Làm đẹp với cây dâu tằm



Cây dâu tằm ngày càng được biết đến nhiều hơn với công dụng làm trắng da. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân có chiết xuất từ dâu tằm bắt đầu xuất hiện. Chúng ta cùng tham khảo cách làm đẹp với cây dâu tằm nhé!

Khi nhắc đến dâu tằm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến lá dâu – một thực phẩm không thể thiếu trong chăn nuôi tằm lấy tơ. Nhưng không nhiều người biết đến loại cây này trong những bài thuốc dân gian mà mỗi bộ phận của cây đều là vị thuốc quí chữa các bệnh cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt hay làm lành vết thương. Ngày nay, chị em phụ nữ bắt đầu sử dụng dâu tằm như một “vũ khí” cho sắc đẹp.

Chị em phụ nữ bắt đầu sử dụng dâu tằm như một “vũ khí” cho sắc đẹp.

Trái dâu tằm thuộc loại quả mọng (berry) là loại trái cây đơn, phát triển từ một bầu nhụy, vị chua ngọt rất có lợi cho sức khỏe. Ngày càng có nhiều món ăn được chế biến từ các loại quả mọng. Ngoài ra, quả mọng như dâu tằm là thành phần thiên nhiên nằm trong rất nhiều công thức tạo nên hỗn hợp mặt nạ dưỡng da.

Bên cạnh trái dâu tằm, lá và rễ cây dâu tằm cũng được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong lĩnh vực làm đẹp. Tinh chất từ cây dầu tằm đã được chứng minh là có tác dụng làm trắng da. Loại tằm vàng nuôi bằng lá dâu cũng cho ra loại kén chứa hàm lượng protein cao được sử dụng trong một số phương pháp chăm sóc da tại spa. Chẳng phải “Nhất dáng, nhìn da” là hai tiêu chuẩn hàng đầu mà người phụ nữ vẫn luôn đem ra làm thước đo chuẩn mực cho vẻ đẹp? Làn da trắng mịn luôn là điểm hấp dẫn, thu hút mà hầu hết phụ nữ ở châu Á đều hướng tới.

Bên cạnh trái dâu tằm, lá và rễ cây dâu tằm cũng được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong lĩnh vực làm đẹp.

Trong vài năm trở lại đây, các sản phẩm từ dâu tằm bắt đầu sử xuất hiện trên thị  trường. Chị em phụ nữ sẽ không còn phải tốn nhiều thời gian chế biến ra các bài thuốc làm đẹp từ dâu tằm mà vẫn có thể tự hào với làn da trắng mịn khi sử dụng các sản phẩm với chiết xuất từ loại cây quí nhưng cũng hết sức gần gũi này.
 

Tham khảo thêm 11 bài thuốc từ cây dâu tằm

Để chữa thiếu máu, mất ngủ, lấy quả dâu chín ngâm với đường (hoặc mật ong), pha nước uống mỗi ngày. Uống liên tục nhiều ngày càng tốt. Nếu mất ngủ, nên uống vào buổi tối trước khi lên giường.

Các bài thuốc khác từ cây dâu:

1. Bổ huyết, dưỡng huyết

Phù tang chí bảo là một bài thuốc hay đã được đề cập trong các y thư cổ như Nam dược thần hiệu, Hải Thượng y tông tâm lĩnh... Uống được ít lâu nếu thân thể mọc đầy mụn thì đó là do sức thuốc đẩy ra, không nên cho là quái lạ. Nhưng sau 3 tháng, khắp mình sẽ tươi sáng, da dẻ mịn màng. Nếu uống liên tục nửa năm thì khí lực trở nên mạnh mẽ lạ thường, tật bệnh dần dần tiêu tan. Trường kỳ uống mãi thì gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tỏ tai sáng mắt, tinh thần khoan khoái, tăng thêm tuổi thọ.

Cách bào chế: Lá dâu và vừng đen lượng bằng nhau. Vừng xát tróc vỏ, đem đồ chín, “cửu chưng cửu sái” (nghĩa là chín lần đồ, chín lần phơi). Cả hai thứ đem tán bột, luyện mật làm thành viên hoàn.

Theo Tuệ Tĩnh, lá dâu cần chọn lá non, hái lúc mặt trời chưa mọc, độ vài ba chục cân (cân ta), rửa sạch bụi đất, phơi nắng cho khô. Dùng lá dâu vườn càng tốt vì các cụ cho rằng dâu núi có thể bị nọc độc của rắn, rết dây vào.

2. Chữa thong manh, đau mắt

Lá dâu tươi đem về giã nát, phơi khô, đốt thành than, nấu lấy nước rửa mắt.

Để chữa đau mắt gió hay chảy nước mắt: Lá dâu hái vào tháng Chạp, hãm lấy nước rửa hằng ngày.

3. Chữa đau nhức

Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt chưa dứt đã vội động phòng, sinh chứng toàn thân đau nhức như dùi đâm. Có thể chữa bằng bài thuốc: lá dâu già, lược gãy, nệm rách, tóc rối liều bằng nhau, đem đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân (khoảng 12 g) với nước nóng.

4. Chữa hen suyễn

Lá dâu già, lá thầu dầu già, trấu (sao mật) tán nhỏ, thắng mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống một viên với nước sôi.

5. Chữa huyết áp cao

- Lá dâu bánh tẻ một nắm nhỏ, cá diếc sống một con. Cá diếc cho vào chậu nước muối để nhả hết nhớt dãi; không mổ, để nguyên con đem luộc, gỡ lấy thịt nấu canh với lá dâu ăn.

- Thịt trai sông 50-100 g, lá dâu tươi 20 g thái nhỏ, nấm hương 20 g, hành củ khô 2-3 củ. Nấu cháo ăn hằng ngày, có tác dụng hạ huyết áp tốt. Bài thuốc này thích dụng với người cao tuổi bị tăng huyết áp và u xơ tiền liệt tuyến có các dấu hiệu tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu nhiều lần... Đặc biệt người tăng huyết áp bị suy giảm khả năng tình dục cũng nên dùng.

6. Tẩy sán xơ mít

Dùng dao tre cạo lấy vỏ trắng cành dâu 3 nắm, nước 3 bát, sắc lấy một bát. Tối hôm trước phải nhịn ăn, sáng sớm uống lúc bụng đói, sán sẽ ra hết. Uống 2-3 lần.

7. Chữa tiểu buốt, nước tiểu đục

Tổ bọ ngựa cây dâu mỗi lần 1 cái nướng khô, tán nhỏ, uống với rượu lúc đói, uống 2-3 lần là khỏi, chữa tiểu buốt.

Ngài tằm cấu bỏ đầu, chân, cánh; sấy khô, tán nhỏ, giã với cơm làm viên bằng hạt ngô, uống với nước muối lúc đói để chữa chứng đi tiểu nước tiểu đục, trắng.

8. Chữa viêm họng

- Mộc nhĩ cây dâu lấy vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, thứ trắng như vẩy cá. Khi dùng giã nhỏ, lấy lụa bọc lại thành viên, tẩm mật ngậm.

- Bạch cương tàm (con tằm vôi) 6 đồng cân, phèn chua 3 đồng cân, phèn chua phi 3 đồng cân. Tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng 1 đồng cân (khoảng 4 g) uống với nước gừng để gây nôn. Trẻ em thì pha thêm bạc hà vào nước gừng, nếu nôn ra với đờm đặc thì rất công hiệu.

- Bạch cương tàm sao, tán nhỏ, giã lẫn với quả mơ muối, viên bằng đầu ngón tay, bọc lụa lại mà ngậm, nuốt nước dần...

9. Chữa tóc rụng, tóc bạc

Nước quả dâu ngâm đường có thể giúp tóc đen và mọc nhiều.

10. Chữa viêm tuyến vú

Đọt dâu non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ vú sưng, bên ngoài lấy giấy dấp nước đắp, khi khô lại thay, đến khi tan hết thì thôi.



Làm đẹp từ cây lô hội
Làm đẹp da với sữa ong chúa
Bí quyết làm đẹp của Từ Hy Thái hậu
Tác dụng làm đẹp của bí đao
Bí quyết làm đẹp da mùa đông



(ST)