Làm đẹp da bằng dưa chuột - những tác dụng không ngờ
Hướng dẫn trồng cây cau cảnh làm đẹp nhà
Cách uống nước nghệ tươi chữa bệnh và làm đẹp da cực hiệu quả
Ngải cứu cho da trắng hồng mùa lạnh
Qua hai “triệu chứng” nói trong thư, nhiều khả năng, theo chúng tôi nghĩ, bạn thuộc loại thể chất mà Đông y gọi là “hư hàn”. Nghĩa là do một số nguyên nhân nào đó, “dương khí” bị hư tổn, không đủ sức giữ thế cân bằng vơí “âm huyết”, khiến cho âm dương bị thiên lệch, dẫn tới trạng thái bệnh lý mà Đông y gọi là “hư hàn”. Đối với những người thể “hư hàn”, ngải cứu đúng là một loại thuốc rất tốt, dùng để bồi bổ khí huyết và thích hợp nhất trong mùa đông.
Bạn có thể ăn món trứng rán với ngải cứu thái vụn, thường có bán ở các quán ăn, nhưng tốt nhất là ăn trứng gà luộc với một nắm lá ngải cứu, như phụ nữ thời bao cấp thường dùng để bồi bổ và để ăn thai.
Ngải cứu còn có thể dùng pha trà uống. Tuy nhiên, muốn uống trực tiếp, cần dùng ngải cứu đã bào chế. Chế biến không đúng cách, nước ngải cứu sẽ đắng và hắc, uống vào thường gây phản tác dụng. Cần bào chế một thứ trà ngải cứu với độ kích thích nhẹ, có tác dụng tương đối ôn hoà, theo cách như sau:
Ngải cứu cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non.
Hái lá ngải cứu, rửa hết đất cát bằng nước sạch ( nhất thiết không sử dụng các chất tẩy rửa). Đặt lá ngải cứu lên vỉ trong nồi hấp, đậy kín vung, hấp khoảng 1-3 phút, để khử bớt vị đắng. Mở vung nồi, hấp tiếp khoảng 1-2 phút, để cho các chất hoà tan trong nước phát tán bớt. Lấy lá ngải cứu ra, vắt kiệt nước, để khử bớt mùi. Cuối cùng đem thái nhỏ, phơi trong bóng mát. Khi đã khô, cất vào lọ nút kín, dùng dần. Hàng ngày có thể dùng 5-10g ngải cứu khô đã bào chế, hãm nước sôi uống, giống như uống trà.
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng cay, tính ấm; vào 3 kinh Tỳ, Can và Thận. Có tác dụng điều lý máu, an thai… Có điều người thể tạng “Âm hư huyết nhiệt” sử dụng phải cẩn thận. Vì vậy để bảo đảm an toàn, trước khi sử dụng, bạn nên đến phòng khám Đông y, để thầy thuốc xác định xem, thể chất của bạn có đúng là “hư hàn” hay không.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy:
1. Trong ngải cứu có hoạt chất xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non.
2. Trong ngải cứu có chất tanin, có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện các vết chàm (eczema), các mụn nước nhỏ và một số chứng viêm da khác.
Ngoài tác dụng dưỡng da, thứ nước ngải cứu nói trên còn có thể chữa ngứa, chàm và mụn nước.
3. Ngải cứu có tác dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên mặt da. Vì vậy, ngải cứu là loại chất làm sạch da rất tốt, đặc biệt với những ngưởi có loại da nhờn.
4. Ngải cứu lai có cả tác dụng giữ ẩm, nên cũng có tác dụng rất tốt, đối với cả những người có loại da khô.
Như vậy, bạn còn có thể sử dụng ngải cứu để dưỡng da theo cách đắp ngoài như sau: Dùng 25g lá ngải cứu khô, nấu với 1 lít nước, đậy kín nồi, đun to lửa cho sôi, tiếp đó giữ nhỏ lửa thêm 20 phút. Dùng vải xô lọc lấy nước thuốc, rót vào lọ sạch đã lau khô, cất trong tủ lạnh, dùng dần. Nếu không có tủ lạnh, hàng ngày chỉ dùng 5g ngải cứu khô, nấu với 200ml nước, dùng hết trong ngày.
Các món ăn chứa ngải cứu đều tốt cho sức khỏe.
Buổi tối, sau khi rửa mặt, dùng khăn giấy thấm nước ngải cứu, đắp lên da mặt và những chỗ da xấu, sau vài phút khăn tự khô, gỡ khăn ra, rửa lại bằng nước sạch. Nếu sợ khăn giấy có tẩm hương liệu gây dị ứng hoặc làm giảm tác dụng, có thể thay thế bằng gạc hoặc vải sạch.
Ngoài tác dụng dưỡng da, thứ nước ngải cứu nói trên còn có thể chữa ngứa, chàm và mụn nước. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ và những người da dễ dị ứng, cần pha loãng khoảng 4-5 lần bằng nước sạch, để làm giảm bớt độ kích thích.
Tham khảo thêm: Khám phá tác dụng bất ngờ của lá ngải cứu đối với sức khoẻ
Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.
Sơ cứu vết thương: Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức,
Trị mụn, mẩn ngứa: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
Cây ngải cứu làm thuốc chữa bệnh rất tốt (Ảnh minh hoạ) |
Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt: Lấy 300gr ngảic cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.
Lưu thông máu lên não: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn Suy nhược cơ thể, kém ăn: Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.
Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.
Cách sử dụng ngải cứu làm thuốc:
Cây ngải thường được cuộn thành điếu như điếu thuốc lá, đốt nóng để tác động vào các huyệt, chữa nhiều bệnh khác nhau. Không dùng cách này cho các bệnh nhiệt.
Cách làm điếu ngải: Lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ.
Các phương pháp cứu nóng
Cách cứu bổ: Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu.
Cách cứu tả: Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).
Cách xoay tròn: Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt.
Cách rà trên vùng da: Dùng điếu ngải rà trên vùng da, cách 1-2 cm để tìm điểm nóng rát (sinh huyệt), rà với tốc độ vừa phải, khi qua vùng da thấy nóng rát như phải bỏng thì nhấc lên (làm 2-5 lần). Điếu ngải luôn để hơi chếch ngay mặt da, dùng ngón tay út để trên mặt da tạo khoảng cách (như cầm cây bút để viết). Nên bôi một lớp dầu cù là mỏng trước khi cứu, không để tàn rơi xuống da người bệnh.
Tham khảo thêm: Tổng hợp các cách làm đẹp bằng lá cây
Đôi khi vẻ đẹp tuyệt vời của bạn lại được hỗ trợ từ những loại lá rất thông thường, khiến bạn phải ngạc nhiên.
Làm đẹp bằng: Lá cây Nha Đam – Lô hội
- Dùng mũi dao cắt lát lá lô hội, lấy chất dịch tiết ra từ lá. Tiếp đó, nhẹ nhàng thoa chất dịch này lên những nốt mụn, để trong 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
Cách này làm mát và giảm độ sưng tẩy của mụn. Nên thực hiện 2 lần/tuần
Làm đẹp bằng: Lá nguyệt quế
- Nếu bạn muốn làm cho răng của bạn trắng và sáng lấp lánh, chà răng của bạn thật sạch hai lần một tuần với lá nguyệt quế khô và chờ xem những người phụ nữ khác sẽ ghen tị với nụ cười tươi sáng của bạn.
Làm đẹp bằng: Lá cần tây
- Lá cần tây rửa sạch, thái lát và đun sôi trong một chiếc nồi nhỏ. Tắt lửa, để nguội rồi pha thêm một muỗng canh giấm. Dung dịch này giúp bạn rửa sạch tóc sau khi gội đầu với nước này và giúp mái tóc của bạn phát triển lâu dài và bóng khỏe.
Làm đẹp bằng: Lá ngải cứu
- Đâm nhuyễn lá ngải cứu tươi, rồi đắp lên da mặt khoảng 15 phút nhằm kích thích tuần hoàn máu. Ngoài ra, có thể lấy một nhúm lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào nước, đun sôi. Sau đó, dùng nước này để tắm, còn lá dùng để chà xát khắp bề mặt da. Đây là phương pháp giúp tẩy lớp tế bào chết, làm mềm vùng da sần sùi và chai sạn, giúp huyết mạch lưu thông và làm dịu vết thương.
Làm đẹp bằng: Lá bạc hà
- Rửa sạch và nghiền một vài lá bạc hà thật nhuyễn. Đắp chúng lên khuôn mặt của bạn mỗi tối trước khi đi ngủ. Điều này giúp bạn loại bỏ mụn và một vài nhược điểm đáng xấu hổ khác của da.
Làm đẹp bằng: Lá Xà lách
- Xay một chút lá rau xà lách với một ít cánh hoa hồng thành một hỗn hợp đặc, trộn thêm một vài giọt nước cốt chanh. Dùng hỗn hợp này đắp lên khuôn mặt của bạn và để nó vào trong 15 phút. Sau đó rửa sạch với nước. Loại mặt nạ này rất thích hợp cho da nhờn.
Làm đẹp bằng: Lá chè
- Lá chè rất tốt để ngăn ngừa tóc rụng, làm cho tóc bóng khỏe và mềm mại. Vì vậy, bạn có thể sử dụng lá chè để làm sạch tóc. Đặt lá trong một xô nước và đun sôi trong 15 phút. Để nước nguội và sử dụng để gội đầu cùng nước thường. Nếu bạn muốn tóc thật sáng, hãy dùng nước cốt chanh để tráng tóc nước cuối cùng. Lá chè cũng là phương thuốc tuyệt vời cho việc phục hồi đôi mắt mệt mỏi. Trộn lá chè với đá bào rồi cho chúng vào hai mảnh vải nhỏ và đặt chúng lên mí mắt trong 10 phút. Phương thuốc này không chỉ loại bỏ mệt mỏi từ đôi mắt mà còn làm mắt bạn sáng hơn. Lá chè cũng rất tốt cho điều trị cháy nắng. Hòa tan bốn muỗng cà phê lá chè say nhỏ trong nước sôi. Trộn với mỡ trăn và bảo quản trong bình kín.
Làm đẹp bằng: Lá húng quế
- Các lá húng quế rất có lợi cho cơ thể con người. Bạn nên tạo thói quen uống một muỗng cà phê lá húng quế nghiền trộn với mật ong mỗi ngày để da bạn sáng hơn.
Mặt nạ lá bỏng
- Lá bỏng chứa nhiều nước và lành tính rất tốt cho việc làm giảm bỏng rát cho làn da bị cháy nắng.
Cách thực hiện:
- Làm đẹp với lá bỏng rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn một lượng lá bỏng vừa đủ dùng (loại bánh tẻ), sau đó rửa sạch, giã nát đắp lên mặt khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch mặt với nước lạnh. Đắp 2-3 lần/tuần bạn sẽ cảm nhận được sự dịu mát và làn da mịn màng, sạch mụn.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát lá bỏng cùng với mấy hạt muối tinh để đắp trong vòng 7-10 phút. Mặt nạ này ngoài tác dụng làm dịu da còn có tác dụng se khít lỗ chân lông.
- Bạn nên kết hợp đắp mặt nạ lá bỏng và dùng kem dưỡng da để đạt hiệu quả tốt, nhất là trong thời tiết nắng nóng.
Mặt nạ lá dâu tằm
- Lá dâu tằm có chứa thành phần alpha hydroxy axit, giúp loại bỏ tế bào chết, tái tạo tế bào mới, làm trắng da tự nhiên. Bên cạnh đó, các khoáng chất, vitamin và amino acid có trong mật ong sẽ giúp nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm, làm sạch, chống lại các vi khuẩn, đồng thời còn giúp chống lão hóa da.
Cách thực hiện: Dùng một lượng lá dâu tằm (loại bánh tẻ), rửa sạch, giã nát đắp lên mặt 20-30 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Các tinh chất có trong lá dâu tằm sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết, giúp da căng mịn và sáng bóng hơn. Nên kiên trì đắp mặt nạ này từ 2-3 lần/tuần trong một thời gian, bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Mặt nạ lá trầu không
- Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100g lá trầu không thì có đến 85,4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoảng, 2.3% chất xơ và 61% carbohydrate. Chính vì vậy loại lá này rất tốt cho việc chữa trị nám trên da mặt.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không, có thể ngâm sơ qua nước muối để làm sạch. Cho nắm lá trầu không vào nồi sạch. Đổ nước lã vào ngập hơn mặt lá từ 1 -1,5 đốt ngón tay rồi cho lên bếp đun sôi khoảng 30 phút.
- Vớt lá trầu không cho vào máy xay sinh tố. Cho thêm 1 chút nước luộc lá vào cùng để xay thật nhuyễn. Bỏ lá trầu không đã xay vào nồi nước lá rồi tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi được cô đặc như keo sền sệt.
- Bỏ keo vào 1 hũ sạch để trong tủ lạnh, đậy kín. Mỗi lần dùng, lấy muỗng múc ra 1 ít.
Mặt rửa sạch rồi lấy trầu không đã được cô thành keo bôi lên mặt như làm mặt nạ khoảng 15-30 phút mỗi ngày. Sau đó rửa sạch lại bằng nước. Làm liên tục trong 10 ngày liên tiếp. Sau 10 ngày thì 1 tuần làm 1 lần (đối với những vết nám nhẹ, còn những vết đậm thì có thể sử dụng thời gian lâu hơn).
Mặt nạ lá chua me đất
- Chua me đất có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giảm ho, lợi tiểu, đặc biệt cây chua me đất còn được dùng để làm mặt nạ trị mụn hiệu quả. Đặc biệt, là trị những nốt mụn thường xuyên phát sinh vào mùa hè như mụn bọc, mụn nhọt…
Cách thực hiện: Cách làm mặt nạ trị mụn bằng chua me đất rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá chua me, rửa sạch, giã nhỏ, sau đó đem hơ nóng rồi đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần. Sau một thời gian bạn sẽ thấy da dẻ mịn màng sạch mụn.
Với loại mặt nạ này, bạn nên thực hiện kiên trì hàng ngày mới phát huy tác dụng.
Làm đẹp từ cây lô hội
Làm đẹp da với sữa ong chúa
Bí quyết làm đẹp của Từ Hy Thái hậu
Tác dụng làm đẹp của bí đao
Bí quyết làm đẹp da mùa đông
(ST)