Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
Tác dụng phụ của thuốc chống say tàu xe
Để không ép tóc bị cháy cần phải chú ý những gì nhỉ
1. "Tuyên chiến" nhẹ nhàng
Các nhà khoa học đã tìm ra rằng, kết quả của một cuộc xung đột có thể được quyết định rất nhiều từ cách nó bắt đầu trong 3 phút đầu tiên. Hãy chọn tông giọng và những lời lẽ không mang tính chất đổ lỗi hay tấn công. Thay vì nói "anh bảo tôi 1 tiếng nữa anh về, đến giờ thì bữa tối cũng chẳng còn thời gian mà ăn nữa" hãy nói "em vui vì thấy anh về, em cứ mong anh về sớm hơn. Có chuyện gì đột xuất xảy ra à?".
2. Đặt câu hỏi
... để hiểu điều gì là quan trọng với chồng, vì sao, và anh ấy nghĩ bạn nên giải quyết vấn đề thế nào. Những lời hỏi han cho thấy bạn đang quan tâm đến nhu cầu của nửa kia và câu trả lời của anh ấy có thể đưa cho bạn thông tin nhằm giải quyết vấn đề.
3. Chỉ nói đúng ý của bạn
Nhiều người nói năng thiếu kiềm chế trong lúc tức giận để rồi sau đó lại phải ân hận vì "tôi không có ý đó".
Hãy chỉ nói đúng "ý" của bạn thôi, để tránh tối đa việc gây ra cho nhau những hiểu lầm, sự thất vọng không đáng có, vì nửa kia không phải là bạn, họ không thể đoán được những ẩn ý từ lời bóng gió xa xôi của bạn. Phụ nữ cứ hay nói vòng vo mà không đi thẳng vào vấn đề, rồi lại thất vọng vì chồng không hiểu họ.
4. Giữ thái độ tích cực
Nói với người khác mình không thích hay không muốn thì rất dễ, nhưng cách nói ấy không hề có tính xây dựng. Bạn sẽ tìm ra đường dẫn đến giải pháp tích cực hơn bằng cách nói những gì bạn muốn. Ví dụ, thay vì nói "tôi không thích anh để phòng bừa bộn thế", hãy nói "em luôn thích phòng chúng mình gọn gàng, sạch sẽ, anh thử dọn cùng em nhé?".
5. Dùng cho đúng đại từ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng con người không bao giờ thích bị phê bình, chỉ trích hay đổ lỗi là họ đã làm gì sai, cho dù họ có sai thật. Cho nên nếu bị ai đó nói "anh lại về muộn nữa rồi", chúng ta thường có phản xạ là tìm cách lý giải lỗi không thuộc về mình.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy nói "em hơi buồn vì anh về muộn", cách nói này dẫn đến một phản ứng ít phòng thủ hơn ở đối phương.
6. Biết khi nào nên bỏ qua
Bạn có biết, 69% các cuộc xung đột vợ chồng là không thể tránh khỏi vì chúng liên quan đến sự khác biệt trong tính cách? Nếu có điều gì đó liên tục khiến bạn khó chịu, hãy thử hỏi bản thân xem liệu một cuộc cãi vã có thay đổi được gì không, hay có lợi cho đời sống vợ chồng hay không Nếu câu trả lời là không, tốt nhất nên mặc kệ.