,000-30,000 |
25,000-28,000 |
19,000-23,000 |
Hướng nghiệp |
5,000-20,000 |
4,000-12,000 |
|||
Chi phí sinh hoạt |
|||||
12,299 - 44,249 |
1,500-2,000 |
6,000-9,000 |
8,000-14,000 |
10,000-12,000 |
“Mẹo” giảm sinh hoạt phí
Tất cả mức sinh hoạt phí trên đây chỉ mang tính tham khảo, vì tiêu xài ít hay nhiều phụ thuộc vào “tài” của du học sinh, tất nhiên, nếu “khéo co” thì “mới ấm”. Thông thường, sinh hoạt phí cơ bản bao gồm tiền ăn, ở, sách và đồ dùng cho cả năm học. Hầu hết các trường đều có hiệu sách trong khuôn viên, cho phép bạn mua sách đã dùng rồi với giá rẻ, hoặc bán lại sách mình đã dùng vào cuối học kỳ bằng một phần giá trị của sách mới.
Để nguồn tài chính không bị “nửa đàng gãy gánh”, phụ huynh và học sinh cần lập kế hoạch tài chính ít nhất 12 tháng trước khi bắt đầu du học. Chuẩn bị kinh phí cho chương trình học của con em bao gồm:
- “Tự kiểm” các nguồn kinh phí cá nhân
- Xác định các khoản tài trợ (học bổng, vay tiền…) mà bạn có đủ tiêu chuẩn để xin cấp.
Những quốc gia Mỹ, Canada, Anh, Úc, Singapore đều có nền giáo dục đỉnh cao, cùng là môi trường nói tiếng Anh, cùng là những cường quốc kinh tế. Chọn quốc gia nào dựa vào nhu cầu “đầu ra”, sở thích hay có họ hàng ở bản xứ… đều đòi hỏi các bậc phụ huynh và học sinh cân nhắc kỹ lưỡng
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ diện vợ chồng
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn
Chuẩn bị gì khi đi xin việc
Kỹ năng trả lời phỏng vấn qua điện thoại
Mức lương mong muốn khi phỏng vấn
(st)