Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế để cây luôn xanh tốt
Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế chuẩn nhất
Kinh nguyệt là một phần bình thường của đời sống phụ nữ. Những trường hợp có trục trặc không nhiều và đa số là được báo trước bởi một số biến chuyển xét tới chu kỳ cá nhân mình hơn là lo lắng bởi những yếu tố và những con số liên quan tới người phụ nữ “trung bình”
Chất tiết xuất chúng ta thải ra lúc thấy kinh là một hỗn hợp chất nhớt, máu và những mảnh niêm mạc lót tử cung. Trông thì có vẻ rất nhiều song trung bình chỉ vào khoảng 50ml thôi. Có nhiều điều có thể sinh ra rối loạn cho chu kỳ bình thường của bạn, kể cả tình trạng căng thẳng (stress), đi máy bay phản lực hoặc phương pháp tránh thai bạn sử dụng. Với viên thuốc tránh thai, người ta có thể kiểm soát được hay xóa bỏ hoàn toàn kinh nguyệt. Có nhiều huyền thoại xung quanh vấn đề kinh nguyệt, cả vẻ mặt văn hóa lẫn tôn giáo như kiên cử gôij đầu hay giao hợp chẳng hạn, tuy nhiên không có lý do gì để không tiếp tục những sinh hoạt bình thường khi thấy kinh cũng như bất cứ lúc nào khác trong tháng. Sự thay đổi hàm lượng hormone trong máu có thể gây ra những triệu chứng khó chịu về thể chất và cảm xúc, hay được gom lại dưới tiêu đề Hội chứng tiền kinh nguyệt
Tuy nhiên, có những rối loạn khiến cho bạn phải cảnh giác nếu bạn nhận thấy có biến đổi trong chu kỳ bình thường của bạn. Rối loạn thường gặp nhất là hành kinh đau, khiến bạn phải nghỉ ngơi và ngay cả nằm nghỉ mỗi tháng một lần, như vậy làm ngưng trệ cuộc sống bình thường. Nếu các chu kỳ của bạn chưa bao giờ khởi sự cả hoặc bỗng dưng ngưng không thấy, đó là mất kinh. Nguyên do mất kinh thông thường nhất, khi mà trước đó bạn có chu kỳ bình thường, chắc là bạn đang thai nghén. Mất kinh cũng có thể là hậu quả của việc thay đổi cách sống. Tỷ dụ như việc kiểm soát tăng cân một cách cực đoan, chứng chán ăn (anorexia) hay chứng ăn vô độ (boulimia) có thể khiến cho ngưng thấy kinh. Kinh nguyệt thất thường, ít hơn 11 lần trong một năm, thì được gọi là kinh thưa.
Nếu kinh nguyệt của bạn ra nhiều máu hoặc rất thường xuyên, thì gọi là rong kinh (menorrhagia). Mất máu như vậy có thể dẫn tới thiếu máu với các triệu chứng mệt mỏi, bơ phờ và tái nhợt.
Bất cứ biến chuyển nào trong tính chất các kỳ kinh nguyệt của bạn có thể biểu lộ là có vấn đề trong tử cung hay vùng phụ cận, như u xơ, lạc nội mạc tử cung hay bệnh viêm vùng chậu.
Thời kỳ thai nghén mang lại những biến chuyển dễ tiên đoán nhất trong chu kỳ của bạn. Trong thời kỳ thai nghén thì bạn sẽ không thấy kinh nữa; đó là một trong những triệu chứng đầu tiên. Sau khi sanh, có thể phải mất từ 6 tuần đến một năm mới thấy kinh trở lại, đặc biệt là nếu bạn cho con bú.
Kỳ kinh cuối, thời kỳ mãn kinh, thường xảy ra giữa tuổi 45 đến 55, mặc dù hiện tượng đó có thể đi kèm với những triệu chứng gây lo âu, không có gì nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Có một hội chứng nghiêm trọng liên quan đến kinh nguyệt mặc dù rất hiếm gặp và phụ nữ nào cũng phải đề phòng. Đó là hội chứng choáng do nhiễm trùng tiết độc tố. Yếu tố chính để nhánh được nó là chú ý tới vệ sinh khi có kinh.
Xuất huyết từ âm đạo nếu xảy ra ngoài lúc có kinh nguyệt phải được chữa trị ngay lập tức
(St)