Trẻ bị cảm lạnh - nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Làm gì khi trẻ bị ho do thay đổi thời tiết
Khi thay đổi thời tiết, do hệ miễn dịch yếu trẻ nhỏ rất dễ bị ho kèm theo sổ mũi, sốt…Thậm chí có bé một tháng bị đến 2 lần. Điều này khiến nhiều bà mẹ lo lắng vì không thể lúc nào cũng cho con dùng kháng sinh được.
Cứ khi thời tiết chuyển mùa là y như rằng chị Hoài (Hà Nội) thấy cô con gái 24 tháng tuổi lại ho. Cho con uống thuốc khoảng 1 tuần thì con khỏi nhưng chỉ 3 ngày sau bé lại ho, cứ liên tục như thế trong 2 tháng. Và cứ hễ con ho, chị lại cho uống kháng sinh.
Hiện nay, giống như chị Hoài, nhiều bà mẹ có con nhỏ đang thực hiện theo “công thức” ho là phải dùng kháng sinh, nhất là khi kèm theo sốt cao. Tuy nhiên, điều cha mẹ không biết ho là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ và không phải lúc nào những thuốc này cũng có tác dụng. Không chỉ người bệnh mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng đang có hiện tượng quá lạm dụng thuốc kháng sinh.
Dưới đây là một số lời khuyên cho các cha mẹ khi có con bị ho:
Phân loại ho ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho, có thể là biểu hiện của bệnh hoặc do dị ứng với khói thuốc lá, hoặc do ô nhiễm từ môi trường không khí (khói, bụi, ô nhiễm...) Đặc biệt ở trẻ nhỏ, cần lưu ý kỹ hơn vì khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn.
Thông thường khi thay đổi thời tiết, trẻ hay bị ho. Những biểu hiện thường gặp là hắt hơi, chảy mũi, sốt nhẹ và ho, nguyên nhân chính là do virus. Vì thế không nên sử dụng kháng sinh để điều trị cho trẻ.
Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ
Một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên đã ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Khi nào cần đưa con đi khám?
Nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ho kéo dài dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, một điều cần lưu ý là về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn chớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.
Sử dụng thuốc hợp lý
Nếu trẻ ho có đờm do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… thì tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ vì nếu không có thể gây ho nặng hơn. Các dạng ho còn lại, cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc ho có tác dụng long đờm, dạng siro ho từ thảo dược như những loại chiết xuất từ cao khô lá thường xuân, an toàn và dễ uống hơn với trẻ em do đã được chứng minh khoa học và có các nghiên cứu lâm sàng. Lưu ý là chỉ một số loại thuốc được chỉ định dùng được cho trẻ sơ sinh.
Một triệu chứng đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, xuất hiện nhiều về mùa đông và mùa xuân là bé bị ho. Tuy không phải là chứng bệnh nghiêm trọng, song cũng gây phiền phức khá nhiều cho cả bé và bố mẹ, nhất là khi tình trạng này kéo dài và nặng dần lên.
Trẻ nhỏ dễ bị ho, khiến cha mẹ phải lo lắng. Thực ra, có những trẻ nhỏ sáng ngủ dậy ho nhẹ mấy tiếng, chẳng qua là đẩy nhớt nhãi, đờm mà ban đêm tích trong cổ họng ra ngoài, chứ không phải bị ốm đau gì, vì vậy, các bậc cha mẹ phải biết phân biệt nguyên nhân khiến bé bị ho.
Nguyên nhân bé bị ho
Các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cơ thể còn đang phát triển, chức năng miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, nhất là đường hô hấp dễ bị viêm nhiễm, khiến trẻ hay bị ho. Trung y cho rằng, trẻ nhỏ phổi và tỳ thường là yếu, bộ phận phổi còn non nớt, một khi tà khí thâm nhập cơ thể thông qua mồm và mũi thì trước tiên là ảnh hưởng đến phổi, nên dễ bị ho.
Hai là bệnh khác nhau thì ho cũng khác nhau.
Ho do bị cảm thì thường bị xổ mũi và ngạt mũi, nhưng không thở gấp, ban ngày ho nhiều hơn ban đêm.
Ho do bị hen xuyễn thì thường thở gấp, đêm ho nhiều. Khi gặp phải những chất gây dị ứng hoặc không khí lạnh thì ho lại càng nặng và thừơng hắt xì hơi, mặt và mũi cảm thấy ngứa.
Ba là ho gà thừơng có những triệu chứng như ho liên tục một cơn, sau khi ho thường có tiếng rít khi hít vào như tiếng gà gáy, kèm theo mặt bị phù và mẩn đỏ
Năm là ho do viêm họng thì tiếng ho sâu và nặng, thừơng ho vào nửa đêm và bị khản tiếng.
Thứ nhất là phải bồi dưỡng cho bé có thói quen không kén ăn. Bình thừơng cho bé uống nhiều nước, nhất là trong thời gian bé bị ho, nếu như trong cơ thể thiếu nước, thì đờm trong họng sẽ đặc lại khó ho ra được. Chú ý ít ăn những thức ăn ngọt và đồ lạnh. Trung y cho rằng, ăn những đồ ngọt và lạnh sẽ càng nhiều đờm và càng nhiệt, là nguyên nhân dẫn đến bị ho.
Hai là phải chú ý rèn luyện sức khỏe, bảo đảm cho không khí trong nhà được lưu thông, thường xuyên đưa bé ra hoạt động ở ngoài trời.Ba là trẻ nhỏ khó thích ứng với không khí bên ngoài, chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải tùy theo thời tiết mà mặc thêm quần áo cho bé. Máy điều hòa nhiệt độ không nên mở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C
Khi bé bị ho chúng ta có thể tự chế thuốc cho bé uống, như :
Nấu cháo gừng hành có thể chữa ho do bị phong hàn. Cách nấu: gạo 50 gam,gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng
Canh trứng nấu với mật ong. Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. Cách nấu: 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.
Bách hợp nấu chè đỗ xanh. Thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi. Cách nấu: Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được.
Xuyên bối mẫu nấu với lê. Thích hợp cho những người bị ho và nhiều đờm. Cách nấu: một quả lê, bột Xuyên bối mẫu 3 gam, đường phèn 15 gam. Lê gọt bỏ vỏ, nấu với Xuyên bối mẫu và đường phèn khoảng nửa tiếng là được. Uống nước và ăn lê.
Vừng nấu với bột quả óc chó. Thích hợp cho những người bị ho do phổi yếu, ít đờm. Cách nấu: Vừng 15 gam, bột óc chó 15 gam, đường phèn 12 gam. Vừng và quả óc chó rang thơm, rồi nghiền thành bột, cho đừơng phèn pha nước sôi rồi uống.
Phòng và trị bệnh ho
Mùa lạnh, cần giữ ấm thân thể, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột kéo dài. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh xa những người bị cảm hay viêm mũi cấp tính.
Khi có bệnh hoặc nghi có bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị bệnh. Điều trị đúng, đủ để giải quyết triệt để các ổ viêm ở mũi họng.
Đối với những trường hợp mắc bệnh, nên nghỉ ngơi, hạ sốt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
Để chống ho, có thể dùng thuốc ho có nguồn gốc chiết xuất từ thiên nhiên chứa tinh dầu tràm, bạc hà, gừng, tần dày lá. Các thuốc này có tác dụng điều trị các chứng ho, sát trùng đường hô hấp, làm loãng niêm dịch làm dịu ho… rất an toàn và hiệu quả.Ngoài ra khi dùng các thuốc điều trị ho khác phải có chỉ định bác sĩ
Dinh dưỡng khi trẻ bị ho
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là rất quan trọng để giúp phát triển cả về mặt thể chất và tinh thần của trẻ. Điều này đặc biệt cần thiết khi trẻ đang ốm.
Thời gian này trẻ thường biếng ăn và cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ bình phục nhanh chóng. Đó là cách chọn thực phẩm và phương pháp cho trẻ ăn
Trong lúc bệnh, trẻ rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như: súp, cháo, sữa... đảm bảo bốn nhóm bột, béo, đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của trẻ.
Bên cạnh đó, trẻ cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.
Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như: chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi trẻ có cảm giác tanh, dễ gây ói, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho tập ăn trở lại.
Phương pháp cho trẻ ăn
Trẻ ho nhiều có thể ói ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đàm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài muỗng nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đàm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt ói.
Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đàm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều. Nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần.
Thực phẩm nên chọn
Thức ăn mềm:
Đàm đọng ở cổ thường khiến bé khó nuốt thức ăn, dễ kích thích gây nôn. Bởi vậy, bạn nên cho con ăn những món ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo, sữa. Những thực phẩm loãng này vừa cung cấp dinh dưỡng cho bé, vừa tăng cường lượng nước vào cơ thể để giúp loãng đàm. Đàm loãng sẽ làm giảm kích thích nên ho cũng ít hơn.
Tăng cường nước:
Nước giúp loãng đàm nên tạo thuận lợi để dễ tống xuất đàm ra ngoài. Đồng thời nước còn làm dịu họng giúp giảm ho. Bạn nên cho bé uống nước liên tục. Nếu trẻ chưa đến tuổi ăn dặm thì nên cho bé bú nhiều lần hơn bình thường.
Giàu vitamin và khoáng chất:
Khi bị ho đàm, trẻ cần tăng cường sức đề kháng để mau khỏi bệnh. Bạn nên “hỗ trợ” bé bằng cách cho con ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm, sắt như cà rốt, rau dền, bí đỏ, đu đủ, lê, táo, thịt bò, gà, trứng…
Chọn thuốc ho đúng cách
Ho là phản ứng có lợi nhằm tống xuất mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Bởi thế cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con ho. Nếu bé ho quá nhiều (gây đau tức bụng, ngực, khó ngủ), nên chọn thuốc ho long đàm và lưu ý một số điều sau:
- Dùng thuốc ho đúng độ tuổi của bé.
- Không tự ý dùng thuốc của người lớn cho bé vì chúng có thể gây ngộ độc cho trẻ.
- Không tự ý dùng loại có kháng histamine.
Những thực phẩm kiêng kị khi bé bị ho
Không ít bậc cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng khi thấy con mình ho dài ngày không dứt. Thực tế, trong thời gian bé bị ho, chỉ cần chú ý đến các thực phẩm nên kiêng kị dưới đây có thể nhanh chóng giúp bé khỏi bệnh
Thực phẩm lạnh
Khi trẻ bị ho không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại đồ uống đông lạnh. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra.
Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.
Thực phẩm béo, ngọt, vị đậm
Theo Đông y, ho phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hàng ngày nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng ho nặng hơn. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng ăn quýt có thể chữa ho, long đờm. Tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Ngoài ra, cũng không nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm chiên rán, bởi các thực phẩm này sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn, khiến bệnh ho càng khó chữa khỏi.
Các thực phẩm chứa lượng chất béo cao như lạc, hạt dưa, sôcôla… khiến cơ thể sinh ra nhiều dịch đờm, làm bệnh ho càng nặng thêm.
Cá, tôm, cua
Nếu cho bé ăn các thực phẩm này khi đang bị ho, bệnh sẽ càng nặng hơn. Việc này có liên quan đến tính kích thích của vị tanh với hệ hô hấp và do trẻ bị dị ứng với chất protein trong tôm cá.
Thực phẩm bồi bổ
Không ít bậc phụ huynh cho các bé cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên khi trẻ bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.
Sản phẩm từ sữa
Sữa không khiến cơ thể tiết đàm nhưng có thể tác động khiến đàm đặc quánh, làm trẻ khó chịu hơn. Các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao như sữa nguyên kem, pho mát… có thể khiến tình trạng ho đàm trầm trọng hơn.
Thực phẩm chiên, rán
Khi trẻ em ho chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sinh nhiều đờm làm tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng.
Đậu phộng, hạt dưa, sô cô la
Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi trẻ bị ho.
Không ăn quít, quất:
Nhiều người vẫn cho rằng quít, quất có tác dụng chống ho nên cho trẻ ngậm, ăn quất khi bị ho. Trên thực tế, chỉ vỏ quít, quất có tác dụng chữa ho, còn ruột loại quả này lại khiến nhiệt và đờm tăng thêm. Các loại quả được khuyên cho trẻ dùng khi ho là lê và táo đỏ.
Nhận diện bệnh qua biểu hiện ho của trẻ
Trẻ bị ho luôn là nỗi bất an của các bậc cha mẹ. Và nếu kèm theo sổ mũi, chảy nước mũi thì nỗi lo lắng này lại càng tăng. Gặp phải vấn đề “đau đầu” này, cha mẹ nên làm gì?
Nhận biết đúng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp
Ho ở trẻ có nhiều nguyên nhân và nhiều dạng ho khác nhau, các bác sỹ thường nhận biết dấu hiệu bệnh ở trẻ khi biết đặc tính của cơn ho hoặc trực tiếp nghe trẻ ho. Tuy nhiên, không phải cứ khi trẻ ho là cha mẹ lại ngay lập tức đi bệnh viện chụp, chiếu để chẩn bệnh.
Ho không phải là một bệnh, mà đó là một triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau tùy theo từng cơ thể bé và tùy vào từng cơn ho của bé.
Trẻ bị ho khan
Là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Tuy nhiên, trẻ cũng dễ bị ho khan khi hít phải khói thuốc lá, khói bụi, dị ứng phấn hoa… Khi trẻ ho sẽ khiến cho trẻ bị nôn, trớ, dễ làm cho bé mệt mỏi, chán ăn sau mỗi lần ho.
Trẻ bị ho có đờm
Là khi trẻ ho thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Cha mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở.
Trẻ bị ho sù sụ
Đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên. Trẻ dưới 3 tuổi thường mắc bệnh này do khí quản của bé khá hẹp. Bệnh thường hay phát về đêm và dễ nhận thấy khi nghe tiếng thở của bé khò khè, thở lớn.Thường do nhiễm trùng hay do sưng phần trên của đường hô hấp. Đa số các trường hợp ho này là do bệnh bạch hầu thanh quản, một dạng bệnh nhiễm trùng thanh quản và khí quản.
Trẻ bị ho lâu ngày
Trẻ bị ho lâu ngày là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ.
Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa. Do đó cha mẹ nên lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh này cho trẻ, có thể tiêm chung với các vắc xin bạch hầu, uốn ván và thường được tiêm 5 lần trước khi trẻ được 6 ngày tuổi. Cha mẹ nên hỏi kỹ bác sỹ về việc tiêm này.
Ho lâu ngày là chứng bệnh dễ lây lan. Vi khuẩn có thể lây từ người bệnh qua chất dịch văng vào không khí lúc người bệnh ho hay hắt hơi.
Trẻ bị ho khò khè
Trẻ bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Chứng bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi.
Trẻ bị ho kèm sốt
Trẻ bị ho kèm theo sốt nhẹ hoặc chảy nước mũi, có thể là do trẻ bị cảm lạnh thông thường. Nhưng nếu trẻ bị ho kèm sốt cao trên 380C thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm (nếu cần thiết), để được điều trị thích hợp.
Trẻ bị ho kèm nôn mửa
Thường trẻ ho quá nhiều sẽ dẫn đến nôn mửa. Trong trường hợp này, không cần lo lắng quá trừ khi trẻ nôn mửa kéo dài. Cũng vậy, nếu trẻ ho kèm với cảm hay lên cơn hen suyễn, trẻ có thể nôn mửa nếu có quá nhiều chất nhầy trong bao tử và gây nôn.
Trẻ bị ho cấp tính
Trẻ bị ho cấp tính là một dạng ho trong thời gian ngắn, khoảng dưới 2 tuần. Bệnh thường gặp ở trẻ khi ho cấp tính là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm mũi, viêm họng, viêm thanh phí quản, viêm phổi… Nguyên nhân gây bệnh là do trẻ có hệ miễn dịch yếu, dễ nhiễm các loại virus gây bệnh trên đường hô hấp. Những virus này có khả năng lây lan dễ dàng trong không khí, có nguy cơ phát triển thành dịch bệnh và tái mắc nhiễm cao ở trẻ em.
Trẻ bị ho kéo dài
Ho kéo dài ở trẻ là hiện tượng trẻ bị ho liên tục từ 4 tuần trở lên do nhiều nguyên nhân gây nên và có thể còn tùy thuộc vào từng độ tuổi của bệnh nhân. Trẻ ho kéo dài có thể do bệnh lý từ phổi hoặc bệnh lý của tai mũi họng, tim mạch, hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc gây nên.
Cha mẹ nên đưa con đi khám bác sỹ khi trẻ nhận thấy trẻ ho dai dẳng không giảm, không ngừng.
Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị ho kéo dài do nguyên nhân nào để điều trị phù hợp. Nếu trẻ ho có đờm, ho sau khi vận động có thể do dị ứng hoặc do hen. Nếu trẻ ho từng cơn, mỗi cơn ho làm mặt đỏ tía tai thì có thể là trẻ bị ho gà hoặc do có dị vật đường thở. Nếu trẻ bị ho ban ngày hoặc khi tập trung thì có thể là ho do tâm lý… Có thể căn cứ vào mỗi dấu hiệu ho của trẻ để tìm đến bác sỹ chuyên khoa phù hợp.
Điều trị và chăm sóc trẻ bị ho
Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều khih trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi.
Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.
Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, phải cần đưa bé đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất. Nên khám bệnh ngay khi trẻ có các triệu chứng nóng, sốt cao, ho kèm khó thở để có phác đồ điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài và tái nhiễm bệnh sẽ làm trẻ mất sức.
Do có nhiều dạng ho khác nhau nên cũng sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây điều trị ho khác nhau, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc ho điều trị cho trẻ, nhất là không dùng thuốc ho của người lớn cho trẻ em. Khi sử dụng thuốc tây cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tránh sử dụng các thuốc có chứa chất an thần, chất á phiện, chất kháng histamine, corticoid gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, phổi và tim mạch của trẻ.
Bên cạnh đó, có một số liệu pháp trị ho dân gian thường được ông bà ta hay sử dụng hoặc trong các bài thuốc đông y. Một số loại thảo dược và thành phần tự nhiên có tác dụng giảm ho cho trẻ như: lá húng chanh, cây kim ngân, mật ong, gừng, đường phèn, quất xanh, cam thảo, bạc hà… Tuy nhiên, điều trị cho trẻ bị ho bằng các loại thảo dược, đông y thì đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, nhưng thay vào đó lại an toàn cho trẻ khi sử dụng.
Ngày nay, việc tìm các loại cây thuốc chữa ho không còn dễ dàng cho người dân như khi xưa nữa. Nắm bắt được điều này, một số Công ty Dược đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược dành cho trẻ em, dễ dàng và thuận tiện hơn cho cha mẹ khi muốn chữa ho cho con bằng đông y.
Thêm một vài phương pháp cho cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị ho tại nhà
Nếu trẻ ho có đờm, hãy cho trẻ nằm sấp trên đùi bạn rồi vuốt nhẹ lưng đề bé dễ ho hơn. Khi trẻ ho có đờm thì không nên dùng ngay thuốc cắt cơn ho mà hãy để trẻ ho văng đờm ra ngoài mới tránh được nguy cơ nhiễm trùng đường thở của trẻ.
Dùng nước cốt canh hoặc quất vỏ xanh ngâm với mật ong, hấp nóng lên cho bé uống để giảm bớt đau họng.
Giữ nhiệt độ trong phòng bé vừa phải, đủ ấm về mùa đông, đủ mát về mùa hè, giữ không khí xung quanh bé thông thoáng, yên tĩnh..
Khi trẻ bị ho, cha mẹ chú ý phải cho trẻ uống thật nhiều nước để tránh họng khô gây viêm và có thể dễ khạc đờm ra ngoài hơn.
Khi trẻ bị ho, cần tránh cho trẻ chạy nhảy nhiều làm mất nước, khô họng dễ tạo ra các cơn ho. Đặc biệt, tránh cho trẻ khỏi các nơi có nhiều khói thuốc là và các loại khói ô nhiễm khác.
Khi trẻ bị ho kèm sổ mũi, mẹ cần phải vệ sinh mũi cho bé thường xuyên bằng cách nhỏ nước muối sinh lý giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn.
Trẻ hay ho về đêm thì nên đặt bé nằm nghiêng sang một bên, có thể căn cứ theo trẻ bị ngạt mũi bên nào thì đặt nằm nghiêng theo hướng ngước lại để giúp trẻ thông mũi, dễ thở và làm cho chất nhờn không chảy vào cuống họng gây ho.
Sai lầm thường gặp của cha mẹ khi con ho
Thời tiết chuyển sang hanh, bé 2 tuổi nhà chị Như (Hà Nội) ho, uống thuốc một tuần thì khỏi, nhưng 3 ngày sau cháu lại ho tiếp. Tình trạng này kéo dài trong 2 tháng liền, lần nào chị cũng cho con uống kháng sinh.
Giống như chị Như, nhiều bà mẹ có con nhỏ đang thực hiện theo “công thức” cứ ho là phải dùng kháng sinh, nhất là khi kèm theo sốt cao. Tuy nhiên, cha mẹ không biết ho là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ và không phải lúc nào những thuốc này cũng có tác dụng.
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất.
Viêm mũi họng cấp hoặc nhiễm khuẩn hô hấp trên là bệnh hay gặp trẻ, với hai biểu hiện chính: Ho và sốt. Bệnh hay xảy ra lúc chuyển mùa: khí hậu nóng - ẩm, chênh lệch nhiệt độ sáng chiều quá lớn, mật độ virus nhiều, cơ thể trẻ không thích nghi kịp.
|
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị ho, sốt, chảy nước mũi... là do virus. Vì thế cha mẹ không nên phụ thuộc quá vào kháng sinh. Ảnh: Dương Ngọc. |
Nguyên nhân gây bệnh thường do virus, trong đó chủ yếu là adenovirus, cúm A và B, rhinovirus... Kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus, vì thế trong trường hợp này không nên dùng kháng sinh. Theo phó giáo sư Dũng, trường hợp nào uống mà khỏi nhanh thực chất là cảm giác của bà mẹ, chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.
"Nhiều bà mẹ đến khám thắc mắc không hiểu vì sao con uống bao nhiêu kháng sinh mà mãi không thấy khỏi. Thực tế, việc uống kháng sinh nhiều làm trẻ kém ăn, chán ăn, có thể dẫn đến tiêu chảy, sức đề kháng của trẻ kém đi nhiều, làm bệnh lâu khỏi", phó giáo sư Dũng nói.
Ngoài thuốc kháng sinh, các bác sĩ cũng không khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus vì không có sự thay đổi rõ. Bên cạnh đó, cũng theo bác sĩ, nhiều cha mẹ cho rằng cứ viêm họng thì mới ho, điều này không hoàn toàn đúng. Nhiều trẻ viêm mũi, nhưng ho dữ dội. Thực tế là virus xâm nhập vào mũi trước, nếu trẻ chảy nước mũi nhiều sẽ ít ho. Ngược lại, sẽ xảy ra một hiện tượng gọi là chảy mũi sau, nước mũi chảy xuống họng, gây ho kinh khủng. Trẻ đặc biệt hay ho khi nằm ngủ do khi đó dịch đã chảy đủ vào họng, kích thích gây ho.
Cha mẹ cũng cần lưu ý, ho hay sổ mũi, sốt đều là triệu chứng có lợi của cơ thể. Ho nhiều là phản xạ khạc nhổ các dịch chất tiết (đờm), chất nhày từ mũi xuống họng, nếu trẻ ho được thì lại nhanh khỏi bệnh. Sốt cũng vậy, nó là một phản xạ của cơ thể, huy động cả hệ thống miễn dịch loại trừ virus ra ngoài.
“Nhưng cái gì quá cũng không được, sốt quá cao thì gây nguy hiểm, biến chứng co giật nên phải uống thuốc hạ sốt; ho quá nhiều khiến trẻ mệt, không ăn uống được. Vì thế, cha mẹ chỉ chữa khi các triệu chứng nhiều lên, như ho quá nhiều, đặc biệt là nôn sau ho, có thể uống thuốc giảm ho… Có thể nói chữa ho do viêm đường hô hấp trên là chữa triệu chứng, có mạnh lên thì mới dùng thuốc”, phó giáo sư Dũng chia sẻ.
Theo ông, cha mẹ có thể sử dụng các thuốc hạ sốt như paracetamol khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ trở lên. Dùng các loại thuốc ho Tây y hoặc Đông y nếu trẻ ho nhiều. Cũng có thể dùng mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho. Nếu trẻ chảy mũi hoặc tắc mũi nhiều thì có thể sử dụng thuốc có các chế phấm chống tắc mũi.
Bệnh do virus nên thường tự khỏi sau 3-7 ngày, cơ thể có cơ chế tự bảo vệ để tự thải loại virus. Cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng giúp trẻ chống bệnh tật, ăn uống tốt, phòng sạch sẽ, cải tạo môi trường, thoáng, đỡ bụi bặm… Nếu trẻ ho tái đi tái lại thì cha mẹ cần hiểu nguyên nhân vì sao: trẻ kén ăn, sức đề kháng kém, nhà cửa bụi bặm, ẩm thấp, trong nhà có người hút thuốc lá, trẻ bị suy dinh dưỡng…
Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Triệu chứng ho kéo dài dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, giấc ngủ không ngon thì có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.
Kiêng kỵ khi trẻ ho có đờm
Vào những ngày thời tiết thay đổi hay nhiệt độ xuống thấp, rất nhiều trẻ ho có đờm. Khi phát hiện trẻ bị bệnh, cha mẹ cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ khiến tình trạng nặng hơn.
1. Cẩn thận với điều hòa
Nằm điều hòa khiến tình trạng ho đờm của bé nặng hơn. Vì chế độ điều hòa lạnh thường khiến cho không khí bị khô, độ ẩm có khi chỉ còn 50%. Không khí lạnh và khô sẽ làm cho đường thở của bé bị khô và làm tăng thêm tình trạng viêm niêm mạc ở cổ họng. Điều này khiến đờm sinh ra nhiều hơn, trong khi những miếng đờm cũ trở nên khó tiêu và khó khạc ra, bệnh sẽ càng khó dứt.
Nếu muốn dùng điều hòa cho bé, bạn hãy duy trì nhiệt độ 27 độ C. Không nên để giường đối diện với hướng điều hòa mà chỉ nên đặt song song với hướng của luồng hơi đi ra. Nếu bé đang bị ho, bạn nhớ phủ một chiếc chăn bông mỏng lên vùng ngực trẻ.
Phủ một chiếc chăn bông mỏng lên vùng ngực trẻ để tránh bị ho khi nằm điều hòa
2. Đừng để quạt trực diện
Đặc điểm của quạt điện là làm không khí liên tục lưu thông với cường độ lớn, dẫn đến tăng tốc độ bay hơi nước. Khi cho trẻ nằm trước quạt, sự bay hơi nước trong đường thở càng nhanh, nhất là khi để chế độ quạt mạnh và đứng im một chỗ. Trẻ em ngủ lại hay há miệng cho nên rất dễ bị khô miệng, họng và phế quản, gây sưng niêm mạc họng
Khi bé bị ho đờm, bạn không nên để quạt trực diện, cũng không nên để theo hướng thổi từ chân lên đầu (hướng gió sẽ đi vào mũi, miệng), tốt nhất nên để quạt chếch người, hướng từ thân người xuống dưới chân, cách chỗ nằm của bé khoảng hơn 1m.
3. Không ra ngoài khi sáng sớm
Sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp hơn nhiều so với nhiệt độ bên trong nhà (ít nhất cũng khoảng 2-3 độ) và có nhiều gió hơn. Để trẻ ra ngoài vào sáng sớm có thể gây nhiễm lạnh, gặp gió, gây ho. Nếu bé đang bị ho thì sẽ càng bị ho nhiều hơn. Chưa kể sương sáng sớm rất lạnh, nếu trẻ đứng ngoài sân hoặc gần cửa sổ để mở, bé dễ hít phải sương, gây ho dị ứng và tiết nhiều đờm.
Để bảo vệ bé, mỗi buổi sáng khi thức dậy, bạn không nên để trẻ ra ngoài ngay mà nên để bé dậy chừng 5-10 phút để cơ thể tái kích hoạt chuyển sang trạng thái thức. Khi đó, cơ chế phòng lạnh của cơ thể sẽ tốt hơn. Vào những ngày thời tiết bình thường, bạn cũng không nên cho trẻ ra ngoài trước 7h sáng; còn những ngày trời lạnh, chỉ cho trẻ ra ngoài sau 8h.
4. Tránh đi chơi về muộn
Buổi chiều muộn, nhiệt độ giảm xuống nhanh, nhất là từ 5h chiều. Tốc độ hạ nhiệt quá nhanh sẽ khiến cơ thể bé không kịp thích nghi, dễ gây ho đờm ở trẻ. Những trẻ đang bị ho đờm thì khi ở ngoài trời vào chiều muộn sẽ khiến đờm tiết ra nhiều hơn. Lý do là vì trong điều kiện nhiệt độ giảm, hệ hô hấp cần tiết ra nhiều dịch để làm ẩm không khí. Khi hệ hô hấp không kịp điều tiết sẽ gây ho nhiều hơn.
Tốt nhất bạn nên cho trẻ về nhà trước 5h30 chiều vào những ngày mùa hè và 5h chiều vào những ngày thu đông. Tuyệt đối không để trẻ ở ngoài trời sau 6h chiều. Khi ở ngoài trời vào lúc chiều muộn, bạn nên bế bé vào lòng, quay mặt ngược lại với chiều gió, ngực và bụng của bé áp vào người bạn (không nên đặt bé ở trong xe đẩy) để cản gió và sưởi ấm cho bé, tránh tối đa nguy cơ nhiễm lạnh
Chữa ho cho trẻ sơ sinh
Trẻ bị ho nhiều vào đêm
Nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em
Trẻ ăn gì cho thông minh
Nguyên nhân gây nôn ở trẻ em
Khi trẻ sơ sinh bị trớ nhiều các mẹ nên chú ý
Làm gì khi trẻ bị sặc sữa
(st)