Kinh nghiệm săn học bổng Fulbright

Du học Mỹ: Bạn đang apply học bổng Fulbright? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm của một Fulbrighter đã thành công về quy trình xin học bổng  Fulbright.



Năm của tớ (2010) quy trình university replacement như sau:

1. Semi-finalists đăng ký nguyện vọng university placement trong form đăng ký điện tử (giống hệt form đăng ký vòng loại, chỉ khác ở chỗ nó là ở trên web). Trong form có nói phần đăng ký nguyện vọng trường là không bắt buộc nên năm của tớ đã có một số bạn đã bỏ qua bước này. Đó là sai lầm lớn vì đây là cơ hội duy nhất để bạn đăng ký nguyện vọng của mình.

2. Sau khi đã chọn ra được finalists, IIE sẽ lên một submission plan gồm 4 trường để nộp hồ sơ cho từng finalists. Các bạn sẽ được quyền tham gia ý kiến vào submission plan này, tuy nhiên quyết định có thay đổi nó hay không hoàn toàn phụ thuộc vào IIE.

3. IIE thay mặt finalists gửi đơn dự tuyển vào các trường. Fubright sẽ quyết định final placement của các bạn.

Như vậy các bạn có thể thấy bước quyết định nhất đối với university placement của các bạn chính là bước điền vào phần nguyện vọng trong form điện tử, khi bạn còn là semi-finalist và chưa bước vào vòng phỏng vấn.  Đây chính là bản đăng ký nguyện vọng chính thức của bạn. Từ khi bạn chính thức trở thành finalist cho đến khi bạn có final placement, sẽ không có lần đăng ký nguyện vọng nào khác! (Cái này khác với những năm trước đó).

Đựa trên quy trình này, tớ có một số kinh nghiệm như sau để được vào trường ưng ý.

Nghiên cứu từ sớm: Cố gắng chắc chắn được rằng khi được chọn là semi-finalist thì bạn đã quyết định được mình muốn theo học trường gì. Có ba điều cần cân nhắc là: ranking chung của trường, trường có khoá học phù hợp với kế hoạch của mình không (vì các khoá cao học của Mỹ mang tính chuyên biệt rất cao), và khoá học có phù hợp với sức học của mình không. Tránh rơi vào trường hợp như của tớ, do không nghiên cứu sớm nên tí nữa thì “tèo”. Tớ có nguyện vọng học báo chí và phim tài liệu, và học viện báo chí ở New York University là trường báo duy nhất có khoá này, tuy nhiên vì nghiên cứu chưa kỹ, tớ lại điền tên một trường khác có lịch sử hoành tráng hơn vào làm nguyện vọng 1. Sau đó tớ đã phải lao tâm khổ tứ mãi mới xin được chuyển khỏi trường “nguyện vọng 1” này để được sang NYU, cũng may mà được Fulbright thông cảm.

Lựa chọn hợp lý: Một bản nguyện vọng gồm 100% các trường Ivy League sẽ một bản nguyện vọng rất bóng bẩy, nhưng ít giá trị và sẽ không mang lại lợi thế gì cho bạn trong việc chọn trường nếu bạn không phải là một sinh viên kiệt xuất. Ngoài việc cân nhắc ranking của trường, các khoá học và sức học của bản thân, bạn cũng có thể cân nhắc thêm về khả năng cost-sharing của từng trường. Bạn có thể tham khảo Fulbrighters những năm trước xem những trường nào sẵng sàng offer tuition scholarships hoặc assistantships cho các sinh viên của Fulbright. Nếu bạn tìm được trường hợp lý về mặt học thuật lại cộng thêm có cost-sharing, thì khả năng lớn là nguyện vọng của bạn sẽ được IIE đưa vào submission plan.

Cân nhắc các yếu tố thời tiết, sức kho: Nếu bạn không chịu được lạnh thì tránh đăng ký vào những trường ở quá cao trên phía bắc. Nếu bạn bị hay fever thì tránh những trường ở những nơi có nhiều cỏ cây hoa lá.

Tuyệt đối không nên bỏ qua bước đăng ký nguyện vọng: Trong application form luôn có câu “Bạn không bắt buộc phải điền vào phần này”, nhưng nên luôn coi phần này là phần bắt buộc. Ghi rõ ràng 4 nguyện vọng, và giải thích cụ thể vì sao bạn muốn theo đuổi những khoá học này.

Đóng góp ý kiến vào submission plan của IIE: Nếu bạn đăng ký nguyện vọng một cách hợp lý, có cân nhắc kỹ càng, thì phần lớn nguyện vọng sẽ được phản ánh trong submission plan của IIE. Khi nhận được submission plan, bạn hãy xem xét kỹ lại một lần nữa vào đóng góp ý kiến một cách cụ thể về việc bạn muốn order of priority là như thế nào. Nếu bạn muốn bổ sung thêm các trường khác vào submission plan, hãy chuẩn bị một lý do thật hợp lý và có sức thuyết phục.

Try till the end: Sau khi có final placement, nếu bạn cảm thấy final placement chưa phải là lựa chọn tối ưu, bạn có thể trao đổi lại với Fulbright và đề nghị được thay đổi final placement. Bạn chắc chắn sẽ cần một lý do hoàn toàn hợp lý, có cân nhắc quyền lợi của bản thân bạn, của những ứng viên khác trong Fulbright, và của mục tiêu trao đổi văn hoá, tăng cường hiểu biết lẫn nhau của cả chương trình Fulbright. Tại thời điểm này, trao đổi có thể trở nên khá căng thẳng và mệt mỏi, nhưng bạn có nhiều khả năng thành công hơn nếu bạn giữ thái độ bình tĩnh, hoà nhã, khách quan và tích cực.

The earlier, the better: Bạn có nguyện vọng, có kiến nghị hay có ý kiến gì về vấn đề university placement, trao đổi với Fulbright càng sớm càng tốt trong các bước của quá trình placement. Càng muộn, bạn sẽ càng khó đưa ra lý do đủ thuyết phục cho nguyện vọng của mình.

Sau tất cả những nỗ lực này, nếu final placement vẫn chưa phải là tối ưu đối với bạn, thì cũng đừng quá bi quan và thất vọng. Dù theo học trường nào thì trước mắt bạn cũng là cả một hành trình mới mẻ và thú vị trên đất nước Mỹ rồi. Bạn có thể không vào trường top như mong muốn, nhưng áp lực bài vở nhẹ hơn sẽ giúp bạn có thời gian điều kiện thăm thú tìm hiểu nước Mỹ, điều mà nhiều sinh viên Ivy League chưa chắc đã có cho đến tận ngày về nước.



Tìm hiểu và nắm bắt cơ hội Học bổng Fulbright



Để nắm bắt cơ hội du học Mỹ bằng Học bổng Fulbright, các bạn hãy tham khảo những thông tin bổ ích mà bà Jessica Needham - Cán bộ Phụ trách chương trình Fulbright, Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) cung cấp.

Fulbright là một chương trình trao đổi giáo dục quốc tế hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ, do thượng nghị sĩ J. William Fulbright đề xuất lên Quốc hội Mỹ vào năm 1945 nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc Mỹ và các dân tộc khác trên thế giới. Chương trình đã được Tổng thống Truman ký quyết định trở thành luật vào năm 1946. Vụ Các vấn đề văn hóa và Giáo dục của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (ECA) là cơ quan quản lý chính chương trình này.

Tại Việt Nam, chương trình Fulbright được điều hành và phối hợp thông qua Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Phòng Thông tin Văn hóa Hoa Kỳ (PAS). Chương trình làm việc với các tổ chức giáo dục cùng chính phủ của Mỹ và Việt Nam nhằm mở ra những cơ hội học tập và nghiên cứu các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội và nhân văn cho mọi ứng cử viên đạt tiêu chuẩn thông qua việc cạnh tranh tự do trên thành tích chuyên môn và nghề nghiệp, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, quan hệ.

Chương trình Fulbright Việt Nam bao gồm 4 thành phần truyền thống và một Chương trình Giảng dạy Kinh tế trong nước. Trong đó, có 3 chương trình dành cho công dân Việt Nam và 2 chương trình dành cho công dân Mỹ.

1. Chương trình Trao đổi Học giả Mỹ: thông qua tài trợ do ECA dành cho Hội đồng Trao đổi Học giả Quốc tế (CIES), các học giả Mỹ được tuyển lựa và tài trợ từ 3 - 10 tháng để tham gia chương trình Trao đổi Học giả Mỹ bởi PAS Hà Nội điều hành. Các học giả Hoa Kỳ sẽ được bố trí đến giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và nhiều bộ ngành của chính phủ Việt Nam. Có khoảng 6 - 8 học bổng hàng năm cho chương trình này.

2. Chương trình Trao đổi Học giả Việt Nam: PAS Hà Nội điều hành chương trình này nhằm tuyển chọn các học giả Việt Nam và sau đó được CIES bố trí đến giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học của Mỹ trong thời gian từ 3 - 9 tháng. Hàng năm có khoảng 6 - 8 học giả Việt Nam được tuyển chọn.

3. Chương trình Trao đổi Sinh viên Mỹ: Thông qua tài trợ của ECA, Viện Giáo dục Quốc tế Mỹ (IIE) tổ chức thi tuyển và lựa chọn các ứng viên đã có hiểu biết nhất định về Việt Nam để đến nghiên cứu tại Việt Nam từ 6 - 10 tháng. PAS Hà Nội đóng vai trò là người quản lý chương tình học bổng cho các sinh viên. Khoảng 15 sinh viên Mỹ được cấp học bổng hàng năm.

4. Chương trình Trao đổi Sinh viên Việt Nam: Thông qua tài trợ ECA dành cho IIE, các ứng viên Việt Nam đã tốt nghiệp đại học với ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan sẽ được tuyển lựa cho Chương trình Trao đổi Sinh viên Việt Nam. Chương trình này sẽ xếp họ theo học các khóa sau đại học tại các trường đại học Mỹ. Hàng năm, chương trình này cấp 20 - 25 học bổng toàn phần cho các ứng viên là cán bộ cấp trung.

5. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP): Chương trình đặt trong khuôn viên của trường Đại học Kinh tế TP. HCM, do trường John F. Kennedy của chính phủ thuộc Đại học Harvard điều hành. Mỗi năm chương trình mời từ 55 - 60 nhà quản lý cấp trung đến tham gia các khóa học trong 10 tháng về kinh tế thi trường.


Chia sẻ kinh nghiệm của Fulbrighter chuyên ngành Kiến Trúc


Trước hết, mình xin chia sẽ là giấc mơ Mỹ của mình đã được nuôi từ khi còn là sinh viên năm 1, năm 2. Sau khi ra trường vào năm 2008, mình cũng vẫn nuôi nó và cũng đã từ chối Hà Lan 1 lần cũng là vì nó. Và rồi cuối cùng, mọi thứ từ từ từ chìm xuồng vì cơ hội thì gần như là bằng 0. Cuộc sống, công việc làm mình quên mất đi chuyện phải đi học lại, phải kết thúc cái mà mình đã bắt đầu. Vậy là mình quyết tâm bỏ 1 công việc rất tốt, một môi trường sống tốt để quay về Vietnam săn học bổng.

Mình đến với Fulbright 1 cách rất tình cờ: Rãnh rỗi. Nguyên nhân là Fulbright đối với mình lúc đó là một thứ gì đó rất xa xỉ và có lẽ không bao giờ với tới được vì rõ ràng trong các ngành mà Fulbright ưu tiên hoàn toàn không có KIẾN TRÚC, 1 thứ vừa mắc tiền, vừa không quá quan trọng đến cộng đồng xét trong một mức độ cấp thiết nào đấy. Sau khi làm việc tại Singapore 1 thời gian, mình quyết định về Việt Nam để kiếm 1 suất học bổng để đi học tiếp và nhắm tới 1 học bổng khác – đối với mình có vẻ dễ dàng lấy được hơn – but it’s actually more complicated than it sounds. Nói như vậy để các bạn thấy đời đôi khi rất bất ngờ và mình chẳng biết được điều gì ở phía trước cả. Nên cứ quyết tâm bắt đầu đi đi, rồi sẽ đến. Tại sao lại là rãnh rỗi? Vì hy vọng vào học bổng Fulbright chỉ nhỉnh hơn con số 0% một chút. Vì mình biết nhiều nhân đã nhận Fulbright toàn là hàng khủng cả ví dụ như GS Ngô Viết Nam Sơn, rồi ông Nguyễn Thiện Nhân, rồi Bút Chì, rồi anh Trần Ngọc Thịnh … chẳng hạn nói đến gì đến Fulbright Kiến Trúc. Rồi mình có đọc được chia sẽ của anh Chí đại ý là mình chẳng biết tụi Mỹ nó nghĩ gì đâu, và rồi là tụi Mỹ muốn người giỏi… Mình nghĩ là mình giỏi và mình còn khoảng nửa tháng không làm gì trước khi Fulbright năm 2013 đóng. Vậy là mình quyết định chuẩn bị cho Fulbright.

Trước hết để bảo đảm chắc chắn application của mình không bị reject ngay bước đầu tiên, mình email một “Tâm thư” cho chị Hạnh bên Fulbright ( một chị rất xinh, rất trẻ) để trình bày là tại sao Fulbright cần cho mình đi học Healthcare Architecture – một ngành hầu như rất mới với cả VN và thế giới. Sau 3 ngày hồi hộp chờ đợi, chị trả lời là hồ sơ của mình sẽ được xem xét. Vậy là mình còn 10 ngày cho một đống những việc: 2 essays, 3 recommendation letters. Tiếng Anh thì đã thi vội IELTS cũng đủ chuẩn cho application học bổng trước đó. Sau một hồi gọi điện cho các bên liên quan, mình cũng có được 3 letters on the way ( cái này các bạn lưu ý là phải gửi form cho mấy người viết). 2 essays thì đúng chuẩn là cực hình trong vòng khoảng 1 tuần. Mình lóc cóc ngồi móc gan móc ruột ra viết được 2 bài xong thì thấy ngôn ngữ thiệt là dỏm. Vậy là mình tìm 2-3 người kể cả 1 bé mới 18 tuổi nhưng học ở SIN từ năm 15 tuổi và 1 cô người Mỹ dạy ở ĐH Washington để proofread cho mình. Mình tính ra thấy email qua lại trong vòng 2-3 ngày thì khoảng 40-50 cái email… ( và sau này mình vẫn phát hiện có lỗi văn phạm nhỏ nhỏ ). Proofreading cực kỳ quan trọng. Mình chưa bao giờ sợ sai khi viết nhưng mình chưa bao giờ viết không hợp lý đến vậy trong 2 cái essays của mình. Buồn cho mình 1 cái là deadline là 2 May 2012 – thêm vào đó 30-4 và 1-5 là lễ. Ngu luôn! Mất đi 2 ngày quý giá là chỉ có chết, thêm nữa Recommendation letter của mình lại ở Saigon và ở Singapore. Mình thì ở Đà Nẵng… Embassy thì ở Hà Nội… Vậy là để tiết kiệm 2 ngày lễ cho việc đẩy 2 bài essays tốt hơn, mình phải bay vào Saigon lấy 2 cái thư, xong bay qua Singapore lấy 1 cái thư nữa và tiếp tục bay về Hà Nội vào ngày 2 Tháng Năm để drop cái hồ sơ cho Fulbright. Xong! Làm như vậy thì mình chủ động được và có thêm thời gian để hoàn thiện 2 bài essays hơn. Rất cảm ơn Thao Lam và cô Dorothy đã giúp đỡ mình cực kỳ nhiệt tình. Mình hy vọng là các bạn nhận được sự nhiệt tình giống vậy luôn. Việc tiếp theo sau khi drop hồ sơ là chờ đợi.

Xong, Boom! Semi-finalist rồi phỏng vấn and hell, yeah! Finalist! Phỏng vấn thì cực kỳ thoải mái, với 4 người… Anh Fulbrighter 2005 thì có vẻ rất hài long với 2 bài essay của mình. Anh bảo: “This is amazing! I love your words and your essays move me!” Anh có khen mình cũng nhiều, nhưng mà who knows… Fulbright toàn hàng khủng. Trước khi vào phỏng vấn mình còn gặp cả Hà Kin – cũng là candidate ( nàng cũng vào finalist luôn). Trong quá trình phỏng vấn thì mình không gặp vấn đề gì hết, tất cả đều trong tầm kiểm soát tuy ban đầu mới vào thì hơi panic một chút. Mình phát hiện ra là mọi người thậm chí chưa có khái niệm về Healthcare Architecture. Nên mình bắt đầu chém và chém tương đối…bén. Chỉ có 2 câu hỏi mình hơi bất ngờ là:

-         Is there anything that you want to know about Fulbright?

-         What if you don’t get Fulbright this year?

Mình cũng ngập ngừng thành thật chia sẻ luôn:

-         Well, I’m here to be interviewed and I’m only prepared to be asked… But if this is the case then are you a Fulbrighter? Could you please tell me more about how Fulbright scholarship’ve changed your life?

-         ( Câu này mình cũng hơi shocked… vì mình không có ngại phỏng vẫn nhưng mà hỏi kiểu này thì chắc nghĩ là ngta không muốn cho đi học kiến trúc thật rồi…) Well, that’s sad… but I’m an optimist. You will be most likely seeing me as a candidate next year then. Since I was informed Fulbright does offer scholarship for Healthcare Architecture, I don’t think I will give up!

10 ngày sau, mình nhận được email là finalist khi đang vi vu du lịch ở Bangkok. Boom… Hành trình TOEFL và GRE bắt đầu… Hiện giờ mình cũng đang vật lộn với GRE. Mặc dù ban đầu Fulbright bảo điểm GRE vậy là tốt rồi không cần thi lại nhưng mình có contact với trường và trường bảo nên Improve verbal thôi Essays and Portfolio are excellent, nên mình đành gọi xin chị Hạnh voucher để thi lại. ý mình là để vào được trường mình muốn thì phải ráng chủ động thôi… Got it?

Trên đây là những gì mình chia sẽ, mình có đọc hồ sơ toàn bộ những Fulbrighter từ năm 1992 thì có GS. Ngô Viết Nam Sơn – Con trai của cây đại thụ Kiến trúc Việt Nam Ngô Viết Thụ – là người đầu tiên nhận Fulbright kiến trúc năm 1995. Mình là 80% là người thứ 2… Bạn có thể là người thứ 3. Đối với tụi Mỹ… Nothing is impossible.

Mình năm nay 27 tuổi. Tốt nghiệp ĐH đã được 4 năm! Làm việc 1 vài năm ở Singapore – Srilanka – Vietnam…Có thể các bạn sẽ thắc mắc đến khi nào thì apply Fulbright là được… Câu trả lời của mình là khi bạn thấy sẵn sàng. Ở một mức độ bạn build up cho mình đủ sự tự tin, chin chắn để viết ra những điều trong essay không quá lý tưởng hoá mọi chuyện, phải thực tế, biết được những gì mình có và định hướng nghề nghiệp tương lai của mình như thế nào. Mình nghĩ với bề dày săn người của FB, người ta sẽ biết đặt niềm tin vào người biết mình là ai và mình có những gì.

Còn hồ sơ của mình có gì… thì đó là một câu chuyện dài… Nhưng dù sao điều đó cũng không quan trọng bằng việc bạn đem cái gì ra để nuôi ước mơ của mình.  Đó mới chính là thứ thuyết phục được Fulbright! Mình sẵn sàng chia sẽ những kinh nghiệm của mình nhiều hơn nữa. Chỉ sợ viết dài quá thì đọc lại chán ..cmnr thôi… Mình vẫn còn 1 quãng đường nữa phải chạy…

Tác giả : Trần Minh Châu




Kinh nghiệm phỏng vấn đi du học Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Nhật Bản
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Úc
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Mext
Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng cực hữu ích
Kinh nghiệm phỏng vấn với người nước ngoài





Minh la tac gia cua bài viết Kinh nghiệm săn học bổng FUlbright ngành kiến trúc. Đề nghị Phununet.com trích dẫn Tác giả giup: https://www.facebook.com/Tran.minh.chau
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Ok bạn. Cảm ơn bạn nhiều vì phản hồi nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận