Kỹ thuật nuôi cá phượng hoàng. Cách chăm sóc cá phượng hoàng. Làm gì để có một bể cá phượng hoàng khỏe đẹp như ý.
Cách nuôi cá Phượng Hoàng
CÁC THÔNG SỐ:
Kích thước bể tối thiểu: 70 lít
Mức độ chăm sóc: Khó
Tính tình: Ôn hòa
Điều kiện về nước: 22 – 26°C
Kích thước cá tối đa: 9 cm
Form màu: Vàng; Da cam
Thức ăn: Ăn cả thịt lẫn rau
Nguồn gốc: Việt Nam
TỔNG QUAN:
Cá Ram Bóng Bay (hay còn gọi là Phượng Hoàng) là một loài cá cảnh đáng được khen ngợi vì tính tình ôn hòa của nó, bất chấp vẻ ngoài có vẻ dữ tợn. Với vây lưng dựng đứng, vây ngực thấp, cá Ram trông có vẻ là một loài cá cảnh rất hung hăng. Tuy nhiên, con cá thuộc họ cá Rô này thực ra là một loài cá dễ tính. Cá Ram có thể chung sống hòa bình với các loài cá ôn hòa khác. Cá Ram là loài cá cảnh chung thủy, mỗi con cá chỉ có một bạn tình.
Để chăm sóc tốt nhất cho loài cá cảnh này, bạn cần một bể cá cảnh dung tích ít nhất 70 lít với vài nhóm cây thủy sinh dày và rậm, chừa nhiều không gian mở để cá bơi lội. Cá cũng cần vài cái hang để ẩn nấp và nếu nuôi để gây giống thì bạn cần cho đá phẳng vào để cá cái có thể đẻ trứng lên đó. Dù cá Ram là một loài cá cảnh ôn hòa nhưng chúng cũng có thể trở nên hung hăng với các loài cá khác nếu chỗ ẩn náu bị thiếu hoặc khi chúng đang chăm sóc trứng.
Chất lượng nước nuôi cá Ram cần phải hoàn hảo. Loài cá cảnh này giao phối và đẻ trứng trong môi trường pH trung tính và nhiệt độ 25 – 28°C (nhiệt độ cao hơn một chút so với khi không gây giống) . Nên thêm than bùn vào nước. Cá cái và cá đực thay nhau chăm sóc cá con mới nở, và nghe nói loài cá cảnh này sẽ cho cá con mới nở vào mồm mình để bảo vệ chúng. Bạn nên chú ý để cá con mới nở không bị hút vào máy lọc.
Cá Phượng hoàng - Butterfly cichlid; Dwarf cichlid. Cá có nhiều màu sắc rực rỡ, vây và đuôi cũng có màu và mềm mại.
I. Thông tin chung - General information
Tên khoa học: Mikrogeophagus ramirezi (Myers & Harry, 1948)
Chi tiết phân loại:
Bộ:Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)
Tên đồng danh: Apistogramma ramirezi (Myers & Harry, 1948); Microgeophagus ramirezi (Myers & Harry, 1948); Papiliochromis ramirezi (Myers & Harry, 1948)
Tên tiếng Việt khác: Cá Phụng hoàng
Tên tiếng Anh khác: Ram cichlid; Gold ram; Ram
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70, riêng cá phượng hoàng lùn hiện đã được sản xuất giống phổ biến trong nước.
Tên tiếng Anh: Butterfly cichlid; Dwarf cichlid
Tên tiếng Việt: Cá Phượng hoàng
Nguồn cá: Sản xuất nội địa
II. Đặc điểm sinh học - Biology
Phân bố: Nam Mỹ: lưu vực sông Orinoco ở Venezuela và Colombia
Chiều dài cá (cm): 5 – 7
Nhiệt độ nước (C): 25 – 29
Độ cứng nước (dH): 5 – 12
Độ pH: 6,0 – 7,5
Tính ăn: Ăn tạp
Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con.
III. Kỹ thuật nuôi - Culture technology
Thể tích bể nuôi (L): 90 (L)
Hình thức nuôi: Ghép
Nuôi trong hồ rong: Có
Yêu cầu ánh sáng: Vừa
Yêu cầu lọc nước: Nhiều
Yêu cầu sục khí: Nhiều
Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 60 cm
Thiết kế bể: Bể trồng cây thủy sinh, ánh sáng vừa, với giá thể cho cá ẩn nấp như đá, gỗ. Cá ưa hoạt động và nhanh nhẹn, nuôi thành cặp hoặc thích hợp trong bể nuôi chung với nhiều loại cá khác nhau.
Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, cần nước hơi mềm và bộ lọc thường xuyên hoạt động hay định kỳ thay nước vì cá nhạy cảm với nitrít độc hại.
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn bao gồm trùng chỉ, cung quăng, giáp xác, côn trùng nhỏ và thức ăn viên.
Tìm hiểu về cá phượng hoàng ngủ sắc
I.Đặc điểm sinh học
1.Phân bố
- Phía bắc và phía Tây bắc và phía nam Mỹ từ Venezuela đến Colombia, cá thích sống ở môi trường nước ngọt nhiệt độ 25 – 30 độ C.
- Cá thuộc dạng cá hiền nên có thể nuôi ghép với nhiều loại cá khác có tập tính của cá sống thành bầy đàn.
2. Một số đặc điểm sinh học chính của cá
a) Hình dạng
Thân hình nhỏ, thân phủ ngủ sắc lấp lánh đặc biệt máu sắc của cá thay đổi theo cường độ ánh sáng, thông thường ánh sáng tự nhiên cá có màu sáng đậm.
b) Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn là động vật cở nhỏ như trứng nước, trùng chỉ ngoài ra cá ăn được thức ăn chế biến dạng viên.
c. Đặc điểm sinh trưởng
Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sau một tháng cá đạt khoảng 2 - 3 cm. Sau 3 tháng cá đạt khoảng 3 – 3,5 cm. Chiều dài tối đa ngoài tự nhiên khoảng 4 - 10 cm.
d. Đặc điểm sinh sản
- Cá thành thục khoảng 6-8 tháng nuôi (kích thước 3 - 4 cm), khi tới tuổi thành thục cá đực và cá cái mới có sự khác nhau về hình dạng bên ngoài.
- Cá đực: có, vi lưng,vi bụng, vi hậu giương cao, có màu sắc sặc sở thường thì lớn hơn cá cái.
- Cá cái: có kích thước nhỏ, màu sắc các vây nhạt và các vi không giương cao, khi sinh sản cá cái co bụng to nhìn rất rõ.
- Cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vào tháng 3 đến tháng 10, trứng cá thuộc dạng trứng dính. Nên tách cá đẻ nuôi riêng từng cặp khi cho cá sinh sản để đạt kết quả tốt nhất. Bể dùng để nuôi sinh sản có thể tích 10 - 15 lít/1cặp cá, mực nước trong bể khoảng 10 - 12 cm.
- Tỉ lệ đực:cái là 1:1, cần bố trí sục khí nhẹ.
- Cá có tập tính bắt cặp và dọn tổ trước khi đẻ, trung bình 1 cá cái đẻ khoảng 150 - 400 trứng, trứng sẽ nở sau 2 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài.
- Cá có tập tính giữ con tốt nhưng đôi khi cá cũng ăn lại trứng và cá bột khi cá bị hoảng sợ. Do đó tốt nhất sau khi cá đẻ trứng, ta vớt trứng cá chuyển sang bể ấp có xử lý thuốc Metylen Blue trong khoảng 36 giờ, sau đó chuyển trứng sang bể nở.
- Sau khi nở 3 - 6 ngày cá tiêu hết noãn hoàn và bắt đầu ăn ngoài.
- Thời gian cá phát dục trở lại khoảng 15 - 20 ngày.
II. Kỹ thuật ương cá phượng hoàng
Việc ương cá con cũng khá đơn giản như cá ông tiên, kim sa,... Khoảng 3 - 5 ngày đầu cho ăn cho ăn lòng đỏ trứng luột chín hoà với nước. Những ngày tiếp theo cá đã bắt đầu ăn được trứng nước. Khoảng 10 ngày sau nên tập cho cá ăn trùn chỉ trước khi muốn chuyển cho cá ăn thức ăn viên.
Kỹ thuật nuôi cá rồng
Kỹ thuật nuôi cá Đĩa
Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh
Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh
Kỹ thuật nuôi cá ba đuôi
Kinh nghiệm nuôi tép cảnh
(St)