Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu. Những điều cần biết về hoa cẩm tú cầu. Trồng hoa cẩm tú cầu như thế nào để có những bông hoa đẹp nhất tô điểm cho ngôi nhà của bạn.
Cẩm tú cầu kỳ ảo | |
|
Chi Tú cầu tên khoa học là Hydrangea là một chi thực vật có hoa trong họ Tú cầu bản địa Đông Á từ Nhật Bản đến Trung Quốc, Nam Á, Đông Nam Á như Hymalaya, Indonesia và châu Mỹ. Chi này có hàng chục loài. Cẩm tú cầu là cây thân mộc, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng, màu hoa phụ thuộc vào độ pH của thổ nhưỡng, ưa bóng râm ẩm thấp. Tất cả bộ phận của cây đều có chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải. Màu hoa tú cầu thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất. Nếu đất có độ pH nhỏ hơn 7 (đất chua) sẽ cho hoa màu lam, nếu đất có độ pH là 7 thì cây cho hoa màu trắng sữa, nếu đất có độ pH lớn hơn 7 cây cho hoa màu hồng hoặc màu tím nên có thể diều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng. Muốn hoa có màu lam vào mùa hè thu bón dung dịch clorua sắt hay có thể chôn vài cây đinh gỉ vào gốc cây hoặc cũng có thể chôn vào đất một ít clorua nhôm , clorua magie. Muốn hoa có màu hồng có thể bón vào đất một ít vôi bột. Tại Việt Nam, Cẩm tú cầu đặc biệt được trồng nhiều tại Sapa, Đà Lạt. Cẩm tú cầu cũng có thể trồng tại nhiều địa phương nơi có mùa Xuân mát mẻ. Cẩm tú cầu ra hoa từ cuối xuân đến hè với nhiệt độ từ 15 - 27 độ C. Ở những nơi nhiệt độ thích hợp, cây rất dễ nhân giống. Ở Đà Lạt chỉ cần cắt một cành vừa tuổi, cắm xuống, tưới tắm đầy đủ là sẽ trở thành cây con. Cẩm tú cầu trắng tinh khiết tại đỉnh Hàm Rồng, Sapa
Cẩm tú cầu tại thiên đường hoa Đà Lạt
Cẩm tú cầu trắng tinh khiết được kết thành hoa trang trí nhà, giá bán 56 USD
Không chỉ trồng tại các vườn hoa, cẩm tú cầu được sử dụng rộng rãi trong trang trí nhà cửa, làm quà tặng.
|
Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu:
Cẩm tú cầu nói chung thuộc giống cây ưa bóng mát, điều này thật dễ hiểu. Những cây chịu được nắng nhiều thường có màu trắng hay đỏ tươi.
Cây cẩm tú cầu một khi đã bén rễ, sẽ lan rễ con từng chùm, mỗi cái rễ con nhỏ rí, lan rộng và hút nước như rồng, bao nhiêu nước cũng không dư.
Cẩm tú cầu rất dễ trồng, chỉ cần nước. Sau khi đã có một cây lớn vững mạnh rồi, ta có thể gầy thêm nhiều cây khác bằng cách cắm một nhánh già có đốt xuống đất, tưới nước đầy đủ, giữ gốc ẩm bằng cách đắp vỏ cây vụn (mulch) thật dày lên trên, ít lâu sau rễ sẽ mọc dưới đất và chồi mới sẽ nhú ra trên nhánh. Muốn tiện hơn nữa, hãy vin một cành xuống, chôn ít nhất một đốt già của cành xuống đất, kẹp bằng pin sắt hay chận dá lên trên để giữ cành khỏi bung lên. Cây cẩm tú cầu mẹ sẽ nuôi cành này thành cây cẩm tú cầu con. Khi nào thấy cây cẩm tú cầu con vừa ý rồi (ra chồi và lá mới), ta có thể tách cây con ra và trồng vào chỗ khác.
Cẩm tú cầu là một giống hoa đặc biệt, phản ứng với thành phần của đất nuôi cây sống bằng cách đổi màu. Trừ màu hoa trắng và đỏ, đa số hoa màu xanh và hoa màu hồng sẽ (và do đó ta có thể) đổi màu từ xanh biếc sang hồng thắm, hay ngược lại, tùy theo độ pH trong đất nuôi hoa
Cẩm tú cầu "có thể" trồng từ miền Trung trở ra - nơi có mùa Xuân mát mẻ. Ở nơi Mai đang ở, cẩm tú cầu ra hoa từ cuối xuân đến hè với nhiệt độ từ 15 - 27 độ C (60 - 85 độ F).
Bình thường cẩm tú cầu chỉ có hai màu là xanh (tím xanh) lợt và hồng lợt. Tuy nhiên người ta có thể "khiển" màu cho loại cẩm tú cầu này bằng cách điều chỉnh độ pH trong đất: pH thấp (acidic) cho hoa thiên về màu xanh, pH cao (alkaline) cho hoa thiên về màu hồng.
Ở những nơi nhiệt độ thích hợp, cây rất dễ nhân giống. Ở Dalat, Mai chỉ cần cắt một cành vừa tuổi, cắm xuống, tưới tắm đầy đủ là sẽ trở thành cây con.
Thêm một số hình ảnh đẹp :
(St)