Làm gì khi bé không chịu bú mẹ

Làm gì khi bé không chịu bú mẹ. Những phương án hữu ích khi bé nhà bạn không chịu bua mẹ nè.

Biểu hiện

- Trẻ chỉ ngậm đầu vú mà không chịu bú.

- Khóc lóc ầm ĩ khi được mẹ cho bú, giẫy giụa dữ dội khi bị mẹ ép.

- Chỉ chịu bú một chút rồi lại nhả ra và ngậm đầu vú.




Nguyên nhân

- Có thể trẻ đang mọc răng, ngứa lợi, khó chịu.

- Sau khi sinh, người bé có những vết thâm tím, tụ máu…

- Tư thế mẹ cho bú sai.

- Bé không thích mùi vị sữa hoặc do mẹ ăn loại thức ăn nào đó có mùi khó chịu.

- Bé ngậm vú không đúng cách khiến tia sữa phun ra quá mạnh, gây ngộp thở, sặc.

- Do cách cho bú:
-Nếu bà mẹ cho trẻ bú bình sẽ cản trở việc ngậm bắt vú mẹ, dần dần trẻ sẽ bỏ bú mẹ. Vì thế khi trẻ bú mẹ tì không nên cho trẻ bú bình, nếu cần phải ăn thêm sữa thì cho trẻ ăn bằng thìa, tập dần xen kẽ các bữa bú mẹ.
-Ngậm bắt vú kém là nguyên nhân cơ bản làm cho trẻ không chịu bú mẹ, cần giúp trẻ ngậm bắt núm vú đúng để trẻ bú có hiệu quả. Một số trường hợp mẹ tạo sữa quá nhiều, trẻ bú dễ sặc và sợ bú, vì thế trước khi cho bú nên vắt bớt sữa, giữ vú theo tư thế gọng kìm để sữa chảy chậm (Dùng ngón tay trỏ và ngón giữa kẹp vào đầu vú để điều chỉnh không cho sữa xuống quá nhiều)

Mẹ không đủ sữa cho bé bú:
Dấu hiệu có thể nghĩ đến mẹ không đủ sữa cho bé bú:
-Trẻ không hài lòng sau các bữa bú
-Trẻ khóc thường xuyên
-Các bữa bữa bú quá ngắn hoặc quá dài
-Trẻ đi ngoài phân rắn
-Khi cho trẻ bú bình thì trẻ thích hơn
-Không có sữa khi bà mẹ cố vắt sữa và sữa không xuống sau đẻ

Mẹ không đủ sữa cho bé bú:
Dấu hiệu có thể nghĩ đến mẹ không đủ sữa cho bé bú:
-Trẻ không hài lòng sau các bữa bú
-Trẻ khóc thường xuyên
-Các bữa bữa bú quá ngắn hoặc quá dài
-Trẻ đi ngoài phân rắn
-Khi cho trẻ bú bình thì trẻ thích hơn
-Không có sữa khi bà mẹ cố vắt sữa và sữa không xuống sau đẻ

Giúp con tập bú lại

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khiến bé chán bú sữa mẹ để có biện pháp thích hợp giúp trẻ bú lại. Không nên vì con lười bú mà mẹ cai sữa ngay.

Nếu vì mọc răng, khó chịu ở lợi khiến việc bú sữa mẹ khó khăn, thì bạn có thể cho con uống thuốc hạ sốt, đồng thời vẫn kiên trì cho con bú đều đặn.

Trong trường hợp bị sinh non hoặc khó sinh, bé có thể còn bị đau sau khi chào đời, thường là bị bầm dập, đau xương đòn… vì thế khi bế con bú, mẹ cần nhẹ nhàng, tránh chạm vào các vết đau khiến con quấy khóc và không chịu bú. Ngoài ra, bạn cũng nên cho con đi khám bác sĩ để có hướng điều trị và được bác sĩ hướng dẫn tư thế bế con bú, giúp bé cảm thấy dễ chịu và không bị đau.

Tư thế cho bú sai cũng khiến bé khó bú đủ lượng sữa, cảm thấy khó khăn khi bú và dần dần chán nản, không thích bú sữa nữa. Vì thế bạn cần chỉnh lại tư thế để bé thấy thoải mái nhất.

Ăn những loại thức ăn bổ dưỡng và ít mùi để tránh tạo mùi khó chịu cho sữa. Cần để ý xem bé thích mùi vị nào để ăn uống theo khẩu vị bé.

Tránh tia sữa chảy ra quá mạnh, gây ngộp thở, bạn hãy dùng 2 ngón tay đặt trên và dưới núm vú, kẹp nhẹ để giảm lượng sữa chảy ra. Nếu sữa mẹ quá nhiều, bạn có thể vắt bớt ra bình sữa để cho con uống sau đó.

Có rất nhiều trẻ ban đầu thích bú sữa mẹ nhưng dần dần, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà lười và không còn hứng thú nữa. Các bà mẹ cần quan tâm, để ý và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp, giúp con tiếp tục với sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng đầy đủ và an toàn nhất với trẻ sơ sinh.


(St)

bé bú sữa ngoài quen nên không bú sữa mẹ làm cách nào để bé bú lại
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Bé không chịu bú vì dầu vú mẹ ngắn ,làm cách nào để bé bú mẹ?
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
vắt sữa cho bé bú bình nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
làm thế nào để bé không sợ mỗi khi bú mẹ,khi chuyển sang người khác thì bé vẫn bú bình thường mặc dù người đó không có sữa?
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
lam sao day may chi be nha minh duoc 2 thang tuoi tu nhien be ko bu vu me ma chuyen sang bu vu cua nguoi khac ma ko co sua hoan toan
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Chị có thể tham khảo toàn bộ mẹo theo link sau nhé:http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=8299
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Bé hay bi sặc khi bú phải làm sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Chào chị! Trẻ bú bình dễ bị sặc sữa hơn bú mẹ. Có thể nhận biết trẻ bị sặc khi thấy trẻ đang bú bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi. Sặc sữa thường do các nguyên nhân sau: - Lỗ của núm vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh khiến trẻ nuốt không kịp. - Một số trẻ có thói quen vừa ăn, vừa ngủ, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa lên khí - phế quản, gây sặc. - Trẻ 3-4 tháng đã biết "nói chuyện". Khi cho bú, nếu mẹ "nói chuyện" với bé, bé mải hóng chuyện sẽ ngậm sữa trong miệng không nuốt; lúc thích chí lại toét miệng cười, rất dễ bị sặc. Sặc sữa là một tai biến nguy hiểm. Sữa tràn vào phế - khí quản, thậm chí vào tận phế nang, làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, có thể khiến trẻ tử vong do thiếu ôxy. Trong trường hợp này, trẻ cần được cấp cứu ngay. Bà mẹ phải bình tĩnh nhưng rất khẩn trương làm cho sữa thoát khỏi đường hô hấp. Cách nhanh và đơn giản nhất là dùng mồm mình hút mạnh vào miệng và mũi trẻ. Hút càng nhanh, mạnh càng tốt. Hút kỹ những sữa còn đọng ở trong họng và mũi. Khi hút xong, nên kích thích mạnh vào trẻ để trẻ khóc và thở được. Sau đó, cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện tiếp tục xử lý.
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Gửi hỏi đáp - bình luận