Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm thi đại học môn hóa để đạt kết quả cao. Kinh nghiệm học ôn và làm bài thi thế nào để hiệu quả nhất. Cùng tham khảo những gợi ý dưới đây nhé
Điểm khác biệt giữa bài thi Hóa so với các môn Toán – Lý là phần tính toán của Hóa đơn giản. Tuy nhiên môn Hóa thường phải nhớ kiến thức lý thuyết nhiều.
Bài toán thường gắn liền với các định luật hoặc lý thuyết tổng quát, mức độ khái quát cao. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt 70% số câu hỏi.
Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh cụ thể.
Các em nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát: Thuyết axit-bazơ, phản ứng oxi hóa khử – thế điện cực chuẩn, thuyết điện li của phần hóa học vô cơ và đại cương, thuyết cấu tạo hóa học ở phần hữu cơ. Định luật tuần hoàn để xác định tính chất hóa học cơ bản, định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron và bảo toàn nguyên tử để giải bài tập.
Không học tủ bất kì phần nào mà xác định trọng lượng của từng phần theo phân phối số lượng câu hỏi theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học thông thường gồm ½ là câu hỏi lý thuyết và ½ là bài tập tính toán. Để làm bài tốt thì cần ôn tập đầy đủ phần lý thuyết kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình SGK nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài SGK mà cần ôn tập đầy đủ các kiến thức chính.
Cách tốt nhất là học sinh nên tự làm đề cương để kiểm soát phần nào còn thiếu, yếu hoặc chưa hiểu kĩ.
Về bài toán hóa học thì việc tính toán không quá phức tạp, hầu hết đều có thể đưa về 1 phương trình hay hệ phương trình toán học đơn giản. Nắm chắc các phương pháp trung bình, phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn điện tích sẽ giúp ích rất nhiều.
Trong một số trường hợp học bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 89/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, lời khuyên là các em nên tính toán với phân số.
So với số thí sinh dự thi thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Các em thường có những sai sót cơ bản mất 0,25-0,5 điểm và do vậy không đạt được điểm tuyệt đối.
Để tránh mất 0,25-0,5 điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại. Bài tập tính toán thì thay kết quả vào kiểm tra lại. Đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ để kiểm tra lại kết quả.
Việc làm đề thi ĐH được chuẩn bị kĩ lưỡng, gồm nhiều giáo viên có kinh nghiệm cũng như kiến thức rất giỏi do vậy các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai. Khi giải bài tập không có đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm.
Để không bị mất bình tĩnh các em nên ôn tập thật tốt, kiến thức nắm chắc thì sẽ tự tin. Khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức về nó các em học chưa kĩ. Hãy bỏ qua và làm câu khác. “Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới”, tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (theo ý kiến riêng của tôi là không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn nhiều thời gian thì mới tập trung giải quyết sau).
Một số điểm lưu ý khi làm bài thi môn Hóa học: Viết và cân bằng phương trình hóa học chính xác; Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu nhỏ các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn.
Cuối cùng phải chú ý đến các dữ kiện đề bài để tránh nhầm lẫn. Câu hỏi trắc nghiệm chỉ có một đáp án đúng duy nhất nên các bài tập xét trường hợp thì chỉ có 1 trường hợp đi tới kết quả đúng, các em xét 2 trường hợp, một đã ra kết quả thì không phải xét trường hợp còn lại.
KINH NGHIỆM LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA
Điểm khác biệt giữa đề thi môn Hóa so với các môn khác là rất nhiều lí thuyết, học sinh phải nắm vững rồi mới áp dụng để làm được bài. Tuy nhiên lí thuyết môn Hóa thường không phải học thuộc lòng, nhưng phải hiểu mới vận dụng được.
Bài toán Hóa thường gắn liền với các định luật hoặc lý thuyết tổng quát, mức độ khái quát cao. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt hơn 50% số câu hỏi.
Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh cụ thể.
Các em nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát: các thuyết và định luật như: Thuyết nguyên tử- phân tử, thuyết electron, lý thuyết về liên kết hóa học, lý thuyết về phản ứng hóa học, thuyết điện li, thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ… Định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avogadro, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa …Ngoài ra cần phải nắm vững và thành thạo các phương pháp giải nhanh như: áp dụng định luật bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích…), phương pháp dùng , phương pháp đường chéo, phương pháp dùng tăng giảm khối lượng…
Học sinh không nên học tủ bất kì phần nào mà xác định trọng tâm, nắm chắc chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, nắm cấu trúc đề thi (phân phối số lượng câu hỏi / từng chương) theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Để làm bài trắc nghiệm môn Hóa được tốt thì học sinh chỉ cần ôn tập lý thuyết kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình SGK nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài SGK.
Lưu ý: Trong một số trường hợp học bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 10/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, lời khuyên dành cho các em là nên chọn đáp án gần nhất hoặc cách hay hơn là nên tính toán với phân số.
So với số thí sinh dự thi Đại học thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Các em thường có những sai sót cơ bản mất 0,25-0,5 điểm và do vậy không đạt được điểm tuyệt đối. Để tránh mất 0,25-0,5 điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại kết quả (đối với câu định lượng nên thay kết quả vào; đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ).
Thêm nữa, các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai (nhất là với kì thi quan trong như thi Đại học). Khi giải ra kết quả không có trong đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm.
Để tự tin, không bị mất bình tĩnh thì các em nên ôn tập thật tốt, nắm chắc kiến thức. Tuy nhiên, khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức đó các em học chưa kĩ, hãy bình tĩnh: bỏ qua câu đó và làm câu khác. “Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới”, hãy tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (theo ý kiến riêng của tôi là không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết các câu còn lại, còn nếu đã sát thời gian (còn <5 phút) thì nên cân nhắc, tính toán đánh “lụi” để đạt xác suất cao nhất).
Một số điểm lưu ý khi làm bài thi môn Hóa học: Viết và cân bằng phương trình hóa học nhanh, chính xác (có thể dùng phương trình ion thu gọn thay cho phương trình phân tử, dùng sơ đồ thay cho phản ứng hóa học); Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu hẹp các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn.
- Hóa học ở chương trình THPT có hai phần chính: hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Cái khó khi học môn hóa nằm ở chỗ: lớp 11 học một nửa hữu cơ, một nửa vô cơ và lớp 12 học phần còn lại. Do đó khi thầy cô dạy các em chương trình hóa lớp 12, các em phải xem lại phần liên quan ở lớp 11.
Ví dụ: bài rượu ở lớp 12 liên quan đến bài anken ở lớp 11; bài phenol, anilin ở lớp 12 liên quan đến bài benzen ở lớp 11; bài hợp chất chứa natri (NaOH, Na2CO3...) ở lớp 12 liên quan đến bài phản ứng trao đổi ion ở lớp 11...
- Dù hóa vô cơ hay hóa hữu cơ, phần cốt lõi của môn hóa học nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Sau khi nắm vững các phần này, việc kế tiếp là các em phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng (giai đoạn này nếu các em không làm được thì yêu cầu sự giúp đỡ của thầy cô).
Ví dụ: khi học xong các chất rượu, andehyt, axit hữu cơ, este, amin, amino axit, gluxit... các em đặt lại vấn đề như sau: các tác nhân như Na, NaOH, H2, HBr, Br2... có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào trong các chất trên. Tìm xem các điểm giống nhau và khác nhau giữa các chất.
- Khi hệ thống được các kiến thức, các em mới bắt đầu làm các bài tập lý thuyết như: sơ đồ biến hóa, nhận diện hóa chất, tinh chế hóa chất, viết công thức cấu tạo các chất đồng phân... Các em nên làm bài tập theo từng vấn đề để rút kinh nghiệm.
- Nên nhớ là dù các em thi bằng các đề trắc nghiệm nhưng khởi đầu tập luyện phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không các em sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả.
Ví dụ với câu trắc nghiệm sau:
"Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 khuấy đều đến khi có dư, ta thấy hiện tượng như sau:
A/ Ban đầu dung dịch trong suốt, sau một thời gian thì đục dần.
B/ Ban đầu dung dịch đục dần, sau một thời gian thì trong dần.
C/ Dung dịch từ từ đục dần cho đến cuối thí nghiệm.
D/ Dung dịch trong suốt cho đến cuối thí nghiệm.
Phân tích câu hỏi trên ta thấy kiến thức chuẩn ở phản ứng:
3NaOH + AlCl3 --> 3NaCl + Al(OH)3.
Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên có thể tác dụng với NaOH theo phản ứng:
Al(OH)3 + NaOH --> NaAlO2 + 2H2O
Chương trình phân ban viết: Al(OH)3 + NaOH --> Na[Al(OH)4]
Xét đến thí nghiệm đề bài cho: ban đầu AlCl3 dư --> có Al(OH)3 không tan trong nước: dung dịch đục dần.
Sau một thời gian có NaOH dư --> NaAlO2 tan trong nước: dung dịch trong dần. Do đó đáp án đúng là câu B.
Khi làm bài thi các em thường mắc phải những lỗi sau:
1/ Không thuộc tên gọi các chất hóa học: ví dụ nhầm lẫn giữa "etyl clorua" với "etylen clorua"...
2/ Không nắm vững các khái niệm căn bản: ví dụ nhầm lẫn giữa "mạch hở" và "mạch thẳng"...
3/ Chủ quan khi viết các phương trình phản ứng nhưng lại quên cân bằng phương trình.
4/ Sử dụng máy tính không phải của mình khi tính toán trong các bài toán...
Như nhiều thầy cô đã khuyên, tôi chỉ nhắc lại cho các em khi làm bài trắc nghiệm là: câu dễ làm trước (thường là các câu lý thuyết), câu khó làm sau. Nếu gần hết giờ vẫn còn các câu trống thì hãy dùng phương pháp xác suất để chọn câu trả lời.
Cách học hiệu quả
1. Thường xuyên hệ thống hóa kiến thức bằng mọi cách
Kiến thức Hóa học có sự gắn kết liên tục và mang tính hệ thống, trải đều qua cả 3 năm học. Sự phân chia các nội dung Đại cương – Vô cơ – Hữu cơ … chỉ để giúp cho người học dễ học, chứ không dễ ôn tập.
Khi ôn tập kiến thức Hóa học, điều tối quan trọng là các em phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác. Lý thuyết của Hóa học không cứng nhắc và cũng không giản đơn, ta không thể ôn tập bằng cách “đọc chay” hay “học vẹt” mà phải bằng cách luyện tập, thường xuyên ghi ra, viết ra, “gọi từ trong đầu ra” thì mới hiểu và nhớ lâu được. Để làm được điều đó thì có một cách đơn giản là khi gặp bất kỳ câu hỏi nào, bài tập nào, các em hãy cố gắng không chỉ tìm cách giải quyết câu hỏi đó, bài toán đó mà còn tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ lại, hồi tưởng lại.
Rõ ràng đây là một bài tập rất đơn giản và không có nhiều điều để bàn. Khi học hay khi làm bài kiểm tra, bài thi, ta chỉ dừng lại ở đây là đủ. Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn ôn tập, ta cần suy nghĩ nhiều hơn thế. Thầy có thể dẫn giải ra đây một vài suy nghĩ, một vài cách đặt vấn đề điển hình như sau:
- Bài toán còn có thể giải bằng cách nào khác nữa không?
Một cách mô phạm, nhìn vào hệ phương trình đã lập được, ta thấy rằng bài toán chắc chắn còn có thể giải được bằng phương pháp Trung bình kết hợp với Đường chéo.
Ngoài ra, nếu nhìn nhận dưới góc độ phương pháp Chọn ngẫu nhiên, thì bài toán này còn có thể giải được bằng cách “thử đáp án”, ta có thể thay số lần lượt các kết quả từng đáp án vào, xem đáp án nào phù hợp với số liệu khối lượng của giả thiết.
- Vấn đề Hóa học mà bài toán nêu ra là gì?
Bài tập này liên quan đến tính chất “Halogen mạnh đẩy Halogen yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng”. Từ đó ta có thể đặt tiếp các câu hỏi:
- Tham gia phản ứng này có thể ứng là những halogen nào?
- Chữ “mạnh hơn” ở đây có nghĩa là gì? – Có nghĩa là tính oxh mạnh hơn vậy tính oxh của các halogen biến thiên như thế nào? – Giảm dần từ F2 đến I2 Ngoài phản ứng “halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi dung dịch muối” còn phản ứng nào thể hiện quy luật biến thiên ấy không? –
- Ngoài ra, từ các tính chất trên, ta có thể đặt thêm câu hỏi: nếu các đơn chất halogen biến thiên như vậy, thì các hợp chất của chúng sẽ biến đổi như thế nào?
Như vậy, chỉ thông qua một bài toán nhỏ và rất đơn giản, ta đã chủ động ôn tập lại được rất nhiều vấn đề quan trọng trong lý thuyết Hóa học. Đây chính là phương pháp “học ít” mà mang lại “nhiều hiệu quả”, giúp các em vừa có thể ôn tập, nắm vững kiến thức trong thời gian ngắn, vừa tiết kiệm để dành thời gian và công sức ôn tập các môn học khác.
2. Rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy
Như thầy đã từng nhiều lần nhấn mạnh, không phải bài toán nào cũng có cách giải đặc biệt nhanh, không phải bài toán nào cũng có công thức tính riêng. Để giải một bài toán thật nhanh và hiệu quả, việc trước tiên là phải rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy.
Các quy tắc nhân nhẩm, các dấu hiệu chia hết, xấp xỉ, … là những kiến thức cơ sở mà bất kỳ học sinh nào cũng đã được học và nó cực kỳ hữu dụng cho bất cứ môn học nào, không chỉ giúp ta tính nhanh, tính nhẩm một số đại lượng trong bài toán mà đôi khi còn là giải pháp mang tính quyết định giúp bài toán được giải quyết nhanh gọn và hiệu quả hơn.
3. Phân biệt được những đặc trưng của hình thức thi trắc nghiệm so với tự luận và ứng dụng
Các câu hỏi trong đề thi ĐH đều có 4 “đáp án nhiễu” hàm chứa nhiều “dụng ý”. Khi giải một bài tập trắc nghiệm, nhất thiết phải bám sát và đối chiếu liên tục với 4 đáp án mà đề bài đưa ra, để từ đó có những nhận định đúng đắn và phù hợp, giúp ta có thể đưa ra những giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất cho các yêu cầu của bài toán. Phương pháp khai thác các thông tin từ 4 đáp án để tăng nhanh tốc độ và hiệu quả của việc giải toán được gọi chung là phương pháp Chọn ngẫu nhiên.
- Đó có thể là việc sử dụng các thông tin 4 đáp án như là một cách “tự bổ sung thông tin” để việc giải toán trở nên đơn giản hơn.
Hướng dẫn giải:
Không cần mất công giải chi tiết bài toán, chỉ cần một nhận xét: “đốt cháy hoàn toàn A không thu được H2O trong CTPT của A không còn chứa nguyên tử H” là ta đã có thể tìm được đáp án đúng là C.
- Ngoài ra, một trong những đặc trưng quan trọng nhất của bài thi trắc nghiệm là không có barem điểm cho từng ý nhỏ. Đối với bài thi trắc nghiệm thì chỉ có kết quả chọn đáp án cuối cùng mới được dùng để tính điểm.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình làm bài trước đó trở thành vô nghĩa, mỗi một dữ kiện của bài toán đều hàm chứa những ý nghĩa nhất định, cho dù chưa “giải mã” được hết các dữ kiện đó hoặc chưa xâu chuỗi chúng lại với nhau được thì ta vẫn có thể giới hạn lại các khả năng “có thể đúng” nhất. Trong các trường hợp này, việc khai thác thông tin, bám sát vào 4 đáp án là rất cần thiết và cho hiệu quả cao.
5. Tích lũy kinh nghiệm làm bài thi
Kinh nghiệm làm bài là một yếu tố hết sức quan trọng trong mỗi kỳ thi, nhất là kỳ thi ĐH. Có rất nhiều bài toán tưởng như lắt léo nhưng nếu có nhiều kinh nghiệm thì chỉ cần đọc đề, ta đã phán đoán được hướng giải, dự đoán được chất nào dư, chất nào hết, đáp án nào có nhiều khả năng đúng …. Mặt khác, trong đề thi ĐH đôi khi vẫn có những câu hỏi chưa thật chặt chẽ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, khi đó, chỉ có kinh nghiệm mới giúp ta “hiểu đúng ý người ra đề” và có được kết quả tốt.
Sơ đồ trên không sai về mặt Hóa học nhưng lại “không đúng ý người ra đề”, do đó, kết quả tìm được không trùng với đáp án và không thể được điểm tuyệt đối.
Như vậy là thông qua bài viết lần này, thêm một lần nữa thầy nhấn mạnh với các em về tầm quan trọng của việc rèn luyện và kết hợp 4 yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp để làm chủ bài thi trong kỳ thi ĐH – CĐ.
Không quá khó để đạt điểm cao môn Hóa học, theo cô giáo Nguyễn Bích Hà, tổ trưởng tổ Hóa học Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Có nhiều cách khác nhau để ôn tập môn Hóa, điều này tùy vào cách học của học sinh và kiến thức mà học sinh có.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2009.
Cô Nguyễn Bích Hà - người có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và có nhiều học sinh đạt giải cao ở các kì thi Quốc gia và Olympic quốc tế, đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi ĐH môn Hóa học - chia sẻ với học sinh về cách ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học.
Cách ôn tập:
1. Hệ thống các kiểu thực nghiệm thường hay được khai thác (phân tích thực nghiệm; chúng thường được sử dụng như thế nào; khai thác xuôi, ngược ra sao; có những kĩ năng đặc biệt gì trong cách khai thác các thực nghiệm này; thường được sử dụng trong những loại câu hỏi nào?...).
Đối với phần hữu cơ còn phải chú ý đến các quy tắc, quy luật được áp dụng (như quy tắc cộng vào nối bội, quy tắc thế vào vòng thơm...).
Đối với câu hỏi định lượng: chú ý một số thủ thuật hay được sử dụng như đại lượng trung bình, bảo toàn điện tích trong phản ứng oxi hóa - khử hay trong dung dịch; tăng giảm khối lượng...
Đối với phần câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức cần chú ý đến độ chính xác của nội dung được sử dụng.
2. Phân dạng các loại câu hỏi định tính và định lượng theo chủ đề.
3. Khi học bài, lần đầu phải viết ra, phân tích xem câu hỏi này thuộc loại chủ đề nào? Khai thác kiến thức gì? Kĩ năng gì? Sau một số lần rồi mới làm nhanh để khống chế thời gian...
Cách làm bài:
Khi đọc câu hỏi phải định dạng nhanh xem câu này thuộc loại nào? Cách xử lí thế nào? Nếu là câu bài tập thì có thuộc dạng quen thuộc không?
Phải kết hợp cả đáp án vì nhiều trường hợp nhìn vào đáp án có thể định dạng nhanh kết quả mà mình cần tìm.
Nếu gặp câu lạ thì để lại rồi quay lại sau
Kinh nghiệm học tốt môn sinh học
Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý
Kinh nghiệm học tốt môn lịch sử -
Kinh nghiệm học giỏi môn văn
Kinh nghiệm học bài nhanh thuộc cho các sĩ tử .
Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng Anh
Kinh nghiệm học giỏi môn Toán
(st)