Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng VEF

"Để được nhận học bổng của VEF, nghiên cứu sinh phải giỏi ngoại ngữ, có kinh nghiệm nghiên cứu, khả năng lãnh đạo và những kế hoạch cụ thể ở Việt Nam sau khi tốt nghiệp các trường đại học ở Hoa Kỳ".




Tiến sĩ Lynne McNamara.
Ảnh: XM.

Tiến sĩ Lynne McNamara, Phó Giám đốc Điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam đã cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Tiền Phong.

Thưa bà, tại sao Quốc hội Hoa Kỳ lại thành lập một quỹ cho giáo dục Việt Nam và đến nay VEF đã cấp học bổng cho bao nhiêu nghiên cứu sinh của Việt Nam?

Tháng 12/2000, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật xây dựng Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) với mục đính hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước.

Trên cơ sở đó, VEF tìm kiếm những nghiên cứu sinh xuất sắc của Việt Nam để cấp học bổng nghiên cứu chương trình thạc sĩ (2 năm), tiến sĩ (5 năm) và mới đây là sau tiến sĩ (chương trình học giả) tại những trường đại học lớn ở Hoa Kỳ. Đến nay, đã có 189 nghiên cứu sinh Việt Nam được nhận học bổng của VEF.

Bà có thể cho biết giá trị của học bổng này và những đối tượng như thế nào có thể được nhận học bổng của VEF?

Giá trị của học bổng gồm toàn bộ học phí, sinh hoạt phí hàng tháng, vé máy bay khứ hồi, phí xin visa, kiểm tra sức khoẻ, và các chi phí liên quan đến phát triển chuyên môn.

VEF cấp học bổng chương trình tiến sĩ và thạc sĩ tại những trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ cho các ngành khoa học và công nghệ như: Toán học và Công nghệ Thông tin, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Nông nghiệp, Y tế công cộng và các ngành kỹ thuật.

Nghiên cứu sinh được nhận học bổng của VEF phải là công dân mang quốc tịch Việt Nam (công dân Việt Nam thường trú dài hạn tại một quốc gia khác không được chấp nhận).

Đối với chương trình học giả, điều kiện là công dân Việt Nam, có bằng tiến sĩ trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học (STEM), thành thạo tiếng Anh.

Ngoài ra, ứng viên phải có thành tích chuyên môn xuất sắc, có đề án phát triển chuyên môn chất lượng; cam kết trở về Việt Nam đóng góp cho sự phát triển giáo dục và khoa học của đất nước…

Viện Hàn lâm Hoa Kỳ sẽ đánh giá về chuyên môn của ứng viên và đề nghị lên hội đồng quản trị VEF để cấp học bổng.

Những thông tin chi tiết về vấn đề này, cũng như mẫu đơn, thời hạn nộp đơn, thủ tục giấy tờ, lịch thi tuyển, phỏng vấn, ứng viên có thể tìm hiểu kỹ trên trang web của VEF tại địa chỉ: www.vef.gov .

Thưa bà, quy trình tuyển chọn của VEF diễn ra như thế nào?

Quá trình tuyển chọn nghiên cứu sinh VEF được chia ra làm 2 quy trình. Theo đó, quy trình A kéo dài trong 2 năm. Vào tháng 8 hằng năm, VEF sẽ công bố mẫu đơn trên trang web trong thời gian 1,5 tháng. Những người có hồ sơ đạt yêu cầu được mời tham dự kỳ thi chuyên ngành đặc biệt (diễn ra tại Việt Nam). Kỳ thi này do Viện giáo dục Quốc tế (IIE) tổ chức và đề thi do Viện giáo khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) ra.

Khi có kết quả, IIE gửi lại cho ETS và khoảng 1 tháng sau, ETS sẽ gửi kết quả cho VEF. Dựa trên kết quả thi, VEF sẽ chọn 50% “phần ngọn”, có điểm cao ở từng chuyên ngành. Những thí sinh này cần có điểm GRE trên 1050 trước khi được VEF mời vào vòng phỏng vấn.

Mọi câu hỏi thắc mắc về chương trình học bổng VEF năm nay, ứng viên có thể liên hệ theo địa chỉ email: vef2007@vef.gov .

Hoặc liên hệ theo địa chỉ Quỹ Giáo dục Việt Nam VEF: Phòng 502, Tháp Hà Nội, 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: 04 9363670.

Vòng phỏng vấn diễn ra bằng tiếng Anh. Những giáo sư từ Viện Hàn lâm Hoa Kỳ sẽ sang Việt Nam phỏng vấn trực tiếp từng ứng viên trong vòng 45 phút.

Mỗi ngành nghiên cứu sẽ có 2 giáo sư Hoa Kỳ và 1 giáo sư Việt Nam tham gia phỏng vấn và các giáo sư Hoa Kỳ sẽ để nghị lên hội đồng quản trị VEF những người đạt yêu cầu.

Những người được đề nghị sẽ được nhận học bổng của VEF nếu như được chấp nhận vào 1 trong 5 trường đại học ở Hoa Kỳ mà các giáo sư này giới thiệu.

Trường hợp đơn của nghiên cứu sinh được chấp nhận ở trường không thuộc 5 đại học trên, VEF sẽ tham khảo ý kiến của các giáo sư trước khi quyết định. Tuy nhiên cho đến nay chưa có trường hợp nào không được các trường đại học của Hoa Kỳ chấp nhận.

Quy trình B kéo dài 2 tháng. Tiêu chí lựa chọn bao gồm trình độ học vấn, năng lực trí tuệ, các kỹ năng tiếng Anh, và khả năng cống hiến khoa học cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu của Việt Nam.

Điều kiện quan trọng nhất đối với thí sinh tham gia vào quy trình B là phải được nhận vào một chương trình sau đại học hàng đầu của Hoa Kỳ trong các ngành khoa học và kĩ thuật.

Xin bà cho biết yêu cầu đặt ra đối với những nghiên cứu sinh khi nhận học bổng VEF?

Yêu cầu học tập của nghiên cứu sinh là phải vượt qua được kỳ thi của tất cả các khóa học và đạt điểm B (mức điểm tối thiểu). Những nghiên cứu sinh chương trình tiến sĩ phải trải qua kỳ thi về ngành học nghiên cứu (qualifying exam).

Sau khi qua được kỳ thi này, họ được làm nghiên cứu và các nghiên cứu này phải hoàn toàn mới. Sau khi nghiên cứu trong 2 năm, họ sẽ phải viết luận án tiến sĩ. Luận án tiến sĩ phải được đánh giá tốt, nghiên cứu sinh mới được cấp bằng.

Tôi muốn nhấn mạnh là đề án nghiên cứu phải hoàn toàn mới, không được trùng lặp với sản phẩm của người khác. Với luận án thạc sĩ có thể ngắn hơn và không đòi hỏi cao như luận án tiến sĩ nhưng vẫn phải đảm bảo tuyệt đối yêu cầu mới, chưa có ai thực hiện.

Với tư cách là Phó Giám đốc điều hành VEF, bà đánh giá thế nào về điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu sinh Việt Nam? Theo bà, nghiên cứu sinh Việt Nam phải chuẩn bị những gì để được nhận học bổng giá trị này?

Cá nhân tôi thấy nghiên cứu sinh Việt Nam rất thông minh, có trí và quyết tâm trong học tập, nghiên cứu. Họ luôn suy nghĩ tích cực và làm việc hết mình để hướng tới tương lai.

Thực tế là đến nay chưa có ai không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu. Điều đó cho thấy, những người được nhận học bổng VEF không chỉ xuất sắc trong chuyên môn mà còn giỏi ngoại ngữ và có khả năng làm việc nhóm cao.

Nói chung, tôi không thấy nhiều điểm yếu ở những nghiên cứu sinh Việt Nam mà chúng tôi cấp học bổng, có thể do khâu tuyển chọn của chúng tôi quá tốt chăng? (cười).

Trong quá trình xét duyệt và cấp học bổng, VEF rất chú ý đến những tiêu chí chung, như giỏi ngoại ngữ, có kinh nghiệm nghiên cứu trong các trường đại học, học viện…, khả năng lãnh đạo và kế hoạch cụ thể khi trở về Việt Nam.


Kinh nghiệm lấy học bổng VEF



Các giáo sư Mỹ và cựu nghiên cứu sinh của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) chia sẻ các yếu tố giúp ứng viên nhận được học bổng này.

Tiến sĩ Phạm Bảo Yên, cựu nghiên cứu sinh VEF, chia sẻ với các ứng viên về những lưu ý khi nhận học bổng - Ảnh: Văn Khoa 

Để nộp đơn xin học bổng VEF, ứng viên phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu: điểm trung bình bậc ĐH ít nhất 7/10; 500 điểm TOEFL PBT  hoặc 6,5 điểm IELTS và 1.000 điểm trở lên trong kỳ thi GRE. Còn để nhận được học bổng, ứng viên phải vượt qua cả 3 vòng: xét duyệt hồ sơ do Viện Hàn lâm quốc gia Mỹ thực hiện; thi vấn đáp do giáo sư Mỹ làm giám khảo; sau đó ứng viên mới đủ điều kiện nộp đơn xin vào một trường ĐH Mỹ. Tiến sĩ Nguyễn Thái Hà, cựu nghiên cứu sinh VEF khóa 2003, cho biết: “Học bổng VEF vừa hỗ trợ tiền vừa tạo việc làm cho nghiên cứu sinh. Đó là lý do VEF hỗ trợ trường ĐH 27 ngàn USD/năm cho một nghiên cứu sinh chỉ trong 2 năm đầu. Sau 2 năm tham gia dự án với giáo sư hướng dẫn, nghiên cứu sinh có thể sẽ được giáo sư trả tiền”.

Cần khả năng nghiên cứu

3 chương trình của VEF

VEF được Quốc hội Mỹ thành lập theo Đạo luật Quỹ Giáo dục VN năm 2000. Hoạt động trao đổi giáo dục của VEF tập trung vào các ngành khoa học, kỹ thuật, toán học, y tế và công nghệ và được thực hiện thông qua 3 chương trình: Chương trình học bổng - đưa công dân VN sang Mỹ học chương trình ĐH; Chương trình học giả - tài trợ công dân VN đã có bằng tiến sĩ phát triển chuyên môn tại các trường hàng đầu của Mỹ;  Chương trình giáo sư Mỹ giảng dạy tại VN.

Kể từ khi VEF đi vào hoạt động từ năm 2003 đến nay, quỹ đã chọn được 382 ứng viên cho chương trình học bổng; 32 tiến sĩ cho chương trình học giả và 17 giáo sư cho chương trình giáo sư Mỹ giảng dạy tại VN.

Giáo sư Susan L.Graham từ ĐH California cho hay ứng viên phải có tính ham học, dám thay đổi và sẵn sàng đối mặt với khó khăn. Giáo sư Cynthia L.Chappell, ĐH Texas, bổ sung: “Thành tích học tập bậc ĐH đóng vai trò rất quan trọng để xem ứng viên có thành công khi học ở Mỹ hay không. Trong kỳ thi vấn đáp, chúng tôi tìm kiếm những ứng viên tài năng, có kinh nghiệm và công trình nghiên cứu nhất định ở ĐH”. Hầu hết các giáo sư Mỹ làm giám khảo kỳ thi vấn đáp chọn ứng viên VEF trong ngày 11.8 vừa qua đều  đánh giá các sinh viên VN hoàn toàn có khả năng nhận học bổng và cạnh tranh với các nghiên cứu sinh khác khi học ở Mỹ.

Tiến sĩ Lê Tiến Dũng, cựu nghiên cứu sinh VEF khóa 2005, chia sẻ: “Khi phỏng vấn, các giáo sư sẽ xem xét ứng viên có tính toàn diện hay không để có thể hoàn tất khóa học, chịu đựng khó khăn và làm quen với các bạn đến từ những nền văn hóa khác nhau”.

Ưu tiên ngành ít người học

Mỗi năm, VEF tuyển tối đa 45 ứng viên cho chương trình nghiên cứu sinh. Theo Giám đốc điều hành VEF Lynne Mc Namara, nếu số thí sinh ngang tài vượt hơn con số 45 thì VEF trước hết sẽ ưu tiên chọn ứng viên theo ngành ít người học, sau đó tới ứng viên nữ, ứng viên ở phía Nam và miền Trung. Bà Mc Namara cho biết số người xin học bổng VEF ở phía Bắc thường nhiều hơn ở phía Nam và miền Trung nên VEF đang tập trung quảng bá chương trình học bổng cho khu vực ít ứng viên. Trưởng đại diện văn phòng VEF tại Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng, cho hay trong số 45 ứng viên vừa được chọn cho chương trình học bổng niên khóa 2012, số ứng viên ở phía Nam và miền Trung chiếm 60% và số ứng viên nữ chiếm 40%. Đây là những tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay.

Theo ông David Dương, Việt kiều được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng quản trị VEF, quỹ cần mở rộng thêm nhiều ngành để thu hút nghiên cứu sinh nữ và tăng suất bổng học. Ông Dương cho biết thêm: “VEF đang vận động thành lập một trường ĐH Mỹ ở VN”.





Kinh nghiệm phỏng vấn VEF (Vietnam Education Foundation)



Vào thời điểm này năm nay cũng như mọi năm trước, các ứng viên đã nhận được kết quả vòng loại hồ sơ của học bổng VEF. Rất nhiều người bạn của tôi đang tham gia học bổng này năm nay, và đây là mục đích chính khi tôi viết về cuộc phỏng vấn này. Bài viết này thực ra tôi đã viết ngay sau lúc phỏng vấn VEF vào tháng 8 năm 2011 nhưng bây giờ mới hiệu đính và trưng lên. Hi vọng giúp một số bạn hình dung được phần nào cấu trúc của buổi phỏng vấn VEF (một buổi phỏng vấn 45 phút để quyết định 54k$). Tuy nhiên, để cho bớt rườm rà, tôi đã lược bỏ những câu trả lời của tôi trong buổi phỏng vấn mà đi quá chi tiết vào kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc.

Cũng phải chú thích với các bạn là tôi không phải là người giành được học bổng VEF, nói thẳng ra là tôi đã thất bại trong cuộc thi này. Trong số 90 ứng viên phỏng vấn, 55 bạn được thư giới thiệu từ giáo sư. Trong số 55 bạn đó có 45 bạn được đảm bảo fund từ VEF. Tôi chỉ được thư giới thiệu. Tuy nhiên thất bại với VEF không có nghĩ là bạn thất bại với mục đích của mình. Tôi vẫn tiếp tục nộp hồ sơ tới 8 trường vào cuối năm 2011 và nhận được admission từ 4 trường, trong đó 2 trường cấp financial aid cho tôi. 2 trường còn lại mặc dù ranking tốt hơn nhưng tôi bỏ qua và không nộp VEF B vì tôi không muốn ràng buộc bởi 2 years rule của VEF. 1 người bạn học và là đồng nghiệp của tôi không may mắn hơn không nhận được thư giới thiệu nhưng tháng 8 này đồng chí ấy sắp lên đường cùng tôi. 1 người bạn khác cũng chỉ được thư giới thiệu giống tôi, kiên trì nộp hồ sơ, cuối cùng nhận được fund của VEF thông qua quy trình B. Bạn thấy đấy, thất bại với VEF không có nghĩa là thất bại với mục tiêu của bản thân mình. Cuộc sống xunh quanh ta cũng vậy. Keep your head held high, all roads lead to Rome Good luck to all.

Buổi phỏng vấn của tôi diễn ra vào 1 giờ chiều này mùng 6 tháng 8 năm 2011, trên tầng 16 Khách sạn Sofitel Plaza Hanoi. Tôi ăn mặc khá chỉnh tề, quần âu, áo trắng, sơ vin và không caravat. Đến sớm khoảng 30 phút, tôi ngồi chờ phía ngoài phòng phỏng vấn và tán chuyện với vài ứng viên khác.

Đúng giờ, note taker (bạn này đã làm trò này 5 lần cho VEF rồi) dắt tôi vào phòng, trên đường đi bạn ý có hỏi vài câu để giúp mình bình tĩnh hơn. Bước vào phòng phỏng vấn ấn tượng đầu tiên là sáng, hầu hết mọi thứ màu trắng và gọn gàng. Trong phòng có 2 giáo sư, 1 note taker, 1 người quan sát và tôi. Phía sau chỗ tôi ngồi khoảng 1m là một bảng formica nhỏ màu trắng, được ứng viên dùng để truyền tải nội dung trong quá trình phỏng vấn. Bạn nên tận dụng cái bảng này. Tôi chào 2 giáo sư, bắt tay cả 2 và ngồi xuống ghê đối diện với họ.

Bác giáo sư bảo tôi giới thiệu bản thân. Tôi trả lời gồm có tên, tốt nghiệp BKHN năm ngoái bây giờ đang làm ở nhóm R&D tại VNG Corp. Tôi có bảo VNG Corp là 1 trong những cty internet lớn ở VN nên 2 bác tò mò hỏi một chút về cty: có bao nhiêu nhân viên, làm về sản phẩm gì. Tôi trả lời và nói thêm là tôi nghiên cứu giải quyết một số bài toán trên mạng xã hội và trang chia sẻ âm nhạc của VNG. Sau đó tôi chủ động giới thiệu tiếp về nghiên cứu của tôi ở trường đại học, tôi có nói đây là là cái tôi thích nhất trong thời gian học. 2 bác hỏi ngay vào đề tài này: mức độ quan trọng của bài toán, ý tưởng mới là gì, đánh giá giải pháp của mình như thế nào. Đoạn này tôi mất khoảng gần 10" để trình bày.

2 bác tiếp tục hỏi về đề tài đang làm hiện tại ở VNG. Tôi trả lời, sau đó 2 bác yêu cầu mô tả kĩ hơn về bài toán trong đó. Tôi có nói cái này mới và cháu định publish kết quả này sau khi kết thúc. Thế là 2 bác hỏi về ý tưởng mới của tôi trong đó là gì. Tôi trả lời theo sự chuẩn bị của mình từ trước; tôi và 2 bác tranh luận trong khoảng 15 phút cho phần này. 2 bác hỏi tôi về việc nghiên cứu sắp tới khi ở VNG là gì? Tôi bảo tôi sẽ chia thời gian tới làm 2 phần: 1 là tiếp tục, còn lại là bắt đầu 1 đề tài mới hợp tác với thầy cô trong trường BKHN. Khi tôi nói đến đề tài mới này, 2 bác hỏi tiếp là cháu có biết state of art của bài toán mới sẽ làm là gì không. Tôi mới đọc nên bảo thuật toán thì cháu không nắm cụ thể chỉ biết một số nhóm nghiên cứu làm đề tài này. Tôi kể ra 2 nhóm của 2 giáo sư cũng nằm trong danh sách mà tôi đã liệt kê trong hồ sơ của VEF.

Tôi không nhớ 2 bác hỏi gì nhưng tôi có trả lời là supervisor của tôi hiện tại là tốt nghiệp PhD từ US về. 2 bác hỏi tốt nghiệp trường gì? Tôi trả lời GaTech. Ngờ đâu lại đúng là trường của 1 bác đang làm việc. Bác ý hỏi advisor của supervisor cháu là ai. Sao cháu không apply trường này.
Tôi trả lời là tại GaTech không còn kí financial agreement với VEF nữa, và tôi biết điều này thông qua 1 người bạn là VEF fellow, bạn ý được trường này nhận năm ngoái nhưng lại không đi học được.

Tiếp đến là một số câu hỏi như: sau này về VN cháu định làm gì? 20 năm sau cháu nghĩ mình sẽ làm gì? Tôi trả lời ...

Giáo sư xem lại hồ sơ và bảo là các trường cháu chọn đều rất tốt nhưng bác thắc mắc sao cháu lại chọn trường UCSB (tôi đoán rằng các bác thấy
giáo sư tôi chọn trong trường này ko perfectly match với hướng nghiên cứu của tôi). Tôi bảo bạn tôi đang học ở trường đó, hướng của giáo không giống hệt của cháu nhưng cũng rất thú vị, nếu kết hợp với cái của cháu thì nó còn hay nữa. Mà nhiều khi giáo sư cũng cần học hỏi từ sinh viên nên khác chút cũng không sao. Bác ý bảo đúng rồi  . 2 bác lại hỏi tiếp ngoài trường này ra còn thích trường nào không? Tôi kể thêm khoảng 2 trường, 2 giáo sư và các bài toán mà họ đang làm.

Hết giờ, buổi phỏng vấn kết thúc trong khoảng 45 phút. Tôi bắt tay giáo sư, cảm ơn, chào tạm biệt.

[Điều gì đã khiến tôi thất bại trong buổi phỏng vấn này (Tiếng anh kém và diễn đạt kém, chưa làm nổi bật được điểm mạnh của hồ sơ) - Đang viết dở]

Buổi phỏng vấn đơn giản chỉ có vậy, nếu bạn có sự chuẩn bị tốt, bạn sẽ là người chiến thắng. "Luck favors prepared minds".





Chia sẻ kinh nghiệm


từ trước đến nay VEF interview vốn vẫn cho là một vòng thi đầy bí ẩn mà chẳng ai có đủ tự tin nói trước là mình sẽ đỗ hay trượt, nhiều người profile rất đẹp, rất tự tin, nhưng vẫn thất bại cay đắng trong khi nhiều người khác dường như có vẻ rất tầm thường lại không hề tầm thường chút nào, hiên ngang vào short list của VEF, thật đúng là thánh nhân đãi kẻ khù khờ (@ một bạn trên TTVNOL ngày xưa) . Nhưng ở đời cái gì cũng có nguyên nhân của nó, trong một cuộc phỏng vấn chưa đầy 60 phút các bạn phải thể hiện được hết những gì mình có, điều này không hề đơn giản. Một mistake dù rất nhỏ cũng sẽ làm ruin toàn bộ cuộc phỏng vấn và sẽ ảnh hưởng đến quyết định đỗ hay trượt.

Đúng thật là chẳng ai có thể rõ performance của các bạn trong quá trình phỏng vấn bằng chính những người phỏng vấn các bạn (kể cả chính bạn cũng chưa chắc đã biết mình perform như thế nào đâu vì làm gì có tiêu chuẩn để mà so sánh), nhưng những người này thì chẳng bao giờ chúng ta có thể moi móc được tí thông tin gì rồi . Thế nên cách duy nhất để biết các bạn đi trước đã phỏng vấn thế nào, vì sao tạch, vì sao đỗ... chẳng có cách nào khác là ... đọc LORs của chính các bạn đã interview rồi .

Tớ có may mắn được đọc LORs của khá nhiều VEF fellows (cả của các bạn được fellowship lẫn cả của các bạn chỉ được LOR), thế nên cũng tổng hợp được kha khá các mistake mà các bạn đi trước thường mắc phải. Mặc dù việc post các thông tin này lên sẽ đụng chạm đến privacy cá nhân của nhiều người, nhưng tớ nghĩ mọi chuyện đã là quá khứ, bạn nào trượt thì cũng trượt rồi, đỗ cũng đỗ rồi, mỗi người ai cũng có con đường đi của riêng mình và hầu hết đều thành công cả. Nhưng những thất bại của các bạn nếu cứ giữ khư khư trong ổ cứng Laptop của tớ, ngày ngày bị quăng quật khắp nơi, dầm mưa dãi nắng, một hôm nào đó mà ổ cứng "ra đi" thì thật là lãng phí . Câu trả lời cho bao nhiêu thành công, thất bại, câu trả lời cho niềm vui nỗi buồn, câu trả lời cho bao nhiêu thắc mắc cay đắng, bức xúc hay bất mãn ... nếu được đem ra chia sẻ sẽ rất helpful với các bạn đi sau, vì thế mình xin mạn phép post một những thất bại thành công đó đó lên trên này để các bạn đi sau có thể biết mà tránh. Kể cả khi các bạn không được fellowship năm nay thì cái LORs để các bạn apply tự do cũng sẽ ngon hơn nhiều .

Đầu tiên tớ xin được điểm qua mistakes các bạn chỉ được LORs trước, sau đó sẽ là một phần riêng dành cho bí quyết thành công của các bạn đã được fellowship . Tổng cộng có 18 mistakes sau:

1. Thứ nhất là về khái niệm "intellectual originality" cũng như câu hỏi "why this approach" của những research approaches mà các bạn sẽ đề cập:

Quote:
Mr. A has a strong record of academic achievement, ranking 1/350 in his undergraduate program and 1/15 at the masters level. His research demonstrates success through patience and hard work plus technical competence in the laboratory. There is, however, some questions about the intellectual originality of his approach as well as his ability to explain why the research succeeded. Mr. A's English communications skills are acceptable; substantial improvement will likely be seen after he is immersed in an English-speaking community.

2. Lacks of specificity:

Quote:
Although he lacks specificity for this field, it is appropriate for his age. We highly recommend that Mr. B first attend a masters program before pursuing a doctoral degree to help him narrow his research interests. He has enormous potential, and we wish him well in his academic and career pursuits.

3. Một case điển hình: Case này là một case khá điển hình và đã nhiều người mắc phải, một điểm đáng chú ý là những bạn mắc phải case này khá tự tin với cuộc phỏng vấn của mình và tràn trề hi vọng rằng mình sẽ đỗ. Kết quả thì đọc LOR rồi mới té ngửa :

Quote:
During the course of our 45-minute technical interview with Mr. X, we found that he was devoted to his chosen direction for future research, namely, AAAAAAA. His academic degrees are both in BBBBBBB, but he attended CCCCCC courses for undergraduates (including X1, X2, and X3) on his own to learn that material. When talking about AAAAAAA and related areas (e.g., Y1, Y2), Mr. X was confident. We are not experts in AAAAAAA ourselves, but we got the impression that he knew what he was doing. We were pleased to see that he has authored a paper in that area, although we are not in a position to judge how much of that work was done by Mr. X and how much by his advisor.
When the topic of discussion left the areas closely related to Mr. X's specialty (e.g., if we asked him questions about Z1 or Z2), he wanted to answer questions by relying on his memory of course material. Where that memory was lacking, he seemed ill at ease. In these areas, his answers to questions also tended toward the very concrete, so we are not sure how comfortable he is in abstracting away from details.

4. Research interest đừng rộng quá nhưng cũng đừng hẹp quá:

Quote:
In our 45-minute technical interview with Mr. X, it was evident that he has a strong interest in mathematics, which was reflected in his answers to our questions about theoretical computer science. We wished that he had retained the knowledge from his more practical classes as well as he has retained the more theoretical material. We observed that he is very interested in research and is very intelligent, though perhaps not as broad as one might have expected given his excellent scholastic performance.

5. Research interest đừng thực tế quá cũng như đừng lý thuyết quá:

Quote:
Mr. X's primary interest is in developing algorithms for modeling materials. His focus is on numerical methods and applied mechanics, but so far he has not made any applications to real systems. He has outstanding mathematical abilities.

6. Hơi tiếc cho bạn này vì một behavior không appropriate nên tạch, Hình như bạn đã sang EU học Msc để chuẩn bị cho cuộc chinh phục US trong tương lai gần :

Quote:
We met with Mr. X for 45 minutes, during which time we explored his background in computer science and the research topics in which he has been engaged. Although he is in his fourth year of a five year program, we found that he had a very good command of concepts and a solid understanding of topics in computer science. He was generally effective, responding to questions on his feet, although when he reached the limits of his understanding of a problem in complexity theory, he appeared to stop listening, which was disappointing . Nonetheless, we believe that he is a very talented young man, who, after his final year at University of XXXXXX, will be at a point when he can successfully matriculate at a leading American graduate school in computer science.

7. Background có gaps:

Quote:
During the course of our 45-minute technical interview, we determined that Mr. X has an excellent understanding of the fundamentals of A1 and A2, his recent areas of focus. We were impressed by his ability to abstract away from details and present the general principles behind the concepts he was discussing. We were also impressed by his ability to think on his feet when we asked questions outside of his areas of competence. Mr. X's background is in telecommunications, and so he has some gaps in his background in computer science, in the areas of architecture, theory, and operating systems. Our opinion is that Mr. X will be able to fill those gaps quickly and then move on to research.

8. Background có gaps ở mức độ cao hơn:

Quote:
During the course of our 45-minute technical interview with Mr. X, we determined that he has a comprehensive understanding of basic modern networking and security techniques. He also showed that he has a good knowledge of algorithms and is comfortable analyzing them, although his preparation in this area may not be as complete as for many CS majors from the US. However, Mr. X clearly has a strong native ability in math, so he should be able to fill in the background in math-related topics that he needs for graduate work in his chosen area of networking and network security. Overall, we thought that Mr. X has what it takes to succeed in a PhD program in the US.
We found Mr. X's English to be fluent but hard to understand. He had good listening comprehension, but made the kinds of grammar errors in written and spoken English that one often finds in non-native English speakers from Asia and Eastern Europe.

9. Background có gaps ở mức độ gây cảm giác disappointed. Bạn ý đem cái LOR này đi apply và bị tất cả các trường reject sạch, một bài học cho các bạn đi sau: nếu không tự tin về những gì mình mình thể hiện trong quá trình phỏng vấn thì đừng ngại ngần ... bóc một cái LOR ra xem trước khi quyết định có dùng LOR đó để apply hay không

Quote:
Mr. X graduated first in his class of XXX students in 200X. Given this remarkable achievement, we were somewhat disappointed by his apparent inability to recall material that he studied a few years ago. This may have been due to his difficulty in understanding spoken English. He was very effective answering questions in areas that he clearly remembered and understood. However, we did detect a weakness in his ability to abstract away from the concrete.
His spoken English is good, but his listening comprehension certainly requires some improvement if he expects to be a successful graduate student in the United States.

10. Without research experiences: Ngày xưa bạn này lên TTVNOL bất mãn vì sao mình tạch VEF, tốn hàng chục trang diễn đàn chửi bới gato nhau, ai ngờ cuối cùng profile của bạn bạn chả có gì ngoài vài cái giải quốc gia và kinh nghiệm đi làm Coder ở công ty YYY.

Quote:
Mr. X graduated with a strong academic record, within the top 5% of his graduating class, at the University of XXX, one of the top ranked universities in Vietnam. He has won prizes in Olympiad competitions at the national level. He has some project management experience with the YYY Corporation.

11. Refreshing Ideas: cái gì refreshing thì cũng phải đủ ấn tượng, không thì mãi mãi chỉ được appreciate ở mức độ vừa phải thôi

Quote:
Mr. X impressed us with his approach to our interview; he was direct, confident and well-prepared. He has a strong academic record from a highly-ranked university. His English was very good. The committee found it very refreshing that he not only has a good sense for the potential applications of XXXXXX but also appreciates the need for rigorous scientific basis in any design.

12. Về học đi em, nho con xanh lắm

Quote:
Ms. X was the youngest candidate we interviewed this year; she was the only junior year candidate that we interviewed. We were very positively impressed with her potential for graduate study although we felt that it was still too early to judge whether she will be ready for a US graduate school in the fall of 200X. The VEF fellowship cycle is primarily directed to students a year further in their studies so we are strongly encouraging her to apply to VEF next year. However, we do not want to discourage her from applying to US universities this year. If she can get other support we believe that she will do well.
Her spoken English was good, in spite of her considerable nervousness at the start of the interview. In our discussions of her work, she was refreshingly open in her comments about the value of various tools.

13. GPA thấp: Bạn này bị điểm GPA thấp nên ngay từ đầu đã bị ấn tượng không tốt, mặc dù research khá ngon nhưng .... Mặc dù không state clearly, các bạn có GPA thấp hơn so với mặt bằng chung trong ngành đó thường bị tìm cách cho ra để bảo vệ hình ảnh VEF fellow, đó có lẽ cũng là một nguyên nhân bỏ lỡ người tài

Quote:
Mr. X came across as an enthusiastic researcher, dynamic, driven and motivated. He is very focused on research-related AAAA topics, sometimes to the detriment of his undergraduate classes. His English is outstanding. We see him as a creative individual full of ideas. He is a higher risk candidate than some but has the potential to have a major impact in the future.

14. Một thành phần D.W.O.C (Did well on Class): GPA cao quá mà chả có gì thì cũng ....:

Quote:
Ms. X is a graduate of the University of XXXXXX in XXXXX City. She is a recipient of an annual scholarship from the Vietnam Ministry of Education and training as one of the top ten percent of her class, in the field of XXXXXX.
Ms. X is easily conversant in English, and is qualified to pursue a graduate degree in the United States.

15. Chỉ có desire by mouth, không thể hiện được:

Quote:
He has positive support from a recognized international authority in XXX education, with whom he worked for the past five years. He is personable and has a strong research desire to transform the secondary education system in Vietnam. Given this experience, we feel he would be able to join a community of international math education scholars and make significant contributions.


16. Một ví dụ khác về ambition by mouth:

Quote:
In our half hour interview with Ms. X, we were impressed by her ambition and her apparent organizational ability. She expressed interest in XXXXX research and pursuing a career as a professor. We believe that Ms. X could develop into a solid graduate student with additional English training and the mentorship of a faculty member in her area of interest.


17.
Em mới chỉ có mục tiêu ở tầm chiến lược vĩ mô là đi học thôi chứ cụ thể em cũng chưa biết 

Quote:
Mr. X recognizes a need for scientific research to help identify and define the ____ in Vietnam, but he does not have a strong scientific background out of which he can define a clear set of goals for his education. Thus, we would like to recommend the Mr. X to attend a masters program, focusing on ____. We believe he has the ability to carry out his studies successfully, and has a strong practical background to support his graduate endeavors. We look forward to hearing of his successes in the future.

18. Lỗi căn bản: không nói được để người khác hiểu thì dù giỏi đến đâu cũng thành vô dụng:

Quote:
While his listening comprehension of English is quite good, Mr. X's spoken English needs improvement. Nonetheless, he effectively described the content of his undergraduate thesis.

n. Các lỗi còn lại chủ yếu rơi vào trường hợp không thể hiện được hết mình để gây ấn tượng với interviewers:

Quote:

Mr. X is currently a final year student at University of Technology (Australia). His academic record, to date, is strong. During the interview he demonstrated a good understanding of the fundamental concepts in information theory and mathematics. He is quite fluent in the English language and has good comprehension and verbal skills.



Kinh nghiệm phỏng vấn bằng tiếng anh
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc qua điện thoại
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bán hàng
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du lịch Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng cực hữu ích


(st)