Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là gì. Nguy cơ khi bị lạc nội mạc tử cung. làm gì khi bị lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và lại được tái tạo khi sạch kinh. Ngoài ra nó có nhiệm vụ như một cái đệm êm ái giúp thai nhi "nằm" ở đó. Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung cắm vào những nơi này và cứ thế mà phát triển, vì thế gọi là "lạc".

Tất cả những yếu tố làm cho máu kinh chảy ngược lại đều có thể là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung. Ở con gái, có thể do trong ngày hành kinh, cổ tử cung đóng kín (lẽ ra phải hé mở) nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại. Ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là do giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại.

Khi nội mạc tử cung phát triển dầy lên thì những mảnh "lạc" này cũng to ra, trương lên, chứa đầy máu. Thế là bạn bị đau trước khi hành kinh. Rồi khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra. Bạn thấy đau dữ dội khi hành kinh là vì vậy. Máu ứ sẽ tạo cơ hội cho viêm nhiễm, rất dễ gây dính ở các cơ quan này. Hết kinh, "chiến sự" tạm thời lắng dịu, những mảnh "lạc" tạo thành những mô sẹo. Đến chu kỳ sau lại thế. Số lượng các mô lạc chỉ có tăng lên chứ không có giảm đi.

Thường được chẩn đoán là lạc nội mạc tử cung thì bạn ít khả năng có thai. Các bác sĩ phụ khoa sẽ cho bạn uống thuốc tránh thai nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh. Có thể mổ nội soi bằng laser nhằm đốt những mảnh "lạc". Nếu phụ nữ đã lớn tuổi mới bị lạc nội mạc tử cung thì khi mãn kinh những mảnh "lạc" sẽ tự teo lại.

BS Lê Thuý Tươi , NLĐ


Lạc nội mạc tử cung

Nếu người đẹp bị đau trong thời gian rụng trứng, kinh nguyệt và sinh hoạt tình dục, rất có thể vì lạc nội mạc tử cung.

Bệnh tấn công khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, rất khó phát hiện, chữa trị cũng không đơn giản, song có thể.

Màng niêm mạc lót thành cổ tử cung có tên nội mạc tử cung. Do tác động của các hormone buồng trứng, nội mạc tử cung bong vẩy trong thời gian hành kinh và thoát ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Tuy nhiên vì lý do chưa được xác định, ở một số người, bộ phận nhất định tế bào nội mạc tử cung rời bỏ tử cung thâm nhập vòm bụng qua đường vòi trứng, đường mao mạch và bạch huyết. Chúng bám vào những cơ quan của cơ thể, dẫn đến phản ứng viêm mạn tính ở những vị trí đó. Quá trình dị biệt đó gọi là lạc nội mạc tử cung.

Hai trong một

Đến nay khoa học vẫn chưa biết rõ, tại sao ở một số phụ nữ tế bào màng trong tử cung “di cư” đi nơi khác. Có khá nhiều lý thuyết giải thích hiện tượng kỳ lạ.

Tuy nhiên không phụ thuộc vào nguyên nhân, có một điều chắc chắn: hành động y hệt niêm mạc tử cung, “những vật cấy” niêm mạc tử cung cũng phát triển và tróc vẩy trong thời gian hành kinh hàng tháng. Đi kèm với hiện tượng tróc vẩy là sự chảy máu nhỏ giọt. Điều đó có nghĩa: ngoài hành kinh bình thường, hàng tháng gần như đồng thời xuất hiện kỳ kinh nguyệt mini, nhưng ở… vòm bụng. Bởi lẽ máu chảy ra từ “những vật cấy” không có đường ra tự nhiên qua âm đạo, nên tích tụ trong vòm bụng và tạo thành những “gò đồi” liên kết lớn dần sau những kỳ kinh nguyệt.


Chỉ soi vòm bụng

Không dễ chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, bởi nó có thể diễn ra không có triệu chứng (nhất là khi đã nghiêm trọng). Ngoài ra, không phải tất cả nạn nhân đều có cùng triệu chứng và chúng không xuất hiện cùng lúc ở tất cả đối tượng. Tuy nhiên, nếu đã bộc lộ, hay gặp  nhất là đau bụng dưới – trong lúc hành kinh và rụng trứng, và cả trong lúc “chiều chồng” hoặc tiểu tiện. Cũng có thể xuất hiện rối loạn kinh nguyệt. Nếu “vật cấy” xuất hiện trong bàng quang hoặc hậu môn - dấu vết máu có thể xuất hiện trong nước tiểu và phân. Trái lại nếu lạc nội mạc tử cung liên quan đến buồng trứng và/hoặc vòi trứng, hậu quả có thể là tình trạng khó thụ thai.

Không thể phát hiện lạc nội mạc tử cung trong các đợt khám phụ khoa thông thường. Nồng độ chỉ số CA-125 trong máu đối tượng cao thường là tín hiệu chỉ dẫn nhất định đối với bác sĩ giàu kinh nghiệm. Thông qua siêu âm âm đạo có thể lộ mặt “vật cấy” trong buồng trứng. Với thiết bị cộng hưởng từ, bác sĩ có thể phát hiện, thí dụ, những “vật cấy” nằm sâu trong niệu quản, bàng quang hoặc hậu môn. Tuy nhiên, kỹ thuật nội soi vẫn là xét nghiệm đáng tin cậy nhất. Camera siêu nhỏ được đưa vào bụng qua lỗ cắt nhỏ gần khu vực rốn sẽ cho phép bác sĩ giầu kinh nghiệm phát hiện chính xác, thậm chí cả mầm rất nhỏ lạc nội mạc tử cung.


Điều trị lạc nội mạc tử cung

Tuỳ thuộc vào vị trí khu trú và diện tích ổ bệnh và mức độ cảm nhận của nạn nhân, Hiepẹ hội Y học Tái sản xuất Mỹ xác định phân loại 4 - mức độ lạc nội mạc tử cung. Độ I là lạc nội mạc tử cung tối thiểu; độ I - mức nhẹ; độ III - vừa phải và là độ IV – nghiêm trọng. Sự lựa chọn hình thức điều trị thích hợp phụ thuộc vào mức độ phân loại.

Nếu các triệu chứng không quá khó chịu (độ I và II), các bác sĩ phụ khoa thường chỉ định sử dụng thuốc hormone. Có thể là thí dụ, giải pháp ngừa thai hormone - sự ra máu cứ vào ngày 21 khi ấy không phải là kinh nguyệt, vậy nên tế bào nội mạc tử cung sẽ ít có khả năng di chuyển ra ngoài tử cung. Bác sĩ cũng chỉ định sử dụng biệt dược hạ thấp nồng độ estrogen thông qua việc phong toả hoạt động của buồng trứng hoặc gây ra những biến đổi hormone đặc trưng của trạng thái có thai.

Cũng có thể sử dụng những tân dược gây mãn kinh nhân tạo, song mặt trái của liệu pháp này là sự xuất hiện những triệu chứng như trạng thái tiền mãn kinh. Trong một số trường hợp bác sĩ phối hợp thuốc thế hệ cũ (hormone nhân tạo Danazol) – sản phẩm kìm hãm sự tái tạo không kiểm soát của màng niêm mạc tử cung, song gây nhiều tác dụng phụ (thí dụ tăng cân, nhức đầu, buồn nôn, tính khí thất thường, suy giảm dục tình, rong kinh…).

Đôi lúc phẫu thuật

Hiện phổ biến bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi với tất cả các trường hợp thuộc mức độ nghiêm trọng và nhân cơ hội loại bỏ mầm lạc nội mạc tử cung. Đôi lúc tuỳ thuộc vào vị trí khu trú “vật cấy” và mức độ tiến triển bệnh, cần thiết phải loại bỏ một phần, thí dụ bàng quang, ruột già hoặc toàn bộ cơ quan bị xâm lấn (thí dụ buồng trứng). Tuy nhiên chứng bệnh vẫn có thể tái phát - thậm chí cả sau khi đã phẫu thuật. Không hiếm trường hợp ổ lạc nội mạc tử cung mới xuất hiện ngay sau vài ba tháng và không phải lúc nào cũng tại địa điểm cũ.

Nếu không thể có thai

Nhiều số liệu thống kê cho thấy, trung bình cứ 4 phụ nữ gặp khó khăn trong nỗ lực thụ thai, có một vì hậu quả lạc nội mạc tử cung. Bởi tế bào màng niêm mạc có thể làm tổ thí dụ vào buồng trứng và (hoặc) vòi trứng và cùng với thời gian chúng phình to tới mức cản trở hoàn toàn việc di chuyển của tế bào trứng đã “chín” cũng như nỗ lực di chuyển vượt qua vòi trứng để tiếp cận đối tác của tinh trùng./.

Theo Tri thức trẻ


Lạc Nội mạc tử cung và Hiếm muộn

BS. Hồ Mạnh Tường

Lạc nội mạc tử cung thường biểu hiện bằng đau vùng chậu, hiếm muộn hoặc khối u phần phụ. Phẫu thuật có thể được chỉ định để lấy đi u nội lạc nội mạc tử cung. Điều trị bằng ngoại khoa và nội khoa là những biện pháp hữu hiệu để điều trị triệu chứng đau vùng chậu do lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh nhân lạc nội mạc tử cung và hiếm muộn đặt ra nhiều vấn đề lâm sàng phức tạp mà cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.

Bài viết này dựa theo tài liệu hướng dẫn điều trị lạc nội mạc tử cung (LNMTC) và hiếm muộn của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa kỳ (ASRM: American Society for Reproductive Medicine) giới thiệu vào tháng 5/2004. Trong bài này, các tác giả đã điểm qua các kết quả nghiên cứu liên quan đến LNMTC và hiếm muộn đã đươc công bố để đưa ra các khuyến cáo trong điều trị LNMTC và hiếm muộn, theo quan điểm y học chứng cứ.

Khả năng có con (fecundity) của bệnh nhân bị LNMTC Fecundity được định nghĩa là khả năng có thai và sinh sống của người phụ nữ trong một chu kỳ kinh nguyệt (1 tháng). Bình thường fecundity của 1 cặp vợ chồng là 15%-20% và giảm dần theo tuổi. Ở những trường hợp LNMTC fecundity giảm chỉ còn vào khoảng 2%-10%.

Mối liên quan giữa LNMTC và hiếm muộn Mặc dù còn một số tranh cãi về mối liên quan nhân quả giữa LNMTC và hiếm muộn, một số cơ chế gây hiếm muộn của LNMTC đã được đề cập:

  • Gây dính, làm thay đổi cấu trúc giải phẫu học vùng chậu.
  • Thay đổi các chức năng của phúc mạc và chất tiết của phúc mạc, ảnh hưởng đến tinh trùng, trứng, phôi và chức năng của vòi trứng.
  • Các thay đổi về miễn dịch ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận của nội mạc tử cung và khả năng làm tổ của phôi.
  • Có thể dẫn đến các rối loạn về nội tiết ảnh hưởng đến sự phát triển của noãn và sự phóng noãn.

Ảnh hưởng đến chức năng nội mạc tử cung làm giảm khả năng làm tổ của phôi. Chẩn đoán và phân độ Đa số các tác giả xem nội soi là tiêu chuẩn để chẩn đoán LNMTC. Hệ thống phân độ LNMTC của ASRM 1996 là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy
nhiên, hệ thống phân độ này chưa cho phép tiên lượng chính xác khả năng thành công khi điều trị hiếm muộn ở bệnh nhân LNMTC.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa đã được chứng minh hiệu quả trong giảm đau do LNMTC. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy điều trị nội khoa cải thiện khả năng có thai. Nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng cho thấy danazol, các progestin khác hoặc GnRHa không có hiệu quả trong điều trị hiếm muộn có LNMTC độ I và II.

Điều trị LNMTC bằng phẫu thuật

Các nghiên cứu ngẫu nhiên, có nhóm chứng cho thấy điều trị phẫu thuật giúp làm tăng tỉ lệ có thai ở những bệnh nhân LNMTC độ I, II. Một số nghiên cứu mô tả cho thấy điều trị phẫu thuật bảo tồn ở những bệnh nhân LNMTC độ III, IV có thể giúp cải thiện khả năng có thai.

Phối hợp nội và ngoại khoa

Điều trị nội khoa có thể trước hoặc sau phẫu thuật. Mặc dù cơ sở lập luận khá thuyết phục, tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy việc phối hợp nội và ngoại khoa sẽ giúp tăng khả năng có thai ở bệnh nhân LNMTC. Trái lại, việc phối hợp nội khoa còn làm kéo dài thời gian điều trị LNMTC, bệnh nhân được điều trị hiếm muộn với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản muộn hơn, khả năng có thai
có thể thấp hơn.

Kích thích buồng trứng và IUI

Nhiều nghiên cứu cho thấy KTBT và IUI làm tăng khả năng có thai ở bệnh nhân hiếm muộn có LNMTC độ I và II.

Thụ tinh trong ống nghiệm

Kết quả một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng cho thấy TTTON cải thiện khả năng có thai ở bệnh nhân hiếm muộn có LNMTC. Một số nghiên cứu cho thấy downregulation với GnRHa nhiều tháng trước khi TTTON làm tăng khả năng có thai. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn được tranh cãi.

Phác đồ điều trị cho bệnh nhân hiếm muộn có LNMTC

  1. Trường hợp LNMTC độ I và II: có 2 hướng điều trị
  2. KTBT + IUI / TTTON

Phẫu thuật nội soi, sau đó KTBT+IUI / TTTON

Việc quyết định điều trị cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Tuổi và thời gian hiếm muộn: nếu tuổi lớn, thời gian hiếm muộn kéo dài nên điều trị tích cực bằng KTBT+IUI / TTTON. Nếu bệnh nhân trẻ tuổi nên điều trị ngoại trước sau đó chờ có thai tự nhiên hoặc KTBT+IUI.
  • Triệu chứng đau do LNMTC: nếu có, nên điều trị bằng phẫu thuật trước khi thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Bệnh nhân LNMTC độ III và IV: TTTON là kỹ thuật điều trị hiệu quả. Chưa có bằng chứng cho thấy điều trị phẫu thuật trước TTTON giúp làm tăng khả năng có thai

Kết luận và khuyến cáo

  • Cần dựa vào các yếu tố: tuổi vợ, thời gian hiếm muộn, bệnh sử, triệu chứng đau và phân độ LNMTC để quyết định phác đồ điều trị.
  • Khi nội soi, phẫu thuật viên nên cân nhắc cắt, đốt các sang thương nhìn thấy được, một cách an toàn.
  • Bệnh nhân hiếm muộn LNMTC độ I/II trẻ tuổi nên điều trị ngoại khoa sau đó chờ có thai hoặc KTBT+IUI. Nếu bệnh nhân 35 tuổi trở lên nên điều trị ngay với KTBT+IUI/ TTTON.
  • Bệnh nhân hiếm muộn LNMTC độ III/IV thất bại sau điều trị ngoại khoa bảo tồn hoặc lớn tuổi, TTTON là biện pháp hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

Fertility & Sterility, vol 81 (5), 

(ST)



bac si nao mo lac noi mac tu cung gioi gioi thieu cho toi
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
vơ tôi bi lac noi mac vêt mô đa phau thuat nôi soi nhưng không khoi bac sy~sy~ cho hoi con biên phap gi nua không
hơn 1 tháng trước - Thích
Tôi nghĩ cần phải có sự can thiệp nhanh về vấn đề này. Trao đổi qua mail của tôi: yeusuckhoe.vietnam@gmail.com
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Chào anh! Anh có thể tìm mua Phụ Lạc Cao về dùng theo cách sau: uống tất cả các ngày trong tháng, mỗi ngày 3 lần. Chỉ sau 2 lọ sẽ có tác dụng Uống hết 5 lọ Phụ Lạc Cao,vợ bạn sẽ có nhiều dấu hiệu khác khả quan hơn.thuốc có vị đăng,.thử cho vợ bạn uống nhé
hơn 1 tháng trước - Thích
Con gái tôi 14 tuổi, cháu có kinh được 2 năm,kỳ kinh của cháu không đều, có khi 3 tháng một lần,có khi kinh ra bình thường có khi kinh ra rất nhiều và thi thoảng cháu bị đau bụng dữ dội khi trong kỳ kinh những lần kinh ra nhiều.Vậy tôi muốn hỏi liệu cháu có phải bị Lạc nội mạc tử cung không? ( Khi tôi còn con gái đôi khi tôi cũng bị đau bụng trong khi có kinh nhưng kỳ kinh của tôi rất đều và kinh ra bình thường)
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
toi n¨m nay 28 tuoi bi dau bung du doi ra mau nhieu nhu bang kinh khi bi kinh nguyet va khoi dau khi het kinh, cho hoi toi co phai bi lac noi mac khong a
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Vì cháu mới 14 tuổi nên chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định cũng là điều bình thường thôi chị ạ. Chị không nên quá lo lắng. Những dấu hiệu trên chưa đủ cho thấy cháu bị lạc nội mạc tử cung. Chị nên hướng cho cháu một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và học tập điều độ theo dõi thêm một thời gian. Nếu chu kỳ không ổn định lại chị có thể cho cháu đi khám và an tâm hơn. Chúc gia đình chị luôn vui khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Gửi hỏi đáp - bình luận