Tác dụng phụ của thuốc chống say tàu xe
Cách chống say sóng biển rất nhanh khỏi
Làm gì khi chồng không đưa tiền cho vợ. Cách ứng xử khi chồng giữ tiền làm của riêng.
Khi chồng không thích đưa lương cho vợ
Chồng tôi vẫn cứ vô tư cãi nhau mỗi tháng với tôi về việc sao lại phải đưa lương về cho vợ (?). Thậm chí đánh đập tôi khi đuối lý.
Vợ chồng tôi gần bằng tuổi nhau. Chồng tôi là con út trong nhà, từ nhỏ chỉ biết học, không phải lo chuyện gì. Có gia đình rồi anh vẫn sống như vậy, mọi việc đều "tùy văn ý" vợ hết. Chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mình phải làm gì cho gia đình. Tất tần tật, từ cơm nước, chợ búa, con cái... đến tiền nong, công việc, đất đai, nhà cửa... tôi đều phải gánh, hầu như không có sự chia sẻ từ phía chồng, cùng lắm chồng tôi giúp vài việc linh tinh như trông con, đưa giấy tờ... kèm theo những lời cằn nhằn, chửi rủa. Tiền lương thì tháng đưa tháng không. Những khi tôi gặp chuyện đau buồn, thất bại cũng không khi nào nghe được lời an ủi, động viên từ chồng. Mỗi lần tôi đề nghị nói chuyện là tìm cách đổ lỗi cho tôi, lăng nhục tôi rồi bỏ đi. Không bao giờ có được cuộc nói chuyện nào cho ra hồn.
Anh ấy cũng không có bồ bịch gì, nhưng bạn bè cũng không có, sách báo cũng chẳng mấy khi đọc, chẳng mấy khi mất thời gian suy nghĩ về cái gì, nói chung sống đời sống như một thứ cây, một loài cỏ, không cảm xúc, không hy vọng, không thương xót, không lo lắng. Chỉ có sĩ diện hão và cố chấp.
Vì các con, tôi đã cố gắng gánh vác rất nhiều, vì nghĩ thật ra anh ấy cũng không phải người xấu, chỉ không hiểu thế nào là tốt thôi. Nhưng, giờ đây, sức chịu đựng của tôi đã cạn, nhất là khi áp lực về thời buổi kinh tế khó khăn này quá lớn, gia đình lại nợ chồng chất do tôi thất bại. Chồng tôi vẫn cứ vô tư cãi nhau mỗi tháng với tôi về việc sao lại phải đưa lương về cho vợ (?). Thậm chí đánh đập tôi khi đuối lý. Mọi lý lẽ thyết phục anh ấy chỉ như đàn gảy tai trâu, giờ chúng tôi hầu như ly thân.
|
Lẽ ra bạn đã có một gia đình hạnh phúc, ấm êm như nhiều gia đình khác. Nhưng hiện nay cả nhà đang lâm vào cảnh công nợ chồng chất như bạn nói trong thư, mà lại do những thất bại trong việc làm ăn kinh doanh gì đó của bạn. Rất có thể vì nguyên nhân đó mà chồng bạn trở nên chán nản, buồn rầu rồi cục cằn thô lỗ. Cách sống của anh ta là theo kiểu “bất cần đời” mặc vợ muốn làm gì thì làm mà bạn gọi là cuộc sống của cây cỏ vô lo vô nghĩ.
Tôi tin rằng khi bạn lấy anh ấy chắc hẳn bạn cũng phải yêu anh ấy điểm gì đó như chịu khó học hành, làm ăn lương thiện, không cờ bạc, ngoại tình hay say sưa rượu chè… nhưng bây giờ anh ta đã thành một người như bạn mô tả trong thư. Bạn nên xem lại sự thay đổi của anh ấy như vậy có phải một phần do chính bạn tạo ra không? Nếu bạn cũng là một người vợ cần cù làm ăn, lo toan chăm sóc gia đình thì chắc hẳn đã là một tổ ấm đáng mơ ước của nhiều người. Có lẽ do là bạn muốn “làm ăn lớn” nhưng chẳng may công cuộc kinh doanh bị thất bại nên gia đình mới lâm vào cảnh công nợ. Có thể vì thế anh ấy mất tin tưởng ở bạn nên tiền lương cũng không đưa và để phòng thân, tự ý chi tiêu.
Bây giờ muốn khôi phục lại hạnh phúc gia đình, vợ chồng tin tưởng nhau cùng làm ăn chăm chỉ nuôi con, tôi nghĩ rằng bạn phải chứng minh được là mình đã thay đổi thì mới lấy lại được lòng tin ở anh ta. Còn việc bỏ đi mà bạn nghĩ đến thực ra là hành vi trốn chạy khỏi hoàn cảnh công nợ hiện nay, bỏ lại người chồng và đàn con ngơ ngác như vậy là điều rất không nên. Nỗi đau lớn nhất các con bạn sẽ phải hứng chịu. Cuộc đời bạn cũng sẽ dở dang. Chẳng lẽ bạn cứ ở thế suốt đời hay bạn nghĩ sẽ đi bước nữa? Liệu bạn có gặp người đàn ông nào hơn chồng bạn, những đứa con nào hơn con bạn? Hay chẳng bao lâu sau bạn sẽ chán chường thất vọng nhiều hơn?
Hoàn cảnh bạn hiện nay không thể giải quyết bằng lý lẽ hay cãi nhau mà phải bằng sự chứng tỏ là mình đang thay đổi. Chỉ có điều đó mới làm cho chồng bạn có lòng tin vào vợ và có trách nhiệm hơn với gia đình. Điều này không thể chỉ bằng những lời hứa hẹn mà phải bằng hành động, việc làm cụ thể và cũng phải có thời gian mới khôi phục lại được. Khi gia đình lủng củng, đa số chúng ta thường mong muốn người bạn đời phải thay đổi nhưng trong nhiều trường hợp thì chính ta mới là người phải thay đổi trước và sau đó hãy mong người bạn đời thay đổi. Hy vọng bạn sẽ đủ nghị lực vượt qua lúc khó khăn này. Chúc bạn thành công!
Theo Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa/Afamily
Ngỡ ngàng phát hiện chồng có “quỹ đen”
Quyển sổ bí mật
Lấy chồng được 5 năm, từ ngày cưới đến giờ, chị Minh (Mê Linh, Hà Nội) vẫn là tay hòm chìa khóa của gia đình.
Hàng tháng, tiền lương của anh Long, chồng chị, đều đều đặn đưa cho vợ giữ. Sau đó, chị Minh trích ra một khoản nhỏ đưa lại để anh tiêu vặt, hết rồi lại lấy.
|
|
Nhưng một ngày, trong lúc dọn lại đống quần áo cũ để cho bà giúp việc mang về quê, chị Minh đã rất bất ngờ khi thấy một xấp tiền rơi ra từ túi áo cũ của chồng. Số tiền không quá lớn nhưng đủ để khiến chị thẫn thờ. Bao lâu nay anh giấu chị thành lập “quỹ đen” mà chị không hay biết. Dù im lặng, không tra khảo chồng nhưng sự thất vọng, hoài nghi vẫn len lỏi trong người chị.
Chị Hoàng Nga ở Thanh Xuân, Hà Nội cũng rơi vào trường hợp tương tự. Vào Tết dương lịch năm 2011, lúc đó chồng chị đang đi công tác ở Hạ Long, chị nhận được một phần quà rất trang trọng của một ngân hàng do nhân viên đưa đến. Chị Nga rất ngỡ ngàng vì gia đình không dùng dịch vụ của ngân hàng này bao giờ. Hỏi ra mới biết nhờ sổ tiết kiệm của anh lâu năm nên ngân hàng mới có quà tặng nhân dịp đầu năm mới. Số tiền tiết kiệm trong đó đã khiến chị Nga phải choáng váng. Chưa bao giờ chị nghe chồng nói về khoảng tiết kiệm “lạ” này.
Khác với chị Minh, chị Nga, chị Lan ở Vinh, Nghệ An lại là người tạo “quỹ đen”. Nhà chị Lan vốn không khá giả gì, bố mẹ chị đã già yếu lại phải nuôi thêm hai đứa em sau chị học đại học. Muốn giúp đỡ gia đình nuôi em ăn học nhưng lại không muốn chồng biết nên chị đã âm thầm hàng tháng giấu chồng gửi một khoản tiền cho mẹ đẻ. “Chồng mình quá khắt khe trong việc chi tiêu hằng ngày nên mình chưa một lần nào dám đề cập đến chuyện rút khoản tiền chung ra trợ cấp riêng cho gia đình. Bởi mình biết chắc chắn anh ấy sẽ không bao giờ đồng ý thậm chí còn tỏ ý khinh thường nhà vợ. Do vậy, mình phải tích trữ được một khoản riêng, vừa giữ được hòa khí gia đình lại giúp đỡ được người thân mà không có điều tiếng gì”, chị Lan cho biết.
Trên một diễn đàn dành cho phụ huynh, một thành viên ở địa chỉ laka… cũng chia sẻ câu chuyện của mình: “Mình có một khoản tiền riêng mà ông xã không biết. Trước đó, mình “khai báo” lương thấp hơn thực tế nhận được. Khoản chênh lệch còn lại mình để dành làm quỹ riêng, đã khoảng 2 năm nay rồi. Mình cảm thấy rất áy náy vì giấu ông xã chuyện này. Bây giờ nói ra hoặc ông xã vô tình biết được thì bọn mình chắc sẽ xảy ra chuyện lớn. Mình không biết phải làm thế nào, rất mong mọi người tư vấn giúp”.
“Quỹ đen” là có “tình đen”?
Nhiều bà vợ than phiền chồng họ chỉ biết đi làm về rồi ăn cơm, nghỉ ngơi, bao nhiêu thứ việc không tên như tiền học của con, tiền biếu nội ngoại hai bên, đám cưới, đám hỏi…đều do họ quán xuyến vậy chồng cần tiền làm gì mà phải có “quỹ đen”?
Trên báo Gia đình & xã hội, nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa, Trung tâm tư vấn Linh Tâm cho rằng, nguyên nhân khiến cho các bà vợ muốn quản chặt túi tiền của chồng, ngoài vấn đề chi tiêu trong gia đình còn là vì muốn quản chồng không bị sa ngã.
Theo những người phụ nữ này, đàn ông ngoại tình đều là những người có tiền, ngược lại không có một người đàn ông không có tiền nào lại đi ngoại tình. Bởi vậy, họ giám sát, chi ly từng chút một với chồng để chồng không thể lấy đâu ra tiền “bao gái”. Và khi phát hiện chồng có “quỹ đen”, hơn một nửa trong số họ sẽ nghĩ ngay đến trường hợp chồng lập “quỹ đen” là để cung phụng cho “phòng nhì”.
Tuy nhiên, một điều mà nhiều người phụ nữ không chịu hiểu đó là người đàn ông thường có tính sĩ diện rất cao. Vì thế, khi bị vợ quản hết tiền, đi đâu hay làm việc gì cũng phải ngửa tay xin tiền vợ... thì họ dễ bị rơi vào tâm trạng chán nản vì cảm thấy bị thiếu tôn trọng. Họ có suy nghĩ “vợ là ngân hàng, gửi vào thì dễ, rút ra thì khó”, nên đã tìm cách lập “quỹ đen” để chủ động cho những sinh hoạt thường ngày của mình.
Thật ra, không phải những khoản riêng này bao giờ cũng bắt nguồn từ mục đích "xấu". Có anh chồng đã từng chia sẻ: “Hồi mới lập gia đình, tôi cũng rất thoải mái đi làm bao nhiêu cũng “toàn tâm toàn ý” đưa hết cho vợ bấy nhiêu. Thế nhưng, đến khi có việc cần tiền thì vợ cứ tra khảo xem cần vào việc gì, tại sao cần... Cứ thế nên tôi quyết định cất lại một khoản riêng cho mình. Có việc thì dùng đến, khỏi hỏi han gì đến vợ nữa”.
Nickname Laka cũng chia sẻ lý do có quỹ đen là vì: “Mình làm vậy là vì ông xã mình rất thích các sản phẩm điện tử như: điện thoại, máy chụp hình, máy quay phim, tivi … Hễ thấy ở nhà có dư tiền là thẳng tiến đi mua ngay cho dù đồ đạc ở nhà vẫn còn dùng tốt. May mà mình đã quy định sẵn một tháng phải để dành những khoản cố định cho con sau này và dự phòng chuyện bất trắc. Nhưng do chồng mình tiêu tiền “bạo tay” mà hai vợ chồng lấy nhau 3 năm rồi vẫn chưa để dành được bằng “quỹ đen” của mình”.
Nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa cũng nhấn mạnh, hầu như bất cứ bà vợ nào cũng muốn mình là người giữ hầu bao của chồng và trong nhiều trường hợp, đó là dấu hiệu cho một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu vì muốn giữ hầu bao của chồng mà “moi” sạch tiền của chồng đến mức không có tiền để đi ăn trưa, xăng xe, điện thoại hay mời bạn bè một chầu bia… thì nên xem lại vì “đàn ông... giàu vì bạn”.
Nhiều chuyên gia tâm lý cũng khuyên rằng, trước khi kết hôn, vợ chồng nên ngồi với nhau bàn bạc, thống nhất thu nhập và chi tiêu trong gia đình. Ngoài số tiền đóng góp cho gia đình, các chị nên để chồng được tự do trong việc chi tiêu khoản tiền riêng. Điều này sẽ giúp cho các anh chồng biết tính toán chi tiêu hoặc sử dụng để sinh hoạt cá nhân.
Sự thẳng thắn, tin tưởng lẫn nhau mới là chìa khóa để cả hai vợ chồng vừa chi tiêu hợp lý lại giữ được hòa khí trong gia đình.
Làm vợ phải khéo lấy được tiền của chồng
Đàn bà quan trọng là sự khéo léo để vẫn vun vén được mà vẫn lấy được tiền của chồng. Tôi nói như vậy vì thật ra nhiều anh chồng bây giờ không tự nguyện đưa tiền cho vợ. Chị phải làm cho anh ấy thấy vai trò, trọng trách của một người cha, người chủ trong gia đình. (Thu)
Từ: thu
Đã gửi: 01 Tháng Ba 2012 3:02 SA
Theo tôi, chị Chi nên tự nhìn nhận về mình trước, hãy chỉ nói về tiền thôi nhé. Tôi nghĩ chị nên tâm sự với chồng về những khó khăn của chị trong việc lo cơm áo gạo tiền chứ đừng đòi hỏi này nọ. Đàn bà quan trọng là sự khéo léo để vẫn vun vén được mà vẫn lấy được tiền của chồng. Tôi nói như vậy vì thật ra nhiều anh chồng bây giờ không tự nguyện đưa tiền cho vợ. Chị phải làm cho anh ấy thấy vai trò, trọng trách của một người cha, người chủ trong gia đình thì anh sẽ có động cơ kiếm tiền và đưa tiền cho vợ.
Tôi thấy lố nhất là người vợ lại bắt chồng phải đưa hết tiền cho vợ trong khi anh ta đang ở nhà và không kiếm ra tiền. Chị đừng đòi hỏi tiền của chồng quá đáng nếu anh ta vẫn đang chưa kiếm ra. Đàn ông rất sĩ diện nếu không có tiền mà bị đòi nhiều anh ta sẽ đi vay lãi để về đưa cho chị đấy. Bù lại cho việc không kiếm ra tiền, anh ta đã trông con cả ngày cho chị rồi còn gì.
Theo tôi, chị Chi là một người ích kỷ, trẻ con và vụng về nên mới tự thấy mình bế tắc như vậy. Chị hãy tập hy sinh trước, chịu thiệt về mình trước, sống vì người khác trước, sau đấy đời sẽ cho chị trái ngọt. Cái khó của chị là chị không biết cách cư xử khéo cả với mẹ chồng và chồng nên mới thấy khó khăn như vậy.
Chị đề cập đến chuyện ly hôn, theo tôi rất dễ, vì chị có yêu chồng đâu. Nhưng chị Chi ạ, chị phải nghĩ xem chị sẽ được gì, mất gì và với người ích kỷ như chị, liệu chị có tìm được hạnh phúc mới ngọt ngào hơn không. Tôi tin là không nếu chị không tự thay đổi mình trước.
Vai trò của người chồng trong gia đình
Đối xử với em chồng thế nào cho khéo
Quan hệ vợ chồng mới cưới
Cải thiện quan hệ mẹ chồng nàng dâu
Làm gì khi chồng có bồ
(St)