Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc qua điện thoại
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext (Học bổng chính phủ Nhật)
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc tiếng anh
Hầu hết các bạn du học sinh sau khi tốt nghiệp đều muốn ở lại Nhật Bản để làm việc, tuy nhiên để xin được một công việc phù hợp với nguyện vọng và khả năng của mình thì không hề đơn giản chút nào cả. Để kiếm được một công việc phù hợp xin các bạn vui lòng tham khảo các bước thực hiện sau đây:
Bạn đã nộp hồ sơ xin việc làm tại một công lớn của Nhật. Nay bạn sắp bước vào vòng phỏng vấn, vòng mà quyết định cho những cố gắng, lỗ lực trước đây của bạn . Bạn đang rất băn khoăn không viết câu hỏi của nhà tuyển dụng sẽ là gì? và sẽ phải trả lời những gì để có thể chiếm được cảm tình của những nhà tuyển dụng Nhật Bản khó tính. Qua nhiều năm làm việc với các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Xin chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi trả lời phỏng vấn
1. Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân?
Đây là câu hỏi thường gặp tuy nhiên cũng là câu hỏi rất quan trọng đối với bạn. Nếu trả lời không khéo bản sẽ dễ mắc vào luẩn quẩn, mâu thuẫn với các câu hỏi sau. Cũng chính nhờ câu hỏi này mà Nhà tuyển dụng biết được tính cách, trình độ của bạn và tiếp tục đưa ra những câu hỏi hóc búa sau này.
Lời khuyên: Người Nhật rất hay để ý đến sắc thái gương mặt của bạn. Bạn hãy tỏ vẻ tự tin và trả lời thật thỏa mái. Đừng quá sợ sệt mà mất đi phong thái của bạn tuy nhiên cũng đừng tự tin quá lại trở thành sự phản cảm đối họ. Thay vào đó bạn hãy luôn tươi cười và hãy nhìn thẳng vào mắt của họ. Trả lời dứt khoát và đừng tốn quá nhiều thời gian cho những lời giải thích. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà và luôn luôn biết lắng nghe. Đây là những đức tính được người Nhật đánh giá rất cao.
2. Bạn đã từng làm ở đâu và tại sao lại nghỉ việc tại công ty cũ?
Đây là cơ hội tốt cho bạn thể hiện sự chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong công việc của bạn. Bạn nên tránh trả lời những câu sau: việc làm cũ nhàm chán; việc làm nhiều áp lực hoặc việc quá vất vả; Sếp khó tính; ..
Lời khuyên: Người Nhật đánh giá cao sự trung thành cũng như cố gắng hết mình trong công việc. Hãy trả lời ý như: Tôi muốn tìm một việc làm phù hợp để có thể phát huy hết bản thân; Do tôi muốn được làm gần nhà; Tôi muốn được làm việc tại các công ty Nhật vì tôi muốn học cách làm việc của người Nhật; Hoặc lương ở công ty cũ thấp đôi khi cũng vẫn được chấp nhận…
3. Điểm mạnh của bạn là gì?
Đây là lúc thể hiện sự hiểu biết của bạn trong công việc. Bạn hãy nói một cách thật thoải mãi những gì bạn biết và nên chuyên sau về vấn đề đó.
Lời khuyên: Bạn đừng nên kể miên man. Như vậy sẽ vừa mất thời gian mà đôi khi lại động đúng vào lĩnh vực chuyên sau của nhà tuyển dụng thì họ sẽ hỏi bạn đến cùng.
4. Nhược điểm của bạn là gì?
Đây là câu hỏi mà nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ bị mất điểm.
Lời khuyên: Hãy trả lời những điểm mà nếu có mắc phải cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc như là: Giải quyết công việc còn chậm hay chưa lắm rõ về một lĩnh vực nào đó. Nhưng nhớ là đừng trả lời những gì mà khiến cho người Nhật đánh giá bạn là không cẩn thận nhé.
5. Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
Đây là câu hỏi mà thể hiện sự cẩn thận của bạn. Bạn hãy thể hiện là mình đang là người rất cần tìm việc làm và đã tìm hiểu kỹ về công việc mà công ty đang tuyển dụng.
Lời khuyên: Bạn hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và thể hiện là nếu được làm việc tại công ty thì chắc chắn là bạn sẽ gắn bó lâu dài
6. Bạn yêu cầu mức lương bao nhiêu?
Đây có lẽ là câu hỏi khó đối và nhạy cảm với nhiều ứng viên khi đi tìm việc làm. Bởi lẽ đó cũng là 1 phần quyết định khiến cho bạn có được nhà tuyển dụng đồng ý hay không.
Lời khuyên: Hầu hết các công ty Nhật đều có một mức lương sàn cho những người mới vào. Nên bạn nên chú ý là đừng đòi hỏi quá cao. Còn việc trả lời thấp thì cũng vẫn được chấp nhận vì nếu thấp dưới mức sàn của họ thì họ sẽ vẫn cho bạn bằng mức sàn. Còn nếu tuyển dụng bạn làm quản lý thì hãy lựa mức lương phù hợp để trả lời nhé.
Bí quyết ứng tuyển vào công ty Nhật
Nếu ham học, cần cù, chịu khó…, ứng viên có thể chinh phục được nhà tuyển dụng Nhật Bản
Trở về Việt Nam sau 3 tháng thực tập tại Công ty Đào tạo và Tư vấn Hyacca - Nhật Bản, bạn Vũ Thu Mai đã ứng tuyển thành công vào Công ty Kỹ thuật Shinsei Việt Nam.
Học cách làm việc chuyên nghiệp
Ba tháng thực tập tại Hyacca, Thu Mai rất ấn tượng trước phong cách làm việc chuyên nghiệp của người Nhật.
Thu Mai kể: “Vừa đặt chân đến nước Nhật, tôi liên tục bị sốt cao do chưa quen với thời tiết. Những ngày nằm viện, trưởng phòng thường xuyên đến thăm, động viên dù công việc của anh rất bận. Ngày xuất viện, tôi bị sốc khi biết tiền viện phí hết 18 triệu đồng trong khi số tiền đem theo chưa đến 10 triệu đồng. Chưa biết tính sao thì trưởng phòng cho biết khoản tiền đó công ty sẽ trả. Điều này làm tôi hết sức cảm động. Có thể nói nghệ thuật quản lý nhân sự là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của các công ty Nhật”.
Doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm chăm lo cho nguồn nhân lực. Trong ảnh: Công ty Juki Việt Nam tổ chức thi nấu ăn cho CNVC-LĐ
Bên cạnh đó, người Nhật rất chú trọng việc đào tạo, huấn luyện nhân viên. Thu Mai đã được chỉ dạy rất nhiều điều theo đúng phương pháp của Nhật, người đi trước hướng dẫn người sau.
Thu Mai cho biết: “Điều cần lưu ý là khi phỏng vấn hay khi đi làm, bạn tuyệt đối không được đến trễ. Đặc biệt, không nên mặc cả chuyện tiền lương bởi với người Nhật, mỗi chức danh công việc đều có mức lương rõ ràng. Mặt khác, người Nhật luôn trả công xứng đáng nếu bạn là người thật sự có năng lực”.
Nguyễn Ngọc Thúy Vy, sinh viên năm 4 ngành kinh tế đối ngoại tiếng Nhật (Trường ĐH Ngoại thương TPHCM), kể sau khi tham gia lễ hội văn hóa về đất nước Nhật Bản, cô rất ấn tượng với phong cách làm việc của người Nhật: chuyên nghiệp, cụ thể, rõ ràng. Trước đây, Thúy Vy đã xin vào làm việc bán thời gian tại Công ty Koei Việt Nam. Tuy là làm thêm nhưng Thúy Vy phải trải qua nhiều lần phỏng vấn.
“Để chinh phục nhà tuyển dụng Nhật Bản, ngoài ngoại ngữ và kiến thức nền, ứng viên phải thể hiện tinh thần ham học hỏi, có ý chí và quyết tâm làm việc” - Thúy Vy tiết lộ kinh nghiệm.
Coi trọng sự chăm chỉ
Trịnh Lâm Ngọc Thanh còn nhớ như in cảm giác hồi hộp khi ứng tuyển vào Công ty Sumitomo Việt Nam. Sau khi vượt qua vòng loại, Ngọc Thanh phải trải qua 4 vòng phỏng vấn nhưng ấn tượng nhất là vòng phỏng vấn với đồng nghiệp.
Chị kể: “Sau khi phỏng vấn với bộ phận nhân sự người Việt Nam, rồi đến giám đốc người Nhật, tổng giám đốc người Nhật và cuối cùng là phỏng vấn đồng nghiệp. Người Nhật đề cao tính cộng đồng, làm việc nhóm nên phỏng vấn với đồng nghiệp rất quan trọng, mang tính chất quyết định kết quả ứng tuyển. Tôi rất ngạc nhiên về điều này”.
Người Nhật coi trọng sự chăm chỉ nên họ thường yêu cầu nhân viên làm hết việc chứ không phải hết giờ. Kết thúc một ngày làm việc không phải là kết thúc giờ làm mà là kết thúc kế hoạch công việc của ngày hôm đó. Nhân viên trong công ty Nhật phải học cách ăn nhanh, đi nhanh và làm nhanh để tận dụng giờ giấc.
“Khi ứng tuyển, hãy mạnh dạn hỏi nhà tuyển dụng về cơ hội phát triển nghề nghiệp. Điều này nhà tuyển dụng Nhật cực kỳ thích vì nó thể hiện bạn là người cầu tiến” - Ngọc Thanh nhận xét .
Còn đối với sinh viên Phan Văn Thức (Trường ĐH Ngoại thương TPHCM), những dự án làm việc cùng sinh viên Nhật đã giúp anh hiểu nhiều về phong cách làm việc của người Nhật. Thức đúc kết: “Người Nhật làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu khó. Đặc biệt, tính tỉ mỉ, cẩn thận, tinh thần trách nhiệm cao, làm gì cũng đến nơi đến chốn là những điều rất đáng cho tôi học tập. Đây là những kinh nghiệm quý để tôi tham gia ứng tuyển vào công ty Nhật”.
Xuất phát
Thi tuyển
Vòng thi viết đầu tiên là thi “thể lực”. Đây là vòng thi vô cùng nhàm chán vì được dùng để loại chừng 50-80% thí sinh chứ tuyệt nhiên không phải để chọn. Không ai có thời gian để “tìm kiếm tài năng trẻ” trong hàng nghìn hồ sơ, và họ đành giết nhầm còn hơn bỏ sót. Để đoạt được cơ hội tự khẳng định mình, bạn không có cách nào khác là nỗ lực và kiên nhẫn. Phần lớn các công ty áp dụng hình thức thi trắc nghiệm SPI. Các câu hỏi thi nhìn chung theo những dạng đã định sẵn, chỉ yêu cầu trình độ kiến thức phổ thông, nhưng đòi hỏi phản ứng nhanh. Hãy mua một vài cuốn sách luyện thi và làm quen với nó cho đến khi bạn đạt được kết quả cao trong các bài thi thử.
Nội dung thi SPI
Kiểm tra năng lực: Kiểm tra năng lực cơ bản về ngôn ngữ, tư duy logic, toán học. Các câu hỏi đơn giản nhưng phải trả lời chính xác và nhanh
Kiểm tra tính cách: Các câu hỏi trắc nghiệm về cách nghĩ và hành động, không phải cạnh tranh về điểm
Kiểm tra mức độ thích ứng với công việc: Các câu hỏi dựa trên đặc thù từng loạicông việc
Gia tốc
Phần thưởng dành cho những kẻ biết hy sinh là cơ hội bước vào vòng thi vấn đáp. Đây là lúc bạn bắt đầu đối mặt với cuộc chiến không cân sức. Những nhân viên thuộc bộ phận tuyển dụng của các công ty có trong tay hồ sơ của bạn, tài liệu hướng dẫn tỉ mỉ cách hỏi và đánh giá câu trả lời, và kinh nghiệm tiếp đón hàng nghìn cô cậu sinh viên như bạn. Thậm chí, họ còn “phân vai” cụ thể để không bỏ sót bất cứ một sơ hở nào của đối phương. Bạn không cần biết gì về họ nhưng ít nhất hãy tìm hiểu từ tất cả các nguồn thông tin về công ty của họ, chuẩn bị sẵn đáp án cho những câu hỏi phổ biến và một số câu hỏi dành cho đối phương. Một hai câu hỏi sắc sảo vào cuối buổi phỏng vấn sẽ để lại ấn tượng mạnh hơn bất cứ một câu trả lời nào. Nói chung, những câu hỏi ngu ngơ lại hay khó trả lời. Nếu bạn muốn thử sức, hãy tạm dừng đọc những dòng này và trả lời bằng tiếng Nhật hay tiếng Anh mấy câu hỏi sau:
a. Bạn quan niệm thế nào là thành đạt?
b. Người xung quanh thường hay nói gì về bạn?
c. Hãy kể về giờ phút bạn thấy hạnh phúc/đau khổ nhất trong đời.
Các hình thức thi vấn đáp
- Thi vấn đáp tập thể: Nhiều thí sinh cùng vào phòng thi và lần lượt trả lời cùng một câu hỏi của phía công ty. Mỗi người sẽ có thời gian chừng 5 đến 10 phút. Do thời gian hạn chế và dễ bị so sánh, nên chú ý trả lời ngắn gọn và ấn tượng.
- Thi vấn đáp cá nhân: Một thí sinh được một hoặc nhiều người hỏi. Thời gian nhiều và tập trung hơn, và các câu hỏi hiểm hóc cũng nhiều hơn.
- Thảo luận: Một nhóm gần 10 thí sinh sẽ được giao một chủ đề nhất định để thảo luận tự do, có thể đưa hoặc không đưa ra kết luận. Cần giữ thăng bằng giữa thể hiện ý kiến cá nhân và việc lắng nghe ý kiến xung quanh.
- Tranh luận: Hai nhóm thí sinh được phân vai bảo vệ hoặc phủ nhận một quan điểm. C��n xác định rõ vai trò của cá nhân trong nhóm, thể hiện khả năng hợp tác tập thể và triển khai lý luận.
- Thi vấn đáp với lãnh đạo công ty: Thời gian nhiều nhất và thường được thực hiện ở bước cuối cùng. Ngày càng có vai trò quan trọng. Thường thì bạn sẽ có “chiến hữu” cùng vào thi với mình (dù sao thì họ cũng không nỡ để bạn quá căng thẳng), nhưng khoảng 50% thí sinh sẽ ra khỏi phòng mà không có cơ hội trở lại “sân khấu” lần thứ hai.
Vòng thi tiếp theo có thể dưới hình thức thi trình bày hoặc thi thảo luận theo nhóm. Nội dung thực ra chẳng ai quan tâm, cái họ đánh giá bạn là tư chất và khả năng giao tiếp. Với trình bày thì cần tự tin còn thảo luận nhóm thì phải tỉnh táo. Đừng nói nhiều cho dù bạn biết nhiều và có phát âm chuẩn hơn cả người Nhật, hãy cố gắng lắng nghe và “giúp đỡ người khác nói”.
Về đích
Những công ty khắt khe sẽ có thêm một vòng thi vấn đáp nữa. Vào đến vòng này, nếu không phạm sai lầm, bạn có thể đã cầm chắc thành công trong tay. Lần này bạn sẽ chỉ còn lại một mình trước những đối thủ còn già dặn và biết nhiều về bạn hơn cả lần trước. Hồ sơ của bạn đã được đọc kỹ và chi chít những ghi chú. Câu chuyện bắt đầu và sức ép tăng dần, cho đến khi bạn cảm thấy như muốn “chui xuống lỗ” thì họ đột nhiên chuyển qua thái độ niềm nở. Việc tăng sức ép thực ra rất đơn giản. Họ có thể hỏi một câu bâng quơ như “anh/chị hình dung mình sẽ là người như thế nào sau 10 năm nữa?”. Bạn sẽ hồn nhiên trả lời và sau đó liên tục phảit rả lời các câu hỏi “tại sao?” cho đến khi thực sự rối loạn. Kiểu hỏi này là đòn cân não thử thách bản lĩnh của bạn. Tốt nhất trả lời điềm tĩnh, từ tốn, và tính đến câu hỏi tiếp theo. Cũng có thể là một cái bẫy đơn giản như kiểu “Tôi đang định đi du lịch Hà Nội, anh/chị cho biết nên như thế nào?”. Nếu bạn tốt bụng và bắt đầu hồ hởi dẫn giải, rất có thể bạn đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải hỏi trước khi trả lời. Mục đích chuyến đi là gì? Thời gian bao lâu? Đi một mình hay đi với ai? v.v... Thực ra người ta chẳng quan tâm gì đến thành phố quê hương mà bạn luôn tự hào, mà chỉ muốn thử tư duy logic của bạn.
Những người phỏng vấn được giao phó chọn nhân viên mới theo tiêu chuẩn là người mình muốn trở thành cộng sự. Chính vì vậy, bao giờ họ cũng tạo ra những phút thực sự thoải mái để nhìn nhận “bộ mặt thật” của bạn. Hãy chuyện trò tự tin và đừng quên đặt câu hỏi. Một nguyên tắc: chỉ hỏi những câu hỏi dựa trên những điều bạn đã gạn lọc từ đống thông tin bạn có được. Những câu hỏi ngô nghê có thể sẽ làm cho người đối thoại cụt hứng. Nếu khi ra khỏi phòng, bạn có cảm giác muốn nói chuyện mãi với người đó, coi như bạn đã thành công.
Chuẩn bị
Những kinh nghiệm thi cử chỉ có thể giúp bạn không phạm sai lầm, còn để vượt lên được “thiên hạ” thì điều đầu tiên là phải biết mình, biết người. Muốn biết mình thì chỉ còn cách suy nghĩ thật điềm tĩnh về các giá trị sống của mình. Những quyển sách hay về hướng dẫn tìm việc đều chốt lại ở điểm này. Nếu như bạn chưa trả lời được khúc triết và thuyết phục được người khác về một cái quyết định đi hay ở của mình thì hãy tạm ngồi xuống, lấy bút viết lại những suy nghĩ của mình rồi sắp xếp cho ngay ngắn, chắc chắn sẽ rất có ích. Rất có thể, qua những suy nghĩ đó, bạn lại nhận ra rằng: thực ra, bạn chẳng hề muốn tìm cho mình một công việc ở cái xứ sở này. Muốn biết người thì cách tốt nhất là va chạm. Hãy nộp đơn vào một vài công ty mà bạn không thực sự muốn vào và “chơi trò chơi của bạn”. Bạn sẽ nhanh chóng có được sự tự tin cần thiết.
Kinh nghiệm làm việc tại các công ty Nhật Bản |
Không ít ứng viên mong muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp như tại các công ty Nhật Bản. Thế nhưng để được tuyển dụng và làm việc lâu dài không hề đơn giản.
Vậy kinh nghiệm giao tiếp với người Nhật Bản như thế nào cho đúng?
|
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng cực hữu ích
Các câu hỏi pỏng vấn thường gặp
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên hành chính
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc qua điện thoại
Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm
Những điều cần lưu ý khi đi thực tập -
Kinh nghiệm phỏng vấn bằng tiếng anh
(st)