Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán

Kinh nghiệm phỏng vấn khi xin việc kế toán. Sau khi qua vòng sơ tuyển – lọc hồ sơ, bạn được chọn vào “vòng loại trực tiếp” – phỏng vấn.




Kinh nghiệm phỏng vấn khi xin việc kế toán:

Mục tiêu của mọi ứng viên là tìm được công việc ưng ý. Nhưng thực tế, từ mục tiêu đến kết quả cuối cùng là cả một hành trình có thể kéo dài từ ngày này qua tháng nọ. Để có được vị trí top trong danh sách dài của nhà tuyển dụng (NTD), bạn cần chứng tỏ “đẳng cấp” chuyên nghiệp của mình qua mỗi lần tiếp xúc. Nhưng đừng vội nghĩ rằng NTD sẽ sẵn lòng chỉ ra cho bạn những điều bạn cần sửa chữa. Nhiệm vụ của NTD là “đãi cát tìm vàng”, và nếu bạn không đáp ứng đủ yêu cầu của họ, tên bạn sẽ bị gạt khỏi “bảng vàng”. Trong loạt bài tư vấn “Ứng viên chuyên nghiệp”, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ra những thái độ ứng xử cần tránh cũng như những điều nên làm để dễ dàng “lọt vào mắt xanh” NTD, bắt đầu từ lần phỏng vấn đầu tiên.

Sau khi qua vòng sơ tuyển – lọc hồ sơ, bạn được chọn vào “vòng loại trực tiếp” – phỏng vấn. Cung cách ứng xử và thái độ của bạn sẽ là yếu tố quyết định bạn có “qua” được vòng này hay không. Điều quan trọng khi đi phỏng vấn (bên cạnh việc đến đúng giờ, trang phục chỉnh tề) là giữ thái độ bình tĩnh và tránh phạm phải những lỗi dưới đây.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán gồm 4 bước sau:

1. Kinh nghiệm - “Đi cho biết”
Không gì khiến NTD rất bực mình bằng việc trò chuyện với một ứng viên mà người này không tỏ vẻ quan tâm, hoặc chỉ trả lời hời hợt. Hỏi ra thì ứng viên chỉ “đến để biết công ty ra sao rồi mới cân nhắc có chấp nhận làm việc hay không”. Anh Ân, Trưởng phòng Nhân sự công ty EDF, đã từng ngồi chờ một ứng viên hết cả 20 phút trước khi phát hiện ra rằng “nhân tài” của mình đang đi lòng vòng trong công ty để “hỏi thăm” tình hình làm việc trước khi vào gặp NTD. Đến đây thì không phải bàn cãi gì thêm, tên của ứng viên này được lưu vào “sổ bìa đen” vô thời hạn.

2. Kinh nghiệm - Nghe điện thoại khi phỏng vấn
Hà được NTD đánh giá là một ứng viên sáng giá cho vị trí Phó phòng Kinh doanh. Nhưng cuối cùng, chiếc ghế phó phòng lại về tay một người khác còn Hà thì vẫn đang “lận đận” gõ cửa nhiều công ty. Lý do nhiều NTD từ chối Hà là vì cô nàng liên tục nghe điện thoại và trả lời tin nhắn khi đang phỏng vấn đến nỗi NTD phải nhắc khéo Hà tắt điện thoại.

Việc nghe điện thoại khi đang phỏng vấn là một trong những điều tối kỵ. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi cực kỳ khẩn cấp hoặc có công việc cực kỳ gấp phải giải quyết qua điện thoại, hãy hỏi ý NTD trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu. Chỉ nên nghe điện thoại khi NTD đồng ý và cố gắng kết thúc cuộc gọi sớm. Thông thường NTD phải tiếp xúc khá nhiều ứng viên và sẽ không có đủ thời gian nếu bạn cứ “cà kê” trên điện thoại. Nếu bạn không ở trong bất kỳ tình huống “cực kỳ” nào bên trên, hãy tắt điện thoại trước khi vào phỏng vấn.

3. Kinh nghiệm - Nói lan man
“Hãy cho tôi biết về bạn!” là một câu hỏi nhiều NTD rất “sợ” phải hỏi nhưng không hỏi thì không được. Nhiều ứng viên vừa nghe đến câu hỏi này là lập tức “tuôn” tràng giang đại hải về tiểu sử bản thân, sở thích, thói quen của mình. Ngược lại, những thông tin cần thiết cho NTD như công việc, những điều bạn thích khi làm việc và những gì động viên tinh thần làm việc thì lại không thấy nói đến.

4. Kinh nghiệm - Quá tự hào về bản thân
Bạn hoàn toàn có quyền tự hào về những thành tích mình đạt được nhưng nên thể hiện một cách khiêm tốn. Bạn có thể nói “Tôi không tự nhận mình là người giỏi nhất, nhưng tôi luôn cố gắng hết sức và nỗ lực của tôi được đền đáp với giải nhất cuộc thi XYZ.” Ngược lại, nếu bạn vỗ ngực: “Sau khi qua mặt 2 ứng viên nặng ký cho ghế Giám đốc và thắng luôn ứng viên sáng giá cuối cùng bằng bảng kế hoạch kinh doanh xuất sắc, vị trí Giám đốc Kinh doanh tại công ty ABC đương nhiên trở thành của tôi”, chỉ cần đến đây, NTD có thể nhẹ nhàng gạch tên bạn ra khỏi danh sách.

Bên cạnh đó, có những ứng viên chọn cách “thêu dệt” thêm thành tích nhằm làm lý lịch của mình “đẹp” hơn, nhưng NTD tinh ý luôn dễ dàng phát giác những chi tiết “giả tưởng” này. Không gì sáng suốt bằng việc nói đúng sự thật và khiêm tốn.

Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán viên qua chuyện kể


Các bạn đã bao giờ đi thi tuyển cho một công việc nào đó chưa? Chắc rằng rất đông các bạn sẽ trả lời là “đã từng”. Bởi vì các bạn từng là những sinh viên rất năng động và hiện nay có quá nhiều công việc part-time dành cho những người còn đang đi học. Tuy nhiên, đó chỉ là công việc làm thêm và đối với các bạn thì nó chưa quan trọng bằng việc là một sinh viên trên giảng đường đại học. Nhưng nếu bạn đã ra trường thì điều này hoàn toàn khác.

Áp lực phải có một công việc khiến các bạn cảm thấy có đôi chút gánh nặng. Vừa muốn kiếm tiền để nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho bố mẹ, vừa muốn khẳng định mình, các bạn sẽ tìm việc bằng tất cả những nguồn thông tin nào mình có. Trừ một số ít bạn đã được gia đình chuẩn bị sẵn một công việc hoàn hảo còn lại đa số những sinh viên mới ra trường đều phải lang thang đi tìm việc với một chồng hồ sơ xin việc được rải khắp nơi. Có những bạn thì thành công ngay từ công ty đầu tiên nhưng có bạn đi tới mười công ty cũng vẫn bị từ chối? Năng lực là một phần quan trọng trong việc thành bại của các bạn. Tuy nhiên, một phần không nhỏ đó là “kinh nghiệm xin việc”.

Vậy “Kinh nghiệm xin việc” là gì? Đó chính là những kỹ năng để các bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những đặc thù riêng nhưng họ cũng có những đặc tính tâm lý chung. Ở đây, tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện về một buổi phỏng vấn tuyển kế toán viên mà tôi có dịp được tham gia.

Thông thường, vị trí kế toán sẽ phải có ít nhất 2 vòng tuyển (trừ vòng tuyển hồ sơ). Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra của công ty (ví dụ: bằng tốt nghiệp trung cấp, yêu cầu mức lương quá lớn…) thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học. Mỗi một công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi các bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm. Sau khi xem xét, công ty chọn ra 5 ứng viên có bài làm tốt nhất để vào vòng phỏng vấn.

Người đầu tiên tôi gặp là một cô bé khá xinh xắn, bước vào chào và cười. Chúng tôi cũng cảm thấy dễ chịu. Câu đầu tiên bao giờ cũng mời ứng viên giới thiệu về mình. Cô bé nói là mình cũng mới tốt nghiệp, đã đi làm cho một công ty và hiện nay vừa đỗ cao học về kế toán. Chúng tôi hỏi: “ Em đã làm cho công ty kia được bao nhiêu lâu? Tại sao lại nghỉ việc và hiện nay em đi học thì làm việc thế nào”. Cô bé đó trả lời: “Em làm được 2 tháng” (cười), hiện nay em đi học vào buổi tối nên ban ngày có thể đi làm được. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một sổ kế toán tiền mặt, hỏi em có thấy gì bất hợp lý không? Em nhìn và cười. Từ khi gặp em tới giờ, chúng tôi chỉ thấy em cười và cười. Sau một hồi cười em bảo cũng không thấy gì bất hợp lý. Sau đó, chúng tôi hỏi tiếp về nghiệp vụ lại thấy em cười. Thế là chúng tôi cũng đành cười và cảm ơn, mời em ra về.

Người thứ hai thì ngược lại với cô bé đầu tiên, bước vào phòng không một lời chào hỏi, không cười, không căng thẳng. Một vẻ gì đó hơi bất cần. Chúng tôi mời em ngồi xuống. Em ngồi theo cái cách (có lẽ) không phải là của một người con gái. Em nói em có 5 năm kinh nghiệm trong nghề kế toán. Chúng tôi hỏi câu gì, em trả lời câu đó, ngắn gọn tới mức cụt lủn. Đôi lúc trong câu nói không có chủ ngữ. Được một vài phút, không biết cảm giác của em thế nào nên bắt đầu gác chân lên chân kia. Chúng tôi không hiểu một người như vậy có thể thích hợp với công việc kế toán cần người vừa kiên trì, nhẫn nại, vừa phải trung thực, tận tụy không. Không ai bảo ai, chúng tôi đều nói không còn câu hỏi gì nữa dành cho em và nhanh chóng mời em ra về.

Người thứ ba là một cô gái khá bình thường, không một chút ấn tượng. Cô ấy cũng đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm nhưng trong một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực mà chúng tôi hoạt động. Khi hỏi tới những tình huống cần phải giải quyết ở công ty, cô ấy gần như cảm thấy khá xa lạ. Điều này cho chúng tôi cảm giác không khác gì một người mới ra trường. Những kinh nghiệm mà cô ấy có chẳng giúp ích gì cho cô ấy ít nhất tại thời điểm này.

Người thứ tư là người mang lại cho chúng tôi cảm giác phù hợp nhất trong những người đã từng gặp. Cô ấy đã có kinh nghiệm 4 năm trong cùng lĩnh vực chúng tôi hoạt động. Cô ấy đã làm kế toán viên cho một công ty khá nổi tiếng. Hầu hết những câu hỏi của chúng tôi cô ấy đều trả lời rõ ràng và hợp lý. Cô ấy tự tin và hết sức thoải mái. Tuy nhiên, câu hỏi của chúng tôi là :”tại sao em lại chuyển công ty” thì cô ấy trả lời “vì em muốn có một mức lương cao hơn” Cô ấy cần một mức lương là 5 triệu đồng trong khi chúng tôi chỉ dự định trả lương cho kế toán viên là 2 triệu đồng. Điều này khiến cho chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều.

Người cuối cùng chúng tôi gặp là một người khá điềm đạm. Kinh nghiệm làm việc không nhiều. Cô ấy là người có số điểm thấp nhất trong vòng thi nghiệp vụ. Chúng tôi có hỏi ngay cô ấy “Em có biết là em có số điểm thấp nhất không”. Cô ấy trả lời “Em cũng không biết điều đó”. Chúng tôi lại hỏi “Em có biết em bị mất điểm phần nào không?” Cô ấy nói: “Em nghĩ đó là phần về tài sản cố định. Thật ra phần này em không chắc lắm, thêm vào đó, thường kế toán trưởng làm phần này nên thật lòng là một kế toán viên, em cũng không vững lắm”. Câu trả lời không ngập ngừng khiến chúng tôi khá ấn tượng vì em biết rất rõ về mình và cũng biết rất rõ về yêu cầu của đề thi. Bản thân trong công ty tôi thì phần về tài sản cố định đúng là công việc dành cho kế toán trưởng. Càng nói chuyện, em càng tỏ ra một người có tính cách phù hợp với nghề kế toán như cẩn thận, kiên trì, rõ ràng và trung thực. Khi hỏi đến mức lương, em nói đề nghị mức lương 2,5 triệu. Chúng tôi có hỏi em nếu chúng tôi mời em vào làm cho công ty với mức lương thấp hơn thì em có chấp nhận không? Em trả lời là “không, vì đây là mức lương mới đủ cho cuộc sống của em và cũng là mức lương chung trên thị trường lao động”.

Sau buổi phỏng vấn. Chúng tôi có họp và quyết định lựa chọn. Hầu hết mọi người đều lựa chọn người cuối cùng. Vậy các bạn thấy đấy, không hoàn toàn phải có kinh nghiệm nhiều, không hoàn toàn tự tin nhiều hay không hoàn toàn có bằng cấp cao là có thể được lựa chọn. Việc lựa chọn ứng viên còn bởi rất nhiều yếu tố, đó là:

- Kiến thức thực sự của bạn đến đâu, có đáp ứng được công việc hay không (điều này không phụ thuộc vào việc bạn mới ra trường hay đã đi làm lâu)

- Sự tự tin của bạn có phù hợp hay không (nếu không sẽ trở thành rất phản cảm)

- Bằng cấp của bạn chỉ cần đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc

- Thái độ của bạn đối với công việc thế nào (thường người tuyển dụng rất mong gặp những ứng viên có thái độ tích cực, yêu thích công việc và mong muốn được làm việc)

- Tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không

- Bạn có hiểu biết rõ về mình hay không (Nhiều công ty họ còn cho bạn tự nói về điểm mạnh, điểm yếu của mình, nếu bạn còn chẳng biết mình là ai hay chẳng biết mình thế nào thì chắc chắn bạn chẳng làm được cái gì nên hồn cả).

Tôi hy vọng với câu chuyện nhỏ này, các bạn có thể có một chút “kinh nghiệm xin việc” và dễ dàng thành công trong công cuộc tìm kiếm công việc lý tưởng của mình.


Kinh nghiệm xin việc kế toán


Bạn là sinh viên kế toán mới ra trường? Bạn đã bao giờ đi phỏng vấn xin việc hay chưa? Phỏng vấn xin việc kế toán quả là một việc không dễ dàng, tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, mà thay vào đó bạn nên tích lũy cho mình những kinh nghiệm xin việc kế toán để có thể tự tin hơn khi đi phỏng vấn.


Có rất nhiều bạn trẻ mới ra trường, khi đi phỏng vấn xin việc kế toán đều gặp thất bại, điều đó gây ra tâm lý hoang mang cho những lần phỏng vấn tiếp theo. Sau đây, Trung tâm Kế toán Bình Minh xin chia sẻ một số kinh nghiệm đúc rút ra từ những người đi trước, hy vọng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình xin việc.

Để có thể lọt vào mắt của các nhà tuyển dụng khó tính, vào được vị trí của một kế toán viên, các bạn cần phải hoàn thiện được đầy đủ từ Hồ sơ xin việc, quá trình phỏng vấn và kể cả giai đoạn thử việc.



Thứ nhất, về hồ sơ xin việc:

Hồ sơ xin việc là một giấy tờ cực kỳ quan trọng, vì nó là bản mô tả một cách tổng quan nhất về bạn, là chiếc cầu nối để bạn tỏ ý mong muốn được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng. Bạn cần trau chuốt hồ sơ xin việc của mình ở các thông tin:

Mục tiêu nghề nghiệp: đây là thông tin đầu tiên trong hồ sơ xin việc, cho biết định hướng và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn nên nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc xem nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên. Bạn cần viết mục tiêu rõ ràng, chi tiết nhưng đừng quá “khiêm tốn” khiến nhiều nhà tuyển dụng không thèm chú ý đến hồ sơ của bạn.
Thành tích học tập: là sinh viên mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nổi bật. Bù lại, bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng về thông tin học vấn của mình. Rất nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập vượt trội, vậy thì bạn hãy trình bày “trình độ học vấn” ngay sau phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Đừng quên giới thiệu thành tích học tập và trình bày những khóa học bạn đã tham gia hay bằng cấp đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Kinh nghiệm làm việc: với các bạn mới ra trường, nhà tuyển dụng không khó để biết được bạn chưa có một kinh nghiệm chính thức và dài hạn tại một công ty. Vì vậy, hãy trình bày những kinh nghiệm quý báu bạn đã có trong thời gian thực tập hay việc làm bán thời gian trước đây. Nêu bật những thế mạnh cho thấy bạn sẽ là một nhân viên tích cực, sẽ đóng góp nhiều lợi ích cho công ty. Nếu đã từng làm công việc bán thời gian, bạn cũng nên cho biết những thành tích đã đóng góp ở các công ty trước. Đặc biệt là đối với nghề kế toán, rất yêu cầu bạn phải có những kinh nghiệm thực tiễn hay là những kiến thức thực tế.
Kỹ năng: nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng làm việc. Bạn có thể nêu tốc độ đánh máy nhanh, khả năng giao tiếp xuất sắc như những kỹ năng nổi bật của mình. Ngoài ra, nếu bạn có tham gia những khóa đào tạo kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm… hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng ngay, chắc chắn bạn sẽ được cộng thêm điểm. Những kỹ năng này rất cần thiết cho một kế toán viên.
Người tham khảo: đây là một phần khá quan trọng trong hồ sơ. Bạn có thể nhờ thầy cô ở trường hay sếp trực tiếp tại công ty bạn đã thực tập làm người tham khảo cho bạn. Được người có uy tín đánh giá “có tinh thần làm việc theo nhóm”, “cẩn thận” hay “có tư duy sáng tạo”, bạn sẽ có trong tay bằng chứng xác thực nhất về khả năng của mình.
Thông tin khác/ thông tin bổ sung: hầu như rất nhiều ứng viên đều bỏ qua phần này nhưng để có một hồ sơ hoàn chỉnh, bạn cần đầu tư thêm cho mục cuối cùng này. Bạn có thể tận dụng phần thông tin khác trong hồ sơ để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tính cách, sở thích và những thói quen cá nhân của mình. Nếu bạn là người tỉ mỉ, cẩn thận và chăm chỉ, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn phù hợp vị trí kế toán mà họ đang cần.
Ngoài những thông tin trên, bạn cũng cần ghi lại những hoạt động ngoại khóa, những hoạt động xã hội mà bạn đã từng tham gia, điều này cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy.

Thứ hai, quá trình phỏng vấn:

Khi đã gây ấn tượng được nhà tuyển dụng ở vòng tuyển chọn hồ sơ, bạn sẽ được gọi đến phỏng vấn, khi đó bạn hãy chuẩn bị cho mình thật chu đáo những kiến thức, kỹ năng căn bản cho buổi phỏng vấn nhé

Tìm hiểu kỹ công ty mà bạn sắp tham gia phỏng vấn: bạn có thể tìm hiểu thông tin công ty thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, website hoặc các phương tiện thông tin khác. Vì đôi khi họ hay hỏi rằng bạn biết gì về công ty để xem thử mức độ quan tâm của bạn đối với nơi mà bạn sẽ làm việc. Nếu bạn chứng tỏ được sự hiểu biết, điều đó sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Dự tính thời gian đến địa điểm phỏng vấn: đến tham gia phỏng vấn trễ là điều tối kỵ và làm bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng. Trong trường hợp bạn chưa bao giờ đến nơi sẽ phỏng vấn, bạn nên đến thử xem đó ở nơi nào, mất thời gian bao lâu để đến. Nếu bạn biết rõ địa điểm và thời gian cần thiết để đến nơi đó thì cũng nên trừ hao thời gian đến trước tối thiểu là 10 phút. Với thời gian trừ hao đó sẽ hữu ích cho bạn nếu phát sinh một trục trặc nào đó hoặc sắp xếp lại hổ sơ, các vật dụng cần thiết đã chuẩn bị ở nhà và chuẩn bị cho mình một phong thái tự tin, bình tĩnh trước khi vào cuộc phỏng vấn.
Xin thông tin của người phỏng vấn: đây là việc làm cần thiết và vô cùng hữu ích cho bạn trong trường hợp vì một lý do nào đó mà bạn không đến kịp, khi đó bạn sẽ liên hệ để giải thích vì sao đến trễ và xin họ thông cảm chờ bạn nếu có thể.
Trang phục khi phỏng vấn: bạn nên chuẩn bị trang phục phù hợp vị trí mà bạn phỏng vấn. Điều này giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn cần lưu ý không nên mặc trang phục quá thời trang như quần jean, áo thun. Những trang phục có màu sắc sặc sỡ hay lòe loẹt sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng.
Đặc biệt đối với vị trí kế toán, thông thường sẽ có một vòng phỏng vấn tuyển nghiệp vụ: Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh, sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần bạn nắm chắc kiến thức đã học.

Thứ ba, giai đoạn thử việc:
Chinh phục được nhà tuyển dụng ở hai giai đoạn nộp hồ sơ và phỏng vấn không có nghĩa là bạn được vào làm chính thức tại công ty đó, mà để có được vị trí kế toán viên thực thụ bạn cần làm tốt giai đoạn thử việc. Mỗi công ty đều có những đặc trưng riêng, có những văn hóa doanh nghiệp riêng, dó đó bạn cần có được tinh thần thoải mái, hòa đồng, sẵn sàng làm bất cứ việc gì được giao, chuẩn bị tốt những kiến thức nghiệp vụ để có thể tiếp tục chinh phục các nhà tuyển dụng của bạn.



Sinh viên kế toán khó khăn khi xin việc



Em mới tốt nghiệp cao đẳng,chuyên ngành kế toán tổng hợp, chưa có kinh nghiệm vì vậy quá trình xin việc rất khó khăn. Đến giờ vẫn chưa tìm được một công việc phù hợp với ngành nghề.

Xin tư vấn giùm cháu làm thế nào để cháu có được một công việc phù hợp trong khi chưa có kinh nghiệm?

Cơ hội nào cho sinh viên kế toán? Ảnh minh họa..

Chào bạn,

Việc tìm kiếm công việc phù hợp không phải là việc dễ dàng và nhanh chóng. Do vậy, bạn đừng quá lo lắng và bi quan. Việc cần quan tâm lúc này chính là tìm ra những nguyên nhân thất bại từ những lần dự tuyển trước để rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân mình.

Để dự tuyển thành công, bạn phải trải qua các bước sau:

- Hồ sơ ứng tuyển

- Quá trình phỏng vấn

- Thời gian thử việc

Vì lẽ đó, tôi sẽ tư vấn cho bạn bắt đầu từ việc chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển.

1. Hồ sơ xin việc:

Ngày nay, chúng ta có nhiều công cụ hỗ trợ trong việc nộp đơn: hồ sơ trên mạng việc làm, hồ sơ tự chuẩn bị bằng chứng từ, giấy tờ liên quan.Thông thường, một hồ sơ xin việc đều phải đảm bảo những thông tin chính sau đây:

* Mục tiêu nghề nghiệp: đây là thông tin đầu tiên trong hồ sơ xin việc, cho biết định hướng và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn nên nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc xem nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên. Bạn cần viết mục tiêu rõ ràng, chi tiết nhưng đừng quá “khiêm tốn” khiến nhiều nhà tuyển dụng không thèm chú ý đến hồ sơ của bạn.

* Thành tích học tập: là sinh viên mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nổi bật. Bù lại, bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng về thông tin học vấn của mình. Rất nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập vượt trội, vậy thì bạn hãy trình bày “trình độ học vấn” ngay sau phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Đừng quên giới thiệu thành tích học tập và trình bày những khóa học bạn đã tham gia hay bằng cấp đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển.

* Kinh nghiệm làm việc: với các bạn mới ra trường, nhà tuyển dụng không khó để biết được bạn chưa có một kinh nghiệm chính thức và dài hạn tại một công ty. Vì vậy, hãy trình bày những kinh nghiệm quý báu bạn đã có trong thời gian thực tập hay việc làm bán thời gian trước đây. Nêu bật những thế mạnh cho thấy bạn sẽ là một nhân viên tích cực, sẽ đóng góp nhiều lợi ích cho công ty. Nếu đã từng làm công việc bán thời gian, bạn cũng nên cho biết những thành tích đã đóng góp ở các công ty trước.

* Kỹ năng: nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng làm việc. Bạn có thể nêu tốc độ đánh máy nhanh, khả năng giao tiếp xuất sắc như những kỹ năng nổi bật của mình. Ngoài ra, nếu bạn có tham gia những khóa đào tạo kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm… hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng ngay, chắc chắn bạn sẽ được cộng thêm điểm.

* Người tham khảo: đây là một phần khá quan trọng trong hồ sơ. Bạn có thể nhờ thầy cô ở trường hay sếp trực tiếp tại công ty bạn đã thực tập làm người tham khảo cho bạn. Được người có uy tín đánh giá “có tinh thần làm việc theo nhóm”, “cẩn thận” hay “có tư duy sáng tạo”, bạn sẽ có trong tay bằng chứng xác thực nhất về khả năng của mình.

* Thông tin khác/ thông tin bổ sung: hầu như rất nhiều ứng viên đều bỏ qua phần này nhưng để có một hồ sơ hoàn chỉnh, bạn cần đầu tư thêm cho mục cuối cùng này. Bạn có thể tận dụng phần thông tin khác trong hồ sơ để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tính cách, sở thích và những thói quen cá nhân của mình. Nếu bạn là người tỉ mỉ, cẩn thận và chăm chỉ, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn phù hợp vị trí kế toán mà họ đang cần.

Bên cạnh đó, đừng quên thể hiện những thông tin như bạn từng tham gia các hoạt động xã hội. Điều này sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng chú ý hơn.

2. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn:

Sau khi đã vượt qua được vòng tuyển chọn hồ sơ, bạn sẽ phải chuẩn bị thật kỹ để có thể ấn tượng với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn. Để giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn, tôi chia sẻ với bạn những vấn đề sau:

- Tìm hiểu kỹ công ty mà bạn sắp tham gia phỏng vấn: bạn có thể tìm hiểu thông tin công ty thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, website hoặc các phương tiện thông tin khác. Vì đôi khi họ hay hỏi rằng bạn biết gì về công ty để xem thử mức độ quan tâm của bạn đối với nơi mà bạn sẽ làm việc. Nếu bạn chứng tỏ được sự hiểu biết, điều đó sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

- Dự tính thời gian đến địa điểm phỏng vấn: đến tham gia phỏng vấn trễ là điều tối kỵ và làm bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng. Trong trường hợp bạn chưa bao giờ đến nơi sẽ phỏng vấn, bạn nên đến thử xem đó ở nơi nào, mất thời gian bao lâu để đến. Nếu bạn biết rõ địa điểm và thời gian cần thiết để đến nơi đó thì cũng nên trừ hao thời gian đến trước tối thiểu là 10 phút. Với thời gian trừ hao đó sẽ hữu ích cho bạn nếu phát sinh một trục trặc nào đó hoặc sắp xếp lại hổ sơ, các vật dụng cần thiết đã chuẩn bị ở nhà và chuẩn bị cho mình một phong thái tự tin, bình tĩnh trước khi vào cuộc phỏng vấn.

- Xin thông tin của người phỏng vấn: đây là việc làm cần thiết và vô cùng hữu ích cho bạn trong trường hợp vì một lý do nào đó mà bạn không đến kịp, khi đó bạn sẽ liên hệ để giải thích vì sao đến trễ và xin họ thông cảm chờ bạn nếu có thể.

- Trang phục khi phỏng vấn: bạn nên chuẩn bị trang phục phù hợp vị trí mà bạn phỏng vấn. Điều này giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn cần lưu ý không nên mặc trang phục quá thời trang như quần jean, áo thun. Những trang phục có màu sắc sặc sỡ hay lòe loẹt sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng.

Đối với vị trí kế toán, thông thường sẽ có một vòng phỏng vấn tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh, sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần bạn nắm chắc kiến thức đã học.

Mỗi công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm. Do vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lý thoải mái và kiến thức nghiệp vụ đã học thật tốt để có thể chinh phục nhà tuyển dụng từ vòng tuyển chọn hồ sơ đến vòng phỏng vấn.

Lời khuya của tôi là về lâu dài, bạn nên đầu tư học liên thông đại học hoặc các khóa đào tạo chuyên sâu để phát triển bản thân và có nhiều điều kiện thuận lợi để thăng tiến trong nghề nghiệp.


Các câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp



Bạn đang chuẩn bị một cuộc phỏng vấn, bạn cần tham khảo các câu hỏi phỏng vấn kế toán để buổi nói chuyện hiệu quả hơn, sau đây xin mời bạn xem các câu hỏi thường gặp dành cho dân kế toán. Chỉ có câu hỏi, không có câu trả lời vì nội dung trả lời nằm trong kiến thức và suy nghĩ mỗi người nên không thể áp đặt được. Để trả lời tốt các câu hỏi dưới đây, thay vì chúng ta suy nghĩ câu trả lời thì theo tác giả là nên tìm hiểu và đáp ứng cho yêu cầu câu hỏi để mỗi ngày chúng ta hoàn thiện mình hơn.

Cùng trả lời các câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp!


1. Bạn hãy cho biết tại sao Bạn theo nghề kế toán?

2. Bạn hiểu mục đích của công việc kế toán là thế nào?

3. Bạn có những tố chất nào phù hợp với công việc kế toán?

4. Nghề kế toán có những điểm nào làm cho Bạn thích và Bạn không hài lòng?

5. Bạn sẽ theo nghiệp kế toán bao lâu?

6. Nghề kế toán có điều gì giúp Bạn trong cuộc sống không?

7. Bạn là Sinh viên kế toán mới ra trường, Bạn làm thế nào để thuyết phục Chúng tôi là Bạn ó thể làm tốt công việc đó?

8. Bạn là kế toán mới ra trường, lý thuyết đối với Bạn vẫn còn nóng hổi, vậy Bạn hãy nói về lý thuyết cho công việc bạn dự tuyển?

9. Bạn hãy cho chúng tôi biết tầm quan trọng của công tác kế toán?

10. Bạn hãy cho chúng tôi biết vai trò và chức năng của công tác kế toán?

11. Bạn dụ tuyển vào vị trí kế toán trưởng vậy Bạn có biết soạn thảo quy chế kế toán không ? Mục đich của quy chế này là gì ? Có cần thiết để có quy chế không?

12. Những tố chất nào mà người kế toán cần phải có? Để làm gì?

13. Bạn đã có kinh nghiệm về kế toán, vậy những kinh nghiệm đó thuộc phần hành nào?

14. Nếu số liệu do Bạn làm sai có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh lời, lỗ của Công ty thì Bạn chịu trách nhiệm như thế nào?

15. Bạn là kế toán kho, vậy nếu số liệu của Bạn không trùng khớp với số liệu của thủ kho thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

16. Bạn là kế toán tiền mặt, vậy nếu số liệu của Bạn không trùng khớp với số liệu của thủ quỹ thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

17. Bạn là Kế toán thuế, nếu Bạn làm sai kéo theo việc Công ty phải đóng thuế GTGT của tháng đó thì bạn sẽ xử lý thế nào?

18. Bạn dự tuyển vào vị trí kế toán bán hàng, vậy theo nghiệp vụ kế toán Bạn biết làm những gì ? bạn cần loại chứng từ, hóa đơn nào, các tài khoản nào Bạn cần phải sử dụng thường xuyên (Tương tự như câu hỏi này dành cho kế toán kho, kế toán thuế, kế toán thu, chi, kế toán công nợ ..v . .v. .)

19. Bạn có quyền hạn gì trong công viêc của mình?

20. Bạn có trách nhiệm gì trong công việc của mình? Trách nhiệm đó thể hiện như thế nào?

21. Điều gì quan trọng nhất khi làm công việc kế toán?

22. Điều gì quan trọng nhất đối với người làm kế toán?

23. Khả nằng ứng dụng vi tính vào công việc kế toán của Bạn được bao nhiêu %? (Hoặc ở mức độ nào ?) bạn hãy kể ra?

24. Bạn có tự tin vào năng lực ứng dụng vi tính của mình không, nếu chúng tôi kiểm tra năng lực đó bằng thực tế ngay bây giờ?

25. Hiện nay việc ứng dụng phần mếm kế toán vào trong công việc đã được rộng rãi, theo Bạn, Bạn thích làm bằng phần mêm hay làm trực tiếp trên excel, tại sao?

26. Người ta cho rằng phần mềm kế toán là con dao hai lưỡi, bạn có thể giải thích và chứng minh điều đó không?

27. Bạn đã và đang làm kế toán tại Công ty cũ được thời gian khá dài vây tại sao bạn lại muốn tìm công việc khác?

Chúc các Bạn có câu trả lời tốt nhất và hay nhất để sớm nhận được công việc theo mong muốn!


Nghệ thuật phỏng vấn nhân viên
Kinh nghiệm phỏng vấn việc làm cực hữu ích
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du học Mỹ
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du lịch Mỹ



(st)


Bạn hiểu mục đích của công việc kế toán là thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Gửi hỏi đáp - bình luận