Kỹ thuật nuôi rắn hổ mang

     

  Trước đây, nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán, không những vi phạm luật, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, đồng thời lại gây nên nạn chuột phá hại mùa màng trên diện rộng. Nhưng, nay nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán, làm giảm đáng kể nạn “giặc chuột”.

Thịt rắn đang là món “đặc sản” được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh, nt là khi chế biến thành món ăn có thể bán với giá cao hơn nhiều, chính vì vậy mà nghề nuôi rắn hiện nay đang phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Muốn nuôi rắn đạt hiệu quả kinh tế cao, giảm rủi ro trong việc chăm sóc chúng ta cần chú ý đến quy trình kỹ thuật  nuôi dưỡng và cách xây dựng chuồng trại, dưới đây là một số kiến thức cơ bản giới thiệu cho các hộ nông dân tham khảo.

Xây chuồng

Nên xây trong nhà kiên cố, lợp ngói, có hệ thống cửa sổ, quạt thông gió, rèm che sáng, đảm bảo đông ấm - hè mát, chế độ ánh sáng thích hợp, giúp rắn khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh.

Chuồng nên xây thành từng tầng để tăng diện tích nuôi, mỗi chuồng cao (sâu) 25 - 30cm, rộng 30 - 45cm (tuỳ loại rắn), dài 50 - 60cm; mỗi tầng đổ một lớp bê - tông 2cm, giúp khung chuồng chắc chắn, rắn không chui ra được. Các chuồng được ngăn với nhau bằng lớp gạch trát xi măng.

Nền chuồng nên phủ một lớp cát sạch, nhỏ và khô, trên xếp lớp gạch mộc khô (loại chưa nung qua lửa) với khoảng cách 1,5-2cm, chừa lại khoảng 1/5 diện tích chuồng ngoài cửa cho ăn để rắn thải chất cặn bã. Cửa chuồng được ghép bằng những thanh gỗ dày 1,5 - 2cm, rộng 2cm, có then cài chắc chắn.

Thức ăn

Đối với rắn hổ mang, thức ăn chủ yếu là chuột và cóc, nhái, ếch khoảng 3 ngày cho ăn một lần vào buổi tối, sồ lượng tăng dần theo tuổi…Nếu chăm sóc tốt, mùa hè cứ 25-30 ngày, rắn lột xác 1 lần, tăng trọng nhanh.

Chú ý

Trong thời gian lột xác 5-7 ngày, rắn không ăn thức ăn; trước khi lột xác 4 - 5 ngày, rắn di chuyển chậm, mắt chuyển từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó chuyển dần sang màu trắng trong. Rắn lột xác rất nhanh (trong khoảng vài phút); sau khi lột xác, rắn ăn rất khoẻ.

Chọn giống và phối giống

1.Chọn giống:

- Căn cứ nguồn gốc: Về khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản… của thế hệ trước.

- Căn cứ bản thân: Về khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản… của bản thân cá thể. Chọn những con lớn nhất, lanh lợi, siêng bắt mồi, thân hình dài, màu sắc đẹp, da bóng…

2. Phối giống:Thông thường rắn sống đơn độc, chỉ đến mùa sinh sản rắn đực và rắn cái mới tìm đến nhau. Rắn động dục và sinh sản theo mùa, thường từ tháng 3-8 âm lịch, rắn nuôi nhốt có thể muộn hơn… Khi động dục, rắn cái, bò tới bò lui tìm chỗ trống chui ra (tìm đực), đồng thời tiết ra chất dịch có mùi đặc trưng để báo hiệu và quyến rũ rắn đực… Đây là thời điểm phối giống thích hợp nhất.

Vệ sinh, phòng bệnh:

Sau mỗi lứa nuôi, cần loại bỏ cát, gạch mộc cũ, phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi.

Nếu rắn bị tiêu chảy, phân lỏng màu trắng hoặc lẫn máu, có thể cho ăn thức ăn trộn với thuốc trừ bệnh tiêu chảy (loại thuốc dùng cho gia cầm).
Sau khi nuôi 5-7 tháng, nếu chăm sóc tốt, rắn có thể đạt trọng lượng 2,5-4kg. Với giá bán 300.000 – 500.000 đồng/kg, chúng thực sự mang lại nguồn thu hấp dẫn cho bà con nông dân.

Những câu hỏi mà các bạn sẽ quan tâm là:

1/ Nuôi rắn có hợp pháp không?

Xin trả lời các bạn rằng rất hợp pháp và được khuyến khích. Hiện nay con rắn hoang dã đang cạn kiệt vì vậy việc nuôi rắn sẽ bảo tồn được động vật quý hiếm này. Nếu bạn nuôi thì đến chi cục kiểm lâm tỉnh xin cấp giấy nuôi.

2/ Nuôi rắn có vất vả không?

Xin thưa với quý vị là nuôi rắn rất dễ và nhàn hạ, nó ăn 3 ngày 1 bữa, chỉ việc bỏ cóc, nhái, chuột ( thức ăn của rắn) vào đĩa, bìa cattong là xong. Đi chơi, làm việc khác 3 ngày sau lại cho ăn. Có thể nói rất nhàn và dễ, ai cũng làm được.

3/ Đầu tư chuồng trại có tốn tiền không?

Rất rẻ các bạn à, 1 cái chuồng diện tích 2 mét vuông, cao 1.4 mét là bạn có thể nuôi được 20 con rắn. (không nuôi nổi con lợn).

4/ Nuôi rắn có lợi nhuận không?

Vâng! Đây là điều mình muốn nói với các bạn nhất:

Trước đây gđ mình thường nuôi từ con hoang dã để tăng trưởng bán kiếm lời. Có thể nói cũng là con vật nuôi rất lợi nhuận. Qua nhiều năm nuôi, nghiên cứu đã phát triển thành mô hình khép kín. Trước đây phải mua giống thì giờ đây gđ mình đã tự ấp trứng nở tạo ra con giống cho mình và xuất bán. Như vậy là không phải tốn tiền đầu tư con giống, chỉ có đầu tư con mồi và bán rắn thương phẩm thu lợi nhuận.

Với 10kg cóc = 300.000 VNĐ thì rắn tăng trưởng được 1kg = 900.000 - 1.000.000 VNĐ ( giá thị trường hiện nay)

đơn giản là lợi nhuận đạt 200%

cụ thể với số vốn 40.000.000 bạn mua được 200 con rắn giống và lộ trình phát triển của con rắn như sau

200 con giống( bắt đầu nuôi từ tháng 7 âm lịch) ----------(đến tháng 10 âm lịch nó nghỉ ăn ngủ đông)

200 con giống = 100 đực + 100 cái

ngủ đông đến tháng 3 âm lịch bắt đầu ăn ---------------------- đến 10-11 mới nghỉ ăn ( bắt đầu nghỉ đông)

lúc này rắn đạt trung bình 1kg/con ( có con đạt 2 kg)

200 con = 200 kg rắn thương phẩm = 200 tr

Ăn mồi hết khoảng 40tr

Như vậy sau 13 tháng bạn thu lời : 200 - 40-40 = 120 tr

Có thể nói là các bạn đã thu hồi vốn sau 1 năm

Tuy nhiên đó không phải là siêu lợi nhuận, siêu lợi nhuận là các bạn phải tái đầu tư lúc này

200 con  này với tỉ lệ đực cái 50:50 thì mỗi con rắn đẻ được 15 trứng. Như vậy bạn thu được 100x15 = 1500 trứng

Mỗi quả trứng giá hiện tại 50.000 thì số tiền lời này là : 1500x50.000=75.000.000

Nếu bạn ấp nở ví dụ tỉ lệ đạt 80% thì sẽ thu được: 1500x0.8 = 1200 con

Bán hết 1200x200.000 = 240.000.000

(Lời khuyên cho bạn là xuất đi 1 ít lấy lời còn lại để lại nuôi để có con giống cho những năm tiếp theo)

thời gian đẻ trứng vào khoảng tháng 4-5 năm sau

tức là bạn để rắn từ tháng 11 đến tháng 5 thu được 75tr hoặc 240 tr hoặc bạn để lại nuôi rắn con bán 1 ít hoặc để lại hết để tái đầu tư.

Rắn đẻ xong nuôi tiếp đến tháng 10-11 bán thương phẩm rắn đạt khoảng 2kg/ con

200 con x 2 = 400 kg rắn. Bán thương phẩm ta thu về được 400x 1tr = 400 tr

Và bạn có con giống gối đầu hàng năm.

Như vậy đơn giản là có 1 chu kỳ khép kín hàng năm. Tùy mức độ đầu tư và quan tâm bạn có thể để lại đàn nuôi 500con, 1000 con, 2000 con tùy vào bạn

Và hàng năm nghĩa là bạn sẽ có 500, 1000, 2000 con rắn thương phẩm, và trứng, rắn giống vô kể ( tùy các bạn tính toán)

Và các bạn cũng tính hộ mình lợi nhuận các bạn thu được hàng năm là bao nhiêu.

5. Đầu ra cho rắn thương phẩm và con giống:

Đây cũng chính là câu hỏi mà các bạn quan tâm lớn nhất. Vâng riêng con hàng động vật hoang dã lúc nào cũng là con vật quý hiếm, hơn thế nữa các bạn cũng biết và tự tìm hiểu xem con rắn là có tác dụng thế nào. Thịt rắn thì ngon vô cùng và giàu chất dinh dưỡng. Rắn lấy nọc độc phục vụ y tế. Rắn ngâm rượu chữa rất nhiều bệnh tật. Mật rắn và tiết rắn uống rượu cũng chữa, ngăn ngừa được rất nhiều bệnh….

Và quan trọng nhất là con rắn là con hàng xuất khẩu sang Trung Quốc ( tiêu thụ trong nước rất ít vì giá quá cao) vì vậy việc đầu ra lúc nào cũng ổn định và nếu các bạn có rắn thương phẩm bán cho mình thì tốt quá. Mình sẵn sàng bao tiêu sản phẩm cũng như con giống,càng nhiều càng ít.


Thêm một số hình ảnh về trang trại nuôi rắn




Chuồng trại nhìn từ bên ngoài





Bể rắn nhìn từ bên trong ( Đây là bể rắn nhỏ khoảng 3-4 tháng tuổi trở lại)

Đây là chỗ ở của rắn con ở trên



Bên trong bể rắn thương phẩm


Phân loại rắn để đàn rắn không tranh giành con mồi.


Rắn thương phẩm đạt yêu cầu có thể xuất bán.





Cửa cho rắn ăn


Khay đựng thức ăn cho rắn




Cho rắn ăn


Con mồi cho rắn ăn: Cóc, nhái, ếch hoặc Vịt phi ( ấp nở không đạt yêu cầu)






Chế biến món ăn từ rắn mối món ăn đặc sản hấp dẫn
Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy
Kỹ thuật nuôi bồ câu đạt năng suất cao
Phương pháp nuôi chó Phú Quốc
Kinh nghiệm nuôi chim chào mào
Có nên nuôi rùa trong nhà hay không?


(st)




ai thu mua ran goi minh nhe
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
cho cai dia chi
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Gửi hỏi đáp - bình luận