Hoa Cúc là một loại hoa đặc trưng cho ngày Tết, đặc biệt là cúc vàng. Đây là một loài hoa có sức sống mảnh liệt, dung dị nhưng làm say đắm lòng người. Theo phong thủy, hoa cúc là biểu tượng của sự sống, niềm vui và may mắn.
Để có một chậu hoa cúc đẹp trưng trong ngày Tết, bạn có thể tham khảo một số bí quyết trồng hoa cúc đón Tết Ất Mùi 2015 đúng cách từ những người trồng hoa cúc lâu năm.
1. Lựa chọn giống hoa
Hoa cúc có rất nhiều loại, riêng ở Việt Nam có hơn 50 loại hoa cúc và phổ biến nhất trong ngày Tết là các giống cúc đại đóa vàng, cúc vàng Đà Lạt, cúc Chi trắng, vàng; cúc Họa Mi, cúc tím, cúc đỏ, … Bạn có thể chọn loại hoa tùy theo sở thích về loại hoa, mùa sắc hay kích thước bông.
2. Chọn đất trồng phù hợp
Cúc là loại cây rể chùm nên chỉ cần một lượng đất nông từ 5 – 20 cm. Bộ rễ hoa cúc thường phát triển theo chiều ngang và có nhiều rễ phụ, do đó, bạn nên trồng cúc ở khu đất tơi xốp, đất phù sa mới, thoát nước tốt và không bị ô nhiễm. Nếu trồng cúc trên những vùng đất trũng nước, độ phèn cao thì bộ rễ của cúc sẽ kém hoạt động, chậm phát triển, dẫn đến cây bị bệnh, lá vàng úa, hoa bị dị tật… Do đó, độ PH phù hợp nhất để trồng Cúc là 6 – 6.5.
3. Kỹ thuật trồng Cúc
+ Đối với cúc trồng luống
Việc trồng hoa Cúc cũng không hề đơn giản. Bạn nên cuốc đất và phơi ải tại khu vực trồng cúc để tất được tơi xốp về sau. Sau đó lên luống và làm tơi xốp đất.
San bằng đất trên luống và bón lót phân. Dùng cuốc trộn đểu đất và phân để đảm bảo rễ cây có thể hút chất dinh dưỡng từ đất.
Đối với cây cúc chọn để giâm sẽ tuân thủ theo tiêu chuẩn: Chiều cao trung bình 5-7cm, có 5-7 lá, đường kính thân 0,2cm, rễ dài 0,5-3cm, số rễ nhỏ hơn 4cm. Khoảng cách giữa 2 cành giâm sẽ vào 15×12 cm.
Trước khi trồng nên tưới nước đủ độ ẩm, sau đó đào hốc và giâm cây. Trồng xong mỗi gốc cây thì dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc và phủ mùn rơm kín gốc để giữ được độ ẩm lâu nhất. Khi trồng xong cả luống thì tưới nước đẩm trên mặt luống.
+ Đối với cúc trồng chậu
Với những người muốn trồng hoa cúc trong chậu thì phải chọn một chậu đủ lớn và trộn đất trồng theo công thức: ½ đất phù sa + ¼ phân chuồng + ¼ xơ dừa.
Nếu bạn trồng cúc trong chậu thì phụ thuộc vào kích thước của chậu và loại cúc bạn muốn trồng mà chọn số lượng cây trồng phù hợp. Không trồng các cành cúc sát nhau quá, không trồng sát thành chậu. Sau khi trồng thì tưới đẫm nước.
Lưu ý: Nên phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh trong giá thể để bỏ vào chậu đất trước khi trồng. Nên trồng vào buổi chiều mát.
4. Kỹ thuật chăm sóc
Việc chăm sóc cúc phải đúng quy trình, phải thường xuyên làm cỏ, xáo đất và vun luống cho cúc. Việc xáo đất cần làm cẩn thận với những cây cúc khi còn nhỏ, vì nó rất dễ ảnh hưởng đến bộ rễ. Khi cây đã lớn khoảng 40 ngày sau khi trồng bạn hạn chế xáo đất, chỉ cần tưới đủ nước và làm sạch cỏ.
Hoa cúc là loại cây háo nước, ưa sống ẩm nên việc tưới nước phải thường xuyên và đảm bảo đủ nước. Đặc biệt, khoảng 7 – 10 ngày, người ta lại tưới nước vào rảnh để nước ngập 2/3 rảnh trong khoảng 1-2 giờ. Sau đó thì tháo nước để tránh bị úng.
Còn tưới mặt thì phải làm thường xuyên, không được để mặt luống khô nước.
5. Kỹ thuật bấm tỉa ngọn
Tùy từng loại hoa cúc mà cách bấm tỉa ngọn khác nhau.
Đối với hoa cúc giống bông lớn. Sau khi trồng 15 – 20 ngày, bấm ngọn để lại từ 3- 5 cành.
Đối với hoa cúc giống bông nhỏ. Sau khi trồng 15 – 20 ngày bấm ngọn. Nên bấm từ 2 – 3 lần để nó ra nhiều nhánh nhỏ. Mỗi lần bấm ngọn cách nhau 15 ngày.
Người trồng hoa phải thường xuyên bấm tỉa cành và nhánh không cần thiết để tập trung dinh dưỡng phát triển nụ hoa.
Lưu ý: Nên để hoa cúc ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời. Tốt nhất nên đặt ngoài trời.
Mẹo để hoa cúc nở đúng thời gian Tết
Nếu mùa đông lạnh thì hoa cúc sẽ nở chậm, khi đó bạn có thể dùng đèn điện nhân tạo thắp sáng vườn cúc cả đêm để kích thích nở hoa.
Còn trường hợp thời tiết ấm áp thì hoa cúc sẽ nở sớm, vì vậy người ta thường trồng cúc trong nhà vườn và che kín cả ngày cả đêm, làm kéo dài thời gian nở hoa.
Chúc các bạn có những chậu hoa cúc đẹp như ý trong ngày Tết.