Làm gì để sếp quý

Nếu bạn luôn bị Sếp để ý và dường như đang "bị" ghét. Bạn nên học các cách để cải thiện mối quan hệ này.

7 nên:

1. Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp

Giao tiếp luôn là rào cản lớn nhất giữa nhân viên và lãnh đạo của mình. Một nhân viên giỏi và được sếp ưu ái không chỉ cần giỏi chuyên môn mà còn cần có khả năng giao tiếp tốt. Tất nhiên, giao tiếp tốt không đồng nghĩa với nịnh nọt tốt mà là biết thời điểm nào là phù hợp để nói chuyên cũng như biết lúc nào là thích hợp để dùng câu chuyện đúng lúc khi sếp thấy không thoải mái với cuộc nói chuyện. Sự tinh tế và khéo léo thể hiện ở chỗ bạn chỉ hỏi những gì bạn cần và đảm báo sếp cũng thoải mái với những câu hỏi đó. Marianne Adoradio, nhà tư vấn và tuyển dụng của công ty Sillicon Valley, nói rằng: "Việc đưa ra những câu hỏi thông minh khi nói chuyện với sếp không phải là dễ".

2. Có khả năng nghe hiểu tốt

Lắng nghe đúng nghĩa không phải là bạn nghe và nhét vào tai tất cả những gì sếp nói. Nói lại vanh vách không thiếu một từ không có nghĩa bạn là một nhân viên tốt mà cũng chẳng khiến lãnh đạo hài lòng. Vấn đề là ở chỗ nghe đúng nhưng có hiểu đúng, hiểu hết những gì sếp muốn truyền đạt hay không. John Farner, nhà quản lý nhân sự của công ty Russell, nói: "Các nhà quản lý đánh giá rất cao khả năng nghe hiểu của nhân viên". Ví dụ, khi sếp giao việc hoặc hướng dẫn bạn cách thực hiện một dự án nào đó nhằm giúp bạn có được kết quả công việc tốt nhất, sếp muốn biết chắc rằng bạn đã hiểu rõ được vấn đề đó. Vì thế bạn có thể nói tóm tắt lại những ý của sếp để cho sếp biết bạn đã hiểu rõ mọi vấn đề và không còn thắc mắc nào.

3. Khả năng hợp tác

Khả năng hợp tác luôn được đánh giá cao trong công việc. Khả năng hợp tác không đơn thuần chỉ là nhất nhất tán thành mọi ý tưởng của sếp mà tốt hơn là hãy phản ứng theo cách xây dựng giúp cho ý tưởng đó hoàn thiện hơn. Nếu ý kiến của bạn trái ngược với ý kiến của sếp hãy mạnh bạo nói ra nhưng hãy nói điều đó sao cho thật khéo léo và tránh mất lòng sếp. Biết cách thể hiện quan điểm bản thân đúng lúc sẽ chứng tỏ với sếp rằng bạn là người có suy nghĩ và luôn mong công việc đạt kết quả cao nhất.

4. Xây dựng các mối quan hệ trong công việc

Tất nhiên chả có vị sếp nào lại phật lòng khi thấy nhân viên của mình có quan hệ tốt với đồng nghiệp và có được sự tin tưởng từ khách hàng. Một nhân viên được sếp yêu quí là một nhân viên biết áp dụng những gì bạn được học về quan hệ khách hàng cũng như những kinh nghiệm bản thân trong quan hệ với đồng nghiệp để chúng luôn vững bền. Đó không chỉ là cách "ghi điểm" với sếp mà còn giúp phát triển sự nghiệp của bạn.

5. Biết rõ những mong muốn của sếp

Sếp đang mong muốn điều gì, kỳ vọng những gì, nếu là một nhân viên tốt và là cánh tay phải của sếp, bạn phải nắm rõ được điều này. Ví dụ, đó có thể là mong muốn nhân viên hòa hợp và cùng nhau làm việc tốt. Nhưng cũng có những sếp lại đánh giá cao khả năng cá nhân và chứng minh được năng lực bản thân. Hiểu được sếp cũng có nghĩa bạn hiểu rõ về tác phong cũng như cung cách làm việc của sếp để từ đó cư xử sao cho phù hợp. Đó cũng là cách để hạn chế tối đa nhưng bất đồng giữa bạn và sếp của mình. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như pha cho sếp một tách cà phê buổi sáng cũng sẽ khiến sếp bạn cảm thấy hài lòng vì có được một nhân viên biết cách quan tâm như bạn.

6. Luôn đặt mình vào vai trò của người quản lý

Áp lực của sếp bạn luôn nặng hơn rất nhiều áp lực mà bạn gặp phải. Đừng bao giờ nghĩa làm sếp là nhàn hạ. Ngoài việc bạn cần phải hoàn thành công việc của một nhân viên, nhưng bạn còn nên thường xuyên quan sát và học hỏi cách làm việc của những người quản lý trong công ty. Bạn cần phải biết công việc của một người quản lý khác như thế nào so với một nhân viên và họ thường gặp những vấn đề gì trong công việc?...Chỉ có như vậy, bạn mới có thể cảm thông với những vấn đề mà sếp bạn đang gặp phải. Và bất cứ vị sếp nào cũng sẽ tỏ ra hài lòng khi có những nhân viên hiểu mình.




7. Tự mở rộng kiến thức

Chả có vị sếp nào lại muốn nhân viên của mình cứ dậm chân tại chỗ mãi. Nhưng họ cũng không muốn nhân viên giỏi giang hơn mình. Bởi thế ngoài việc hỗ trợ để hoàn thành ý tưởng của người khác, bạn vẫn nên tự đưa ra ý kiến của bản thân. Bằng việc học hỏi từ mọi người và tích luỹ kiến thức cho bản thân, bạn sẽ chứng tỏ được khả năng của mình với sếp và đồng nghiệp rằng bạn là một nhân viên chăm chỉ và có tính cầu tiến. Tuy vậy, cái gì quá cũng không tốt, bạn không nên tỏ ra bạn giỏi giang hơn sếp của mình bởi đơn giản đơn giản không vị sếp nào muốn bạn qua mặt họ. Và thay vì một điểm cộng bạn có thể nhận lại một điểm trừ đấy!


6 câu cần hỏi:

1.Tôi có thể chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình được không?

Khi một việc nào đó không được hoàn thành đúng như kế hoạch, hãy thú nhận với sếp và chịu trách nhiệm về sự chậm trễ đó. Bạn nên nói như sau: “Tôi nghĩ về việc này tôi đã có thể hoàn thành nó tốt hơn “hay”. Đây là cách tôi sẽ thực hiện dự án này tốt hơn vào lần tới. “Sếp sẽ đánh giá cao sự trung thực và nhanh chóng tập trung vào những điều bạn học được thay vì soi xét việc bạn làm sai.

2. Tôi biết điều gì dẫn đến quyết định của sếp?

Trước khi xin ý kiến sếp về vấn đề gì đó, hãy nghĩ đến việc anh/chị ấy cần thông tin gì để đưa ra quyết định. Nếu sếp bạn là người thích các con số, hãy chuẩn bị một bảng dự liệu chi tiết khi gặp sếp. Nếu sếp bạn thích hỏi ý kiến của một số thân tín trước, bạn nên hỏi ý kiến những người này. Nếu sếp là người đặc biệt quan tâm đến những phàn nàn về dịch vụ nào đó của công ty, hãy chuẩn bị giải thích cụ thể và đưa ra các phương án giải quyết. Nói theo cách khác, bạn nên cố gắng giúp sếp giải quyết vấn đề nhanh chóng. Khi làm việc với sếp bạn nên chú ý thói quen và phong cách làm việc của sếp để đáp ứng yêu cầu của anh/chị ta nhanh hơn.

3. Tôi có thể làm gì để chủ động hơn trong công việc?

Bạn không nên việc gì cũng đem hỏi ý kiến sếp. Trước bất kì vấn đề gì bạn nên dành thời gian tìm hiểu, suy nghĩ và tìm ra một vài phương án trước khi đến thưa chuyện với sếp. Ví dụ, bạn có thể nói: “Tôi nghĩ về trường hợp này và có một ý tưởng. Anh/chị nghĩ sao về ý tưởng này?”. Câu hỏi này giúp sếp thấy sự chủ động, khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Sếp rất cần những nhân viên chủ động và sáng tạo như vậy trong công ty. Bạn chỉ nên nhớ kĩ một điều cần tìm hiểu và suy nghĩ thấu đáo trược khi nói chuyện với sếp. Dù ý tưởng bạn đưa ra có chưa thật sự tuyệt vời, nhưng bạn đã ghi điểm trong mắt sếp.

4. Làm cách nào tôi có thể kiểm soát phản ứng của sếp?

Bạn nên xem xét kĩ cách thức, thời gian và địa điểm để đưa ra ý tưởng mới cho sếp. Hãy hỏi bản thân bạn: Trong quá khứ, cách tiếp cận nào, tình huống nào, địa điểm và thời gian ra sao để nhận phản hồi từ sếp tốt nhất? Tôi phải làm thế nào để lần tiếp cận này thành công? Chìa khóa là lựa chọn đúng thời gian, địa điểm để đảm bảo ý kiến của bạn được chấp nhận.

5. Tôi phải làm thế nào để hoàn thành những nhiệm vụ của tổ chức?

Một trong những cách hay để gây ấn tượng mãnh mẽ đối với sếp là sự nhiệt tình, nỗ lức và sáng tạo không ngừng để hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức. Bạn có thể tự đặt cho mình câu hỏi: “Làm cách nào tôi có thể mang lại lợi ích cho mọi người từ những ý tưởng của mình?”. Sếp sẽ đánh giá cao sự trung thành và nỗ lực của bạn.

6. Việc tôi đang làm có giúp sếp thành công?

Luôn đặt thành công của sếp làm ưu tiên của bạn. Không sếp nào lại lỡ ghét một nhân viên luôn nỗ lực để tạo nên thành công cho anh ta. Sếp cần gấp bản báo cáo quý tháng vừa rồi, trong khi bạn lại quá bận rộn giải quyết những thắc mắc của khách hàng. Lời khuyên dành cho bạn là nên cố gắng hoàn thành bản báo cáo cho sếp vì anh/ chị cũng cần gửi gấp cho người quản lý cấp cao hơn. Chắc chắn, sếp sẽ rất yêu quý bạn.



9 điều cần nhớ:

1. Đừng hỏi sếp những câu hỏi bạn có thể trả lời

Một vị sếp chia sẻ: “Tôi nhận được hàng trăm câu hỏi một ngày từ nhân viên và phần lớn những câu hỏi đó họ có thể tự trả lời. Đơn giản chỉ vì họ lười biếng nên mang tất cả những thắc mắc đến cho tôi”.

Lời khuyên dành cho các bạn ở đây là chỉ hỏi sếp khi bạn cảm thấy thiếu tự tin hay bạn mong nhận được sự đồng ý của họ. Tuy nhiên, trước hết bạn vẫn nên tự hỏi bản thân mình trước: “Liệu câu trả lời của sếp có hợp lý hơn của mình?”. Trong hấu hết các trường hợp, câu trả lời là không. Đơn giản, bạn là người nắm rõ nhất công việc, vì vậy hãy suy nghĩ kĩ mọi việc trước khi đặt câu hỏi cho sếp.

2. Mang đến giải pháp, không phải những vấn đề

Một sếp khác nói: “Thật bực mình khi nhân viên luôn mang những vấn đề đến hỏi tôi và mong đợi giải pháp tôi đưa ra”.

Đừng đưa ra những vấn đề cho sếp nếu bạn chỉ mất 10 phút để nghĩ ra cách giải quyết. Bạn sẽ gây ấn tượng với sếp khi trình bày một vấn đề phức tạp, những gợi ý và cách thức giải quyết nó.

3. Không phải nói lời xin lỗi

Sếp nói: “Tôi thực sự đề cao những nhân viên biết chịu trách nhiệm về sai lầm do mình gây ra”.

Luôn có cách để giải quyết mọi vấn đề, không nhất thiết phải mở đầu bằng một lời xin lỗi. Nó khiến bạn trông yếu thế. Nếu lần sau bạn có mắc lỗi, hãy thử cách sau: “Tôi nghĩ dự án nãy đáng ra có thể làm tốt hơn nếu…” hay “Nhìn lại vấn đề, tôi nghĩ mình lẽ ra nên làm theo một cách khác” hoặc “Lần sau tôi sẽ…”. Sếp bạn sẽ bị ấn tượng và tập trung vào những điều bạn học được hơn là những sai lầm bạn phạm phải.



Đừng đưa ra những vấn đề cho sếp nếu bạn chỉ mất 10 phút để nghĩ ra cách giải quyết... (Ảnh minh họa)

4. Bình tĩnh trong mọi trường hợp

Một sếp cho biết: “Tôi thực sự thấy sốc khi đọc một số email của nhân viên trong công ty. Đôi khi, họ không thể giữ được bình tĩnh và viết ra mọi tức giận của mình”.

Không nên gửi thư điện tử khi bạn đang tức giận hay thất vọng. Khi bực mình, bạn có thể viết chúng ra nhưng không nên gửi vội. Hãy chờ ít nhất nửa tiếng, sau đó đọc lại thư gốc. Lúc đó bạn sẽ bình tĩnh hơn để viết lại một bức thư đầy tính xây dựng và chuyên nghiệp. Sếp sẽ rất ngưỡng mộ sự khéo léo trong giao tiếp của bạn.

5. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ

Một sếp nói: “Tôi sẽ tức giận khi nhận được câu trả lời “Đó không phải phần việc của tôi” từ nhân viên khi được giao việc. Trên thực tế, chúng ta thường làm những việc không giống như trong bản mô tả công việc”.

Hãy đảm nhận những thách thức mới. Bạn sẽ không chỉ học được những điều mới mà còn được sếp ghi nhận về tinh thần làm việc hăng say.

6. Đừng nói dối sếp

“Khi một nhân viên nhắn tin cho tôi thông báo anh/cô ấy quá mệt nên không thể đi làm được. Tôi biết chắc chắn là anh/cô ấy đang nói đối”.

Nhắn tin hay viết email xin nghỉ ốm đều là dấu hiệu cho thấy bạn đang nói dối. Lần sau, hãy gọi điện thẳng cho sếp.

Sếp sẽ đánh giá cao sự sáng tạo cũng như quyết tâm, kiên trì của bạn... (Ảnh minh hoạ)

7. Gửi phản hồi cho sếp

“Tôi thích nhận được phản hồi của nhân viên về những dự án, báo cáo tôi vừa hoàn thành”.

Những phản hồi tích cực khiến mọi người hiểu nhau hơn và khích lệ tinh thần. Nếu bạn thích việc sếp vừa làm, hãy nói cho anh/cô ấy biết. Chỉ đơn giản như “Tôi thích bài phát biểu của anh trong cuộc họp vừa rồi”.

8. Tránh ca thán

Sếp nói: “Tôi thấy nhiều nhân viên luôn ca thán về mọi thứ và điều này khiến tôi và những người khác phát điên”.

Những lời phàn nàn không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp. Nó chỉ làm tất cả mọi người đều thấy mệt mỏi. Nếu bạn có điều gì không hài lòng, hãy chia sẻ trực tiếp với sếp để tìm cách khắc phục.

9. Hãy luôn là người tiên phong

Các sếp đều có ý kiến chung: sẽ đặc biệt chú ý và đánh giá cao những nhân viên đưa ra ý tưởng mới và quyết tâm thực hiện chúng.

Chúng ta luôn có những ý tưởng để cải thiện công việc hay cho dự án mới. Thật không cần thiết nếu gửi cho sếp một danh sách dài những ý tưởng của bạn. Hãy chọn 1, 2 ý tưởng khả thi nhất và quyết tâm thực hiện chúng. Sếp sẽ đánh giá cao sự sáng tạo cũng như quyết tâm, kiên trì của bạn.

 (ST).