Hiện tượng chuột rút khi mang thai và những mẹo hay chữa khỏi
Làm sao để hết chuột rút nhanh
Video clip: Nguyên nhân chuột rút khi mang thai cùng biện pháp ứng phó hiệu quả mẹ bầu nên tham khảo
Nguyên nhân chuột rút khi mang thai và cách khắc phục
Nguyên nhân chuột rút khi mang thai và cách đối phó với hiện tượng này
Bị chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) vào ban đêm là hiện tượng rất hay gặp ở người lớn tuổi và không phải là hiếm gặp ở những người trẻ hơn. Tuy dạng chuột rút này gây khó chịu, mất ngủ, nhưng lại không gây nguy hiểm.
Nguyên nhân
Thường thì chuột rút chỉ kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút, nhưng sau đó triệu chứng đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày.
Ở người lớn tuổi, thần kinh ở chân, nhất là vùng bắp chuối hoặc bàn chân thường trở nên "khó chịu", dễ bị kích thích hơn. Điều này làm cho bắp thịt bị co bóp và tình trạng ứ đọng chất canxi ở trong các tế bào của các bắp thịt nhiều hơn, khiến cho chúng khó giãn ra hơn.
Chứng chuột rút thường không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, nguyên nhân khác có thể gặp là:
- Tình trạng thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể như canxi, magiê, natri và kali. Điều này có thể xảy ra sau khi tập thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, đang có mang...
- Ngồi lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân.
- Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết.
Đôi khi, một số bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh... cũng gây ra triệu chứng chuột rút.
Cách xử lý
Việc đầu tiên của mỗi người là phải xem có bị các yếu tố nào như đã kể trên hay không để tránh. Nếu thiếu khoáng chất, hãy uống sữa hoặc bổ sung một hay hai viên canxi mỗi ngày. Ở người lớn tuổi, cảm giác khát nước thường giảm đi, do đó, cơ thể có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.
Những người ít vận động có thể phòng ngừa chứng chuột rứt ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ một ít phút vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Các bài tập đơn giản làm căng bắp chuối cũng có thể có ích. Một trong những cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một mét, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữä ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lặp lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần trong các tuần tiếp theo.
Một số phương pháp khác cũng có thể làm giảm chuột rút ban đêm, đó là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần chú ý đến việc đi giày sao cho vừa vặn và thích hợp.
Những người nào thường mang xăng đan hoặc giày ba ta đế phẳng và mềm khi đi bộ, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết. Chính điều đó cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân.
Khi đã bị chuột rút, hãy lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên.
Có thể đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá.
Nếu không những chỉ là bị chuột rút thỉnh thoảng vào ban đêm, mà còn bị đau, bị chuột rút thường xuyên khi đi bộ, thì đó có thể là triệu chứng của chứng nghẽn các động mạch đến chân. Trong trường hợp này, cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì có thể nguy hiểm.
Biện pháp:
Nếu bị chuột rút, em có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng các mắt cá, ngón chân, ngâm chân trong nước nóng, tránh đứng lâu.
Năm nay em 26 tuổi. Hiện em đang mang thai tháng thứ 8. Em đi siêu âm thì thấy thai vẫn khỏe mạnh. Nhưng gần đây em hay bị chuột rút ở chân và sườn. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng đó là như thế nào? Có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Những lúc như vậy em cần phải làm gì để hết chuột rút?
Đi bộ sẽ giúp bà bầu đỡ chuột rút
|
Hầu như tất cả các bà bầu đều bị “tra tấn” bởi các cơn chuột rút, ngay từ tháng thứ 2-3. Khi bầu càng lớn thì cường độ chuột rút càng dày lên. Nguyên nhân chủ yếu là do thai phụ thiếu canxi. Khi thai nhi lớn, canxi cần nhiều để nuôi thai nhi.
Các bác sĩ chuyên ngành sẽ giúp giải đáp thắc mắc của bạn.
Nếu không đủ canxi, cơ thể mẹ sẽ có cơ chế “rút xương, tủy” mình để lấy canxi cho con. Vì thế, người mẹ sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, việc thai ngày càng lớn sẽ đè lên thành xương chậu và đôi chân, khiến cho các mạch máu trên chân bị chèn ép, gây ra hiện tượng chuột rút.
Việc cơ thể mẹ thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến em bé sau này: chân vòng kiềng, còi xương, suy dinh dưỡng, thóp lâu liền…
Để khắc phục hiện tượng này, trước hết, em phải gấp rút bổ xung canxi cho cơ thể. Em nên đi khám sản khoa để bác sĩ kê cho em liều canxi hợp lý. Ngoài ra, em nên tăng cường ăn thực phẩm có nhiều canxi như sữa, phomai, tôm, cua, ốc…
Còn hiện tại, nếu bị chuột rút, em có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng các mắt cá, ngón chân, ngâm chân trong nước nóng, đi bộ, tránh đứng lâu. Nếu thai quá to, việc cúi xuống xoa bóp chân khó thì em nên “làm nũng” chồng, để anh ấy cùng được lo lắng và chăm sóc cho hai mẹ con.
Đề phòng khi bà bầu bị chuột rút
Cách 1: Trước khi đi ngủ bà bầu nên ngâm chân bằng nước ấm pha một chút gừng và muối.
Cách 2: Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.
Cách 3: Các bác sĩ khuyên khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.
Cách 4: Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi bà bầu nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.
Cách 5: Bổ sung thực phẩm giàu chất canxi trong bữa ăn hàng ngày.
Ngay khi bà bầu bị chuột rút nên duỗi thẳng chân,
xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá. (Ảnh minh họa)
Với cách này mình thấy hiệu quả lắm vì thực tình sau mấy lần mình bị chuột rút ngoài việc áp dụng những cách trên mình đã kết hợp bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày như tôm, cua, cáy, trứng và rau xanh... Hồi còn con gái mình ghét nhất ăn tôm tép bé nhưng chẳng hiểu sao từ khi mang bầu lại ăn ngon thế chứ. Mình ăn nhiều lắm mà chẳng biết chán. Đến khi đi khám thấy bác sĩ bảo không cần phải uống thuốc canxi trong khi 9 tháng mang thai mình chẳng uống lấy một viên canxi nào, mình chỉ bổ sung sắt thôi. Ngoài ra mình kết hợp với uống sữa, ăn hoa quả và đều đặn ngày một cốc sữa, cứ trước bữa ăn trưa mình nhờ chị nấu bếp ở cơ quan luộc cho một quả trứng gà.
Còn nếu bạn bị chuột rút thì hãy làm theo những cách này
Cách 1: Ngay khi bà bầu bị chuột rút, nên duỗi thẳng chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút.
Cách 2: Bà bầu nên sắm cho mình một túi chườm nước nóng để khi bị chuột rút thì chườm lên chỗ đau, dần dần cảm giác đau sẽ biến mất (ngoài ra bạn có thể dùng nước lạnh chườm lên chỗ bị chuột rút).
Cách 3: Khi thấy cảm giác bị chuột rút, bà bầu có thể làm giảm cơn đau bằng cách đi lại. Đi lại hơi khó khăn khi đôi chân đau cứng nhưng chúng sẽ nhanh chóng làm mất cơn đau của bạn.
Chúc các bà bầu luôn có một sức khỏe để vượt cạn dễ dàng.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu
Bà bầu nên tắm như thế nào?
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Bà bầu những điều nên và không nên
Bà bầu nên làm chuyện ấy như thế nào
(ST).