Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc hành chính

Cả ngày ngồi văn phòng, "vật lộn" giữa đống giấy tờ, hồ sơ và làm công việc ngày nào cũng giống như ngày nào, sắp xếp và ghi chép. Đó là tất cả những gì người ta nghĩ về nghề hành chính văn phòng, một công việc theo ý kiến số đông là chẳng có lấy một phần trăm thú vị và hấp dẫn.



Mai đi làm cho phòng hành chính của một doanh nghiệp nước ngoài đã được hai năm. Lúc đầu, mới bước chân vào nghề, cô cũng nghĩ rằng công việc của mình sẽ chẳng lấy gì làm thú vị, sẽ chỉ có 8 tiếng ngồi phòng giấy mỗi ngày với những hoạt động lặp đi lặp lại quanh đống sổ sách, hồ sơ. Thế nhưng ngay tuần làm việc đầu tiên, Mai đã phải nghĩ khác. Công việc hành chính bận rộn và có quá nhiều điều khiến cô không hề cảm thấy nghề của mình “khô cứng”.

Nếu bạn chỉ nghĩ rằng công việc hành chính văn phòng chỉ xoay quanh việc tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu và các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc vận hành của công ty thì bạn nhầm; bởi với những người làm hành chính văn phòng thời buổi hiện nay, có khối việc mà có khi bạn phải làm ngoài giờ cho kịp tiến độ và môi trường làm việc sẽ không chỉ bó buộc trong một căn phòng.

Dân hành chính văn phòng ngày nay chạy đi chạy lại như con thoi với vô số nhiệm vụ. Bên cạnh những công việc hàng ngày như quản lý và thực hiện việc đặt báo chí phục vụ nhu cầu của các phòng ban; chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nhân viên, tổ chức khám sức khỏe định kỳ; quản lý công tác lễ tân, khánh tiết, đưa đón và tiếp khách cho công ty; đảm bảo tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ; mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm cho công ty… các nhân viên hành chính văn phòng còn phải “xông pha” với nhiệm vụ đối ngoại cho công ty; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty trong phạm vui chức năng, nhiệm vụ của mình…

Mức lương của dân hành chính ở các công ty trong nước hiện nay khoảng 2-3 triệu/tháng. Với công ty nước ngoài, con số này sẽ là 300-450 USD/tháng; với những chức danh cao hơn, mức lương có thể là 1.000-2.000 USD/tháng.

Do đó, trong mắt ban lãnh đạo, nhân viên hành chính văn phòng đóng vai trò khá quan trọng vì không ai khác, chính họ là người tư vấn sát sườn các vấn đề pháp lý cho lãnh đạo trong việc tổ chức chỉ đạo và thực hiện kinh doanh không phạm luật; xây dựng, quản lý chương trình, kế hoạch công tác của công ty…

Với “núi” công việc ấy, dân hành chính văn phòng từ nhà quản trị cho đến đội ngũ nhân viên gần như phải thâu tóm, nắm bắt được tất cả mọi chuyện diễn ra trong công ty, đôi khi chính họ phải đứng ra giải quyết cả những vấn đề cá nhân không liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ; dung hòa các mối quan hệ của nhân viên vì lợi ích của công ty. Vì vậy, ngoài năng lực, họ còn cần có tố chất nhiệt tình, năng động, biết cảm thông và vô số những kỹ năng “giắt lưng” khác để ứng biến khi cần.

Hiện nay, dân hành chính văn phòng đã quen dần với cách làm việc theo cơ chế mở với tính chuyên nghiệp hóa ngày càng cao. Yêu cầu của các nhà tuyển dụng cũng đã khác nhiều so với trước. Họ đòi hỏi các ứng viên văn phòng phải đa năng, tức là có thể làm được nhiều việc như thư ký, văn thư, nhân sự, quan hệ đối ngoại, có kiến thức về kế toán, tiếp thị, kinh doanh…

Ngoài việc là những trợ thủ đắc lực cho nhà quản lý, họ còn phải giỏi kỹ năng thực hành để làm việc có hiệu quả, sáng tạo và linh hoạt, không máy móc, cứng nhắc.


Nhân viên hành chính tổng hợp cần có kỹ năng gì?


Công việc hành chính tổng hợp đòi hỏi người nhân viên phải có óc tổ chức, nhanh nhẹn, cẩn thận, kiên nhẫn và có thể làm nhiều việc cùng một lúc - Ảnh minh họa: ducminh.edu.vn

  * Tôi chuẩn bị thi tuyển vào một công ty cổ phần về đồ thực phẩm. Vui lòng cho tôi biết thế nào là hành chính tổng hợp? Công việc của một nhân viên hành chính tổng hợp là gì?

Để đảm nhiệm được công việc này, tôi cần phải có những phẩm chất gì? Làm thế nào để thành công khi thi tuyển vào vị trí này? Công việc nào quan trọng nhất bắt buộc tôi phải thực hiện được?

(Nguyen Thien But)

- Tư vấn của VietnamWorks.com:

Công việc chính của một nhân viên hành chính tổng hợp là lưu trữ văn bản, giấy tờ, hồ sơ và biên dịch các tài liệu, hợp đồng của công ty; nhận, phân phát thư tín và thực hiện các công việc hỗ trợ cho các chuyến đi công tác của đồng nghiệp như đặt xe, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, làm thủ tục xin visa, đặt phòng họp, quản lý và đặt văn phòng phẩm…

Công việc hành chính tổng hợp đòi hỏi người nhân viên phải có óc tổ chức, nhanh nhẹn, cẩn thận, kiên nhẫn và có thể làm nhiều việc cùng một lúc. Những yêu cầu khác bao gồm: có thể sử dụng một hay một vài ngoại ngữ như Anh, Hoa, Pháp, Nhật (tùy theo yêu cầu của từng nhà tuyển dụng), sử dụng vi tính thành thạo, có khả năng giao tiếp tốt, chịu được áp lực công việc và có khả năng làm việc theo nhóm.

Nếu bạn chứng tỏ được mình có khả năng sắp xếp thời gian, hoàn thành công việc đúng thời hạn và không bỏ sót công việc nào thì bạn có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Không riêng gì nhân viên hành chính tổng hợp mà đối với tất cả những người làm việc chuyên nghiệp, bên cạnh chuyên môn và năng lực cá nhân, thái độ làm việc tích cực và tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp là điều rất quan trọng, góp phần quyết định sự thành công trong công việc.

* Em đang dự định học lớp đào tạo nhân viên bán vé máy bay nhưng không biết mức lương khởi điểm của ngành này là bao nhiêu, xin tư vấn giúp em.

(Chung Thi Thai Binh)

- Mỗi hãng hàng không và phòng vé máy bay đều có những mức lương khởi điểm cụ thể tùy thuộc vào chiến lược nhân sự của họ cũng như khả năng chuyên môn của từng ứng viên cụ thể. Nếu bạn thực sự yêu thích nghề bán vé máy bay và thực sự chứng tỏ được năng lực của mình qua thực tế làm việc, nhà tuyển dụng sẵn sàng trả cho bạn một mức lương thỏa đáng. Chúc bạn thành công!

 

Nhân viên

của bạn có hiểu biết rất sâu rộng về chuyên môn, nghiệp vụ? Họ năng nổ trong các hoạt động xã hội? Nhưng kỹ năng làm việc của họ, điều tối quan trọng trong quá trình hội nhập, lại thiếu hoặc yếu? Những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp có thể là cách giao tiếp ứng xử, cách quản lý thời gian, cách

lãnh đạo con người và quản lý công việc hợp lý, cách phối hợp với đồng nghiệp, trình bày ý tưởng v.v..

Kỹ năng của nhân viên nếu được đào tạo, nuôi dưỡng thường xuyên không chỉ giúp cho bản thân họ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn mà còn trực tiếp đem lại sự thành công và tạo nên nhiều giá trị, sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Hẳn nhiên, doanh nghiệp nào cũng nhận thức được điều quan trọng này. Vấn đề là đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên như thế nào để tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đạt được mục tiêu có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, linh hoạt, hiệu quả.

Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, với đội ngũ luật sư, chuyên gia có uy tín và dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải tỏa những băn khoăn đó. Dịch vụ đào tạo kỹ năng làm việc hành chính – nhân sự cho nhân viên của chúng tôi gồm có:

- Tạo tác phong làm việc, giao tiếp chuyên nghiệp;

- Tư vấn về cách rèn luyện óc tổ chức, tư duy hiệu quả và sáng tạo, cách thể hiện ý tưởng;

- Thực tiễn trong cách lãnh đạo con người;

- Cách quản lý thời gian, phương pháp kiểm soát stress;

- Sắp xếp tài liệu trên máy tính, trên bàn làm việc;

- Sử dụng có hiệu quả các phương tiện, công cụ làm việc;

- Sắp xếp thứ tự công việc; xác định công việc quan trọng.


Công việc của một nhân viên hành chính phải làm


Bạn đang chuẩn bị làm nhân viên hành chính văn phòng ?

Bạn nên biết công việc của một nhân viên hành chính phải làm cụ thế là gì ?

Nhân viên hành chính (AO) là vị trí có vai trò quan trọng trong các hoạt động của Công ty, đảm bảo cho các hoạt động chung của Công ty và của các dự án được thực hiện hiệu quả

Công việc chủ yếu của nhân viên hành chính cụ thể như sau:

Công tác văn thư: Công việc của một nhân viên hành chính phải làm

•Tiếp nhận công văn, giấy tờ gửi đến công ty, và chuyển cấp có thẩm quyền giải quyết;

•Đầu mối gửi các công văn, giấy tờ, văn bản ra ngoài Công ty;

•Tổ chức lữu trữ toàn bộ các hệ thống công văn, giấy tờ, hợp đồng, tài liệu liên quan;

•Tiếp nhận các báo cáo lao động của cán bộ Công ty (xin đến muộn, về sớm, nghỉ ốm, nghỉ phép…);

•Theo dõi và chịu trách nhiệm quản lý lịch làm việc của Công ty;

•Theo dõi chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên công ty;

•Thu xếp in ấn, photocopy tài liệu khi cần thiết;

Công tác lễ tân:  Công việc của một nhân viên hành chính phải làm

•Nghe và nhận cuộc gọi khách hàng liên hệ với Công ty; 

•Hỗ trợ cho Ban Lãnh đạo tiếp khách tại Công ty;

•Hỗ trợ cho các cuộc họp nội bộ của Công ty;

•Tổ chức thực hiện các hội thảo, hội nghị, lớp học của Công ty;

Công tác hỗ trợ dự án: Công việc của một nhân viên hành chính phải làm

•Hỗ trợ nhóm in và đóng gói thầu dự án, xin chữ ký của các thành viên trong và ngoài công ty tham gia thầu dự án;

•Hỗ trợ cho các triển khai công tác thực địa tại các tỉnh (đặt phương tiện đi lại, khách sạn, vé máy bay, thủ tục visa khi cần thiết…)

•Chuẩn bị thiết bị, văn phòng phẩm cho nhóm đi thực địa (máy ghi âm, máy ảnh, điện thoại, fast connect..)

•Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho công tác tại địa phương (giấy đi đường, các mẫu chứng từ…)

•Thu xếp công tác in ấn, copy tài liệu khi cần thiết

Công tác quản lý tài sản, thiết bị: Công việc của một nhân viên hành chính phải làm

•Lên kế hoạch mua sắm, chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý các tài sản, thiết bị tại văn phòng;

•Mua sắm văn phòng phẩm và các đồ dùng thông thường tại Công ty;

•Quản lý và vận hành hệ thống thư viện, sách báo của Công ty.

Các công việc hành chính khác: Công việc của một nhân viên hành chính phải làm

•Hỗ trợ đặt lịch công tác cho lãnh đạo (taxi, nhà hàng, khách sạn, vé máy bay…);

•Mua sắm các nhu yếu phẩm (trà, café…) cho văn phòng Công ty; 

•Tổ chức sinh nhật cho các thành viên công ty trong tháng;

•Hậu cần cho các sự kiện của Công ty;

Tham khảo thêm kinh nghiệm phỏng vấn

10 kinh nghiệm phỏng vấn xin việc của tân cử nhân

Sau đây là một số kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc của các tân cử nhân.


1. Cho họ thấy bạn luôn hứng thú

Hãy cho người phỏng vấn thấy bạn là ai. Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với những câu như “Tôi thực sự mong muốn đóng góp cho công ty những thứ tốt nhất mà tôi có thể làm và tôi sẽ rất hạnh phúc nếu công ty chọn tôi”.

Cùng với đó, đừng rời phòng phỏng vấn mà không yêu cầu họ nói rõ cho họ biết bạn sẽ phải làm gì nếu có giấy gọi trở lại. Liệu những người được chọn sẽ quay lại gặp mọi người trong công ty? Vào ngày nào họ mong muốn kí hợp đồng?

Và những câu hỏi thể hiện bạn rất hào hứng với công việc. Cùng với đó, hỏi người phỏng vấn thời gian họ sẽ gọi điện cho bạn để tránh bị áp lực trong khi chờ đợi.

2. Chuẩn bị cho cách liên lạc trong tương lai

Không có ai muốn quá vồ vập nhưng đôi khi sự im lặng của bạn lại khiến người ta nghĩ bạn thờ ơ. Cũng đừng nên ngồi đoán mò mà hãy tìm hiểu trước xem nhà tuyển dụng lao động ưa thích cách liên lạc ra sao.

3. Hãy luôn đúng giờ

Nếu như bạn hứa sẽ gửi tài liệu tham khảo cho người phỏng vấn vào sáng mai, hãy làm theo những gì bạn hứa. Giữ lời hứa và trả lời ngắn gọn xúc tích về cách làm việc của bạn nếu bạn được nhận.

4. Biết giữ vững tâm lý

Nếu như bạn được thông báo rằng bạn sẽ được trả lời trong một tuần, hãy tôn trọng thông báo đó. Việc gọi điện ngay vào ngày hôm sau sẽ khiến bạn bị cho là nôn nóng, cập rập.

5. Hãy gửi một tấm thiệp cảm ơn

Một cách tích cực mà không quá lấy lòng người phỏng vấn chính là việc bạn gửi một tấm thiệp có ghi lời cảm ơn của bạn. Nên gửi tấm thiệp 24h sau khi bạn phỏng vấn.

6. Hãy gửi cho từng người trong nhóm phỏng vấn một bức thư

Công cụ trao đổi thông tin này sẽ là một cơ hội để bạn tỏa sáng, vì thế đừng nói chung chung. Nên viết kèm theo từng bức thư những tài liệu cụ thể và những gì bạn đạt được dựa vào những nhu cầu của công ty.

Đồng thời qua đó bạn cũng có thể cho họ thấy bạn có thể làm những điều bạn chưa kịp nói cho họ trong buổi phỏng vấn

7. Hãy cho họ biết họ cần gì

Một cách hữu hiệu nữa là hãy cư xử như bạn là một nhà tư vấn chứ không phải một người dự tuyển. “Trong cuộc phỏng vấn, hãy tìm hiểu xem điểm yếu của công ty là gì hay những mặt mà họ muốn phát triển mạnh”.

Hãy luôn giữ trong đầu ý tưởng đưa ra lời khuyên cho họ. Làm như vậy bạn sẽ chứng tỏ rằng bạn thông minh, có kiến thức và có thể đưa ra những đóng góp quan trọng.

8. Luôn luôn tìm hiểu về công ty bạn xin việc

Hãy chuẩn bị cho mình tâm lý khi bạn được gọi phỏng vấn hoặc trả lời điện thoại thêm vài lần sau cuộc phỏng vấn. Tích lũy thêm những thông tin về công ty, nghĩ về những câu hỏi mà bạn nghĩ bạn sẽ được hỏi, về những chủ đề bạn muốn bàn tới.

Những hành động này sẽ cho họ, người phỏng vấn, thấy bạn vẫn luôn tìm hiểu sát xao về công ty này dù rằng cuộc phỏng vấn chính đã qua.

9. Hãy dựa cả vào những tác động bên ngoài

“Nếu bạn có quen biết hay có mối quan hệ nào đó với người có ảnh hưởng hoặc biết rõ người phỏng vấn, hãy nhờ họ nói tốt về bạn” – Myers nói.

10. Chấp nhận sự từ chối một cách lịch sự

Cuối cùng là luôn giữ cho tâm trạng bạn bình tĩnh và đừng hành động quá đáng nếu như bạn thấy ai đó trúng việc còn bạn thì không. Không ai biết tương lai sẽ ra sao. Có thể công việc này không chấp nhận bạn nhưng sẽ có một cánh cửa, một tương lai khác mở ra cho bạn.

“Nếu như bạn bị từ chối, hãy gửi thêm tấm thiệp cảm ơn tới người phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn khác biệt với những người bị từ chối khác, đưa bạn lên một vị trí cao hơn” – Myers nói.



Những câu hỏi thường gặp


Kinh nghiệm phỏng vấn khi đi xin việc làm

1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn… Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z…”. Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.
2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)

Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại “Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn”. Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: “Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình”.
3. Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.
4. Điểm yếu của bạn là gì?

Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như “Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: “Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ”.
5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.
6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu “Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn”. Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn…
7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ…) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).
8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?

Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.
9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?

Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn… sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực… trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.
11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu “Tôi đang cần một việc làm”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.
12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?
Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc… được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn “toát mồ hôi hột” vì những câu hỏi hóc búa của họ.
13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.



Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc lần đầu cực hữu ích
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc tiếng anh
Kinh nghiệm phỏng vấn việc làm cực hữu ích
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng


(st)


Nghe bài báo nói lương 1 tháng 2-3 triệu so với hiện tại mà buồn cho bản thân những ai làm hành chính. Bản thân tôi làm hành chính lương cơ bản 2,680.000đ/1 tháng ngoài ra không có thêm 1 khoản phụ trợ nào. nói thật là chỉ đủ đổ xăng và ăn sáng trong 1 tháng, còn trưa và tối thì " Uống nước lã" trừ bữa. Nhưng công việc lại nhiều như núi.
hơn 1 tháng trước - Thích (50)
thế còn hên chứ lương tôi làm công ty cổ phần XDGT lương cũng vậy mà cón thất nghiệp mấy năm nay rồi. có lương là may lắm rồi
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Gửi hỏi đáp - bình luận