Làm củ kiệu ngon bằng bí kíp đơn giản

Làm củ kiệu ngon không khó, chỉ hơi tỉ mỉ một chút. Xin chia sẻ cùng các bạn cách ngâm củ kiểu chuẩn nhất mà hương vị đảm bảo không kém gì ngoài hàng nhé


Cách 1:

Nguyên liệu:

1 kg kiệu

2 muỗng canh muối hột

1 muỗng café phèn chua

Dấm trắng

Đường

Cách làm:

Ngâm khiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng) (1)

Xả nhiều lần.

Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi nắng. Xả nhiều lần.

Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo. (2)

Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). (3)

Rửa qua nước cho sạch bụi.

Chuẩn bị một chén dấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua dấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu.

Ướp một lớp đường, một lớp kiệu (4), đậy lại, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Chừng hơn 2 tuần là ăn được. Cách này lâu ăn được nhưng để được lâu.




Nếu muốn ăn nhanh (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600ml dấm, để nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 10 ngày là ăn được.

Hình bên trái là sau khi ướp đường khoảng 1 tuần mình dùng đũa gắp kiệu xếp vào lọ cho đẹp và cho luôn phần nước đường kiệu ra vào lọ.

Hình bên phải là mình nấu dấm đường cho vào kiệu. Nếu thích đẹp có thể xếp ngay ngắn, chừng 7 ngày sau thay một lần dấm đường khác.

Mách nhỏ: tùy độ chua của dấm mà gia giảm đường bạn nhé. Mình sử dụng dấm nuôi, không sử dụng dấm gạo nên độ chua vừa phải, dấm gạo để lâu kiệu sẽ bị vàng.


Cách 2:



Dưa kiệu cũng thơm ngon chẳng kém dưa hành và chắc chắn dưa kiệu sẽ khiến cho các món ăn còn lại đỡ ngán và thêm nhiều phần hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- 1 kg củ kiệu
- 200 g đường
- 1/2 lít dấm
- 1 bát muối trắng,
- Nguyên liệu khác:
 1 thìa vôi trắng, 1 thìa phèn chua, 1 bát tô tro bếp.
- 10 quả ớt đỏ tươi

Dưa kiệu cũng thơm ngon chẳng kém dưa hành và chắc chắn dưa kiệu sẽ khiến cho các món ăn còn lại đỡ ngán và thêm nhiều phần hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Cách làm:

- Kiệu đem cắt bỏ phần rễ và lá.

- Hoà 1 thìa phèn chua với 1 lít nước ấm.

- Hoà 1 thìa vôi trắng với 1 lít nước để lấy nước vôi trong.

- Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong.

- Sau đó, cho kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm để bớt đi vị hăng. Sáng sớm mai, đem kiệu xả sạch với nước lạnh rồi để ráo.

- Ngâm kiệu vào nước phèn chua, phơi ra nắng buổi sáng sớm khoảng 4 tiếng.

- Sau đó, vớt kiệu, xả sạch, đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.

- Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt.

- Hòa đường vào với giấm rồi đun sôi, để nguội.

- Ớt tươi, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát vừa ăn.

- Xếp kiệu và ớt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước đường và giấm vào sao cho ngập hết kiệu.

- Để sau 10 ngày là dùng được.

- Nếu bạn dùng món này trong thời gian dài, có thể nấu nước đường và giấm mới, sau đó cho vào kiệu để tránh không bị chua và đóng váng trên bề mặt.

- Các công đoạn làm kiệu hơi mất thời gian nhưng món kiệu của bạn sẽ thơm ngon và giòn hơn những cách làm thông thường.


Thêm một chút biến tấu




1. Kiệu ngâm mía


Củ kiệu rửa sạch, lột vỏ vàng vàng ở ngoài để sao củ kiệu trắng sạch. Chú ý là chị em không cắt lẹm hết rễ kiệu đi đâu nhé để bó không bị dễ thối và nhìn vừa đẹp mắt.

Kiệu rửa sạch sẽ. Sau đó ngâm với nước muối pha loãng 1 đêm.

Kiệu rửa sạch sẽ. Sau đó ngâm với nước muối pha loãng 1 đêm. Khi ngâm nước muối xong, bạn chắt đổ nước muối đó đi. Pha tiếp nước muỗi loãng để đổ vào hũ muối hành.

Xếp 1 lớp hành, 1 lớp mía (mía róc nhỏ nhỏ nhé), xong đổ nước muối loãng vào và nén chặt hũ muối hành. Cứ để vậy độ 10 ngày là dùng được. Vì đã có mía nên không phải thêm đường đâu.

Củ kiệu ngâm mía này làm xong rồi rất lâu chua. Dù để ăn và bảo quản cũng rất lâu. Kiệu muối mía có vị ngọt nhiều hơn chua và ăn thì giòn, ngon. Tuy nhiên, kiệu này  không trắng bằng ngâm giấm. 


2. Kiệu ngâm đường


Để tiết kiệm thời gian, chị em có thể mua củ kiệu loại người ta đã làm sẵn rồi cho nhanh. Nhưng khi mua về dùng, bạn nhớ  phơi lại thêm 1 nắng cho khô hẳn nhé.

Sau đó bắt đầu muối. Tỉ lệ là 1 kg củ kiệu với1 chén đường. Cho 1 lớp củ kiệu vào hủ rồi 1 lớp đường. Cứ như vậy đến hết. Lớp trên cùng bạn cũng để 1 lớp đường nhé.

Thay vì ngâm kiệu bằng đường, bạn có thể ngâm kiệu với mía

Cứ thế, bạn để hũ kiệu như vậy khoảng 2-3 ngày cho đường tan 1 phần (vừa để thấm vào kiệu) thì bắt đầu nấu dấm trắng đổ vào.

Làm kiệu ngâm đường kiểu này kiệu ăn cũng rất ngon và không bị hăng, vị ngọt ngọt chua chua nữa.

3. Kiệu ngâm phèn chua + phơi nắng

Khi mới mua kiệu về, bạn ngâm 1 ngày đêm với nước muối loãng. Sau đó, cắt bỏ đầu đuôi cẩn thận để không cắt vào đầu củ kiệu. Điều này sẽ tránh bị ủng nước khi ngâm. Kiệu sau khi ngâm muối loãng, rửa lại với nước sạch.

Lúc này, pha phèn chua với nước, thả củ kiệu vào đem cả thau kiệu đi phơi nắng 1 ngày (kiệu trắng và giòn). Hôm sau, xả lại kiệu rồi đem phơi nắng 1 ngày.

Pha phèn chua với nước, thả củ kiệu vào đem cả thau kiệu đi phơi nắng 1 ngày (kiệu trắng và giòn). Hôm sau, xả lại kiệu rồi đem phơi nắng 1 ngày.

Khi kiệu khô ráo, cứ 1 kg kiệu thì 400gr đường cát trắng + 1 muỗi cafe muối, trộn đều trong thau, đậy nắp kín.  Cứ ngâm như thế khoảng 3 ngày, ngày 1-2 lần đảo kiệu cho đều đường. Khi có nắng lại đem cả thau kiệu ướp đường đậy nắp ra nắng cho đường mau tan và thấm. 

Nếu ăn kiệu không hết nhanh và sợ kiệu chua, bạn có thể cho kiệu vào tủ lạnh. Kiệu muối kiểu này có vị chua, ngọt, chút mặn dịu của muối. Kiệu cũng trắng, giòn, mùi kiệu thơm không hăng tí nào.


Tham khảo thêm cách làm dưa hành cực ngon


Để làm dưa hành ngon, giòn trước hết chị em cần chú ý khâu chọn hành nhé. Nên mua loại hành nhỏ, củ trắng (gần gần như củ kiệu) đem về lột vỏ ngoài, khứa dọc 2-3 khứa để sau này nước ngâm dễ thấm vào. Đem phơi khô.

Nguyên liệu:

1kg hành khô, nước vo gạo, muối, đường, giấm trắng.

Cách làm:

- 1kg hành khô không bóc vỏ, cho vào chậu ngâm nước vo gạo, bỏ thêm ít muối hột, ngâm trong một đêm.

- Sáng hôm sau, đổ nước vo gạo, thay bằng nước lã, cũng bỏ thêm muối vào ngâm như trên, ngâm thêm một ngày (ngâm hành có tác dụng cho hành đỡ cay hơn). Sau đó bóc vỏ, cắt rễ, để ráo nước.

- Bước tiếp theo, chúng ta đun nước sôi, để nước giảm nhiệt độ, có thể lấy ngón tay để thử nước, nước vừa đủ độ nóng ấm, không để nước nóng quá sẽ làm chín củ hành và sẽ rất khó lên men khi muối.

- Pha 2 thìa muối, 2 thìa đường, 2 thìa giấm trắng vào 1 lít nước.

- Xếp củ hành vào lọ thủy tinh, đổ nước đã pha sẵn cho ngập, rồi nén như muối dưa.

Sau 1 tuần hành mới ăn được, ăn trước hành sẽ có mùi hăng.


Cách làm các loại dưa chua để bữa ăn không ngấy
Các làm bò nhúng dấm ngon chưa nói đã thèm
Cách làm dưa món chua ngọt
Làm dưa chua rau muống ăn Tết hết chê
Cách làm bún riêu chay thanh nhẹ
Cách trình bày món ăn đẹp mắt
Thịt ba chỉ nướng giòn bì tự làm ngon như ngoài


(st)

Con 1 bacon Con 1 bcc muoi trang thi de lam gi
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Làm Sao de kieu tham
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
ngam that lau
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Gửi hỏi đáp - bình luận