Các bước chuẩn bị cho cuộc họp chuyên nghiệp nhất
Các bước chuẩn bị cho buổi họp báo
Cách viết mail xin nghỉ việc và cách ứng xử khéo léo nhất
Làm gì khi chuẩn bị thôi việc. Những điều cần biết để bạn có kết thúc trọn vẹn và những điều tốt lành cho một khởi đầu mới thành công hơn.
Phải hành động gì khi xin thôi việc
Ngày mà bạn mong đợi cuối cùng cũng đã đến- Bạn có thể từ bỏ công việc mình ghét cay ghét đắng. Dù bạn có không ưa ông chủ của mình hay công việc, bạn thường dễ bị cuốn vào những hành động kỳ quặc khi xin thôi việc như: phê phán sự kém cỏi của cấp trên và nói ra các lỗi lầm của đồng nghiệp. Sau khi đã xới tung lên mọi thứ, bạn bước ra khỏi cửa công ty, phải không?
Chúng tôi xin được phép nói rằng các hàng động của bạn là hoàn toàn sai lầm. Theo ý kiến của giám đốc chương trình phát thanh đồng thời là tác giả của quyển sách “ Làm gì khi xin thôi việc”, cho biết cách hành xử khi thôi việc sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sự nghiệp của bạn. Đừng nóng giận. Đừng trả đũa. Hãy bước ra ngoài và thề hiện phẩm chất đường hoàng của bạn.
Hãy nghĩ về tương lai
Có một câu nói đã dạy chúng ta là: Đừng thiêu rụi các cây cầu. Khi lên án ông chủ và động nghiệp, có thể bạn cảm thấy thõa mãn ngay giờ phút ấy, tuy nhiên một khi đã nói những lời không hay, bạn sẽ chẳng còn cơ hội để quay về và họ sẽ luôn nhớ như in về bạn. Bạn sẽ cần đến họ như những người làm chứng khi nộp đơn cho công việc mới. Đừng bao giờ thể hiện sự giận dữ của bạn, đây là điều không khôn ngoan chút nào.
Suy nghĩ chính đáng
Nghỉ việc có thể là một kinh nghiệm về mặt tình cảm với cả bạn và ông chủ của mình. Khi bạn thông báo nghỉ việc với sếp, điều này có nghĩa là chính bạn đang sa thải ông ta. Ông ta có thể cảm thấy sốc, giận dữ hay đề phòng. Ông ta buộc phải giải thích cho chủ biết vì sao bạn quyết định nghỉ việc. Đừng dính vào các vấn đề tình cảm với ông chủ của bạn. Các căng thẳng có thể lên cao, tuy nhiên hãy luôn kiểm soát bản thân và cư xử chính đáng. Bạn đã trả được thù khi thôi việc rồi đấy. Ông chủ của bạn giờ phải tìm một người mới, huấn luyện và chờ đợi một thời gian dài để đạt được năng suất làm việc như trước. Bạn đã điểm trúng huyệt của ông ta.
Dự tính mọi chuyện
Hãy viết một bức thư từ chức thật ngắn và nêu rõ thời gian nghỉ việc có hiệu lực của bạn. Đừng gửi nó bằng e-mail. Hãy đi đến bộ phận liên quan và trao tận tay cho người có trách nhiệm. Sau khi đưa đơn từ chức, bạn thường được yêu cầu dọn dẹp mọi thứ trên bàn làm việc. Vì thế, hãy thu nhặt tất cả các thứ như: địa chỉ e-mail, danh thiếp khách hàng, nhân viên, giám sát, thông tin về các dự án… một tuần trước đó. Một khi bạn đã bước khỏi nơi này, bạn không còn quyền sử dụng chúng nữa.
Suy nghĩ khách quan
Nếu công việc của bạn thật sự là một kinh nghiệm đáng sợ, bạn cũng hãy cố gắng quên nó đi. Sẽ chẳng tốt đẹp hay ích lợi gì khi mang theo quá khứ nặng nề vào công việc mới. Ông chủ và các đồng nghiệp mới chắc chắn không muốn nghe những lời phàn nàn về công việc cũ. Khi nói xấu về người khác thì mình cũng không tốt đẹp gì. Dù sao đi nữa thì bạn cũng đã có lý do để vui lên: bạn có được công việc mới, thôi việc một cách đường đường chính chính và đang tiến về một tương lai tốt đẹp hơn.
Chuẩn bị về mặt tài chính
Nếu bạn chưa có thỏa thuận gì với một công ty khác thì việc tiết kiệm tiền để có thể trang trải trong ít nhất 6 tháng thất nghiệp là điều rất cần thiết. Tina Su, 1 blogger từng thiết kế phần mềm đã tiết kiệm số tiền đủ cho 2 năm sinh sống trước khi thôi việc. Điều này giúp cho bạn thoát khỏi áp lực và rủi ro về tài chính khi quyết định từ bỏ công việc ổn định để đi tìm nghề nghiệp mà bạn thích.
Tìm hiểu thông tin
Dù bạn đang muốn chuyển sang công việc gì thì hiểu rõ được nó và quyết định của mình luôn là điều thiết yếu. “Hãy chuẩn bị, tìm hiểu thật nhiều thông tin và nói chuyên với những người có kinh nghiệp để hiểu rõ ngành bạn đang theo đuổi và cách tốt nhất để đến được với nó” Dan McLaughlin, một nhiếp ảnh đã trở thành một tay gôn chuyên nghiệp nói.
Sẵn sàng để quyết đoán
Với những người làm những công việc điều kiện không như mong đợi thì mong muốn từ bỏ rất dễ thấy nhưng để thực sự từ bỏ được thì cần phải có sự quyết đoán. Farber nói “Công việc ở công ty thường hay giữ lấy bạn. Đúng là bạn chỉ làm việc 8 tiếng một ngày nhưng đầu óc bạn bị trói vào công việc lâu hơn thế”. Dù phải bỏ việc đột ngột và thiểu chuẩn bị, bạn vẫn có thể đi làm những công việc bán thời gian hoặc thử xin việc để đi theo con đường bạn đã chọn.
Hãy thử qua công việc mới
Nếu bạn có thời gian trước khi bỏ công việc cũ, thử làm công việc với cũng rất hữu ích cho lựa chọn của bạn. Farber nghỉ việc vài tuần khi anh đang còn làm kế toán để thử môi trường làm việc tự lập, không có sự giám sát tại nhà.
Chỉ bỏ việc khi bạn đã có mục tiêu rõ ràng
Bản thân việc bỏ việc ở công ty cũ không làm được gì tốt cho bạn. Nó chỉ là bước đầu để bạn tiến tới con đường sự nghiệp mới. Một lần nữa, bạn cần phải làm chủ thông tin và hiểu rõ lựa chọn của mình. Hãy nói chuyện với những người trong ngành, để ý tin tức để nắm bắt cơ hội.
Chuẩn bị về mặt tài chính
Nếu bạn chưa có thỏa thuận gì với một công ty khác thì việc tiết kiệm tiền để có thể trang trải trong ít nhất 6 tháng thất nghiệp là điều rất cần thiết. Tina Su, 1 blogger từng thiết kế phần mềm đã tiết kiệm số tiền đủ cho 2 năm sinh sống trước khi thôi việc. Điều này giúp cho bạn thoát khỏi áp lực và rủi ro về tài chính khi quyết định từ bỏ công việc ổn định để đi tìm nghề nghiệp mà bạn thích.
Tìm hiểu thông tin
Dù bạn đang muốn chuyển sang công việc gì thì hiểu rõ được nó và quyết định của mình luôn là điều thiết yếu. “Hãy chuẩn bị, tìm hiểu thật nhiều thông tin và nói chuyên với những người có kinh nghiệp để hiểu rõ ngành bạn đang theo đuổi và cách tốt nhất để đến được với nó” Dan McLaughlin, một nhiếp ảnh đã trở thành một tay gôn chuyên nghiệp nói.
Sẵn sàng để quyết đoán
Với những người làm những công việc điều kiện không như mong đợi thì mong muốn từ bỏ rất dễ thấy nhưng để thực sự từ bỏ được thì cần phải có sự quyết đoán. Farber nói “Công việc ở công ty thường hay giữ lấy bạn. Đúng là bạn chỉ làm việc 8 tiếng một ngày nhưng đầu óc bạn bị trói vào công việc lâu hơn thế”. Dù phải bỏ việc đột ngột và thiểu chuẩn bị, bạn vẫn có thể đi làm những công việc bán thời gian hoặc thử xin việc để đi theo con đường bạn đã chọn.
Hãy thử qua công việc mới
Nếu bạn có thời gian trước khi bỏ công việc cũ, thử làm công việc với cũng rất hữu ích cho lựa chọn của bạn. Farber nghỉ việc vài tuần khi anh đang còn làm kế toán để thử môi trường làm việc tự lập, không có sự giám sát tại nhà.
Chỉ bỏ việc khi bạn đã có mục tiêu rõ ràng
Bản thân việc bỏ việc ở công ty cũ không làm được gì tốt cho bạn. Nó chỉ là bước đầu để bạn tiến tới con đường sự nghiệp mới. Một lần nữa, bạn cần phải làm chủ thông tin và hiểu rõ lựa chọn của mình. Hãy nói chuyện với những người trong ngành, để ý tin tức để nắm bắt cơ hội.
Hãy sẵn sàng để đón nhận thử thách!
Lauren Zettler- một nghệ sĩ đã từ bỏ công việc bàn giấy ở Universal Music Group để theo đuổi con đường âm nhạc nói:” bỏ công việc cũ mang lại nhiều cơ hội mới và cũng đầy những khó khăn.” Cô còn nói: “ nếu bạn bỏ việc để theo đuổi mơ ước của mình, bạn phải tự mình cố gắng và đương đầu với rất nhiều thử thách.” Bạn còn phải chuẩn bị tinh thần để giải thích lựa chọn liều lĩnh của mình và đón nhận nhiều phản đối.
ách!
Lauren Zettler- một nghệ sĩ đã từ bỏ công việc bàn giấy ở Universal Music Group để theo đuổi con đường âm nhạc nói:” bỏ công việc cũ mang lại nhiều cơ hội mới và cũng đầy những khó khăn.” Cô còn nói: “ nếu bạn bỏ việc để theo đuổi mơ ước của mình, bạn phải tự mình cố gắng và đương đầu với rất nhiều thử thách.” Bạn còn phải chuẩn bị tinh thần để giải thích lựa chọn liều lĩnh của mình và đón nhận nhiều phản đối.
Rèn luyện kỹ năng
Trong thời gian rảnh rỗi, bạn nên đăng ký tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc các lớp học trực tuyến hoặc bất kỳ hình thức học tập nào, miễn là bổ sung kiến thức cho chuyên môn của mình. Điều này không chỉ giúp bạn tránh được tâm lý bất ổn sau khi thất nghiệp mà còn giúp bạn năng động hơn khi bước sang công việc mới.
- Mở rộng tìm kiếm
Lúc này, mọi kênh thông tin cần được huy động tối đa để tận dụng cho quá trình xin việc đạt kết quả nhanh nhất. Bạn có thể tiếp tục với công việc ở lĩnh vực mình vừa nghỉ, nhưng ở công ty khác, biết đâu bạn lại có cách nhìn khác hơn. Vì vậy, bạn nên liên hệ với bạn bè, người thân và đồng nghiệp cũ để hỏi han và chia sẻ mong muốn tìm việc của mình. Nếu có vị trí phù hợp, chắc chắn họ sẽ nhớ đến bạn.
Nếu không muốn tiếp tục lĩnh vực cũ, bạn có thể tìm kiếm công việc hoàn toàn mới - công việc bạn yêu thích nhưng chưa có thời gian thử nghiệm. Chắc chắn, khi thử sức ở lĩnh vực mới, bạn sẽ gặp khó khăn nhưng đừng vì thế mà chùn bước.
Tuy nhiên, đó là những bí quyết giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn khi mất việc. Nhưng khi điều kiện kinh tế đang khó khăn như hiện nay, tốt hơn hết là bạn nên học thêm những "chiêu" để giữ việc:
Nghệ thuật ứng xử khi xin thôi việc:
Khảo sát gần đay cho thấy gần 32% người lao động Mỹ đang nghiêm túc cân nhắc xin nghỉ việc. 21% khác thì nói họ không hài lòng với chủ doanh nghiệp hiện thời của mình và đã ngán tận cổ công việc và không còn động lực gì nữa. Điều đó có nghĩa là một nửa lực lượng lao động Mỹ đang rất chán nản và 1/3 đã vượt quá giới hạn chịu đựng.
Thôi việc? Thành thực mà nói, đó là cả một nghệ thuật.
Nhưng nếu cuộc suy thoái có dạy cho chúng ta được điều gì về việc này, thì đó là không nên tin rằng bạn có thể nhanh chóng tìm được một công việc mới. Với nền kinh tế bấp bênh trên bờ vực, các công ty vẫn chưa hết lo sợ để có thể bắt đầu sốt sắng tuyển dụng trở lại. Bởi vậy, nếu bạn đang muốn nghỉ việc, thì hãy làm cho đúng. Dưới đây là vài mẹo nhỏ để bạn nắm được nghệ thuật thôi việc.
Giữ yên lặng. Dù sẽ rất thú vị nếu được kể cho đồng nghiệp chuyện bạn đang tìm một công việc khác, bạn cũng đừng làm vậy.
Bà Marie McIntyre, tư vấn nghề nghiệp đồng thời là tác giả cuốn sách “Bí mật để chiến thắng tại văn phòng”, nói: “Quản lý của bạn có thể cho việc bạn muốn bỏ đi như một sự phản bội, thế nên tốt nhất hãy giữ bí mật. Ngay khi cấp trên của bạn biết bạn đang tìm việc khác, bạn sẽ bị xem là người làm việc ngắn hạn và đánh mất những cơ hội giá trị, như thăng tiến, tăng lương, phân công công việc, hay khóa học đào tạo.”
Chuẩn bị trước mọi tình huống. Trước khi bạn chuẩn bị nói lời chấp nhận hay từ chối một công việc, hay thậm chí tiết lộ chuyện thôi việc cho đồng nghiệp của mình, hãy chuẩn bị trước mọi thứ cho những công việc tiềm năng tiếp theo. Biết đâu đến làm việc cho đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ bị giảm lương. Bạn sẽ muốn tìm cách ở lại hoặc cân nhắc đổi nghề để vẫn duy trì mức lương hiện tại của mình – và mức sống nữa.
Đi phỏng vấn bằng thời gian của bạn. Lên lịch phỏng vấn trước hoặc sau giờ làm việc, hoặc trong giờ ăn trưa. Nếu không thể làm thế, hãy sử dụng thời gian nghỉ phép. Bạn sẽ không muốn bị chủ doanh nghiệp cũ giới thiệu về mình thế này: “Ồ, anh ta là kiểu người không còn giữ được hứng thú đến lúc cuối cùng…”. Và, bà McIntyre chỉ ra rằng, phỏng vấn viên đánh giá rất cao sự tôn trọng mà bạn dành cho chủ doanh nghiệp hiện tại của mình. Ding! 1 điểm dành cho bạn.
Kết thúc ấn tượng. Trên thực tế, cách tốt nhất để thôi việc là nỗ lực hơn ở phút cuối – hãy làm công việc hiện tại của mình nhiều hơn và thậm chí tốt hơn. Việc đó sẽ gây ấn tượng cho người phỏng vấn và giúp bạn có được lời giới thiệu đẹp hơn từ chủ doanh nghiệp cũ. Có thể họ sẽ nói “Ồ, chúng tôi thực sự mất mát rất lớn khi anh ta ra đi….” thay vì, “Một sự giải thoát. Dù sao ở đây anh ta cũng không làm được gì nhiều lắm!”
Đừng mang theo bất cứ tài sản nào của công ty. Chắc chắn, sau vài năm không được tăng lương, bạn đáng ra phải có quyền giữ lại chiếc laptop đó, nhưng hãy trả lại tất cả. Bạn sẽ không muốn bị chủ doanh nghiệp cũ nhận xét là “À, tôi nhớ anh chàng đó. Anh ta đã lấy 1 chiếc laptop của công ty chúng tôi!”
Đừng ra đi theo kiểu anh hùng trong các phim thập niên 80. Đừng tự chặn đường lui của mình. Giả sử, bạn nói thẳng vào mặt các sếp của mình rồi hùng dũng đến làm việc ở công ty đối thủ. Điều tiếp theo mà bạn được biết, là hai công ty tiến hành sáp nhập, và giờ bạn phải mặt đối mặt với người mà bạn đã từng chỉ thẳng vào mặt mà nói. Như vậy thì, bạn chắc biết rõ ai là người đứng đầu danh sách cho đợt giảm biên chế tới?
Đừng nói xấu công ty cũ trong cuộc phỏng vấn hay ở công ty mới của bạn. Cũng như khi hẹn hò vậy, thật thú vị khi được kể về người mà bạn mới bỏ, nhưng đừng làm vậy. Bạn chưa biết những người ở nơi làm việc mới và bạn không thể biết nếu họ có quen, hay thậm chí đã cưới một nhân viên ở công ty cũ của bạn. Thêm vào đó, bạn sẽ không muốn ấn tượng đầu tiên về mình là một kẻ nói xấu người khác.
Bà McIntyre nhận định: “Người ta vẫn nói rằng bạn có thể đánh giá phẩm chất thực sự của một người qua cách họ thôi việc. Ngay cả khi bạn sung sướng đến phát cuồng khi được thoát khỏi công việc cũ, hãy cẩn thận chuyển giao công việc cho người kế nhiệm và chia tay với mọi người một cách thân thiện, vui vẻ.”
Thăng tiến trong công việc
Giảm áp lực công việc
Duy trì sự sáng suốt trong công việc
Để công việc hiệu quả khiến sếp luôn hài lòng về bạn
Đi đến thành công
(St)