Mẹo vặt chữa bệnh đau lưng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa bệnh đau lưng (thoát vị đĩa đệm) và bệnh tiểu đường hiệu quả hơn thuốc tây
Lá lốt chữa bệnh đau lưng rất hiệu nghiệm Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã truyền nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh này và bước đầu có hiệu quả.
CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG BẰNG CÂY LÁ LỐT
Hình ảnh cây lá lốt
Cây lá lốt có tên khoa học Piper lolot.C.DC, họ hồ tiêu – Piperaceae, cây lá lốt còn có tên gọi khác là Ana klua táo.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây lá lốt: Loại cây mềm, mọc cao tới 1m, thân hơi có lông. Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong. Phiến lá dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân, cuống dài. Cụm hoa mọc thành bông. Cây lá lốt mọc hoang trong vùng rừng núi ẩm thấp và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam.
Cách trồng cây lá lốt: Trồng bằng mẩu thân cắt thành từng khúc 20-25cm. Giâm vào nơi ẩm ướt dưới bóng cây.
Bộ phận dùng, chế biến của cây lá lốt: Dùng lá, thu hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa hay rễ. Thường dùng tươi hoặc phơi khô.
Công dụng, chủ trị của cây lá lốt: Dùng cây lá lốt làm gia vị, thuốc chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân.
Liều dùng lá lốt: ngày dùng 5-10g lá phơi khô hay 15-30g lá tươi. Sắc với nướ, chia 2-3 lần uống trong ngày. Dùng tươi dạng thuốc sắc để ngâm tay chân hay đổ mồ hôi, ngâm đến khi nước nguội thì thôi.
Chú ý: lá lốt hơi giống lá trầu không, hồ tiêu và trầu rừng.
Đơn thuốc có lá lốt:
-Chữa đau lưng: lá lốt, ngải cứu, hy thiêm thảo liều lượng bằng nhau giã nát, chưng nóng đắp chỗ lưng đau, ngày 2 lần.
-Chữa đau sưng khớp: lá lốt, cỏ xước, cốt khí củ, dây đau xương mỗi thứ 15g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.
-Chữa đau nhức xương: lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g, tất cả sắc với 400ml, còn 100ml dùng uống trong ngày. Uống liên tục 7-8 ngày.
-Chữa tổ đỉa: lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.
-Chữa đổ mồ hôi ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng lá lốt
Trong Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống), chỉ thống (giảm đau), yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu, đau răng… Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô, mỗi người chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt (tươi) mỗi ngày.
Trong nhân dân ta, lá lốt được dùng chữa nhiều bệnh, chủ yếu là chữa thấp khớp, chân tay lạnh, tê bại, đau lưng, mỏi gối, đau răng, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy do phong hàn.
Trong dinh dưỡng, lá lốt nấu canh với thịt bò, thịt heo, tôm, tép, hến… là những món ăn bổ dưỡng, giúp người già chống đỡ được một số bệnh tật, nhất là làm giảm đau nhức xương, khớp về mùa lạnh.
Dưới đây là một số bài thuốc dùng lá lốt chữa bệnh:
- Chữa đau răng: Rễ lá lốt rửa sạch, giã nát với mấy hạt muối, ép lấy nước; dùng bông sạch bôi vào răng đau, ngậm 2 – 3 phút rồi súc miệng bằng nước muối. Ngày bôi thuốc 3 – 4 lần, trong vài ngày răng đau sẽ giảm đau rõ rệt.
- Chữa thấp khớp, đau nhức xương: Lá lốt (cả rễ và thân cây) 20g, dây đau xương 10g, rễ thầu dầu tía 10g; tất cả các vị trên cần cắt ngắn, phơi khô, sắc với 600ml nước, còn lấy 200ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng trong 10 ngày.
NHỮNG BÀI THUỐC NAM TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG
Bài 1: Dây mướp già ở gần gốc và rễ cây mướp đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
Bài 5: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Mỗi ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.
Bài 6: Vỏ vừng 15g, hạt hẹ 12g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2-3 lần trong ngày.
Bài 7: Rễ cây lông cu-li (hay còn gọi là cẩu tích) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài này có công dụng trị đau lưng do hàn thấp.
Bài 8: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 12: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 13: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
Bài 14: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 15: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 17: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 18: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần
Bài 19: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 20: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.Ngoài ra, trong dân gian còn có bài thuốc chữa chứng đau lưng rất hay: dùng quả dâu tằm đem ngâm rượu trắng, cho vào vị thuốc ngũ gia bì và đỗ trọng cao. Ngâm từ hai tuần có thể dùng được, mỗi ngày dùng một cốc nhỏ, nếu có thời gian thì hâm nóng cho rượu ngâm ấm lên thì dùng sẽ hiệu quả giảm đau nhiều hơn.
Lấy một ít đậu đen đem nấu với 300 gr xương sống heo cùng vị thuốc đỗ trọng 30 gr để chữa chứng đau nhức lưng. Cũng có thể dùng cây cỏ xước (độ 50 gr) rửa sạch, đem nấu với 2 chén nước để uống trong ngày.
Bên cạnh đó, còn có bài thuốc “Lục vị địa hoàng gia giảm”, gồm các vị thuốc: hoài sơn, sơn thù, đơn bì, tục đoạn, thục địa, cốt toái bổ, ngưu tất (mỗi loại 12 gr), phục linh 10 gr, đỗ trọng 15 gr, trạch tả 6 gr. Các vị thuốc trên đem nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt nước ra; nước thứ hai cho tiếp 3 chén nước vào và nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
THỨC ĂN TỐT CHO BỆNH ĐAU LƯNG
Đau lưng là một triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đông y: đau lưng do sự co cứng ở các cơ ở sống lưng, dây chằng cột sống bị viêm, thoái hóa cột sống … Với pháp trị trong đông y là uống thuốc đông y, kết hợp châm cứu, bấm huyệt. Ngoài ra cần chú trọng đến chế độ ăn cũng có tác dụng trong điều trị bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm hỗ trợ điều trị và dự phòng tích cực tình trạng bệnh đau lưng mà các bạn nên tham khảo
Tuyển chọn các bài thuốc hay có thể bạn quan tâm !
benh tieu duong
Hạt sen
Còn gọi là liên tử nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng tâm, ích thận, bổ tỳ. Sách Nhật hoa tử bản thảo cho rằng : liên tử có tác dụng trị yêu thống. Sách Bản thảo cương mục cũng viết: “Liên tử giao tâm thận, hậu tràng vị, cố tinh khí, cường cân cốt, bổ hư tổn, lợi nhĩ mục, trừ hàn thấp”. Bởi vậy, hạt sen rất thích hợp với chứng đau lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo hàn thấp.
Hạt dẻ
Có công dụng bổ thận khí, kiện tỳ vị, làm mạnh lưng gối. Sách Thiên kim yếu phương viết: “Sinh thực chi, thậm trị yêu cước bất toại”. Nhà bác học Lý Thời Trân khuyên rằng: để trị chứng đau lưng mỗi ngày nên ăn 10 hạt dẻ hoặc giả nấu cháo hạt dẻ ăn thường xuyên.Vừng đen
Tên thuốc là cự thắng, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận. Sách Bản thảo cương mục cho rằng: vừng đen có khả năng trị ngũ tạng hư tổn, làm tăng khí lực và làm vững gân cốt. Sách Thọ thân dưỡng lão tân thư chủ trương dùng rượu vừng đen để trị chứng đau khớp, tứ chi yếu liệt và lưng đau gối mỏi ở người già. Dân gian thường dùng cháo vừng đen để bổ thận và chữa chứng yêu thống.
Rau hẹ và hạt hẹ
Còn gọi là phỉ thái và phỉ tử. Rau hẹ có công dụng ôn trung, hành khí, tán huyết, “làm ấm lưng gối” (Nhật hoa tử bản thảo), “trị dương hư thận lãnh, dương đạo bất chấn, hoặc yêu tất lãnh thống” (Phương mạch chính tông). Dân gian thường dùng rau hẹ xào với dầu vừng ăn hoặc dùng rau hẹ 60g rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi hoà với một chút rượu vang uống để chữa chứng đau lưng mạn tính. Hạt hẹ có công dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, tráng dương cố tinh, dùng rất tốt cho những người đau lưng mỏi gối do lạnh.
Hoài sơn
Có công dụng ích thận, kiện tỳ, bổ phế. Sách Biệt lục Viết: “Hoài sơn chỉ yêu thống” (hoài sơn có công dụng chữa đau lưng). Mỗi ngày dùng 30g đến 60g ninh nhừ, chế thêm đường phèn làm đồ tráng miệng
Chữa dứt điểm bệnh đau lưng
Phương pháp điều trị bệnh đau lưng tốt nhất
Đau lưng
Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Đau lưng khi ngồi lâu
Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả
Chữa bệnh đau lưng như thế nào cho nhanh khỏi
Chữa bệnh đau ngang thắt lưng nhanh khỏI
(ST)