Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Du học bằng con đường học bổng có lẽ là ước mơ không của riêng sinh viên nào. Tuy nhiên chặng đường để đến được với nó lại không dễ dàng và đòi hỏi nhiều công sức từ giai đoạn tìm trường, chuẩn bị hồ sơ, bảng điểm, viết luận…
Để xin được học bổng du học, thường có hai bước quan trọng là làm hồ sơ và đi phỏng vấn.
Hồ sơ: Mục tiêu học tập phải thực tiễn và cụ thể
Trong hồ sơ xin học bổng, đề cương nghiên cứu, các bài viết về mục tiêu học tập hay giới thiệu bản thân thường là những cơ sở quyết định bạn có được học bổng hay không. Khi viết đề cương nghiên cứu, bạn nên theo sát hướng dẫn trên trang web về học bổng muốn xin. Một đề cương mang tính cạnh tranh thường có dàn bài rõ ràng, bao gồm các lý do chọn đề tài, câu hỏi cần nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các đóng góp dự kiến của đề tài.
Ngoài ra, bạn cần nêu một cách thuyết phục lý do tại sao cần phải xin học bổng đến nước đó để học tập hay nghiên cứu. Bạn có thể trao đổi với những người có chuyên môn để có thêm kiến thức và viết được một đề cương tốt. Bài viết về mục tiêu học tập hay nghiên cứu của bạn giúp cho Ban tuyển chọn hiểu rõ hơn về dự định tương lai cũng như khả năng đóng góp của bạn cho đất nước. Vì vậy, bạn cần nêu ra những mục tiêu thực tiễn và cụ thể về chuyên môn, văn hóa, cuộc sống mà bạn muốn đạt được. Tránh trình bày những điều chung chung hay quá viễn vông.
Những hoạt động ngoại khóa, giao lưu với cộng đồng mới, cũng là điều bạn nên quan tâm. Bởi lẽ, bất cứ chương trình học bổng nào cũng mong muốn ứng viên phải đảm trách được vai trò của một sứ giả văn hóa ở nơi họ đến.
Khi giới thiệu về bản thân, bạn cần nêu ra những ưu điểm về tính cách và năng lực của mình một cách chân thành và sinh động nhất. Bạn không nhất thiết phải trở thành một lãnh đạo tài ba của đất nước, nhưng bạn nên là người có khả năng tạo nên những thay đổi tích cực.
Ngoài ra, ngôn ngữ bạn sử dụng cần phải trong sáng và rõ ràng. Tránh vòng vo và sáo rỗng. Những tiêu chí về chính tả, chấm câu, tách đoạn đều phải được kiểm tra cẩn thận trước khi bạn nộp hồ sơ.
Phỏng vấn: Tạo phong thái tự tin, thoải mái
Trước khi phỏng vấn, bạn cần nắm rõ những thông tin mà bạn đã cung cấp trong hồ sơ xin học bổng. Tìm hiểu trước một số thông tin về thành phố hay trường bạn muốn đến cũng là điều nên làm.
Khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn mặc trang trọng, gọn gàng để tạo được ấn tượng tốt. Một phong thái tự tin, thoải mái, kết hợp với ngôn ngữ điệu bộ, sẽ làm cho bạn trở nên sinh động trong lúc giao tiếp.
Cần nhìn thẳng vào người phỏng vấn và vui vẻ trong lúc chuyện trò. Khi Ban phỏng vấn gồm cả người Việt lẫn người nước ngoài, thì bạn nên chia sẻ ánh mắt cho mọi người và tránh việc chỉ nhìn vào người nước ngoài.
Đừng học thuộc lòng một bài nói đã chuẩn bị sẵn, bởi vì người phỏng vấn có thể cắt ngang hoặc chuyển đề tài và bạn có thể găp khó khăn. Cần trả lời trực tiếp, ngắn gọn và có thí dụ minh họa.
Những câu nói như: “Đây là một câu hỏi hay” hoặc “Đây là một câu hỏi khó” cần được sử dụng một cách tiết chế. Ham hiểu biết về nền văn hóa khác là một lợi thế, nhưng bạn cũng cần hiểu biết về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam để có thể chia sẻ với bạn bè quốc tế.
Xin visa du học và mẹo phỏng vấn để thành công
Xin Visa du học luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bạn học sinh, sinh viên khi có ý định đi du học. Đa số các nước trên thế giới hiện nay đều yêu cầu các sinh viên phải đạt visa mới được nhập cảnh vào đất nước họ. Đối với các nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới như: Mỹ, Anh, Singapore, Canade, New Zealand … việc xin Visa du học lại càng khó. Đòi hỏi các bạn học sinh, sinh viên phải lắm rõ các quy trình và luật lệ của mỗi quốc gia không những thế các bạn còn phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, và phải qua được cuộc phỏng vấn mà chính các viên chức Lãnh sự là ban giám khảo. Biết được những khó khăn đó hôm nay công ty du học viết bài để chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn, tất cả các quy trình, cách làm hồ sơ sao cho hiệu quả và kinh nghiệm để qua cửa ải của các Viên chức Lãnh sự. Với đội ngũ tư vấn viên được đào tạo và đã có kinh nghiệm hướng dẫn học sinh, sinh viên du học nhiều năm Công ty du học hi vọng sẽ giúp ích được các bạn.
Yêu cầu đối với học sinh, sinh viên để đạt Visa của mỗi nước là khác nhau nhưng đa số đều theo một quy trình nhất định. Nếu các bạn đi đúng quy trình sau các bạn sẽ có tỷ lệ xin được visa cao.
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ nhập học và có thư mời nhập học của trường các bạn đăng ký nhập học.
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ xin Visa du học và nộp về Đại sứ quán nước bạn học có trụ sở tại Việt Nam.
Bước 3: Phỏng vấn xin Visa du học thành công.
Để có được thư mời nhập học của các trường các bạn nên tìm hiểu thông tin về trường mình dự định du học, tiêu chuẩn đầu vào của trường đối với học sinh quốc tế. Qua website của trường và nguồn thông tin internet phong phú chúng tôi tin rằng các bạn sẽ dễ dàng có được những thông tin trên, các bạn có thể gửi mail hoặc điện thoại trực tiếp tới trường để biết chính xác những thông tin trên. Sau khi biết rõ các thông tin đó các bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ mà trường các bạn xin học yêu cầu. Có được thư nhận học của trường bạn theo học sẽ là lợi thế lớn nhất giúp các bạn xin visa du học thành công.
Việc hoàn thiện hồ sơ xin Visa du học không khó vì vậy các bạn không nên quá lo lắng nhưng đây cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình làm hồ sơ đi du học của các bạn. Một bộ hồ sơ đẹp giúp các bạn chiếm được cảm tình của viên chức lãnh sự ngay từ đầu, có thể các bạn không cần thực hiện bước tiếp theo. Những giấy tờ có liên quan đến việc xin Visa du học, công ty du học đã có những bài viết cụ thể của các nước du học hàng đầu thế giới, các bạn có thể dựa vào đó để bổ sung và hoàn thiện hồ sơ của mình. Có một số lưu ý nhỏ cho các bạn khi làm hồ sơ xin Visa du học là:
Tất cả các giấy tờ của các bạn phải chính xác và đúng với yêu cầu của Lãnh sự quán.
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chứng minh tài chính.
Một số các chứng chỉ mà các bạn có: TOIEC IBT, IELTS …
Thư mời nhập học của trường bạn theo học
Hồ sơ các bạn xin nhập học: học bạ, chứng nhận, bằng tốt nghiệp …
Chứng minh tài chính luôn là vấn đề mà các viên chức lãnh sự quan tâm nhất. Theo luật lệ của mỗi quốc gia, sinh viên du học phải đủ tài chính để học những năm đầu hoặc có thể là phải đủ tài chính để hoàn thành cả khóa học. Họ muốn chắc chắn rằng sinh viên không làm những công việc bất hợp pháp hay không thể hoàn thành khóa học.
Vể chứng chỉ tiếng Anh chúng tôi khuyên bạn nên học tiếng anh trong nước và test qua các trung tâm. Điều này sẽ có lợi rất nhiều cho các bạn khi học tập nơi đất khách quê người. Tiếng Anh tốt sẽ giúp các bạn lấy lòng được các viên chức, tiếng anh tốt giúp các bạn học tập tốt hơn và quen biết nhiều bạn bè hơn. Nếu vốn tiếng anh của bạn còn kém sau khi sang nước bạn du học, các bạn sẽ tốn một khoản tiền lớn để chi trả cho học phí đắt đỏ. Vì vậy học tiếng anh trước khi đi du học là cách đỡ tốn kém và tối ưu nhất.
Các viên chức lãnh sự luôn có những thông tin chính xác để kiểm duyệt các giấy tờ xin visa của bạn. Vì vậy qua mặt các viên chức là điều không thể. Có một số các trung tâm hiện nay cung cấp các dịnh vụ làm giấy tờ giả như các giấy tờ xác minh tài chính giả nhưng Công ty du học khuyên bạn không nên dùng các dịch vụ đó. Nếu các bạn bị phát hiện việc xin Visa của bạn sẽ có thể không bao giờ được chấp nhận.
Sau khi hồ sơ xin Visa được gửi đến Đại sứ quán, Viên chức lãnh sự sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để xem xét chúng. Thời gian này các bạn nên chuẩn bị tâm lý vững vàng, sự tự tin và trau dồi các kiến thức phỏng vấn. Các bạn sẽ được liên lạc qua điện thoại, thư từ để đến phỏng vấn. Điều này còn tùy vào hồ sơ của bạn, có thể bạn sẽ không phải thực hiện bước này.
Có 3 trường hợp xảy ra:
Một là hồ sơ của bạn quá tốt các viên chức lãnh sự tin tưởng ở bạn và xét Visa cho bạn ngay lập tức, bạn sẽ không phải đến phỏng vấn nữa. trường hợp này chỉ chiếm 10%.
Trường hợp hai bạn sẽ nhận được một cuộc điện thoại với lời mời đến Đại sứ quán phỏng vấn. Các viên chức lãnh sự muốn nói chuyện về một số thắc mắc trong hồ sơ và tìm hiểu một chút về bạn để chắc chắn việc cấp visa du học cho bạn là chính xác, trường hợp này chiếm khá lớn 60%.
Trường hợp còn lại bạn sẽ nhận được một lá thư thông báo đến Đại sứ quán để phỏng vấn. Bạn sẽ phải trả lời rất nhiều các câu hỏi của viên chức lãnh sự, thường thì những trường hợp này đều phải bổ sung thêm hồ sơ xin Visa và phải đợi đợt xét duyệt Visa tiếp theo vào năm sau.
Như vậy bước phỏng vấn Visa liệu có quan trọng không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên quan tâm. Theo chúng tôi việc phỏng vấn xin Visa khá quan trọng. Nó cho thấy các Viên chức lãnh sự làm việc rất cẩn thận và chắc chắn. Còn đối với bạn đây là lời khẳng định rằng bạn quyết tâm đi du học và bạn tự tin cho quyết định của mình. Các bạn nên nhớ hồ sơ của các bạn có tốt đến đâu nếu các bạn không qua được cuộc phỏng vấn này, các bạn cũng vẫn rớt Visa. Và cũng có thể hồ sơ của bạn không thực sự tốt nhưng các bạn vẫn có được Visa du học. Các viên chức sẽ xem xét lại nếu thấy bạn xứng đáng.
Để có được buổi phỏng vấn xin Visa hoàn hảo các bạn cần nắm rõ thời gian, địa điểm phỏng vấn. Bước đầu luôn là bước quan trọng nhất giúp bạn chủ động hơn trong việc đi lại và bình tĩnh bước vào buổi phỏng vấn, các cụ nhà ta thưởng có câu “ Vạn sự khởi đầu nan” mà. Chuẩn bị một số câu hỏi mà các viên chức thường hỏi giúp các bạn bớt bỡ ngỡ, trả lời lưu loát hơn.
Một số câu hỏi mà Viên chức có thể hỏi các bạn như:
- Thông tin bản thân.
- Thông tin gia đình
- Thông tin về trường các bạn theo học, ngành học.
- Vấn đề tài chính của gia định bạn.
- Mục tiêu và kế hoạch học tập của bạn trong tương lai.
- Sau khi học xong bạn có trở về nước.
- Kiểm tra trình độ tiếng Anh, tiếng bản xứ … của các bạn.
Các bạn không nên quá lo lắng về các câu hỏi mà lãnh sự quán đặt ra. Những câu hỏi đó đều có trong hồ sơ xin Visa du học của các bạn và dự định của bạn rồi. Chẳng có ai khi đi du học lại không trả lời được những câu hỏi trên nhưng các bạn cần giữ vững tâm lý để không lúng túng trong khi trả lời. Đừng tự tạo áp lực cho bản thân bạn hãy bình thường hóa tầm quan trọng của cuộc phỏng vấn. Có rất nhiều cơ hội cho bạn, các lãnh sự quán rất vui tính và cới mở họ luôn lắng nghe để hiểu các bạn hơn. Tạo cho bạn cơ hội và hướng giúp các bạn du học thành công là mục tiêu và trách nhiệm của các viên chức. Trung thực trong các câu trả lời luôn được đề cao, các viên chức lãnh sự có thừa kinh nghiệm để biết rằng bạn có nói dối họ không. Và điều cuối cùng bạn nên chủ động trong các câu trả lời của mình. Chủ động làm một việc gì đó sẽ giúp bạn có kết quả tốt hơn.
Trên đây là những cách thức xin Visa du học và những lời khuyên cho các bạn trong cuộc phỏng vấn xin Visa du học. Để thành công các bạn hãy vận dụng các kinh nghiệm trên khi chuẩn bị hành trang du học cho mình nhé.
Một số kinh nghiệm du học các nước
Kinh nghiệm phỏng vấn lấy học bổng Singapore
Một vài kinh nghiệm dành cho bạn khi phỏng vấn xin học bổng du học Singapore: Trước hết, khi đi phỏng vấn cần ăn mặc tươm tất, lịch sự (nhưng đừng cầu kỳ hoặc bóng láng quá) và nhớ là phải đi đúng giờ. Trong cuộc phỏng vấn nhớ phải giữ bình tĩnh,
Sự kiện: Du học Châu Á, du học Singapore, học bổng du học
Mỗi người sẽ bị hỏi những câu khác nhau dựa vào hoàn cảnh của từng người, điểm bài thi (hoặc thành tích nói chung), ngành học... Tuy nhiên cũng có 1 số câu hỏi hay bị lặp lại. Trước hết, khi đi phỏng vấn cần ăn mặc tươm tất, lịch sự (nhưng đừng cầu kỳ hoặc bóng láng quá) và nhớ là phải đi đúng giờ.
Trước hết, khi đi phỏng vấn cần ăn mặc tươm tất, lịch sự (nhưng đừng cầu kỳ hoặc bóng láng quá) và nhớ là phải đi đúng giờ. Trong cuộc phỏng vấn nhớ phải giữ bình tĩnh, tự tin, và thoải mái (đa số các interviewers đều nói tiếng Anh chậm và dễ nghe lắm nên bạn không lo đâu, nếu không nghe kịp thì cứ hỏi lại, đó là chuyện bình thường trong giao tiếp hằng ngày thôi mà). Nếu bạn có khả năng thể hiện được bản lĩnh leadership thì cực tốt vì tụi Sing đang khuyến khích sinh viên rèn luyện leadership.
Mỗi time slot thường là 20 phút nhưng cũng có khi họ cho ra sớm hơn (10 phút) hoặc có thể kéo dài tới 30 phút
Được học bổng hay không đa phần đều phụ thuộc vào thành tích học tập hoặc điểm thi University Entrance Exam, phỏng vấn chỉ để confirm lại xem bạn có thật sự xứng đáng hay không thôi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, bạn nào có tài ăn nói xuất chúng, thuyết phục được interviewer thì cũng sẽ được học bổng mặc dù cơ hội trước khi vào phỏng vấn thấp hơn những người khác.
Sau đây là một số câu hỏi mà tôi đã từng gặp:
1) Tell me about your family ?
2) Why do you choose Singapore?
3) What do you know about this scholarship? What's its goal?
4) What is your plan for the future?
5) Do you have any friends in Singapore? What do they tell you about life in studying in Singapore?
...
Đó là những câu hỏi chung chung, ngoài ra tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng người mà họ sẽ xoay vào hỏi về những vấn đề đó.
Cuối cùng, họ sẽ hỏi: Do you have any questions? Cái vụ này thì bạn nên chuẩn bị sẵn trước ở nhà, có thắc mắc gì cứ nêu ra (cái này dễ nhất ah, hỏi có 1 câu mà họ nói 1 tràng luôn, ngồi nghe đã tai luôn) nhưng nhớ đừng hỏi những câu đơn giản quá, ví dụ như những câu mà bạn có thể tìm câu trả lời trên website or brochure.
Kinh nghiệm viết bài luận xin học bổng du học Anh quốc
Du học bằng con đường học bổng có lẽ là ước mơ không của riêng sinh viên nào. Tuy nhiên chặng đường để đến được với nó lại không dễ dàng và đòi hỏi nhiều công sức từ giai đoạn tìm trường, chuẩn bị hồ sơ, bảng điểm, viết luận…
Dưới đây là chia sẻ của bạn Lê Thị Hồng Ngọc về một vài kinh nghiệm nhỏ khi viết bài luận xin học bổng. Trải qua những tháng ngày “miệt mài” tìm kiếm học bổng, Hồng Ngọc đã xin được học bổng 10.000 bảng để theo học MSc Human Resource Management của ĐH Birmingham, Anh quốc khóa học 2010/2011.
Lê Thị Hồng Ngọc - tác giả bài viết.
Để viết được một bài luận ưng ý, bạn cần đầu tư thời gian tối thiểu là một tháng. Đừng bao giờ tham vọng rằng bạn sẽ có được một bài luận hay chỉ sau một vài tiếng đồng hồ. Hãy tưởng tượng bài luận cũng giống như một bản quảng cáo mà sản phẩm cần giới thiệu ở đây chính là bản thân bạn. Bạn cần suy nghĩ để viết cái gì, và viết như thế nào để có thể biến bản thân mình trở thành một best seller product. Bài luận nơi bạn thể hiện rõ nhất bạn là ai, ước mơ của bạn là gì và bạn có thể làm được những gì. Nó sẽ nói lên nhiều nhất về bạn trong một giới hạn nhỏ nhất về số lượng câu chữ. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian và công sức cho từng câu, từng ý trong bài luận của mình.
1. Hãy chọn cách mở bài thật ấn tượng
Vào giai đoạn cao điểm của mỗi kì xét duyệt học bổng của mỗi trường, một ngày hội đồng tuyển sinh có thể tiếp nhận và xử lý cả trăm thư xin học bổng. Ai cũng xuất sắc, ai cũng xứng đáng nhận học bổng, vậy bạn phải làm sao để thực sụ nổi bật, để giữ cho người đọc dừng lại ở bài luận của bạn mà không thẳng tay xếp nó sang một góc? Hẳn bạn cũng đồng ý rằng họ sẽ không dừng lại quá lâu để đọc hết cả bài luân dài của bạn nếu như họ không thấy hứng thú và ấn tượng. Vì vậy hãy gây ấn tượng thật mạnh với họ ngay từ câu mở đầu. Hãy khiến họ bị lôi cuốn và thuyết phục ngay từ những dòng đầu tiên. Theo kinh nghiệm của bản thân, thay vì bắt đầu bài luận bằng một câu trần thuật, bạn nên sử dụng một câu trích dẫn của một nhân vật nổi tiếng, hoặc một câu cảm thán… Hãy tận dụng mọi khả năng sáng tạo của bạn để tạo ra một đoạn mở đầu thật ấn tượng và nói được một cách khái quát nhất về bản thân bạn. Nếu bạn làm được điều này thành công, cơ hội chiến thắng của bạn sẽ tăng lên khá nhiều đấy.
2. Hãy trở thành một người bán hàng tài ba
Tại sao tôi lại nói như vậy? Đơn giản bởi một người bán hàng giỏi là một người biết nêu bật lên nhưng ưu điểm vượt trội của sản phẩm mà họ bán để thuyết phục khách hàng chọn mua. Và bạn cũng vậy. Giờ là lúc bạn cần thể hiện rõ tất cả nhưng mặt mạnh, những điểm khác biệt của bạn để thuyết phục ban giám khảo lựa chọn bạn. Vấn đề mấu chốt ở đây là khả năng thuyết phục của bạn. Bạn có thể sẽ hỏi “Tôi phải thuyết phục họ điều gì?”. Vô cùng đơn giản, bạn phải thuyết phục họ tin rằng bạn là người xứng đáng nhất cho suất học bổng.
Nhiều người nghĩ rằng bài luận giống như một bài văn trần thuật về những thành tích bản thân. Điều đó không sai nhưng chưa đủ. Nếu như bạn quá sa đà vào phần kể thành tích thì người đọc sẽ thấy rất nhàm chán. Hãy biết chọn lọc những thành tích nổi bật và liên quan trực tiếp đến khóa học mà bạn đang muốn xin học bổng. Ngoài ra, không nên chỉ nêu thành tích của bạn một cách đơn thuần giống như mục điểm sự kiện của mỗi bản tin tối mà hãy tập trung để thể hiện cho người đọc thấy bạn đã nỗ lực như thế nào để có được thành tích đó và thánh tích đó có ý nghĩa cũng như sẽ giúp ích gì cho bạn trong tương lai.
Một phần quan trọng không kém, theo tôi, đó là những kinh nghiệm bản thân. Có thể là kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm hoạt động tình nguyện, hoặc các hoạt động ngoại khóa mà bạn tham gia… Bạn nên lưu ý chỉ nên chọn những kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến khóa học mà bạn định xin học bổng, đến mục đích tương lai của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn xin học bổng ngành MBA thì những kinh nghiệm mà bạn có được tại một trung tâm dạy piano sẽ không hề có sức thuyết phục cho dù đó là những kinh nghiệm rất quý báu.
Tiếp theo bạn có thể trình bày về ước mơ, dự định của bạn trong tương lai hoặc vì sao bạn lại quyết định chọn khóa học này. Đây có lẽ là phần các bạn có thể tự do thể hiện mình nhất. Bạn sẽ trở thành người như thế nào? Bạn có khả năng gì khiến bạn tin rằng bạn có thể trở thành con người như bạn mong muốn? Và khóa học bạn chọn sẽ giúp gì cho bạn trong việc thực hiện mơ ước đó? Hãy thuyết phục hội đồng xét duyệt rằng khóa học của họ là con đường tốt nhất đưa bạn đến được với những hoài bão của mình và bạn có đủ năng lực để bước đi và thành công trên con đường đó.
3. Hãy tham khảo ý kiến
Sau khi hoàn thành bài luận, đừng vội đem nộp ngay. Bạn hãy in ra nhiều bản và nhờ một số người đọc và nhận xét. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một điều rằng: hãy lựa chọn người để nhờ. Không phải ai cũng có thể cho bạn những nhận xét chính xác. Hãy tìm đến với những người thực sự hiểu bạn hoặc những người có kinh nghiệm như thầy cô giáo hoặc giáo sư của bạn. Hãy ghi nhận tất cả những ý kiến góp ý của họ để hoàn chỉnh bài luận của mình.
4. Hãy loại bỏ những hạt sạn
Sẽ ra sao nếu bài luận của bạn có nội dung rất tốt, có những ý tưởng rất hay thế nhưng đôi chỗ lại xuất hiện một vài lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp? Nó sẽ khiến cho việc truyền tải ý tưởng của bạn tới người đọc bị hạn chế. Hãy luôn nhớ rằng ý tưởng hay cần phải được diễn đạt bằng những ngôn từ chính xác và ngữ pháp chuẩn mực. Và đây là kinh nghiệm cho bạn. Đơn giản, mạch lạc và ngắn gọn. Viết luận không giống như sáng tác văn chương. Vì vậy nó không cần những ngôn từ hoa mỹ, những diễn đạt cầu kì. Hãy chọn cho bạn môt lối hành văn thật trong sáng. Sử dụng những câu đơn ngắn gọn có cấu trúc ngữ pháp rõ ràng chính xác. Nếu có thể, hãy nhờ những người bạn bản xứ kiểm tra và sửa lỗi giúp bạn. Đừng để một vài hạt sạn nhỏ làm hỏng cả “công trình của bạn”.
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ tự túc
Trình tự và các thự tục khi đi phỏng vấn du học My
Các bạn ơi, mấy hum nay có người hỏi mình lúc vô phỏng vấn du học Mỹ mình phải làm gì và các giấy tờ phải nộp ở từng nơi như thế nào? Thực ra cũng rất dễ, nó có chỉ dẫn trong đó hết rùi nhưng Tuấn sẽ nói sơ qua để các bạn nắm trước nha
Giấy tờ chuẩn bị (nhất thiết phải có): Phiếu hẹn; Passport; DS, I_20; giấy khai sinh của mình, của ba mẹ; bằng khen của mình; giáy tờ về trường học của mình bên đây và bên Mỹ, giấy chứng minh thu nhập của ba,mẹ; sổ tiết kiệm của ba mẹ; hợp đồng lao động của ba, mẹ. Cần thêm (nếu có): gấy tờ bằng khen của ba, mẹ (để chứng minh rằng ba mẹ mình là người học thức), giấy bảo trợ và một vài giấy tờ mà có lợi cho sự chứng minh của mình lúc phỏng vấn
1) Cửa vào:
Miêu tả: Bên ngoài chỗ phỏng vấn có rất nhiều cửa nhưng chỉ có một cửa đề chữ "Cửa vào".
Thực hiện: Hãy bước vào cửa đó. Nhưng trước khi bước vào bạn sẽ được kiểm tra xem có mang vật gì nguy hiểm không hoặc có mang kim loại hay không bằng máy dò trên tay bảo vệ (lưu ý: đồng hồ và dây nịch bằng kim loại máy dò không kêu nên bạn có thể đem theo được)
Mục đích: kiểm tra xem chúng ta có mang vật gì nguy hiểm cho họ không
Lời khuyên: nên bỏ lại những thứ mà bạn thấy nguy hiểm vì nếu bạn qua được cửa này, bạn sẽ không bước ra ngoài được nữa. Và wa cửa sau họ còn kiểm tra lại bạn một lần nữa, nếu phát hiên bạn mang vật nguy hiểm họ sẽ gây khó dễ và có thể cho bạn về vì lí do an toàn
2) Phòng chờ:
Miêu tả: nói là phòng chờ chứ cũng hem phải nữa. Nó chỉ là một căn nhà cho chúng ta đứng xếp hàng thôi. Phia sau cánh cửa đó sẽ có 3 đường đi: Đường ngoài cùng sát cửa nhất dành cho phỏng vấn xin visa đi di cư ( visa immigrant), đường giữa không có gì và đường còn lại dành cho phỏng vấn xin visa không di cư (visa non_immigrant).
Thực hiện: vì chúng ta đi du học nên sẽ xin visa không di cư. Hãy vào đường có chữ "Visa non_immigrant". Chúng ta sẽ xếp hàng chớ ở đường này để đi ra ngoài đường wa một cửa khác
Mục đích: giữ trật tự và dễ kiểm soát cho họ hơn
Cảm giác của Tuấn: hơi mệt mỏi vì chờ tới hơn một tiếng. Hichic
Lời khuyên: Hãy bình tĩnh chờ đợi và xếp hàng đàng hoàng. Đừng gây tiếng động lớn, đừng chửi bới lung tung vì họ có camera quay những hành động của chúng ta đó
3) Nơi kiểm tra đồ đạc mang theo:
Miêu tả: sau khi bước ra ngoài đường bằng cửa khác từ phòng đó, chúng ta sẽ đi qua một cánh cửa nữa theo sự hướng dẫn của bảo vệ. Trong cánh cửa đó có máy kiểm tra đồ đạc mình mang theo và máy quét toàn diện người
Giấy tờ chuẩn bị: Phiếu hẹn phỏng vấn và Passport
Thực hiện: Chúng ta sẽ trình phiếu hẹn phỏng vấn và passport với bảo vệ tại đó. Sau khi đã xác định chính xác chúng ta thì sẽ cho vào cửa đó. Sau khi vào họ sẽ yêu cầu bỏ hết túi sách và những đồ bạn mang theo vào máy quét. Đồng thời bạn sẽ đi qua một máy quét để kiểm tra lại một lần nữa xem bạn có mang vật gì nguy hiểm và bằng kim loai không đồng hồ và dây nịch máy không báo hiêu nên vẫn mang đượC
Lưu ý: tại đây ai có điện thoại di động họ sẽ yêu cầu tắt máy và đưa cho họ giữ. Chúng ta không được mang điện thoại di động vào nơi phỏng vấn
Cảm giác của Tuấn: hơi sờ sợ vì lần đầu tiên đi mà
Mục đích: để họ xác nhận lại một lần nữa là chúng ta không gây nguy hiểm gì cho họ
Lời khuyên: bạn nên thành thật đưa hết những gì bạn có kể cả di động. Đừng giấu diếm bất cứ gì vì nếu phát hiện ra họ sẽ làm khó dễ bạn đó (máy quét của họ có thể phát hiện ra điện thoai di động bạn để trong người)
4) Nơi nộp giấy hẹn phỏng vấn, passport và DS, và I_20:
Miêu tả: Sau khi bạn đã được kiểm tra xong, bãn sẽ bước vào cánh cửa sau phòng kiểm tra đó. Ở đây lại có 2 sự lựa chọn: bên trái: nới dành cho phỏng vấn không di cư (du học, du lịch, công tác...) và bên phải là dành cho phỏng vấn di cư (đi theo diện đoàn tụ, nhập cư...). Vì Tuấn đi theo diện du học nên chỉ nói đến phần bên trái thôinha (tại bên phải Tuấn đâu có bít, chắc cũng tương tự vậy ^^). Sau khi quẹo trái bạn sẽ thấy ngay nhưng làn đường đi. Ở đầu mỗi làn đường đều có một bảng ghi giờ hẹn phỏng vấn
Giấy tờ chuẩn bị: Phiếu hẹn, Passport,DS va I_20
Thực hiện: Hãy quẹo trái và tìm đúng làn đường phù hợp với giờ hẹn của mình (lưu ý: bạn phải chọn đúng làn đường giờ hẹn của mình, nếu sai họ sẽ bắt xếp hàng lại và đợi rất lâu, có thể họ sẽ đuổi về đó). Ở cuối các làn đó có 3 cửa sổ được đánh thứ tự A,B,C (A, B nằm ở mặt trước, C nằm ở bên hông). Người ta sẽ nói cho bạn bít đường hẹn nào sẽ tới cửa sổ nào. Tới đó bạn sẽ nộp Giấy hẹn, Passport và DS. Họ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi đơn giản đẻ xác minh xem bạn có thật sự là người trong Passport và DS hok. Sau khi đã xác minh ong họ sẽ phát cho bạn một tờ giấy ghi số thứ (lưu ý phiếu hẹn, Passport, DS, I_20 họ sẽ giữ lại)
Cảm giác: cũng bình thường thôi ^^
Mục đích: Để họ dễ dàng quản lí, xác minh xem chúng ta có đúng là người trong DS và Passport không
Lời khuyên: bạn nên bình tĩnh và trả lời to, rõ và đầy đủ những thông tin họ hỏi
5) Chỗ ngồi đợi phỏng vấn:
Miêu tả: nó nằm bên hông của 2 cửa sở A,B cùng mặt cửa sổ C. Ở đây sẽ có rất nhiều hàng ghế, bạn muốn ngồi đâu cũng được. Trên cao có một bảng để gọi số và cho bạn biết nơi bạn sẽ phỏng vấn (phòng nào? Ví dụ nó sẽ để là A580: 5 nghĩa là số A580 tới phòng số 5 để phỏng vấn) và nó cũng có đọc loa cho chúng ta bít (Ví dụ: Hiện nay chúng tô idang phục vũ số A580 tại phòng số 5)
Thực hiện: bạn cứ ngồi chờ cho đến khi tới mình.
Lưu ý: Vì số trên bảng nhảy không theo thứ tu nên bạn phải cẩn thận. Ví dụ đang số A510 nó có thể nhảy tới A560 rùi nhảy ngước lai vì vậy bạn hãy nhìn và nghe cho rõ
Cảm giác: Rất hồi hộp và hơi lo sợ nhưng điều quan trọng là Tuấn đã tự tin và bình tĩnh
Mục đích: chờ đợi tới số ta phỏng vấn
Lời khuyên: Bạn nên mang theo một quyển sách để đọc trong lúc chờ đợi phỏng vấn. Trong lúc chờ đợi phỏng vấn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lơi cho bạn lúc phỏng vấn. Theo Tuấn bạn nên ngồi ở phía đối diện của sổ C đúng ngồi ngay những phòng phỏng vấn vì họ sẽ thấy được những hành động của chúng ta và sẽ gây khó đễ khi đến phiên chúng ta phỏng vấn và như vậy cơ hội thành công của chúng ta sẽ ít hơn. Cho nên bạn nên ngồi ở mắt đối diện cửa sổ C để tránh sự quan sát của họ nhưng chỉ tránh được một phần thôi vì có thể họ đặt camera để theo dõi chúng ta và có những bảo vể thường xuyên đi qua đi lại để kiểm soát chúng ta
6) Chỗ phỏng vấn:
Miêu tả: đó là những gian phòng nhỏ ở cùng bên với cửa sổ C và đối diện với những hàng ghế chờ. Có 7 phòng tất cả. Khi phỏng vấn chúng ta sẽ đứng và họ (gồm người phỏng vấn và người phiên dịch) sẽ ngồi. Chúng ta và họ sẽ ngăn cách nhau bởi một tấm kính và có một khe hở nhỏ để chúng ta đưa giấy tờ chứng minh
Thực hiện: Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh và bước đến phòng phỏng vấn. Đầu tiên ho sẽ yêu cầu chúng ta đưa hai ngón trỏ lên máy in vân tay để lấy dấu vân tay của chúng ta. Lưu ý là đưa theo thứ tự chứ hok phải tay nào cũng được đâu. Trước khi họ phỏng vấn hãy chào họ trước: Good ...,sir/madam đối với người phỏng vấn và em chào anh/chị đó với người phiên dịch. Khi phỏng vấn xong dù được hay không phải nói: "Thanks for your interview". Nếu đậu họ sẽ thu Passport, Ds, I_20và đưa phiếu hẹn 3h00 chiều mai lại lay Visa
Lưu ý: Khi nói bạn phai đưa giấy tờ để chung minh những điều bạn nói là thật.
Cảm giác: rất lo và hồi hộp nhưng Tuấn đã thể hiện hết sức cho họ thấy mình mong muốn được đi du học đến chừng nào
Mục đích: họ mún nghe những điều chúng ta nói và những gì chúng ta đưa xem đó có phải là sự thật hay không. Nếu lấy được lòng tin cuả họ bạn sẽ thành công.
Lời khuyên: hãy thật bình tĩnh và tự tin. Hãy cố tươi cười, bình tinh và tỏ rõ cho họ thấy ở chúng ta có một niềm khao khát mãnh liệt là muốn được đi du học. Các câu hỏi họ sẽ xoay quanh các vấn đền chính sau: Bạn qua Mỹ để làm gì (lí do bạn qua Mỹ)? Tại sao bạn lại thích học ở Mỹ? Bạn biết gì về trường học của bạn ở My? Ba mẹ làm nghề gì? Họ có đủ thu nhập để cho bạn học lâu dài ở Mỹ không?... Hãy trả lời bằng tiếng Anh hạn chế nói bằng Tiếng Việt vì họ sẽ cho rằng bạn không đủ khả nặng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng anh hãy nói "Pardon me" và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho bạn nhưng nhất thiết bạn phải trải lời họ lại bằng tiếng anh. Trừ khi nào khó nói bằng tiếng Anh lắm, hoặc bạn cảm thấy nói bằng tiếng Viet không đủ để giải thích hết ý của bạn thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt "Sorry. Could I speak Vietnamese to answer this question/ this problem". Sau khi xong hãy kiểm tra thật kĩ xem bạn có bỏ xót gì không
7) Ra về:
Miêu tả: có một cánh cửa phía sau chỗ các làn giờ hẹn phỏng vấn.
Thực hiện: Hãy bước ra cửa và đi
Lưu ý: khi bước ra cửa bạn chắc là không con bỏ wen gì cả vì ra rồi bạn sẽ không thể vào được nữa (cửa chỉ có một chiều xoay) và nhớ lấy lại điện thoại tại cửa kiểm soát nha
Cảm giác: cực kì vui sướng và nhẹ nhõm vì Tuấn đậu mà
Mục đích: chỉ cho chúng ta ra chứ không cho vào nữa
Lời khuyên: khi bước ra bạn nên về ngay, đừng goi điện cho ai hết vì có trường hợp họ đã mời vô phỏng vấn lại.
Muốn có được kết quả tốt khi phỏng vấn, các bạn phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản khi xin visa du học:
1. Bạn thực sự có ý định đi học một cách nghiêm túc không? Hoặc bạn có khả năng học tốt tại Mỹ không?
Các viên chức Lãnh sự quán sẽ xem xét quá trình học tập của bạn trước đó cũng như kế hoạch học tập của bạn tại Mỹ. Do đó, các bạn cần mang theo những kết quả học tập mà các bạn có như bảng điểm, học bạ, bằng cấp, giấy khen,... Ngoài ra, bạn cũng phải nắm rõ về trường, khóa học, chuyên ngành học... tại Mỹ cũng như những dự định nghề nghiệp của bạn sau này. Bạn cần phải lên kế hoạch học tập và nghề nghiệp hợp lý, rõ ràng. Kế đến, bạn cần chứng minh rằng bạn sẽ làm gì với bằng cấp mà mình có được sau khi hoàn tất chương trình học tại Mỹ, cũng như các dự định tương lai khi về nước. Nếu có thể, bạn hãy tìm hiểu một chút về ngành nghề tương lai của mình cũng như nhu cầu của ngành nghề đó hiện nay tại Việt Nam. Ngoài ra, thông tin bản thân, gia đình, khả năng tài chính của gia đình, ý định quay trở về Việt Nam... cùng một số dạng câu hỏi khác nhằm thử độ nhạy bén trong tư duy và giao tiếp của học sinh cũng sẽ được đưa ra trong buổi phỏng vấn.
2. Bạn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học của mình không?
Chính phủ Mỹ muốn biết các bạn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian bạn theo học tại Mỹ hay không để đảm bảo chắc chắn rằng bạn không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Vì vậy, bạn cần chứng minh tài chính rõ ràng và cụ thể: ai sẽ là người chi trả học phí cũng như chi phí ăn ở cho bạn?
• Nếu bạn được cấp học bổng thì bạn phải có những giấy tờ liên quan đến việc bạn được cấp học bổng đó.
• Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân nào đó tài trợ, bạn phải làm thế nào để chứng tỏ rằng người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền cho việc học của bạn.
• Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích với viên chức Lãnh sự quán về mối quan hệ của bạn với người này, để chứng minh cho việc tại sao người tài trợ này sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đôla cho việc học của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cung cấp sự những bằng chứng về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và mức thu nhập. Điều này sẽ giúp cho viên chức lãnh sự tin rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian bạn học.
3. Luôn trung thực
Thời gian phỏng vấn chỉ kéo dài trong khỏang từ 3 đến 4 phút vì thế các bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói một cách ngắn gọn, rõ ràng nhưng chính xác và đầy tính thuyết phục. Các bạn hãy tự tin, đừng che giấu sự thật, nên trả lời trung thực theo hồ sơ của mình, trong khoảng thời gian phỏng vấn ngắn ấy các bạn cần cung cấp cho viên chức càng nhiều thông tin càng tốt, và đặc biệt không nên trả lời theo cách học thuộc lòng như những lập trình có sẵn mà phải trả lời thật tự nhiên. Các viên chức của Lãnh sự quán Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc của họ, do đó sẽ không quá khó để họ nhận ra được là các bạn đang nói thật hay không về việc bạn xin visa đi học.
Ông Michael Sestak, Trưởng phòng Visa không di dân - Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, cho biết: "Khi phỏng vấn chúng tôi không mong chờ câu trả lời hoàn hảo, mà trông chờ vào sự thành thật của bạn. Mặc dù hồi hộp bạn cũng phải thư giãn để đưa ra câu trả lời trung thực. Khi phỏng vấn chúng tôi không yêu cầu nói tiếng Anh, sẽ có phiên dịch. Tuy không bắt buộc nhưng nói được tiếng Anh sẽ có ích vì chứng minh bạn đã chuẩn bị kỹ để học tại Mỹ".
4. Chứng minh sẽ quay về Việt Nam
Đây là điều quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất cho tất cả các viên chức Lãnh sự quán khi xem xét. Bởi lẽ, Luật Thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ có thể thuyết phục cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Vì vậy, theo điều luật này thì các viên chức lãnh sự luôn xem các bạn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ vĩnh viễn cho đến khi nào các bạn chứng minh được điều ngược lại.
Các bạn có thể đưa ra những bằng chứng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tất cả chúng phải đủ mạnh mẽ để giúp cho viên chức lãnh sự tin là bạn sẽ không định cư Mỹ. Do đó các bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để trình bày hoàn cảnh của mình thật rõ ràng và chính xác để đảm bảo rằng việc các bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời.
Theo ông Michael Sestak, sau khi tốt nghiệp sinh viên có quyền ở lại Mỹ một năm để làm việc. Khi hết hạn, nếu làm việc tốt, công ty có thể bảo lãnh để có thể ở Mỹ làm việc thêm 5-6 năm nữa. Vậy làm sao có thể chứng minh ứng viên học xong sẽ về Việt Nam? "Tôi biết rất khó có một câu trả lời về việc quay về Việt Nam. Để xem xét yếu tố này chúng tôi căn cứ vào nhiều khía cạnh khác như: Bạn có người thân ở Mỹ không, nếu có thì sẽ xem xét người thân có làm hồ sơ bảo lãnh diện định cư không, còn nếu có người thân đang học ở Mỹ thì sẽ xem dịp lễ người đó có về Việt Nam thăm gia đình không... Kế tiếp là xem bạn đã từng sang các nước khác chưa, có tuân thủ các quy định xuất nhập cảnh không..." - ông Michael Sestak nói.
Lưu ý:
• Các bạn nên sử dụng tiếng Anh cho phần phỏng vấn của mình và hạn chế sử dụng tiếng Việt vì nếu không các viên chức Lãnh sự quán sẽ cho rằng các bạn không đủ khả năng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng Anh hãy nói "Pardon me" và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho các bạn nhưng nhất thiết các bạn phải trả lời họ lại bằng tiếng Anh. Trừ khi nào không thể nói bằng tiếng Anh, hoặc các bạn cảm thấy nói bằng tiếng Anh các bạn sẽ không thể giải thích hết ý thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt.
• Trong lúc chờ đợi đến lượt mình phỏng vấn, các bạn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lợi cho các bạn lúc phỏng vấn.
• Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và tiến đến phòng phỏng vấn, mỉm cười và chào những người phỏng vấn" Good..., sir/madam". Khi phỏng vấn xong dù được hay không các bạn cũng phải nói cám ơn và chào tạm biệt họ: "Thanks for your interview".
• Hồ sơ phỏng vấn phải được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự để khi viên chức phỏng vấn yêu cầu xem những giấy tờ nào thì các bạn có thể đưa cho họ ngay lập tức mà không bị lúng túng.
• Đặc biệt không nên xin visa không quá 120 ngày và không vào Mỹ trước 30 ngày so với ngày nhập học.
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Đức
Phải kiểm tra tất cả giấy tờ hồ sơ trước khi đi phỏng vấn, tốt nhất là không thừa và cũng không thiếu theo yêu cầu của sứ quán. Chỉ có người xin visa mới được vào phỏng vấn, còn lại thì tất cả phải ở ngoài.
Khi đi phỏng vấn thì nên ăn mặc lịch sự, quần áo phải chỉnh tề, tóc tai phải gọn gàng. Con trai thì nên thắt caravat, còn gái thì nên mặc veston. Không nên mặc quần bò, áo phông khi đi phỏng vấn.
Khi được phỏng vấn thì phải hết sức bình tĩnh, trả lời chậm, rõ ràng những câu hỏi của họ. Nếu không hiểu rõ câu hỏi thì nên hỏi lại, tránh tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” thì chắc chắn bị loại.
Qua thông tin của một số bạn bè cho biết, các bạn có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Đức, Anh hoặc Việt Nam. Khi phỏng vấn, thông thường do hai người cùng ngồi hỏi, một là nhân viên Việt nam, người kia là nhân viên Đức. Vì thế, trong trường hợp xấu nhất, nếu các bạn không thể nói được tiếng Đức hoặc Anh thì phần phỏng vấn của nhân viên Đức sẽ do nhân viên Việt nam phiên dịch cho bạn.
Nội dung phỏng vấn chủ yếu xoay quanh mục đích bạn xin đi học hoặc làm việc.
Ví dụ một số câu hỏi thường gặp:
- Sang theo mục đích gì? (Học tập, thăm thân, công tác...).
- Mối quan hệ giữa người mời (ở bên Đức) với người phỏng vấn như thế nào (nếu thuộc diện sang thăm thân) và người đó đang làm gì?
- Thời gian ở lại Đức là bao lâu?
- Đã đi nước ngoài lần nào chưa?
- Có biết nói tiếng Đức, anh hoặc ngoại ngữ nào khác không?
- Đi theo diện Cơ quan Việt Nam cử đi hay cá nhân?
- Bạn lấy kinh phí ở đâu để du học?
- Bạn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp?
- Bạn thích học ngành gì, bạn sẽ sống như thế nào?
- Nếu sang tới Đức, anh/chị có định ở lại Đức không? (Tốt nhất trả lời là "Không").
Việc xin Visa du học Đức tương đối rõ ràng: Nhiều người nói rằng, nếu bạn có đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu thì sẽ rất đơn giản, bạn sẽ được cấp visa trong thời gian tương đối nhanh.
Sau đây là các yêu cầu của phía Đức:
- Đơn xin cấp visa, 3 bản Passport, ảnh cá nhân
- Các giấy tờ liên quan chứng tỏ trình độ của bạn đáp ứng được các yêu cầu của trường Đại học đề ra (Xin xem phần:. Thủ tục xin giấy mời nhập học của trường Đại học)
- Giấy mời nhập học của trường Đại học/ Cao học
- Giấy chứng nhận trình độ tiếng Đức (tối thiểu 400 tiết)
- Giấy đăng ký một khóa học tiếng Đức tại Đức và hoá đơn trả tiền (Nếu cần phải học một khoá tiếng Đức trước khi nhập học)
- Chứng minh tài chính: Hoặc Giấy bảo lãnh tài chính nếu bạn có thân nhân bên Đức. Hoặc Giấy tờ chứng minh đã ở một tài khoản 7020 Euro tại Ngân hàng Đức Deutsche Bank
- Bảng tóm tắt quá trình học tập công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp PTTH
Tất cả các hồ sơ tiếng Việt phải được dịch ra tiếng Đức và sao y bản chính tại phòng công chứng.
Nếu trình độ tiếng Đức của bạn chưa đủ để xin giấy nhập học tại trường ĐH mặc dù bạn có tất cả các điều kiện khác, phía Đức vẫn chấp nhận CDC bảo lãnh bạn sang Đức và giấy chấp nhận học ĐH sẽ được xin trong thời gian bạn học tại trung tâm CDC.
Sau khi bạn đã nộp đầy đủ các giấy tờ trên và khoản lệ phí 30 USD, ĐSQ / LSQ Đức sẽ hẹn bạn thời gian phỏng vấn và gửi hồ sơ về Đức để thẩm tra. Trong quá trình xét duyệt, phía Đức có thể sẽ đòi hỏi bổ sung các giấy tờ sau:
- Xác nhận về chỗ ở trong thời gian tại Đức (Bảo lãnh của thân nhân hoặc Hợp đồng thuê nhà)
- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
- Vé máy bay
Đầu tiên, phía Đức sẽ cấp cho bạn Visa du học tạm thời có thời hạn là 3 tháng. Sau khi tới Đức, CDC sẽ hỗ trợ, hướng dẫn bạn về thủ tục gia hạn Visa tại Sở ngoại kiều nơi bạn lưu trú. Bạn phải đăng ký gia hạn Visa trong vòng 3 tháng sau khi tới Đức. Tùy theo kế hoạch học tập và chính sách của từng bang, Sở ngoại vụ Đức sẽ cấp Visa 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm cho bạn.
Bạn nên nộp đơn xin Visa học Đại học cho ĐSQ/LSQ Đức. Visa du lịch hoặc các Visa khác không thể xin chuyển thành Visa học Đại học sau khi bạn đã nhập cảnh vào Đức.
Kinh nghiệm phỏng vấn visa Canada
Không phải trường hợp nào Lãnh Sự Quán Canada cũng yêu cầu phỏng vấn vì LSQ có đến 3 tháng để xem xét hồ sơ của các bạn. Trong trường hợp LSQ còn một số điều chưa rõ và gởi thư mời phỏng vấn đến bạn thì bạn nên lưu ý đến một vài kinh nghiệm sau đây vì nó có thể có thể giúp bạn chứng minh bạn đủ tư cách trong cuộc phỏng vấn
Nhân viên lãnh sự sẽ hỏi bạn muốn phỏng vấn bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt. Tốt nhất bạn nên trả lời phỏng vấn bằng Tiếng Anh vì truoc khi đi học Canada bạn đã có thời gian đầu tư cho chương trình tiếng Anh giao tiếp của mình
Lúc trả lời câu hỏi, bạn nên tránh kể chuyện đời bạn hay kể chuyện gia đình của bạn cho nhân viên lãnh sự. Thật vậy, nhận viên lãnh sự rất bận và phải phỏng vấn nhiều người trong một ngày. Họ không muốn nghe bạn kể chuyện dài dòng cho một câu hỏi ngắn. Khi họ đặt câu hỏi là họ muốn xem bạn đủ tư cách để được cấp visa theo đòi hỏi của luật di trú hay không.
Bám vào vấn đề và trả lời thẳng vào câu hỏi. Thỉnh thoảng, nhân viên lãnh sự đặt một câu hỏi chỉ cần trả lời «Có» hay «Không». Nếu gặp một câu hỏi như vậy, bạn nên trả lời thẳng câu hỏi thay vì trả lời vòng quanh không nhắm vào câu hỏi đặt ra. Nói một cách khác, bạn nên trả lời ngắn gọn, nhưng nhắm vào suy tư của nhân viên lãnh sự và thỏa mãn quan tâm của họ. Dĩ nhiên là nếu gặp một câu hỏi cần sự giải thích thì bạn giải thích cho họ, nhưng đi thẳng vào vấn đề.
Nghe hết câu hỏi của nhân viên lãnh sự trước khi trả lời. Thật vậy, nếu bạn trả lời trước khi nhân viên lãnh sự dứt lời thì có khi bạn không trả lời đúng câu hỏi mà họ đặt, và thay vì làm cho cuộc phỏng vấn được mau kết thúc, bạn lại làm kéo dài cuộc phỏng vấn
Bạn phải chắc chắn hiểu câu hỏi. Nếu bạn không hiểu câu hỏi thì bạn lịch sự cho họ biết để họ có thể lập lại câu hỏi, dùng từ đơn giản hơn hay nhờ người thông dịch lại cho bạn. Nhân viên lãnh sự không muốn bạn trả lời một câu hỏi mà bạn không hiểu và họ sẽ không biết rằng bạn không hiểu câu hỏi nếu bạn không cho họ biết.
Không nên đoán câu hỏi. Nếu bạn không biết trả lời câu hỏi, hay bạn không nhớ thì bạn cho nhân viên lãnh sự biết. Họ không muốn bạn đoán nếu bạn không biết
Nên nói sự thật. Có nhiều người đủ điều kiện để được cấp visa, nhưng họ lại nói dối nhân viên lãnh sự vi họ nghĩ rằng điều đó tốt cho trường hợp của họ. Khi nhân viên lãnh sự khám phá được, họ bị cấm nhập cư. Nếu những người đó nói sự thật ngay từ đầu và giải thích trường hợp của họ thì họ đã được cấp visa. Nếu bạn nghi ngờ về trường hợp của bạn thì bạn nên nói sự thật và giải thích chuyện gì đã xảy ra.
Nên nộp những giấy tờ chính thống và xác thực. Nôp những giấy tờ giả có sửa đổi bị xem là gian lận và là một trong những nguyên nhân đưa đến việc bị từ chối visa.
Các kinh nghiệm trên đây không bảo đảm rằng bạn sẽ được cấp visa. Tuy nhiên, nó có thể giúp bạn gia tăng xác suất thành công trong cuộc phỏng vấn. Chúc các bạn gặp thành công trong cuộc phỏng vấn sắp tới của các bạn.
Những kinh nghiệm khi phỏng vấn xin việc
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc công ty Nhật
Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du học Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc khách sạn
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bất động sản
(st)