Làm gì khi trẻ bị ho do thay đổi thời tiết

Khi thay đổi thời tiết, hệ miễn dịch trẻ nhỏ dưới 3 tuổi còn yếu, vì vậy trẻ rất dễ bị ho kèm theo sốt và sổ mũi. Thậm chí trẻ bị ho nhiều ngày và một tháng nhiều lần như vậy. Điều này khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng vì không phải lúc nào cũng dùng kháng sinh được.

Mỗi lần thời tiết giao mùa là ý như rằng chị Nga ( Hà Nội ) thấy cô con gái 18 tháng tuổi lại ho kèm theo sốt. Ở một bài viết khác, Ích Nhi đã giải thích nguyên nhân tại sao trẻ em dưới 1 tuổi đến 3 tuổi hay bị ốm vặt. Chị Nga đã đưa bé đi khám bác sĩ và uống thuốc theo đơn. Tuy nhiên, cứ uống thuốc trong 1 tuần thì khỏi nhưng sau 3 ngày trẻ bị ho lại. Liên tục như vậy trong 2 tháng.

 Hiện nay, giống như chị Nga, các mẹ thường phụ thuộc quá nhiều và kháng sinh. Không phải cứ bệnh nào liên quan đến nhiều khuẩn dùng kháng sinh đều có thể tăng sức đề kháng cho trẻ. Không chỉ các mẹ, bác sỹ nhiều lúc cũng quá lạm dụng thuốc kháng sinh, và điều này không tốt chút nào. 

Khi trẻ bị ho cần phân loại triệu chứng ho ở trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho thì rất nhiều. Nhưng chủ yếu là do ô nhiễm bầu không khí bé thở ( do bé tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi, ô nhiễm...) Đặc biệt ở giai đoạn dưới 3 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ đang hoàn thiện nên người lớn cần đặc biệt chú ý chăm sóc trẻ.

Thông thường ở trẻ em, khi thay đổi thời tiết trẻ hay bị ho, đi kèm theo các biểu hiện hay gặp là chảy nước mũi, hắt hơi hoặc sốt nhẹ. Nguyên nhân chính là do virus, vì vậy kháng sinh không phải là liệu thuốc tốt nhất đểđiều trị ho cho trẻ.

Vệ sinh mũi, họng cho trẻ bị ho

Phụ huynh thường hiểu sai vấn đề là “vì trẻ nhỏ, sức đề kháng còn kém nên ốm là phải uống thuốc”. Tuy nhiên, cha mẹ thường quên mất rằng, chỉ cần vệ sinh đường mũi họng của bé rất đơn giản có thể giúp bé nhanh khỏi bệnh.

Khi trẻ bị ho nhiều, sổ mũi hoặc đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rữa mũi họng cho trẻ. Với những trẻ mới bắt đầu ho, sổ mũi hoặc đau họng thì biện pháp này tỏ ra rất hiệu quả, có thể khiến trẻ khỏi bệnh chỉ sau 2 -3 lần vệ sinh như vậy.

Khi nào cần đưa trẻ bị ho đi khám

Nếu trẻ bị ho nhiều, sổ mũi thậm chí sốt mà vẫn ăn chơi bình thường thì vẫn là biểu hiện chưa đến mức nặng lắm. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ho vẫn tiếp tục kéo dài dù đã áp dụng nhiều biện pháp chữa ho khác nhau thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được chuẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, trẻ bị ho nhiều hay mắc các bệnh khác càng dễ chuyển nặng, đó là một nguyên tắc. Không những thể, biểu hiện ở trẻ sơ sơ sinh thường rất khó nhận biết, không rầm rộ và khiến phụ huynh bỏ sót. Vì vậy, khi thấy con ăn uống kém, bỏ bữa, sốt không rõ ràng, nôn chớ đột ngột, ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý rằng đó là dấu hiệu của bệnh nặng hơn và trẻ cần phải đi khám