Làm gì để trẻ dễ ngủ

Sai lầm đầu tiên là cho trẻ ăn đêm. Con bạn thật sự không cần ăn thêm ban đêm nữa khi bé đã nặng 6 cân. Nếu bé đã nặng hơn thế mà vẫn khóc đòi ăn vào khoảng 2 giờ sáng thì đó là do thói quen. Thay vì vội vàng cho ăn, bạn hãy thử để bé tự ngủ lại.

Hầu hết các em bé sau 3-4 tháng tuổi đều có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm nếu bố mẹ biết cách tạo điều kiện cho chúng. Sau đây là những sai lầm cần tránh để trẻ có giấc ngủ sâu và ngon giấc.

Lệ thuộc vào thói quen của trẻ

Đứa bé khóc khi bạn cho ngủ vào buổi tối; và mỗi lần như vậy bạn lại cố làm cho bé thoải mái để ngủ cho nhanh, không khóc lóc ồn ào. Cứ như thế thì bé sẽ không bao giờ tự mình ngủ được.

Lần tới, nếu bé khóc khi đi ngủ, bạn hãy cố gắng chế ngự cảm giác "xót con", cứ làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng rên rỉ, thút thít của bé. Khi bé khóc thật sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi hãy vào dỗ. Tối hôm sau, kéo dài thời gian đợi đó thành 10 phút, và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn.

Dĩ nhiên, nếu bé bị đau hay khó ở thì bạn phải giúp con đi ngủ.

Đu đưa cho bé ngủ

Nếu bạn thường xuyên bế con và đu đưa cho bé ngủ, nó sẽ bị phụ thuộc vào cánh tay bạn, không đu đưa thì không thể ngủ. Nếu bé thường ngủ gục khi bạn cho bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức con dậy trước khi đặt vào giường.

Đặt bé vào giường với một bình sữa

Con bạn hay ngủ gục lúc đang ngậm vú sữa, điều đó có hại cho răng của bé; răng sẽ vàng và dễ bị sâu. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ.

Lẫn lộn ngày và đêm

Bé không bao giờ ngủ suốt đêm nếu không biết sự khác nhau giữa bóng tối và ánh sáng. Bạn hãy giúp con tổ chức nhịp độ ngủ tự nhiên. Hãy giữ cho phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ chợp ban ngày. Còn buổi tối thì đừng để ánh sáng lọt vào phòng.

Những trẻ đang ở độ tuổi tập đi dường như hoạt động không biết mệt, bé có thể chạy nhảy cả ngày và chỉ cần một chút thời gian ngắn để hồi phục lại sức khỏe.

Giống như một chiếc quạt không có công tắc, các bé sẽ chơi cho tới khi không còn chút sức lực nào nữa, và tự động đi ngủ khi quá mệt. Chính vì vậy, việc ép bé phải đi ngủ khi còn đang muốn chơi nữa sẽ khiến bé khó chịu, thậm chí là khóc lóc ầm ĩ.

Thật may, việc đi ngủ đúng giờ và đúng giấc là vấn đề thuộc về thói quen và tất cả trẻ em đều có thể học được thói quen này. Tất nhiên, bạn sẽ phải mất một chút thời gian để huấn luyện bé làm quen với việc phải đi ngủ đều đặn và đúng giờ.


1. Thay đổi hoạt động của trẻ

Trẻ em hiếu động sẽ không dễ dàng gì thay đổi việc hoạt động bằng việc phải đi ngủ sớm, điều bạn cần làm là thay đổi phương pháp hoạt động của trẻ bằng hoạt động trên giường và giúp “cỗ máy” kia được “giải nén” trước khi đi ngủ. Hãy kể cho bé nghe những câu chuyện nhẹ nhàng, nếu bố có thói quen đi về vào giờ bé ngủ, hãy kể cho bé một mẩu chuyện ngắn và chúc bé ngủ ngon. Tuyệt đối không nên nô đùa với con.

2. Nếu có thể, hãy duy trì thói quen hàng tối

Việc ăn tối, tắm rửa, kể chuyện và sau đó là hôn chúc bé ngủ ngon, tắt hết đèn điện và hát ru bé ngủ sẽ tạo ra hiệu quả tốt giúp bé dễ ngủ. Hãy chú ý tạo dựng một thói quen hàng ngày, bởi đây là cách để bạn “chiếm dụng” chút thời gian nghịch ngợm của bé. Mục tiêu của bố mẹ là giúp bé có một tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

Những trẻ có thái độ chống đối có thể sẽ chống lại việc duy trì thói quen đi ngủ của bạn. Cách tốt nhất là để một chiếc đồng hồ bên cạnh bé. Ví dụ, bạn có thể nói, “Con nhìn xem, đã 8 giờ 15 phút rồi. Nếu con nhanh chóng ra khỏi bồn tắm và đánh răng xong thì mẹ con mình sẽ có thêm thời gian đọc truyện trước khi con đi ngủ.” Bằng cách đó, bạn thể hiện rằng mình đang ở bên cạnh con và con không nhất thiết phải “nổi dậy” chống lại bạn. Bé cũng sẽ bắt đầu học được trách nhiệm và đưa ra lựa chọn thông minh.

3. Giúp con thiết lập “đồng hồ sinh học”

Trẻ em cần bạn thiết lập một thời gian cố định để đi ngủ hàng tối. Hầu hết trẻ mới tập đi dễ quen với việc đi ngủ sớm (khoảng 7 – 8 giờ tối) bởi vì thời gian này có vẻ phù hợp với nhịp sinh học của trẻ. Khi trẻ thức muộn hơn, chất Adrenalin hoạt động, và bé sẽ khó đi vào giấc ngủ. Hãy bật đèn ngủ khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ để bé biết rằng sắp đến giờ đi ngủ. Nếu bé đang chơi và đột ngột mẹ cho đi ngủ ngay, thì sẽ bé sẽ khó khăn đi ngủ hơn rất nhiều.

4. Trang trí giường th��t ấm cúng

Mục tiêu của bạn là để đảm bảo sự thoải mái sẽ khiến bé không bị thức giấc lúc nửa đêm. Cần nhớ, ưu tiên hàng đầu của phòng ngủ là sự yên tĩnh, không nên để trẻ nghe thấy các âm thanh khác, như tiếng Tivi chẳng hạn. Tiếp đến là vấn đề ánh sáng, hãy để phòng bé đủ tối và không lọt ánh sáng bên ngoài vào. Bạn có thể lựa chọn các loại rèm cửa xinh xinh cho phòng bé. Nhớ giữ giường bé đủ chăn ấm để chân trẻ không bị lạnh khi ngủ. Và tất nhiên, hãy đảm bảo trẻ có thể tự đi vệ sinh vào ban đêm.

5. Ăn nhẹ trước khi ngủ

Trong quá trình trẻ đang phát triển mạnh mẽ, bữa ăn trước khi đi ngủ là rất cần thiết. Hãy lựa chọn những loại thức ăn nhẹ nhàng, không quá giàu chất đạm, không đường để thần kinh trẻ không bị quá kích thích. Khi con ăn, bạn có thể kể câu chuyện trước khi đi ngủ, sau đó cho trẻ đánh răng và di chuyển con vào giường đi ngủ.


6. Đừng bỏ giấc ngủ ngắn quá sớm

Mặc dù mỗi trẻ lại có những nhu cầu ngủ khác nhau nhưng đa số trẻ không sẵn sàng từ bỏ giấc ngủ ngắn của mình trước tuổi lên 3. Với nhiều bé, việc thiếu đi giấc ngủ ngắn có thể khiến trẻ ốm yếu, khó tập trung, khiến việc thư giãn trước khi đi ngủ buổi tối trở nên khó khăn hơn.

7. Đảm bảo cho bé luyện tập thể dục hàng ngày

Kinh nghiệm của các cụ truyền lại thường rất đúng, nếu bạn cho trẻ hoạt động và chơi ở ngoài trời nhiều vào ban ngày, buổi tối trẻ sẽ ngủ rất ngon. Nhưng cần nhớ, 1 giờ trước khi đi ngủ bạn không nên cho bé vận động quá nhiều.

8. Trẻ ngủ dễ hơn khi nằm cạnh bố mẹ

Rất nhiều các bậc cha mẹ lựa chọn phương pháp cho con nằm cùng. Một số cha mẹ khác lại không thích cho con ngủ cùng bởi sợ bị làm phiền, sợ con quấy… Nhưng bạn nên để con ngủ cùng tới khi đủ lớn để có thể ngủ riêng, lúc đó, bé sẽ dễ ngủ hơn.

9. Đi ngủ lại khi tỉnh giấc nửa đêm

Theo thống kê, trẻ phải ngủ một mình thường xuyên thức dậy giữa đêm để tìm mẹ, bởi việc ngủ một mình không được thiết lập trong đồng hồ sinh học tự nhiên của trẻ. Nếu bạn không muốn con mình chạy đi tìm mẹ giữa đêm, hãy dạy con tự đi ngủ lại sau khi tỉnh giấc nửa đêm.

10. Khởi đầu thật chậm

Hãy bắt đầu (sau khi đã thiết lập chế độ ngủ thường xuyên cho trẻ) bằng cách ôm con cho đến khi bé thiếp đi – bạn nên đứng bế con, để tránh việc chính bạn cũng ngủ theo con. Tiếp theo, bạn hãy xoa xoa người bé (chứ không ôm nữa), để bé thiu thiu ngủ. Cuối cùng, hãy ngồi xa dần, xa dần giường bé cho đến khi bạn ra khỏi phòng ngủ.

Khi đã có được các thói quen ngủ, nghỉ, trẻ sẽ đi ngủ gần như ngay sau khi đặt mình xuống gối, và bạn sẽ thấy ngạc nhiên bởi bây giờ, bạn có thể dành thời gian cho chính mình trong suốt buổi tối.

Câu hỏi:

Thưa bác sĩ, bé nhà em lúc sinh cân nặng 2.8kg, chiều cao 48cm. Tháng 1, bé được 3.4kg, tháng 2 - 4kg, cao 53cm. Hiện tại bé được 2 tháng 20 ngày, em chưa cân lại. Với cân nặng và chiều cao của bé có bình thường không? Bé bú bình hoàn toàn. Bình thường bé bú khoảng 60~80ml/ cữ, Trung bình một ngày bé bú khoảng 500~550 ml. Khoảng 3 ngày nay, bé không chịu bú sữa. Mỗi lần bú chỉ khoảng 30~50ml, và không còn bú đúng cữ nữa. Mỗi ngày lượng sữa bé bú còn khoảng 450ml. Bé có uống bổ sung canxi và phơi nằng mỗi ngày khoảng 20~30 phút. Lượng sữa bé bú như vậy có đủ không? Bé ngủ khoảng 5~6 tiếng ban ngày và 8 tiếng ban đêm. Thời gian bé thức, bé vẫn chơi đùa vui vẻ bình thường. Với độ tuổi như bé, bé có thể thức liên tục tối đa là bao lâu? Và làm sao để bé không gắt ngủ?

Trả lời:

Chào bạn.

Trong 3 tháng đầu tiên, em bé sẽ tăng khoảng 800-1000g và 3-3,5cm. Như vậy, em bé của bạn có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với yêu cầu,  tổng lượng sữa trong ngày bé nhận được cũng thấp hơn so với những bé cùng lứa tuổi. Bé cần được thăm khám để tìm nguyên nhân bú ít và chậm tăng cân. Bạn cho bé đi khám dinh dưỡng sớm vì suy dinh dưỡng xảy ra ở lứa tuổi càng nhỏ càng nguy hiểm cho bé, hay để lại biến chứng về chiều cao và trí tuệ nếu suy dinh dưỡng nặng hoặc kéo dài.


Số giờ ngủ trong ngày của bé phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng nếu bé ngủ ngon và ngủ sâu sẽ tăng trưởng tốt hơn. Dấu hiệu cho thấy bé ngủ đủ giấc là khi thức dậy vui vẻ, chơi ngoan. Bé sẽ ngủ ngon hơn, ít gắt ngủ nếu không bị thiếu vitamin D ( nhờ phơi nắng đều đặn) và được ngủ trong một môi trường thoáng đãng, yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ.

Nội dung chi tiết
Độ khó: Khó
  • 1

    Hãy đảm bảo con được bú no khi ngủ

    Giấc ngủ của bé sẽ chỉ thực sự sâu và không gián đoạn nếu như bé được bú no. Bạn cần biết trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ nên mỗi lần bú, bé chỉ bú được ít thôi. Điều này có nghĩa là bé cần thức giấc sau vài giờ một lần để bú (trong đa số trường hợp là 3-4 tiếng đồng hồ bé sẽ thức dậy bú một lần). Bạn không cần phải đánh thức con để bú trừ khi bác sỹ đề nghị.
     
    Bé sẽ tự thức dậy bú mẹ, sau đó no nê lại ngủ tiếp. Tuy nhiên, cần nắm rõ công thức của bé là không để trẻ sơ sinh ngủ liên tục lâu hơn 5 tiếng đồng hồ mà không dậy bú. Vì nếu vậy, bé sẽ không đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Trong trường hợp này, bạn có thể đánh thức con, cho con bú, sau đó một lúc mới đặt bé ngủ lại.

  • 2

    Cho con giấc ngủ khô ráo và ấm áp

    Nếu bé tè ướt, nếu bỉm đang quá tải, chắc chắn bé sẽ bứt rứt không yên và không thể nào ngon giấc được rồi. Việc cứ phải thức dậy giữa đêm, khóc vì lạnh hoặc ướt sẽ khiến cho quá trình phát triển của trẻ bị chậm lại, trẻ cũng trở nên mệt mỏi hơn, khó chịu hơn và không thể linh hoạt, nhanh nhẹn như trẻ bình thường được. Vì vậy nhiệm vụ của mẹ là luôn đảm bảo cho con có được chiếc nôi êm ái, sạch sẽ, gọn gàng và bé luôn được khô ráo, ấm áp.
     
    Bạn cần nhớ là trong bụng mẹ, thân nhiệt của bé luôn được ổn định nhưng khi chào đời thì nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ bé đã quen trong bụng mẹ. Vì vậy, nhiễm lạnh trong giai đoạn này không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bé không ngủ ngon mà còn dễ khiến bé bị cảm lạnh, mắc bệnh nhiễm khuẩn.
     
    Với mùa hè, các mẹ nên nhớ bật điều hoà cho con từ 28 – 29 độ C, có kèm chậu nước trong phòng để chống khô mũi, khô da cho con.

  • 3

    Nếu con ngủ không đủ giấc, thường bứt rứt

    Đừng bao giờ thờ ơ bỏ qua những dấu hiệu này. Một đứa trẻ tự dưng không ngủ nhiều, không ngủ ngon nữa thì chắc chắn phải có nguyên do. Bạn đặc biệt cần chú trọng những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bé kèm theo triệu chứng như sốt phát ban, nôn trớ nhiều, thở khò khè… Cần đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám bác sỹ ngay nếu thấy những dấu hiệu này.
     
    Ngoài ra, cần nhớ ngủ đủ giấc được xem như là khỏe mạnh, nhưng ngủ quá nhiều thì lại hoàn toàn không tốt. Nếu thấy bé có triệu chứng ngủ li bì, không thức dậy bú (mỗi vài giờ một lần) thì mẹ cũng cần quan tâm ngay.

  • 4

    Sao con cứ thức dậy là khóc

    Nhiều bà mẹ có con lần đầu thường băn khoăn khi thấy bé ngủ thì không sao, hễ thức dậy là khóc ngay. Thật ra, nếu bạn có kinh nghiệm hơn và quan sát kỹ thì sẽ thấy không phải tự nhiên bé khóc. Mỗi trẻ sơ sinh sau khi thức dậy, đều có một khoảng lặng đặc thù. Đây là thời điểm bé vừa rời khỏi giấc ngủ và chuyển tiếp sang trạng thái thức. Bé sẽ nằm im lặng nhưng bắt đầu mở mắt và nhận biết môi trường. Thường thì bé sẽ nhìn chằm chằm vào mọi thứ xung quanh và có phản ứng trước những tiếng động hay chuyển động trong phòng nếu có.

    Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên bế vào nôi khi có những dấu hiệu buồn ngủ đầu tiên. Cứ để giấc ngủ tự đến, đừng bế trẻ trên tay hoặc đưa nôi và ru cho đến khi ngủ hẳn. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu ở trẻ: chỉ có thể ngủ khi được bế và ru, nhất là những lúc tỉnh giấc giữa đêm khuya.

    Trẻ dưới 6 tháng tuổi hay có chu kỳ giấc ngủ bất thường; thỉnh thoảng thức giấc trong đêm rồi nhanh chóng tự mình ngủ lại. Tổng thời gian ngủ mỗi ngày là 16-17 giờ một ngày, mỗi giấc ngủ chỉ khoảng 1-2 giờ. Dưới đây là một số lời khuyên khác để giúp trẻ lứa tuổi này có giấc ngủ ngon:

    - Cố gắng để trẻ thật sự yên tĩnh: Khi cho trẻ bú hay sửa tư thế trẻ trong đêm, nên tránh gây kích động để trẻ có thể tự ngủ lại một cách nhanh chóng.

    - Tránh cho trẻ ngủ nhiều giờ ban ngày vì điều này dẫn đến nguy cơ chúng sẽ thức suốt đêm.

    - Không đưa trẻ vào nôi với núm vú giả trên miệng vì con bạn có thể quen với việc ngậm núm vú giả và sẽ rất khó ngủ nếu không có nó. Thật ra, núm vú giả chỉ thỏa mãn nhu cầu bú, mút của trẻ chứ không giúp trẻ ngủ. Vì vậy, nếu con bạn ngủ với núm vú giả, nên nhẹ nhàng lấy nó đi trước khi đưa trẻ vào nôi.

    - Bắt đầu làm chậm sự can thiệp của bạn đối với trẻ 4-6 tháng tuổi: Khi trẻ thức và khóc, nên đợi 1-2 phút vì nhiều khả năng trẻ sẽ tự ngủ lại. Nếu trẻ tiếp tục khóc, hãy kiểm tra (nhưng tránh bật đèn, ẵm trẻ dậy hay đưa, ru). Nếu trẻ khóc lớn hơn, nên kiểm tra lại xem điều gì quấy rầy trẻ, chẳng hạn như tã ướt, đói bụng, khát nước, hơi sốt...

    Khi đã chập chững biết đi, trẻ thường không chịu đi ngủ ngay, nhất là nếu anh, chị của nó còn thức. Tuy nhiên, cần đảm cho trẻ ngủ đủ 10-12 giờ mỗi đêm. Nếu con bạn không ngủ đủ số giờ như vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khoa nhi. Để tránh hiện tượng này, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:

    - Nên xây dựng một thói quen dễ chịu như đọc truyện, kể chuyện... vào buổi tối, giúp trẻ hiểu rằng khi những hoạt động này kết thúc là đã đến lúc phải đi ngủ. Nếu cha mẹ làm việc muộn thì vẫn nên đùa với con một chút, nhưng tránh gây kích động hay đùa giỡn quá nhiều làm chúng khó ngủ. Tuyệt đối không cho trẻ xem tivi hay chơi game trong khoảng thời gian này.

    - Cố gắng giúp trẻ có lịch ngủ đúng giờ mỗi đêm.

    - Cho phép trẻ đem những đồ chơi mà chúng yêu thích vào giường ngủ. Những thứ này có thể giúp trẻ dễ ngủ, nhưng phải đảm bảo rằng chúng thật sự an toàn cho trẻ.

    - Phải biết chắc rằng con bạn cảm thấy thật sự thoải mái trong phòng ngủ: Kiểm tra nhiệt độ trong phòng, cho mặc quần áo không chật quá hay rộng quá. Nếu con bạn thích uống một ít nước trước khi đi ngủ, để đèn ngủ hoặc để cửa phòng hơi hé mở, nên đáp ứng những nhu cầu này nhằm tránh việc trẻ dựa vào các lý do đó để không chịu ngủ.

    - Hạn chế để trẻ ngủ với cha mẹ.

    - Cố không quay lại phòng trẻ ngay khi chúng phàn nàn hoặc gọi bạn vì những chuyện không đâu: Nên chờ vài giây trước khi trả lời. Việc im lặng lâu giúp trẻ hiểu đây đã là thời gian ngủ và cũng khiến chúng dễ dàng tự ngủ lại. Nếu cần vào phòng trẻ, không nên kích động chúng hay ở lại lâu. Ngoài ra, nên di chuyển dần ra xa phòng trẻ sau mỗi lần lên tiếng trấn an, cho đến khi bạn chỉ lên tiếng từ phòng mình.

    Tại sao trẻ ngủ hay giật mình

    Điều chỉnh giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Nguyên nhân trẻ giật mình khi ngủ

    Khi nào nên cho bé ngủ riêng

    Để trẻ có giấc ngủ ngon

    Tư thế nằm ngủ của trẻ sơ sinh

    Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ

    (ST).

Thưa bác sĩ ! Bé nhà em 26 tháng tuổi, mỗi khi đi ngủ em bảo cháu nhắm mắt cháu chẳng nhắm mà cứ mở mắt và ngáp cho tới khi nào cháu vừa nhắm mắt là gần như đã ngủ say rồi. Trưa cháu ngủ khoảng 2-2,5 tiếng, cháu dậy lúc 3,5h chiều cháu nghịch luôn chân luôn tay không có phút nào dừng. Tối thì phải hơn 10h cháu mới ngủ được, đêm cháu ngủ cũng say. sáng cháu ngủ cố lắm được tới 7h hơn chút. Một ngày cháu ngủ khoảng 11- 12 tiếng. vậy cháu có sao không? Làm thế nào để cháu dễ đi vào giác ngủ.
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Gửi hỏi đáp - bình luận