Cách trồng và chăm sóc mai vàng đúng kỹ thuật nhất
Kỹ thuật trồng hoa cánh bướm không khó
Cách nuôi chim vành khuyên hót hay đúng kỹ thuật
Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền. Những hiểu biết chung về hoa đồng tiền. Trồng hoa đồng tiền như thế nào để có được những bông hoa đẹp nhất.
Một số đặc điểm thực vật học:
Chi hoa đồng tiền hay cúc đồng tiền (danh pháp khoa học: Gerbera) L. là một chi của một số loài cây cảnh trong họ Cúc (Asteraceae).
Cây hoa Đồng tiền thuộc loại thân thảo, thân ngầm, đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân, lá dài khoảng 15-25cm, rộng 5-8cm, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc từng loại giống), mặt dưới lá được bao phủ lớp lông mịn.
- Rễ: rễ chùm, hình ống, phát triển khoẻ, rễ nông và ăn ngang.
- Hoa: Hoa dạng hoa tự đơn hình đầu và được tạo bởi hai loại cánh hoa hình lưỡi và hình ống. Cánh hình lưỡi lớn hơn, xếp thành một vòng hoặc nhiều vòng phía ngoài; cánh hình ống nhỏ hơn được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa. Hoa nở theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một.
Yêu cầu sinh thái của cây hoa đồng tiền
- Nhiệt độ: các giống đồng tiền được trồng hiện nay đều thích hợp ở khoảng nhiệt độ từ 15-25 0C. Tuy nhiên có một số giống chịu được nhiệt độ cao hơn có thể trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ từ 30-34 0C. Nhiệt độ dưới 120C hoặc trên 350C cây phát triển kém, chất lượng hoa xấu.
- Ẩm độ: cây hoa đồng tiền là cây trồng cạn, tuy nhiên khả năng chịu hạn kém, không chịu được ngập úng. Độ ẩm đất từ 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% thuận lợi cho cây hoa đồng tiền sinh trưởng, phát triển. Trong quá trình sinh trưởng tuỳ theo thời tiết mà luôn phải cung cấp đủ lượng nước cho cây.
- Ánh sáng: yêu cầu cường độ chiếu sáng vừa phải, vì vậy cây hoa đồng tiền có thể trồng trong nhà kính, nhà lưới.
- Đất trồng: Cây đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất. Tuy nhiên đối với cây trồng để sinh trưởng, phát triển tốt thì cần canh tác trên chân đất tơi xốp, hàm lượng mùn cao, thoáng khí, thoát nước tốt, tốt nhất là đất thịt pha cát, độ pH = 6 - 6,5.
I. KỸ THUẬT TRỒNG 1. Chuẩn bị đất, phân - Đất trồng hoa đồng tiền cần phải tơi xốp, có độ thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn. Nếu đất chặt, bí cần phải bón thêm mùn rơm hoặc trấu hun (chú ý hun phải còn tro nguyên hình). - Làm đất kỹ, sạch cỏ, lên luống cao 35 – 40 cm; mặt luống rộng 0,9 – 1,0 m; trên luống bổ các hốc để bón phân, khoảng cách giữa các hốc là 30 cm x 30 cm (mỗi luống 2 hàng, hàng ngoài cách mép luống 30 cm), lượng phân + mùn bón lót cho 1 ha đồng tiền bao gồm: 30 tấn phân chuồng hoai mục + 10 tấn trấu (hoặc mùn) + 300 kg NPK trộn đều bón vào từng hốc, bón trước khi trồng 10 – 15 ngày, bón xong trộn đều với đất và lấp đất cao trên phân từ 3 – 5 cm. 1.1 Chuẩn bị nhà che Đồng tiền không chịu được mưa nhiều, sương muối và cường độ ánh sáng cao do vậy trồng đồng tiền cần phải làm nhà che tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng trực xạ, có nhiều loại mẫu nhà che với chi phí từ 20.000 – 100.000đ/m2 tuỳ theo điều kiện kinh tế của từng nơi và từng chủ hộ mà áp dụng cho phù hợp. 1.2 Chọn giống, cây để trồng Hiện nay đồng tiền kép các màu nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan đều được ưa chuộng và phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam. Đồng tiền có thể trồng từ cây nuôi cấy mô và cây tách thân. + Cây nuôi cấy mô: Cây nuôi cấy mô ban đầu tuy nhỏ nhưng sinh trưởng phát triển khoẻ, sạch bệnh, năng suất và chất lượng hoa sau này cao hơn so với cây tách thân nhưng giá thành cây giống cao. Tiêu chuẩn cây nuôi cấy mô để trồng ngoài sản xuất là có 3 lá thật, trong túi bầu nilon. + Cây tách thân: Từ một cây nuôi cấy mô sau 6 – 8 tháng trồng có thể tách ra được từ 3 – 5 cây khác để đem trồng. Khi tách đào cả bụi, rũ sạch đất, dùng tay và dao sắc nhẹ nhàng tách từng thân ra sao cho không bị đứt rễ và mỗi thân cây mới phải mang ít nhất 1 – 2 rễ trở lên. 1.3 Kỹ thuật trồng - Mật độ khoảng cách trồng: Đồng tiện kép phát triển khoẻ, lá rộng, to nên trồng với khoảng cách 30 x 30 cm. Mật độ là 50.000 cây/ha (tức là 1.800 – 2.000 cây/sào Bắc Bộ). - Trồng đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm, hay bị thối thân. - Trồng song tưới đẫm nước, nếu cây đồng tiền bị đổ ngả nghiêng dựng lại và bổ sung đất vào gốc cây. 1.4 Chăm sóc đồng tiền - Tưới nước: Đối với đồng tiền không nên tưới phun mạnh lên khắp mặt luống sẽ làm đất và si sinh vật hại bắn lên cây, gây hại cho cây. Nên lắp hệ thống tưới nhỏ giọt vào từng gốc cây hoặc tưới rãnh cho ngấm lên trên. Nếu không có các điều kiện đó thì tưới nhẹ vào giữa hai hàng cây tránh làm đất bắn lên lá. Đồng tiền không ưa ẩm quá vì vậy 2 – 3 ngày tưới một lần tuỳ theo điều kiện thời tiết. - Thu hoa: Sau trồng 50 - 60 ngày là có thể cho thu hoạch hoa. Chỉ nên thu hoa vào chiều. Khi thu hoa dùng tay cầm cuống hoa vặn nhẹ, không dùng kéo cắt và khi thu hoa xong không nên tưới phân ngay làm cho sâu bệnh dễ sâm nhập vào cây. - Bón thúc: Hoa đồng tiền rất mẫn cảm với phân bón, phân bón càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Tuy nhiên cần bón cân đối N:P:K theo tỷ lệ 1:1:1. Nếu bón đạm nhiều cành hoa mềm yếu, cắt cắm lọ hoa dễ bị gục xuống. Liều lượng bón thúc cho 1 ha: 120 kg đam: 120 kg lân: 120 gk kali. Định kỳ 15 – 20 ngày bón 1 lần bằng cách hoà tan với nước và tưới cho cây. Ngoài việc bón phân qua rễ, cần phun thêm phân bón lá. Các loại phân bón lá có tác dụng kích thích cho phát triển là Spray-N-Grơ, Grơmore, E2001, Phân bón thiên nông... Vặt bỏ lá già: Đồng tiền phát triển rất nhiều lá nếu để nguyên sẽ tiêu hao dinh dưỡng và rễ sinh sâu bệnh hại do vậy muốn có nhiều hoa phải thường xuyên vặt bỏ những lá già, lá bị sâu bệnh, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. II. Sâu bệnh – cách phòng trừ A. Sâu hại 1. Nhóm sâu ăn lá (Sâu xanh, sâu khoang, sâu xám) Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên, sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Có nhiều loại thuốc phòng trừ những loại sâu trên như: Supracide 40 ND 10 – 15 ml/bình 8 lít, Ortus 40EC 8 – 10 ml/bình 8 lít. 2. Nhện hại (Nhện đỏ hai chấm, nhện trắng và một số loại nhện khác) Nhện châm vào lá, cánh hoa, chỗ bị hại tạo thành vết chấm nâu vàng nhỏ tác riêng nhau. Khi bị hại nặng lá loang lổ màu vàng, nâu, biến dạnh cong queo, cánh hoa màu nâu vàng, hoa lệch hoặc bị dị dạng, hoa tàn và thối. Các loại thuốc phòng trừ là: Pegasus 500EC 8 – 10 ml/bình 8 lít; Mitac 20ND 30 – 40 ml/bình 8 lít; Vimite 10 ND 10 – 15 ml/bình 8 lít; Ortus 5SC 10ml/bình 8 lít. B. Bệnh hại 1. Bệnh đốm lá (Cercospora) Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâu nhạt, nâu đen, nằm dải rác ở phiến lá dọc gân lá, ở mép lá. Bệnh lan từ lá dưới lên lá trên, hại cả cuống hoa và cánh hoa, làm hoa gẫy gục dẫn đến héo. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC 10/15 ml/bình 8 lít; Tospin M70 NP 8 – 10 g/bình 8 lít; Vimonyl 72 BTN 25-30g/bình 8 lít. 2. Bệnh phấn trắng Vết bệnh dạng bột phấn màu xám trắng, mặt dưới lá mô vết bệnh chuyển màu vàng nhạt, bệnh hại lá là chủ yếu ngoài ra còn hại trên thân, cành hoa là hoa lá nhanh tàn, thối nụ, hoa nhỏ, xấu. Dùng các loại thuốc sau: Ridomil 500SC 5 – 8 ml/bình 8 lít; Score 250ND 10 – 15 ml/bình 8 lít; New Kausan 16,6 10 – 15 g/bình 8 lít. 3. Bệnh héo xanh vi khuẩn Vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, vết bệnh màu trắng đục ủng nước, cây bị bệnh héo xanh lá thường héo từ lá gốc lên trên, bẻ ngang cuống lá có bó mạch thâm đen. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Viben 50BTN 20 – 25 g/bình 8 lít; New Kausan 16,6 BTN 10 – 15 g/bình 8 lít; Streptomicin 100 – 150ppm. (St)