Triệu chứng khi sắp có kinh nguyệt dành cho bạn gái
Những việc nên làm khi kinh nguyệt thất thường
Nếu bạn đang đau khổ với sự "vắng mặt" liên tục của nguyệt san, hãy tin rằng rõ ràng chu kì kinh nguyệt của bạn đang bị mất cân bằng.
Những điều thiếu nữ cần biết về kinh nguyệt
Kinh nguyệt là một phần trong cuộc đời của người phụ nữ từ khi trưởng thành đến lúc mãn kinh, song không ít người còn hiểu biết rất hạn chế về nó.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, có một số điều các chị em phụ nữ nên biết để có cách chăm sóc sức khỏe cho mình tốt nhất cho mình vào mỗi kỳ kinh nguyệt.
Tuổi có kinh: Tuổi có kinh thường bắt đầu từ lúc 12, 13 tuổi. Cũng có trường hợp sớm hơn hay muộn hơn. Ngày nay, chế độ dinh dưỡng cùng nhiều yếu tố khác khiến tuổi dậy thì sớm hơn. Cá biệt có những trường hợp thấy kinh lúc mới 8, 9 tuổi hoặc sớm hơn nữa.
"Thấy kinh sớm quá cũng không tốt. Ngoài việc các bé chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ mình, một số trường hợp (dù hiếm) có thể bị những khối u kích thích dậy thì sớm", lương y Vũ Quốc Trung cho biết.
Chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ tính từ lúc bắt đầu thấy kinh của chu kỳ này đến lúc bắt đầu của chu kỳ tiếp theo, chuẩn nhất là 28 ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp sớm hơn (dưới 28 ngày, thậm chí mới 20 ngày đã bị), hay muộn hơn (trên 28 ngày), bị bế kinh (nhiều tháng liền không có kinh) hay bị rối loạn kinh nguyệt (lúc nhanh lúc chậm, không thể xác định được chu kỳ).
"Tất cả các trường hợp không chuẩn chu kỳ kinh đều dẫn đến khó xác định được chu kỳ chuẩn để đậu thai. Nhất là với các trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt hay vài tháng mới có kinh một lần thì cơ hội mang thai cũng ít hơn", lương y Trung nói.
|
Không ít thiếu nữ còn có hiểu biết không đúng về chu kỳ kinh nguyệt. Ảnh: mdhil.com. |
Lượng máu kinh: Lượng máu kinh chảy ra trong mỗi chu kỳ là khác nhau tùy từng phụ nữ và tùy từng tháng, dao động từ 5ml đến 25ml. Số ngày kéo dài chuẩn nhất từ lúc có kinh đến khi sạch kinh là 3, 4 ngày. Những trường hợp thiếu nữ chỉ 1, 2 là ngày sạch kinh hay kinh kéo dài hơn một tuần đều cần đi kiểm tra.
Những bất thường về màu kinh nguyệt:
- Màu đỏ sẫm: Đây là màu kinh nguyệt chung của phụ nữ bình thường.
- Màu đỏ tươi: Không hẳn tốt như chúng ta nghĩ. Bởi hiện tượng này là do khí hư có hàn hoặc nhiệt như thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, người uể oải. Tình trạng này có thể cải thiện khi vệ sinh trong những ngày này đúng cách.
- Màu xám: Có thể do bạn đang bị căng thẳng, stress. Tuy nhiên, cũng có thể đó là biểu hiện của một số bệnh về gan, đái tháo đường.
- Màu đen sẫm: Có thể bạn đnag bị nhiễm trùng đường sinh dục hay mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục.
- Cục máu đông: Một số người có thể xuất hiện những cục máu đông trong khi hành kinh. Nguyên nhân có thể là do ít vận động.
Đau bụng kinh: Thường xảy ra trước và trong những ngày đầu hành kinh với biểu hiện có những cơn đau quặn ở bụng dưới.
Khi bị đau bụng kinh nên vận động nhẹ, tắm hay chườm nóng nhằm giảm bớt sự co bóp hoặc có thể ăn nhẹ, uống nước gừng. Một số trường hợp bị đau bụng kinh khủng khiếp, đau kéo dài trên 3 năm thì nên đi khám bác sĩ vì có thể là biểu hiện của bệnh lý.
Những bất thường tâm lý khi chuẩn bị có kinh:
Một số phụ nữ có những biểu hiện này, một số người thì không. Hiện tượng này gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt, xảy ra vài ngày trước khi có kinh. Lúc này, một số phụ nữ cảm thấy dễ bị kích thích, hay cáu bẳn, khó tập trung, tính khí thất thường, khó tính. Cũng có thể có cảm giác nặng nề, vú cương đau và to hơn bình thường. Chỉ cần chú ý chăm sóc thì các chứng này sẽ giảm hoặc có chuyển biến tốt.
Quan hệ tình dục trong những ngày có kinh: Không ít thanh niên nghĩ quan hệ trong những ngày có kinh là "an toàn tuyệt đối" hoặc phụ nữ thích hơn trong những ngày này, tuy nhiên theo lương y Vũ Quốc Trung những điều này không có cơ sở.
"Một số ý kiến cho rằng lúc phụ nữ thấy kinh, tử cung sẽ mở rộng hơn, dễ bị kích thích hơn nhưng theo tôi lúc này những cảm giác bất tiện, khó chịu, sợ bẩn sẽ làm phụ nữ ngại/sợ quan hệ hơn là cảm giác thích thú. Thông thường, phụ nữ ham muốn nhất vào thời kỳ rụng trứng", lương y Trung giải thích.
Thêm vào đó, việc quan hệ tình dục vào ngày đèn đỏ cũng không "an toàn" như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi lẽ, ở một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều chỉ 14 ngày và phóng noãn ngay cả khi hành kinh nên có thể thụ thai. Quan hệ trong ngày này cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dễ mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục hơn. Vì vậy, nếu muốn quan hệ, còn có rất nhiều cách khác phòng tránh, không nhất thiết phải chờ ngày "đèn đỏ".
Các thiếu nữ không nên có quan niệm sai lầm như tránh tắm rửa, gội đầu hay tránh vận động trong ngày "đèn đỏ". Thay vào đó, nên tắm gội bằng nước ấm, vệ sinh vùng kín nhiều lần. Nên vận động nhẹ. Trong những ngày này, cũng nên tránh mặc các loại quần bó, chật.
Khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều
Một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này, đến ngày đầu tiên có kinh của tháng tiếp theo. Thường một chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 21 đến 35 ngày, có 3 – 5 ngày hành kinh trong một chu kỳ.
Khi gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, bạn sẽ bắt gặp những biểu hiện như: lượng máu kinh mất đi quá ít hoặc quá nhiều; số ngày hành kinh sẽ ngắn lại (ít hơn 3 ngày) hoặc kéo dài (trên 5 ngày) và thất thường qua mỗi tháng; chu kỳ kinh nguyệt thưa (từ 36 ngày – 6 tháng); kinh nguyệt ngưng từ 6 tháng trở nên; trong thời gian hành kinh chị em bị đau bụng dưới dữ dội gây nên những cảm giác khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi và ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra nhiều nhất là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, mà nguyên nhân chính là do: bị rối loạn hormone sinh dục, bị nhiễm khuẩn vùng kín, thần kinh căng thẳng, bị stress, thay đổi về thể trọng (béo phì, gầy) hoặc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
Bên cạnh đó, đối với trường hợp tuổi dậy thì, tình trạng này cũng có thể diễn ra khiến chu kỳ kinh có lúc dài, lúc ngắn hoặc vô kinh. Điều này là do vòng kinh bé gái không có rụng trứng (sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định).
Một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này, đến ngày đầu tiên có kinh của tháng tiếp theo.
Nên làm gì khi có biểu hiện kinh nguyệt không đều?
Khi thấy có những biểu hiện như: chu kỳ kinh nguyệt ngắn, dài thất thường hoặc lượng máu kinh khi ít khi nhiều, số ngày hành kinh không đều đặn qua mỗi tháng, trong thời gian hành kinh bị đau bụng, khó chịu, mệt mỏi…
Lúc này, bạn nên đến khám bác sĩ phụ khoa để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều và có cách khắc phục kịp thời.
Không nên e ngại, dè dặt, để tình trạng này quá lâu rồi mới đi khám. Sau khi thăm khám, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bên cạnh đó bạn cần có một chế độ làm việc, ăn uống, và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, hạn chế áp lực, tránh căng thẳng…
Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa không bị rơi vào tình trạng kinh nguyệt không đều đặn và bảo vệ sức khoẻ nói chung, bạn gái cần lưu ý những điều sau đây:
- Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách (vệ sinh mỗi ngày, vệ sinh trong quan hệ tình dục, vệ sinh khi thai nghén) tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục – một trong những nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều.
- Bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để cung cấp đủ chất cho cơ thể. Các loại thực phẩm nên dùng trong thực đơn hàng ngày như: rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B có trong thịt bò, cá, trứng, sữa… Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo và các đồ uống như: cà phê, rượu, bia…
- Sử dụng thuốc giúp điều hoà kinh nguyệt, giảm bớt mệt mỏi: phương thuốc Đông y có tác dụng bồi bổ cơ thể hoặc bạn có thể sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày giúp chu kỳ kinh trở nên đều đặn hơn.
3 bài thuốc trị kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều là chứng bệnh của nữ giới ở độ tuổi dậy thì đã hành kinh nhưng hay bị rối loạn, không theo chu kỳ bình thường của mỗi cơ thể.
Với một phụ nữ, vòng kinh chuẩn nhất là 28 ngày tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này đến ngày đầu tiên có kinh của tháng sau. Tuy nhiên, ít phụ nữ có được vòng kinh chuẩn này hoặc giả sử người vốn có vòng kinh chuẩn cũng đôi khi bị nhanh, chậm. Có thể tóm các chứng rối loạn kinh nguyệt thành hai dạng:
- Rối loạn về chu kỳ: Ngắn quá hoặc dài quá theo chu kỳ chung (một tháng một lần) hoặc theo chu kỳ đặc thù riêng (tinh nguyệt, cự kinh, tỵ niêm) của cá thể phụ nữ; hoặc thất thường khi có khi mất. Kinh nguyệt đến sớm trước kỳ (kinh sớm) thường do thực do nhiệt; kinh nguyệt đến sau kỳ (kinh muộn) thường do hư do hàn.
- Rối loạn về lượng và chất: Kinh huyết khi nhiều khi ít hoặc ngày hành kinh quá dài, quá ngắn… không theo định kỳ của mỗi cơ thể.
Về nguyên nhân, nggoài do nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm, ăn uống ẩm thực… còn thêm một số nguyên nhân khác như chế độ vệ sinh kinh nguyệt, tập tục sinh hoạt, phòng dục…
Cơ chế sinh bệnh có thể do:
- Huyết nhiệt: Do thể trạng vốn có âm hư huyết nhiệt, hoặc cảm nhiễm khí hậu nóng, nội nhiệt hiệp với ngoại rà ẩn náu lâu ngày, gây ra nhiệt uất lâu ngày ảnh hưởng đến Xung Nhâm mà gây ra.
- Huyết ứ: Sau hành kinh hoặc sau đẻ, huyết dư (huyết hôi) không ra hết lưu lại ở bào cung, lâu ngày kết hợp với các yếu tố ngoại tà làm tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.
- Can uất: Do công năng sơ tiết của Can không được bình thường, làm cho việc tàng trữ huyết không tốt, can khí và can huyết mất thăng bằng, làm cho khí huyết ứ trệ mà gây ra.
- Khí hư: Do trung khí quá hư yếu hoặc do tỳ hư suy lâu ngày nên nguồn khí không được sinh ra hoặc không được bổ sung kịp thời, công năng thống nhiếp huyết của tỳ bị ảnh hưởng gây tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.
|
Ảnh: alchemywellnessgroup.com. |
Về cách điều trị:
* Huyết nhiệt: Kinh nguyệt ra trước kỳ sắc đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục người hay choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Bài thuốc: Đan bì 12 g, Địa cốt bì 12 g, Bạch thược 12 g, Bạch linh 12 g, Hoàng bá 10 g, Thạch cao 12 g, Sinh địa 16 g, Đào nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hoàng cầm 10 g.
- Cách dùng:
Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.
* Can uất: Kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng nhiều, ít không nhất định, ngực sườn đầy tức, hay đau hai bên mạng sườn, bụng trướng trước khi hành kinh, người hay choáng váng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác.
- Bài thuốc: Bạch thược 12 g, Bạch linh 12 g, Bạch truật 12 g, Đương quy 12 g, Sài hồ 10 g, Đan bì 10 g, Bạc hà 8 g, Cam thảo 6 g, Đào nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hoàng cầm 10 g, Hương phụ 10 g.
- Cách dùng:
Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.
- Huyết ứ: Kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ một vài ngày, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, hay đau bụng vùng thiểu phúc trước khi hành kinh, người mệt mỏi; chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi. Mạch tế sắc.
- Bài thuốc: Xuyên khung 12 g, Xuyên quy 12 g, Bạch thược 12 g, Sinh địa 16 g, Cam thảo 6 g, Đào Nhân 8 g, Hồng hoa 8 g, Hương phụ 10 g, Ô dược 12 g, Huyền hồ sách 8 g.
- Cách dùng: Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.
Kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt ra ít có ảnh hưởng tới khả năng sinh con
Chu kỳ kinh nguyệt dài
Quan hệ khi có kinh nguyệt
Tiền kinh nguyệt
Đoán sức khỏe qua kinh nguyệt
(st)