Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Ảnh hưởng sau khi hiến máu đến cơ thể như thế nào?
Thuốc uống chống say rượu bia có tốt không?
Các chuyên giá sức khỏe Hoa Kỳ đã đưa ra lời khuyên về những việc nên làm và không nên làm sau khi uống rượu, để hạn chế ảnh hưởng không tốt của rượu đối với sức khỏe. Dưới đây là những điều bạn nên làm và không nên sau khi uống rượu.
Những dịp đặc biệt rượu giúp bầu không khí trở nên vui vẻ. Nhưng nếu quá đà rất có thể điều không hay sẽ xảy đến với bạn.
Dưới đây là một số điều bạn không nên làm sau khi đã uống say:
Không lái xe
Điều này là đặc biệt nghiêm trọng, nếu uống say mà lái xe không chỉ mạo hiểm cuộc sống của riêng bạn mà còn mạo hiểm với tính mạng những người khác trong xe và những người trên đường hoặc trong các loại xe khác. Hãy chắc chắn rằng bạn là một người tỉnh táo để đảm đương nhiệm vụ đó.
Có đến 37% các tai nạn giao thông là do lái xe khi uống quá nhiều bia rượu. Điều này không chỉ gây ra nỗi đau cho người bị nạn và gia đình của họ, tai nạn mà bạn gây ra sẽ làm cho bạn ân hận suốt phần còn lại của cuộc đời. Bạn có thực sự muốn mạo hiểm với cuộc sống của những người khác?
Có nhiều lý do tại sao bạn không nên lái xe khi đang say, và không có một lý do bạn nên làm điều đó. Trước khi uống rượu, bia, tốt nhất bạn hãy lên kế hoạch, đừng đợi tới khi bạn đã bị chấn thương rồi mới lên kế hoạch, vào lúc đó thì mọi việc đã an bài. Hãy để xe và chìa khóa ở nhà, chọn một phương tiện đi lại hoặc để xe lại nơi bạn làm việc.
Không xem và tải hình ảnh trực tuyến
Bạn có thể mất sự kiềm chế khi say rượu, nhưng nếu khi đã uống say, bạn xem và tải những hình ảnh trực tuyến nó có thể gây ra rất nhiều rắc rối. Hình ảnh được tải trực tuyến không bao giờ có thể xóa hoàn toàn. Bạn thực sự không muốn ông chủ của bạn xem hình ảnh bên bạn, phải không? Bạn hãy tránh mạng internet và không xem trực tuyến khi đã uống say.
Không nhắn tin
Cho dù đó là bạn bè của bạn hoặc ai đó bạn quan tâm đến bạn, không nên bắt đầu một cuộc trò chuyện với một người nào đó khi bạn đang say sưa.
Đây là kiểu nhắn tin cũng khá phổ biến! Khi say rượu, bạn sẽ khó kiểm soát hành vi, ngôn từ. Vì vậy, những tin nhắn gửi đi vào lúc có hơi men quả thực lợi bất cập hại. Người nhận cũng sẽ không hiểu nổi bạn muốn nhắn gì hoặc có khi cảm thấy bức xúc với những tin nhắn kiểu như vậy. Vì thế, hãy tránh xa điện thoại khi đã say.
Không tán tỉnh người lạ
Vẻ đẹp không nằm trong mắt của đang uống say, nhưng ảo giác sẽ gây ra những sai lầm, bạn có thể sẽ hối hận về hành động của bạn vào buổi sáng hôm sau của cuộc vui và điều đó có thể khiến bạn phải hổ thẹn.
Không trò chuyện với người cũ của bạn
Hầu hết tình cảm trong quá khứ của bạn trỗi dậy sau khi uống say và quay về với người bạn cũ là một điều tất nhiên. Để tránh sự cám dỗ đó, bạn có thể sẽ gián tiếp bác bỏ tất cả các cơ hội sống lại mối quan hệ của bạn và không trò chuyện với người cũ.
Giải quyết bất cứ điều gì liên quan đến công việc
Bạn thực sự không muốn kết hợp công việc và tiệc tùng. Nhưng đôi khi, nó là cần thiết đi đến một thỏa thuận trong kinh doanh.
Hãy đảm bảo rằng trạng thái uống rượu của bạn không ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.
Không tham gia tranh luận
Khi say rượu, bạn có thể nghĩ rằng bất cứ ai không đồng ý với bạn là có lỗi. Nhưng đó không phải là thời gian để bạn tranh luận, giải quyết mâu thuẫn. Hãy chắc chắn rằng, lời nói không thể đạt được thoải thuận. Bạn có thể không chỉ kết thúc cuộc tranh luận mà có thể còn gây căng thẳng thêm.
Một số cách giải rượu đơn giản:
Lòng trắng trứng gà: Khi say, bạn có thể húp 2 lòng trắng trứng gà còn tươi, chất cồn trong dạ dày khi gặp protein lòng trắng trứng sẽ bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt hấp thu vào máu. Lòng trắng trứng còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
Trứng muối: Luộc một quả trứng muối rồi cho ăn cùng với giấm (ăn cả lòng trắng).
Giấm: Giấm ăn 60g, đường đỏ 15g, gừng 3 lát giã nát. Hòa 3 thứ với nhau rồi cho bệnh nhân uống, bảo đảm một lát sau sẽ giải rượu.
Rau cải trắng: Lấy một vài búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, rồi bóp với đường và giấm để ăn. Bạn có thể dùng món này khi đang uống rượu để giảm bớt tác hại của chất cồn.
Củ cải trắng: Giã nát một ít củ cải trắng, sau đó vắt lấy nước cốt, thêm chút đường đỏ rồi uống làm nhiều lần trong khoảng 15 phút.
Rau cần: Lấy một nắm rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt và uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.
Nước cơm: Sau khi uống rượu, nếu uống một bát nước cơm sẽ không bị say nữa, vì cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu.
Ðậu xanh: Lấy 100g đậu xanh ninh nhừ với 12g cam thảo rồi cho người say ăn cả nước lẫn cái. Bài thuốc này vừa giải rượu, vừa mát gan.
Mía đỏ: Cho người say uống một cốc nước mía đỏ có pha thêm một chút nước chanh hoặc nước quất, sau 10 phút sẽ thấy tỉnh táo trở lại.
Ngoài ra, để giải rượu bạn có thể ăn các loại quả chua như cam, quýt hoặc dâu tươi...
Trong khi rượu kém chất lượng, có nguồn gốc từcồn và nước lã, được bày bán tràn lan, từtrong nam ngoài bắc, và khảnăng phân biệt rượu kém chất lượng và rượu có nguồn gốc từnhà máy là rất khó, thì việc tựbảo vệmình mỗi khi phải uống rượu là điều nên làm.
VTC News xin gửi tới những chia sẻcủa Giáo sư(GS) Nguyễn Lân Dũng với những độc giảthích uống rượu, bia cách giữgìn sức khỏe khi tiếp cận thường xuyên với rượu cũng nhưxửlý khi bịsay rượu.
|
Người Việt có truyền thống tụ tập bạn bè uống rượu bia. |
GS có lời khuyên gì cho độc giảkhi chọn mua rượu? Làm thếnào đểchọn đúng rượu đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm?
Chọn uống rượu ngoại là cách đơn giản nhất vì thường đã được đảm bảo vềvệsinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, rượu ngoại hiện nay cũng thật giảlẫn lộn. Rượu ngoại giảđược sản xuất trong nước và cảngoài nước nhập vào.
Rượu sản xuất trong nước, theo tôi, nên chọn mua sản phẩm của các loại rượu của các nhà máy lớn và có đủuy tín. Các loại rượu tự chếtại các cơsởtưnhân rất khó xác định được chất lượng.
Theo các tài liệu khoa học thì cồn được hấp thụtrên toàn tuyến của bộphận tiêu hóa, bắt đầu ngay từmàng niêm mạc trong miệng. Cồn được hấp thụởđấy sẽđi thẳng vào máu và được phân tán ra toàn cơthể. Chính vì thế, nếu chọn rượu không an toàn và nhiều tạp chất, các bộphận trên cơthểđều bịảnh hưởng rất nhiều, rất nhanh.
Các bác sĩ đã ghi nhận rất nhiều bệnh tật từrượu kém chất lượng, nhưAlzheimer, bệnh ung thưởđường tiêu hóa trên vàởgan. Do đó, bạn không nên phó mặc sức khỏe của mình cho rượu kém chất lượng.
Những cũng không thểvì rượu tốt mà uống bao nhiêu cũng được. Với các loại rượu tốt, chúng ta cần uống thếnào đểđảm bảo sức khỏe, thưa GS?
Ởngười châu Âu, nghiên cứu chỉra rằng cơthểmất 1h đểcó thểphân hủy được khoảng 1g cồn/10kg cân nặng. Có nghĩa là một người nặng 70kg trong 1giờchỉcó thểphân hủy được tối đa 7g cồn. Nếu trong giờđó uống quá 7g cồn sẽrất có hại cho cơthể.
Tốc độphân hủy cồn không tăng lên vì việc hay uống rượu. Chúng ta biết rằng 1 lon bia (330 ml) thường chứa khoảng 10g cồn, sốlượng này tương đương với 1 ly rượu vang (120 ml) hoặc 45 ml rượu Whisky hay các loại rượu mạnh khác.
Từđó suy ra không được uống quá sốlượng đó trong 1 giờ. Việc đua nhau "Dzô, dzô" đểuống thật nhiều bia hay rượu là một tập quán rất xấu và hết sức nguy hại cho sức khỏe nói chung và cho gan nói riêng.
Người ta đã thấy mối liên quan giữa rượu và các nguy cơcủa bệnh xơgan, nhiều dạng ung thưvà chứng nghiện rượu. Mặc dù êtanol không phải là chất độc có độc tính cao, nhưng nó có thểgây ra tửvong khi nồng độcồn trong máu đạt tới trên 0,4%.
Nồng độthậm chí thấp hơn 0,1% có thểsinh ra tình trạng say, nồng độ0,3-0,4% gây ra tình trạng hôn mê.
Tại nhiều quốc gia có luật điều chỉnh vềnồng độcồn trong máu khi lái xe hay khi phải làm việc với các máy móc thiết bịnặng, thông thường giới hạn dưới 0,05% tới 0,08%. Người ta cũng đã chỉra mối liên quan tỷlệthuận giữa etanol và sựphát triển của vi khuẩn Acinetobacter baumannii, vi khuẩn gây ra viêm phổi, viêm màng não và các viêm nhiễm hệbài tiết.
Sựphát hiện này là trái ngược với sựnhầm lẫn phổbiến cho rằng uống rượu có thểgiết chết nhiều loại vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm.
Hiệuứng quen với cồn thường được nhìn thấyởnhững người nghiện rượu không phải do việc phân hủy cồn nhanh mà là do hệthống thần kinh đã quen với lượng chất độc cao hơn so với những người khác. Họít say hơn, ít đỏmặt hơn nhưng tác hại của cồn thì không có gì thay đổi.
Đúng là nhiều người lo sợcho sức khỏe nhưng vì công việc họvẫn phải chung thân với rượu. Họcũng sợtác hại của bia, rượu nên săn lùng những kinh nghiệm dân gian, những loại thuốc có tác dụng bổgan và giải độc rượu.
Họmách nhau: “Muốn uống rượu lâu say nên uống thêm paracetamol”. Điều này rất nguy hiểm, vì khi uống rượu nhiều rất dễbịngộđộc thuốc, nhất là các thuốc có hại cho gan nhưparacetamol.
Có người lại khuyên nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… đểgiải độc rượu. Thật ra đây chỉlà cách đểbù lại lượng vitamin thiếu hụt do gan khi chuyển hoá rượu mà thôi.
Lại có người quảng cáo mật gấu có khảnăng bổtrợgan. Thật ra điều này cho đến nay chưa có cơsởkhoa học nào cả. Rõ ràng là không thểtrông chờvào các phương thuốc bổgan đểrồi uống bia rượu quá mức.
Có một vài cách đểgiảm thiểu tác dụng xấu của rượu, bia nhưsau:
-Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia: vì việc tắm ngay sau khi uống rượu sẽlàm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơthể, từđó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạđường huyết đột ngột, giảm thân nhiêt có thểgây đột quỵ, trụy tim mạch
- Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệgan và hạn chếtác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.
- Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: vì tăng nguy cơung thưthực quản và vòm họng.
- Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia: trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạdày và gây hại cho dạdày nhiều hơn.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia khi đói: Khi bụng đói, lượng axit trong dạdày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽlàm bạn dễsay hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Vì vậy, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạtrước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất đểđẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơthể.
- Không dùng nhiều loại rượu, bia cùng lúc: rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng... mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽdễlàm bạn say hơn.
- Không uống nhiều trong một lần: Uống rượu từtừcũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ"đổbộ" vào cơ thểtrong thời gian ngắn có thểgây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thểdẫn tới choáng và nhanh say hơn.
- Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia: nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơthểqua đường tiểu tiện, làm bạn không bịsay khi uống rượu.
- "Làmấm" rượu trước khi uống: Đối với tất cảcác loại rượu, trước khi uống, bạn hãy "làmấm" chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một sốchất có hại trong rượu sẽbay hơi, từđó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơthể.
Xin chào chuyên mục Tư vấn chuyện phòng the
Em có một thắc mắc, mong chuyên giải đáp giúp em!
Em và bạn trai trót quan hệ tình dục một lần. Khi đó cả hai chúng em đều đã say rượu. Hôm ấy, em không biết gì cả và em lại đang trong quá trình có kinh nguyệt. Hôm sau khi tỉnh dậy em đã rất sợ và đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Sau một ngày, khi đi tiểu em cảm thấy rất đau và buốt. Giờ em cảm thấy đau bụng dưới nữa. Xin hỏi em bị làm sao ạ? Mong chuyên mục giải đáp giúp em! Em xin chân thành cảm ơn! (Em gái)
Trả lời:
Em gái thân mến! Cảm ơn em đã gửi những thắc mắc của mình về cho chuyên mục. Vấn đề của em, chuyên mục xin được giải đáp như sau:
Vì quá say nên em và bạn trai đã quan hệ với nhau (Ảnh minh họa)
Theo như lời em miêu tả, nhiều khả năng em đã bị chút chấn thương, tổn thương vùng kín. Khi em quan hệ tình dục trong trạng thái không kiểm soát vì say rượu, hơn nữa người bạn của em cũng như vậy nên chắc chắn sẽ có những hành động thái quá. Khi có chất kích thích trong người, không kiểm soát được hành vi, người đó có thể “hùng hục” và khiến vùng kín của em bị tổn thương. Khi ấy, do em cũng đang say nên em không nhận thức được. Sau khi tỉnh em mới thấy đau.
"Yêu" khi say rượu thường không kiểm soát được hành vi và dẫn tới tai nạn (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, trong những ngày đèn đỏ, “cô bé” rất nhạy cảm. Vì thế, quan hệ tình dục trong những ngày này sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Do đó, có một nguyên nhân khác có thể khiến em bị đau và buốt sau khi quan hệ là do em bị viêm nhiễm âm đạo. Em không nên chủ quan với vấn đề này. Tốt nhất em nên đi khám bác sĩ để có những cách chữa trị kịp thời.
Chúc em mạnh khỏe và hạnh phúc!